GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 26/10/2005

 

?   Tòa Thánh Vatican gửi sứ điệp cho Tín Đồ Ấn Giáo dịp Lễ Ánh Sáng Diwali: “Ấn hữu và Kitô hữu trong Tình Đoàn Kết

   ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 129 (130) Ngày Thứ Tư 19/10/2005 về “Bài Ca Vịnh Tình Thương Thiên Chúa” 

? Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về việc Bênh Vực Người Tị Nạn

?   Tòa Thánh Vatican gửi sứ điệp cho Tín Đồ Ấn Giáo dịp Lễ Ánh Sáng Diwali: “Ấn hữu và Kitô hữu trong Tình Đoàn Kết

 

Mấy lời mở đầu của riêng thoidiemmaria: Lễ Ánh Sáng ở Ấn Độ của tín đồ Ấn giáo có thể được coi như Tết của Việt Nam, cũng mừng 3 ngày và là những ngày đầu năm, ngày đoàn tụ gia đình. Năm 2005 này nhiều nơi sẽ mừng vào ngày 1/11. Lễ Ánh Sáng của Ấn Giáo mang ý nghĩa mừng thiện thắng ác, lành thắng dữ, ánh sáng đẩy lui bóng tối. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã lợi dụng ngày lễ đặc biệt chính yếu này của Ấn Độ giáo để chính thức ban hành bức Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu vào ngày 6/11/1999 tại Tân Đề Li Ấn Độ.

 

Sau đây là nguyên văn sứ điệp của vị đại diện Giáo Hội Công Giáo là ĐTGM Michael L. Fitzgerald, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn, liên quan tới thiên tai biển động sóng thần tsunami, theo chủ đề “Ấn hữu và Kitô hữu trong Tình Đoàn Kết”.

 

Quí Bạn Ấn Giáo thân mến,

 

1.         Nhân dịp quí bạn lại cử hành Lễ Ánh Sáng Diwali năm nay, tôi xin chúc hết mọi người trong quí bạn được nhiều niềm vui và hạnh phúc. Chớ gì mùa lễ này mang lại cho quí bạn nét tương mới trong tâm trí và xác thân, đổi mới tinh thần của quí bạn để quí bạn tiếp tục đương đầu với những khó khăn của ngày sống cách can đảm và hy vọng.


2.         Theo tự nhiên, chúng ta hy vọng rằng tính chất vui mừng của những việc cử hành về đạo giáo của chúng ta là những gì có thể bao gồm hết mọi giây phút trong cuộc đời của chúng ta. Tuy nhiên, tiếc thay, chúng ta biết rằng đời sống lại không phải là như thế. Chúng ta đã kinh nghiệm được điều này như là một cái gì lẫn lộn giữa vui mừng và sầu buồn, giữa hy vọng và thất vọng, giữa mạnh khỏe và yếu đau, giữa ủi an và thương đau. Những ngày lễ của tôn giáo, khi nhắc nhở chúng ta chiều kích thiêng liêng của đời sống và việc tìm kiếm ý nghĩa đích thực, cống hiến cho chúng ta cơ hội để suy nghĩ về ý nghĩa của những biến cố thảm thê trong cuộc đời của chúng ta cũng như trong cuộc sống của những người khác chung quanh chúng ta. Ý nghĩ này được khơi dậy từ biến cố biển động sóng thần “tsunami”, “những triều sóng sát hại” gây ra bởi cuộc động đất dưới lòng Ấn Độ Dương vào cuối năm vừa rồi. Các quyền năng thiên nhiên đã tung hoành tàn phá, nhiều mạng sống bị hư vong, vô vàn nhà cửa bị hủy hoại, các nguồn lợi để sinh sống bị tiêu rụi, và các gia đình, bao gồm nhiều trẻ em, bị lâm cảnh cơ cực. 

 

