GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 22/10/2005,

NGÀY THÁNH MẪU

 

?  Sứ Điệp Đúc Kết Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: “Thánh Thể là Bánh Sống cho Hòa Bình Thế Giới

?  Cuộc Khủng Hoảng về Lẽ Phải nơi Chế Độ Dân Chủ ở Âu Châu

? THÁNH LONG MỘNG PHỐ (Louis Montfort): BÍ MẬT MARIA - Tính Cách Tuyệt Hảo của Việc Làm Nô Lệ Cho Tình Yêu

 

?   Sứ Điệp Đúc Kết Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: “Thánh Thể là Bánh Sống cho Hòa Bình Thế Giới

 

Trong cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, 21/10/2005, các vị nghị phụ đã cho biết là các vị bàn tới bản sứ điệp đúc kết này. Bản văn kiện dày 17 trang này gồm có 27 phân đoạn, được viết bằng Pháp ngữ và được chuyển dịch sang 5 thứ ngôn ngữ khác. Bản sứ điệp đúc kết này mang tựa đề “Thánh Thể là Bánh Sống cho Hòa Bình Thế Giới”. Các vị nghị phụ trong cuộc họp chung có đề nghị điều chỉnh một số chỗ trong bản văn này.

 

Bản văn kiện sứ điệp nhằm phấn khích chương trình mục vụ về Thánh Thể trong Giáo Hội này được mở đầu bằng việc tri ân cảm tạ các vị đã tham dự hay đã phát động thượng nghị này, nhất là Đức Gioan Phaolô II, cũng như  vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Sứ điệp này cũng không quên cám ơn “anh em thuộc Các Giáo Hội Đông Phương”, với niềm hy vọng rằng “một ngày kia mối hiệp nhất hữu hình của Giáo Hội được thực hiện”.

 

Sứ Điệp này sau đó diễn tả tình hình thế giới và Giáo Hội. Đối với thế giới,bản văn đề cập tới “những nỗi khổ đau trên thế giới, như đói khổ, nghèo khổ, bất công, thiên tai, chiến tranh và những hoàn cảnh khốn khó ở Phi Châu và Trung Đông”. Ngoài ra, bản văn kiện than van về tình trạng khô đạo ở Tây phương, và kêu gọi các vị lãnh đạo các quốc gia hãy quan tâm tới phẩm vị của con người, để bênh vực sự sống từ khi được thụ thai, và phát động sự tiến bộ về nhân bản và xã hội.

 

Đối với Giáo Hội, sứ điệp nói tới một số chiều hướng tích cực, như vấn đề tái ý thức về Ngày Chúa Nhật, việc gia tăng ơn gọi linh mục và tu sĩ ở nhiều nơi trên thế giới, và việc khám phá và đào sâu đức tin nơi thành phần giới trẻ, đặc biệt liên quan tới hoạt động của những Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

 

Tuy nhiên, cũng có một số thách đố được đề cập tới, như vấn đề phục hồi bí tích hòa giải, như việc tôn trọng phụng vụ, như việc tín hữu trung thành với những gì họ tuyên xưng, như việc tích cực cổ võ ơn gọi linh mục hơn nữa, như thành phần ly dị tái hôn bất giải hôn không được hiệp lễ (điểm được điều chỉnh cho bản văn kiện sứ điệp này là chi tiết Giáo Hội nhìn nhận nỗi khổ tâm của thành phần Công giáo này, và kêu gọi họ đừng cảm thấy bị loại trừ song hãy dự lễ Chúa Nhật và lắng nghe lời Chúa).

 

 

TOP

 

 

   Cuộc Khủng Hoảng về Lẽ Phải nơi Chế Độ Dân Chủ ở Âu Châu
 

Bà Janne Haaland Matlary, nguyên bộ trưởng ngoại giao của Na Uy, chia sẻ với mạng điện toán toàn cầu Zenit về tác phẩm sắp xuất bản của bà, “Khi Sức Mạnh Trở Thành Nhân Quyền”. Người nữ tác giả 48 tuổi này hiện là giáo sư khoa học chính trị ở Đại Học Oslo, một phần tử của Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và là tham vấn viên của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình. Theo bà, con người bất khoan nhân nhất nghĩ rằng họ nhân nhượng, nhưng việc nhân nhượng của họ thực sự chỉ bao gồm những điều họ ấp ủ mà thôi.