3.         Nhiều người trong quí bạn nhận được sứ điệp này có lẽ, như bản thân tôi, không bị ảnh hưởng bởi cuộc biển động sóng thần “tsunami”. Chúng ta biết đến nỗi khổ đau của các nạn nhân một cách gián tiếp. Tuy nhiên, chúng ta muốn bày tỏ mối cảm thương và tình đoàn kết của chúng tôi. Và chúng ta có thể cùng nhau thực hiện điều này. Nhờ mối liên hệ thân hữu được hình thành bởi việc đối thoại qua năm tháng, Kitô hữu chúng tôi đã nhận thức thấy rằng quí bạn, là những Ấn hữu, rất quan tâm đến những ai chịu khổ đau. Về phần mình, quí bạn đã nhận thấy rằng đức tin Kitô giáo dạy rằng hết mọi con người đều được dựng nên theo hình ảnh của và tương tự như Thiên Chúa, do đó, đáng được chú trọng và quan tâm. Theo ý nghĩa ấy, tôi xin trích lại từ tuyên ngôn của Công Đồng Chung Vaticanô II “Nostra Aetate” về mối liên hệ giữa Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Bản văn kiện này, bản văn kiện năm nay đang mừng 40 năm được ban hành đây, viết rằng: “Chúng ta không thể thành tâm kêu cầu Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người, nếu chúng ta không chịu tác hành một cách huynh đệ đối với những con người nào đó dù sao cũng được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Mối liên hệ của con người với Thiên Chúa là Cha và mối liên hệ của họ với anh chị em mình liên kết với nhau đến nỗi được Thánh Kinh nói: ‘Ai không mến yêu là không nhận biết Thiên Chúa’ (1Jn 4:8)” (NA 5).

 

4.         Ở những nơi bị ảnh hưởng bởi cơn biển động sóng thần “tsunami”, tình đoàn kết vượt biên giới tôn giáo đã giúp mang lại niềm hy vọng cho nhiều nạn nhân. Những nhóm nhân viên cứu trợ thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau đã không mệt mỏi hoạt động để làm giảm bớt nỗi đau khổ trực cảm cũng như để khởi công tái thiết. Ở vào thời điểm chủ nghĩ a tục hóa mạnh mẽ dường như đang trên đà phát triển, và việc tôn trọng các thứ giá trị nhân bản căn bản thường như bị suy thoái thì việc hợp tác như thế nơi thành phần thuộc các tôn giáo khác nhau là những gì có thể làm cho tôn giáo trong thế giới ngày nay được thêm trân trọng.

 

5.         Quí bạn Ấn hữu thân mến, chúng ta hãy tiếp tục hợp tác để tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề chúng ta đang phải đối diện, dù to hay bé, dù ở địa phương hay quốc tế. Lễ Diwali là lễ mừng ánh sáng, thiện hảo, hòa giải, an bình, hòa hợp và hành phúc. Tôi xin chúc quí bạn một ngày lễ rất ư là hạnh phúc.

 

TGM Michael L. Fitzgerald chủ tịch

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
25/10/2005

 

 

TOP

 

 

  ĐTC Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 129 (130) Ngày Thứ Tư 19/10/2005 về “Bài Ca Vịnh Tình Thương Thiên Chúa” 

 

1.         Vừa được công bố là một trong những bài Thánh Vịnh nổi tiếng nhất và được yêu chuộng nhất của truyền thống Kitô giáo: đó là bài “De Profundis”, được gọi như thế bởi cách nó được bắt đầu ở bản dịch Langữ. Cùng với “Miserere”, nó trở thành một trong những bài thánh vịnh thống hối được yêu chuộng theo lòng sùng mộ của dân chúng.

 

Không kể những gì liên quan tới vấn đề tang chế, bài thánh vịnh này trước hết là một bài ca vịnh về tình thương thần linh và về việc hòa giải giữa tội nhân và Chúa là Vị Thiên Chúa công minh song luôn sẵn sàng tỏ mình ra như “xót thương và nhân ái, chậm bất bình và hết sức kiên trì yêu thương và trung tín, giữ tình yêu thương trung kiên cho đến ngàn đời, thứ tha điều sai quấy, vấp phạm và tội lỗi” (Ex 34:6-7). Chính vì lý do này mà bài thánh vịnh của chúng ta đây được đưa vào phụng vụ giờ kinh tối Giáng Sinh và toàn tuần bát nhật Giáng Sinh, cũng như vào phụng vụ giờ kinh tối của Chúa Nhật Thứ Bốn Phục Sinh và lễ trọng Truyền Tin Lời Nhập Thể.

 

2.         Bài Thánh Vịnh 129 (130) được mở đầu bằng một tiếng kêu vọng lên từ vực sâu của sự dữ và lỗi lầm (câu 1-2). Cái “tôi” của thánh vịnh gia thân thưa cùng Chúa rằng: “Lạy Chúa, con kêu lên tới Chúa”. Thế rồi bài thánh vịnh diễn tiến làm 3 đoạn theo chủ đề tội lỗi và thứ tha. Trước hết là việc quay trở về cùng Chúa, Đấng được trực tiếp gọi bằng “Ngài”: “Ôi Chúa, nếu Chúa chấp tội thì lạy Chúa nào ai chống lại được hay chăng? Thế nhưng Chúa là Đấng thứ tha mà Chúa được kính sợ” (câu 3-4).