 

Vấn:     Điều gì đã thực sự làm cho bà chú trọng tới đề tài này và thúc đẩy bà viết tác phẩm ấy? Đức Hồng Y Ratzinger đã ảnh hưởng như thế nào tới những hứng khởi của bà và việc nghiên cứu của bà?

 

Đáp:   Tôi luôn chú trọng tới mối liên hệ giữa đạo lý và chính trị, và vì xuất thân từ một nền văn hóa chính trị nặng quan điểm thực chứng về luật pháp và chính trị, tôi đã cố gắng để mang truyền thống luật lệ tự nhiên vào các quốc gia Bắc Âu này.

 

ĐHY Ratzinger là nhà tư tưởng thượng thặng về vấn đề này ở Âu Châu, và tôi đã quen biết ngài qua việc tôi chú trọng tới vấn đề ấy.

 

Thật vậy, ngài đã viết lời mở đầu cho cuốn sách này – ngài đã viết lời giới thiệu cho câu truyện hoán cải của tôi, đó là cuốn “Una Scelta d’Amore” – và khi viết cuốn sách hiện nay ngài đã gợi ý cho tôi những văn liệu đối chiếu hữu dụng v.v. Thế nhưng, ngài được chọn làm Giáo Hoàng và có trách nhiệm với toàn thế giới, một công việc tất nhiên không bao gồm vấn đề viết những lời giới thiệu sách vở nữa.


Vấn:     Chúng ta được dạy là phải tôn trọng quyền lợi của hết mọi người. Những cuộc bàn luận về “các thứ nhân quyền” làm cho bà quan tâm ra sao?

 

Đáp:   Chính chủ nghĩa tương đối là những gì làm suy yếu nhân quyền. Ở Na Uy, một y sĩ hiện nay lập luận rằng nhân quyền bị vi phạm nếu trẻ em phải làm bài ở nhà, vì chúng không buộc phải làm việc sau giờ học. Các tổ chức phi chính phủ NGO biện họ “nhân quyền” cho cả các con thú vật nữa v.v.

 

Nhân quyền đã trở thành thứ ý hệ trần thế toàn cầu, và như thế là tốt. Thế nhưng, khi chúng có thể bị mạo dụng một cách khôn cùng như thế là chúng ta đang phải đương đầu với một vấn đề khủng khiếp. Thật vậy, việc bàn luận của Đức Ratzinger về “cái độc đoán của tương đối thuyết” chưa bao giờ lại trở thành một đề tài như thế.


Vấn:     Bà nêu lên vấn đề là sinh hoạt chính trị thường là sinh hoạt quan trọng nhất cà cao quí nhất của con người, vì nó liên quan tới sự thiện của toàn thể xã hội loài người. Làm thế nào chúng ta lại trệnh khỏi kiến thức này về lãnh vực chính trị, và bà có nghĩ rằng chúng ta có thể trở về với lý tưởng ấy hay chăng?

 

Đáp:   Bao giờ cũng có thể trở về với ý nghĩa đúng đắn của khoa chính trị học, thế nhưng cũng xác thực nữa là có rất ít dấu hiệu cho thấy vào thời điểm này đây. Nó đòi vai trò nhà nước phải làm điều này, và thực hiện việc đào luyện về phương diện ấy.

 

Ngày nay lý tưởng về sự thiện tối hậu “summum bunum” hiếm được chấp nhận, thế nhưng lại thường  thấy cái lý tưởng về việc gia tăng quyền lực của con người vì những lý do vị kỷ. Vấn đề này là đề tài của phiên họp của Giáo Hoàng Học Viện về Các Khoa Xã Hội Học vào Tháng 11 này, nơi tôi sẽ bàn đến vấn đề này nhiều hơn nữa.


Vấn:     Bà thấy thế nào về một khoa nhân loại học lành mạnh như là một cái gì then chốt cho con người tân tiến, và chúng ta làm sao để có thể hiểu được con người mà họ cần phải trở nên?

 

Đáp:   Truyền thống này xuất phát từ Plato và Aristote qua Thánh Tôma và chủ nghĩa mới về ngôi vị.