 

Vấn đề quan trọng ở đây là những gì làm phát sinh ra lòng trọng kính, một thái độ hãi sợ hòa lẫn với lòng kính mến, không phải là bị trừng phạt mà là được thứ tha. Ngài không phải là một Thiên Chúa chỉ biết giận dữ, thái độ bao dung quảng đại bất vũ phu của Ngài là những gì chắn chắn khơi lên trong chúng ta niềm kính sợ. Thật thế, Thiên Chúa không phải là một vị vương chủ không biết nhẫn tâm chỉ biết lên án lỗi lầm, mà là một người Cha yêu thương, Đấng chúng ta cần phải kính mến không phải vì sợ bị trừng phạt mà vì lòng nhân ái sẵn sàng thứ tha của Ngài.

 

3.         Ở tâm điểm của đoạn thứ hai là cái “tôi” của thánh vịnh gia không ngỏ lời cùng Chúa nữa mà là nói về mình: “Tôi ngong ngóng đợi chờ Chúa, linh hồn tôi mong đợi lời Ngài. Linh hồn tôi trông đợi Chúa còn hơn cả lính canh trông chờ hừng đông” (câu 5-6). Từ tâm khảm của thánh vịnh gia thống hối này bấy giờ nổi lên niềm ước mong, hy vọng và tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ lên tiếng tuyên bố việc Ngài giải phóng và xóa bỏ lỗi lầm.


Đoạn thứ ba cũng là đoạn cuối cùng nơi việc khai triển của thánh vịnh gia bao gồm toàn thể Yến Duyên, một dân tộc thường lỗi phạm và ý thức được nhu cầu cần đến ơn cứu độ của Thiên Chúa: “Yến Duyên hãy tìm kiếm Chúa, / Vì Chúa nhân hậu và đầy ơn cứu chuộc. Và Chúa sẽ cứu Yến Duyên khỏi tất cả mọi tội lỗi của họ” (câu 7-8). 

 

Ơn cứu độ cho bản thân, đầu tiên được thánh vịnh gia van nài, bấy giờ bao gồm cả cộng đồng này nữa. Đức tin của thánh vịnh gia này được dung nhập vào niềm tin lịch sử của thành phần Dân Giao Ước ấy,  một dân “được cứu chuộc” bởi Chúa, chẳng những khỏi những nỗi âu lo bị người Ai Cập đàn áp, mà còn “khỏi tất cả mọi lỗi lầm”.

 

Từ vực thẳm tối tăm của tội lỗi, lời van xin “Từ Vực Sâu – De Profundis” vang tới chân trời rạng ngời của Thiên Chúa là Đấng đầy “xót thương và ơn cứu chuộc”, hai đặc tính của Vị Thiên Chúa của tình yêu.

 

4.         Giờ đây chúng ta hãy dựa vào việc suy niệm theo truyền thống Kitô giáo về bài thánh vịnh này. Chúng ta hãy lấy lời của Thánh Ambrôsiô: Ở những bản văn của mình, ngài thường nhắc lại những lý do dẫn cho người dâng lời van nài Thiên Chúa thứ tha. 

Thánh nhân đã nhắc nhở chúng ta trong luận đề về thông hối của ngài rằng ”Chúng ta có một Vị Chúa tốt lành muốn thứ tha cho hết mọi người. Nếu anh chị em muốn được công chính hóa thì hãy xưng thú việc làm sai trái của anh chị em: một việc khiêm nhượng xưng thú tội lỗi là những gì gỡ rối lỗi lầm…. Anh chị em thấy được niềm hy vọng của ơn tha thứ ra sao khi Ngài dẫn anh chị em đến chỗ xưng thú lỗi lầm” (2,6,40-41: SAEMO, XVII, Milan-Rome, 1982, p. 253).

 

Trong Bài Dẫn Giải về Phúc Âm Theo Thánh Luca, lập lại cũng lời mời gọi ấy, vị giám mục Milan đây tỏ ra lạ lùng trước những tặng ân được Thiên Chúa thêm vào với việc thứ tha của Ngài: “Anh chị em hãy  coi Thiên Chúa tốt lành biết bao và đẵn sàng thứ tha tội lỗi: Ngài chẳng những trả lại những gì Ngài đã lấy đi mà còn ban những tặng ân ngoài lòng mong ước nữa”. Ông Zacaria, thân phụ của Gioan tẩy Giả, vẫn bị câm vì không tin tưởng vị thiên thần, thế nhưng sau đó, khi thứ tha cho ông, Thiên Chúa đã ban cho ông tặng ân ngôn sứ được tỏ hiện ở bài Ca Vịnh. Thánh Ambrôsiô nhận định rằng: “Con người vừa bị câm ngay trước đó giờ đây lại nói tiên tri. Đó là một trong những tặng ân trọng đại nhất của Chúa, vị mà chính những kẻ chối bỏ Ngài lại tuyên xưng Ngài. Bởi thế không ai được mất lòng tin tưởng, không ai được thất vọng trong việc lãnh nhận những việc bù đắp của Chúa, cho dù họ có ăn năn thống hối các lỗi lầm trong quá khứ của họ. Thiên Chúa biết làm thế nào để đổi thay được tâm trí của Ngài, nếu anh chị em biết cách hoán cải tội lỗi của anh chị em”. (2,33: SAEMO, XI, Milan-Rome, 1978, p. 175).

 

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô,

 

Hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em về bài “Từ Vực Sâu – De Profundis”, tức về bài Thánh Vịnh 129, một trong những bài thánh vịnh thống hối nổi tiếng nhất. Nó là một cuộc cử hành lòng thương xót Chúa, Đấng bao giờ cũng sẵn sàng thứ tha và làm hòa với tội nhân. Tự tận đáy nỗi xót xa nhức nhối của mình, thánh vịnh gia nhận thấy Thiên Chúa là một người Cha yêu  thương, và bởi thế ông cảm thấy tôn kính Ngài.

 

Từ niềm tin tưởng cậy trông vào tình yêu của Thiên Chúa ấy phát sinh ra niềm hy vọng, cả cho cá nhân cũng như cho toàn dân Yến Duyên. Cho dù họ hay lỗi lầm phạm đến mình, Chúa cũng cứu chuộc họ khỏi cảnh làm tôi cũng như khỏi “tất cả mọi lầm lỗi của họ”.

 

Thánh Ambrôsiô, trong bài Dẫn Giải của mình, nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa chẳng những thứ tha tội lỗi cho chúng ta khi chúng ta xưng thú với Ngài mà còn ban cho chúng ta những ân sủng mới ngoài lòng mong ước nữa. Chẳng hạn như Zacaria, thân phụ của Giaon Tẩy Giả, chẳng những nói lại được khi ông hối hận về thái độ nghi ngờ của ông, mà ông còn được ban cho cả tặng ân nói tiên tri nữa.

 

Thánh Ambrôsiô nói rằng: “Đừng bao giờ thất vọng trước việc thứ tha của Thiên Chúa, dù tội lỗi của anh chị em có lớn lao mấy đi nữa. Thiên Chúa bao giờ cũng có thể thay lòng đổi dạ nếu anh chị em nhìn nhận những vấp phạm của mình”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
19/10/2005

 TOP

? Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về việc Bênh Vực Người Tị Nạn

Sau đây là nguyên văn bài diễn văn của ĐTGM Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva hôm 5/10/2005 trước Tiểu Ban Hành Sự của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Tị Nạn (UNHCR: United Nations High Commissioner for Refugees).

 

Thưa Ông Chủ Tịch, xin cho tôi có chúc mừng ông được chọn làm chủ tịch và nhân cơ hội này chào mừng và chúc mừng Cao Ủy Viên Antonio Guterres có lời khai mạc khiến vai trò đại biểu Tòa Thánh tôi đây lấy làm cảm kích.

 

Thưa Ông Chủ Tịch,

 

1.         Trong khi con số thành phần tị nạn giảm bớt thì việc gia tăng về con số của những người được UNHCR quan tâm đang khơi lên một số vấn đề thách đố về việc bảo vệ là những gì vẫn còn là tâm điểm nơi sứ vụ của Liên Hiệp Quốc. Vì việc bảo vệ bao gồm những phương thức thích hợp với thành phần tị nạn ước định, thành phần tìm nơi lánh nạn và thành phần bị phân tản nội địa (IDP: internally displaced persons), mà việc xác định về nó cần phải được tiến triển một cách hữu lý và được bao gồm hơn nữa nơi mối liên hệ trực tiếp với việc hiểu biết thích đáng hơn về vấn đề an ninh. Trong các cuộc tranh luận gần đây liên quan tới những yếu tố khác nhau hợp lại tạo nên một thứ an ninh toàn diện cho dân chúng, có những đòi hỏi khác đã được thêm vào cho viếng thiếu vắng vấn đề bị bách hại về thể lý, vấn đề bị đe dọa mạng sống, vấn đề những cuộc xung đột về bạo lực. Những đòi hỏi này bao gồm vấn đề đầy đủ và an toàn về thực phẩm cùng với những điều kiện tối thiểu về quyền tự do và phúc hạnh cá nhân cần thiết để bảo toàn nhân phẩm của hết mọi người.