 

Tất cả truyền thống Âu Châu là một truyền thống nhấn mạnh đến các nhân đức và tính hư nết xấu như là những gì cấu tạo nên bản tính của con người. Ngay cả Machiavelli cũng chủ trương như thế; ông nhận định là cái luân lý chính trị và luân lý riêng tư không đồng nghĩa với nhau, thế nhưng ông tán thành những lý tưởng về con người đạo hạnh nhân đức.

 

Ngày nay chủ trương chủ yếu ở Tây phương là ở chỗ vấn đề về bản tính của con người không có ý nghĩa gì cả, vì nó được căn cứ vào một ý niệm bất khả chấp về khoa siêu hình học bản thể và khoa triết học kiến thức, tức là vào một cái gì đó hiện hữu một cách khách quan.


Vấn:     Khi chúng ta nói về các thể chế chính trị, như chế độ dân chủ, phải chăng nó chỉ là phương tiện để tổ chức xã hội, một phương pháp hoặc là việc cai trị, hay nó còn là một cái gì đó sâu xa hơn ở nền tảng của nó?

 

Đáp:   Thực sự nó chỉ là một phương sách, thế nhưng nó bao hàm một số giá trị khách quan nơi nó, đó là tính cách bình đẳng trước luật pháp, như là một nền tảng khách quan đối với luật lệ, việc phân quyền, việc nhân nhượng với các ý kiến ngược nghịch v.v.

 

Tóm lại, nó bao hàm một thứ “Rechtsstaat” thực sự, nên có nghĩa là các thứ quyền lợi căn bản, những gì được người Đức gọi là “Grundrechte” và những gì ngày nay là nhân quyền, đều được xác định một cách khách quan.


Vấn:     Trong một xã hội lẫn lộn và vô thần, có thể nào thực hiện được việc thậm chí bắt đầu xác định một loạt những thứ nhân quyền phổ quát hay chăng? Phải chăng lý trí của con người có thể biết được cái bản tính chung này của nhân loại?

 

Đáp:   Vấn đề của tôi ở đây là cái chuyển đổi ấy đang làm suy yếu đi chính cái chế độ dân chủ phục vụ cho nhân quyền, tức là tất cả khuynh hướng chủ quan trong việc ấn định các thứ nhân quyền là những gì đang dẫn tới chỗ “sức mạnh làm thành quyền lợi”.

 

Có thể nào xác định được các quyền lợi của con người một cách khách quan hay chăng? Tôi cảm thấy bi quan đó. Có thể là những hậu quả cực đoan nơi việc diễn tiến hiện nay cần phải được trải qua trước, rồi mới tới chỗ con thoi bật trở lại hay chăng.

 

Cuốn sách của tôi chỉ phân tích cái nan giải này, tương phản với diễn tiến hiện nay, theo chiều hướng hiểu biết nhân quyền căn cứ vào luật tự nhiên.


Vấn:     Bà có thể nói thêm về cái mâu thuẫn ngược đời ở Âu Châu hay chăng, cái khác nhau giữa các quyền lợi được những xứ sở ấy ban bố ở hải ngoại, với những quyền lợi được áp dụng tại nội quốc? Dường như họ đang chế tạo ra một số quyền lợi nhiều hơn nữa, để làm gì vậy?

 

Đáp:   Ngày nay nhân quyền được ấn định theo những tiến trình về quyền lực của chính trị, và nhiều quyền lợi được ấn định ấy tốt đẹp. Có những ấn định tiêu chuẩn cho các quyền lợi chính yếu về chính trị mà tất cả chúng ta cần phải tranh đấu.

 

Thế nhưng, khi xẩy ra với gia đình, những thứ quyền sản sinh, v.v., thì việc ấn định ấy rất ư là sôi nổi, và chúng ta áp đặt những ấn định ấy, những ấn định chuyên chở ý kiến quần chúng – hay dù không phải như thế nữa - lên toàn thế giới.


Vấn:     Bà có thể phát biểu nhận định về những quan niệm của “tính cách đúng đắn về chính trị” và “việc nhân nhượng” hay chăng?

 

Đáp:   “Tính cách đúng đắn về chính trị” nghĩa là khuynh hướng hiện nay đang chi phối truyền thông và ý kiến quần chúng, những gì rất thường là thô bạo hà khắc. Nó là việc bất đồng đắt đỏ về tính cách đúng đắn chính trị, và cái giá ấy là vấn đề loại trừ hóa và thường là vấn đề phỉ báng.

 

Tính cách nhân nhượng là ở chỗ người ta biết những gì họ tranh đấu, bởi thế những gì người ta không tranh đấu thì do đó không cần phải nhân nhượng. Nhân nhượng về những gì người ta không thích là vấn đề ở đây – ý nghĩa câu châm ngôn của Voltaire đó là “Tôi hoàn toàn bất đồng với những gì anh tranh đấu, thế nhưng tôi sẽ chết cho quyền đấu tranh của anh”.

 

Ngày nay chúng ta thấy rằng thành phần và các nhóm bất nhẫn nhất nghĩ rằng mình nhân nhượng, thế nhưng cái nhân nhượng của họ thực sự chỉ bao gồm những gì họ ấp ủ theo đuổi mà thôi.


Vấn:     Bà thấy chiều hướng “các thứ nhân quyền” hiện nay đang đi về đâu?

 

Đáp:   Nó cứ cứ phát triển; nó đã là cuốn sách thánh trần tục về khoa chính trị học. Tôi hoan hô điều ấy, khi các thứ nhân quyền đích thực thật sự giải thoát tất cả mọi người, thế nhưng, như tôi đã nói, tôi cảnh giác chủ nghĩa tương đối đi kèm theo nó.

 

Các thứ nhân quyền theo luận lý bao hàm vấn đề chúng có thể được ấn định, và do đó được tán thành chấp nhận ngược lại với quan niệm của đa số và quyền lực chính trị.


Vấn:     Thành phần Công giáo bình thường có thể thực hiện những gì trong nỗ lực tán thành thứ kiến thức khách quan về các quyền lợi cũng như về bản chất của con người?

 

Đáp:   Hãy chủ động nơi đời sống quần chúng: báo chí, học đường, chính trị. Đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người công dân, và là phận vụ của tín lý xã hội của Công Giáo. 

 

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của Zenit ngày 13/10/2005

 TOP

? THÁNH LONG MỘNG PHỐ (Louis Montfort): BÍ MẬT MARIA

B. Tính Cách Tuyệt Hảo của Việc Làm Nô Lệ Cho Tình Yêu

 

Là việc bác ái ở mức độ cao nhất

 

39.           4)             Hơn nữa, việc hiến thân mình chúng ta cho Mẹ Maria như thế là việc thực hành bác ái đối với tha nhân của chúng ta ở mức độ cao nhất có thể, vì chúng ta dâng cho Mẹ tất cả những gì chúng ta yêu quí nhất, và để tùy Mẹ sử dụng chúng theo ý của Mẹ cho thiện ích của kẻ sống và người chết.

 

Là việc Gia Tăng Ân Sủng của Thiên Chúa nơi chúng ta

 

40.           5)             Nhờ việc tôn sùng này, chúng ta đặt các ân sủng của chúng ta, các công nghiệp của chúng ta, và các nhân đức của chúng ta vào nơi an toàn, vì chúng ta làm cho Mẹ Maria trở thành nơi chất chứa tất cả những sự ấy, như thể chúng ta nói cùng Mẹ rằng: “Này nhé, Mẹ yêu dấu của con ơi, đó là những việc lành con đã làm được nhờ ơn của Người Con yêu dấu của Mẹ; con không giữ chúng được theo nỗi yếu hèn và bất nhất đổi thay của con, và cũng vì nhiều kẻ thù gian ác tấn công con ngày đêm. Than ôi! Người ta có thể thấy hằng ngày các cây hương bá trên núi Lebanon đổ xuống bùn đen, và những con phượng hoàng bay lên tới mặt trời trở thành những con chim đêm đen; cũng thế, cả hằng ngàn người công chính đã ngã đổ xuống bên trái của con và cả hằng chục ngàn người trong họ ngả xuống bên phải của con. Thế nhưng, xin Mẹ, vị nữ hoàng quyền năng đệ nhất của con, hãy bảo trì con kẻo con vấp ngã; xin hãy giữ gìn lấy tất cả những gì con có vì con sợ rằng chúng bị trộm cướp mất của con đi. Tất cả mọi sự con có con xin ký thác cho Mẹ. Con biết rõ Mẹ là ai, bởi thế con hoàn toàn ký thác bản thân con cho Mẹ; Mẹ là người trung thành với Thiên Chúa và với loài người; Mẹ sẽ không để cho bất cứ sự gì bị hư hại được con ký thác cho Mẹ; Mẹ là Đấng quyền năng và không gì có thể làm tổn thương đến Mẹ hay cướp đi bất cứ những gì Mẹ đang nắm chắc trong tay. “Khi anh chị em theo Mẹ Maria, anh chị em sẽ không bị lầm đường lạc hướng; khi anh chị em cầu nguyện cùng Mẹ, anh chị em sẽ không bị thất vọng; khi anh chị em nghĩ đến Mẹ, anh chị em sẽ không bị lầm lẫn; khi Mẹ bảo trì anh chị em, anh chị em sẽ không sa ngã; khi Mẹ bảo vệ anh chị em, anh chị em sẽ không còn sợ hãi; khi Mẹ dẫn dắt anh chị em, anh chị em sẽ không bị mỏi mệt; khi Mẹ phù hộ anh chị em, anh chị em sẽ đến nơi bình an” (Thánh Bênađô, Inter Flores, cap. 135, de Maria Virgine). Ngoài ra, “Mẹ giữ Con Mẹ không giáng phạt chúng ta; Mẹ giữ chúng ta cho khỏi bị ma quỉ hãm hại; Mẹ giữ gìn các nhân đức của chúng ta cho khỏi bị thất thoát; Mẹ gìn giữ các công nghiệp của chúng ta cho khỏi bị hủy hoại; Mẹ gìn giữ các ân huệ của chúng ta cho khỏi bị hư đi”. Đó là những lời của Thánh Bênađô. Tự bản chất, chúng nói lên tất cả những gì tôi đã nói. Nếu đây là một động lực duy nhất khơi dậy trong tôi ước muốn thực hiện việc tôn sùng này – tức nó là một phương cách chắc chắn giữ tôi sống trong ơn nghĩa Chúa và thậm chí còn gia tăng ân sủng này nơi tôi, thì lòng tôi cần phải nung nấu niềm trông mong thực hiện việc tôn sùng ấy.

 

Là việc làm cho linh hồn được tự do thanh thoát

 

41.           6)             Việc tôn sùng này thực sự giải thoát linh hồn bằng niềm tự do của con cái Thiên Chúa. Vì tình yêu Mẹ Maria, chúng ta biến chung ta đang tự do thành nô lệ, Mẹ, bằng lòng biết ơn, sẽ mở rộng tâm can chúng tar a, sẽ gia tăng tình yêu của chúng ta, và sẽ làm cho chúng ta tiến bước nhanh trên con đường giới luật Chúa. Mẹ giải thoát linh hồn khỏi mệt mỏi, buồn sầu, và hoang mang. Việc tôn sùng này là việc được Chúa dạy cho Mẹ Agnes Giêsu (biệt chú cuối trang: một nữ tu Đaminh chết trong thơm tho nhân đức vào năm 1634 tại tu viện Langaec ở Auvergne nước Pháp), như là một phương tiện chắc chắn giải thoát mẹ khỏi những đớn đau và bối rối nặng nề làm mẹ khổ tâm. Người nói với mẹ rằng: “Con hãy biến mình làm nô lệ cho Mẹ của Cha”. Bà mẹ này đã làm như thế và trong khoảng khắc mẹ đã hết bị khủng hoảng.

 

Là Việc Tuân Phục các Huấn Dụ của Giáo Hội

 

42.           Để thấy được rằng việc tôn sùng này thật sự là những gì được phép cần phải đề cập tới những sắc chỉ của những vị Giáo Hoàng và các bức thư mục vụ của các vị giám mục, nói hay nói tốt về việc tôn sùng ấy; những ân xá được ban cho việc tôn sùng này; những đoàn thể được thiết lập vì kính trọng việc tôn sùng ấy; những gương sáng của các vị thánh cùng nhưng người có tiếng thực hành việc tôn sùng này. Thế nhưng, tôi sẽ không nói đến tất cả những điều ấy.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