 

Tuy nhiên, trong vấn đề phát triển hòa hợp và quan trọng này vẫn còn có những lãnh vực mập mờ không rõ cần được cộng đồng quốc tế làm sao biết sáng tạo và quyết tâm tìm thấy những giải pháp tốt đẹp hơn.  Vai trò đại biểu cho Tòa Thánh của tôi đây xin nhấn mạnh đến một số lãnh vực trực tiếp tới thành phần tị nạn cũng như tới những trường hợp tương tự, tức là đến lãnh vực cung cấp thực phẩm ở các trại tị nạn và chính sách của vấn đề gia tăng việc giam giữ thành phần tìm cách tạm trú như là một phương pháp quen thuộc được sử dụng để ngăn chặn.

 

2.         Tình trạng bất ổn định của thành phần dân chúng mất gốc sống ở các trại tị nạn thường khiến họ không thực hiện được những việc đồng áng để sản xuất lấy lương thực và không kiếm được lợi tức làm phát sinh ra những sinh hoạt nhờ đó họ có thể tự lập mưu sinh. Trong các trường hợp như thế, họ phải lệ thuộc vào cộng đồng quốc tế. Thế nhưng các nguồn tài chính vốn không thích đáng qua một số năm đã bắt phải hạn chế lương thực, đưa đến những đường lối đương đầu nguy hiểm để sống còn. Việc đoàn kết của cộng đồng quốc tế cung cấp lương thực cho thành phần tị nạn, và nhìn nhận được hưởng lương thực như là một quyền lợi căn bản. Tuy nhiên, khi xẩy ra một cuộc lũng đoạn trong vấn đề ban phát thực phẩm, cuộc khủng hoảng chắc chắn ấy sẽ đưa tới những hậu quả bất hạnh được ghi nhận hẳn hoi, đó là trẻ em bị chậm tăng trưởng; có nguy cơ bán dâm lấy lương thực; bị ép buộc hồi hương đến sống ở một môi trường vẫn chưa an toàn.

 

Vai trò đại biểu tôi đây xin được cùng hỗ trợ cho giải pháp hội nhập ở địa phương bao nhiêu có thể, cho việc hợp tác tốt đẹp liên tục giữa Chương Trình Lương Thực Thế Giới với UNHCR, cho một sách lược  phát triển toàn vẹn bao gồm cả dân chúng địa phương với thành phần tị nạn cư ngụ trong cùng một vùng. Một đường lối toàn diện như thế trở thành một trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế cũng như của các tổ chức phi chính quyền. Nhờ đó, vấn đề an ninh về lương thực trở thành bước đầu hướng đến cuộc sống bình thường cho dân chúng đã bị nhức nhối vì bó buộc phải đi lưu đầy và là thành phần không được gây tổn hại hơn nữa bởi tình trạng bấp bênh bảo trì cuộc sống hằng ngày của họ.

 

3.         Ý nghĩa nới rộng của việc bảo vệ không thể bỏ qua hay coi thường việc phát triển nhanh chóng các trung tâm giam giữ thành phần tìm nơi tạm trú. Cả hằng trăm những trung tâm như thế này trên bản đồ Âu Châu và các lục địa khác. Mối nguy hiểm của việc bêu xấu thành phần tìm nơi tạm trú và tị nạn như “những kẻ di dân bất hợp pháp” và “những kẻ nhẩy rào”, thậm chí “những kẻ phạm pháp”, chắc chắn có những phần tử như thế nơi những loại người ấy, là những gì có thể dẫn đến việc đơn thuần hóa mối liên hệ về vấn đề trú ẩn và di dân một cách phi nhân bản, nông nổi và không vô tư.

Chính sách giam giữ này gây ra những vấn đề về nhân đạo, về nhân quyền cũng như về tính cách pháp luật và hợp lý. Thực sự là có những quan tâm về việc nó sẽ trở thành một qui chế có hệ thống được nhiều quốc gia sử dụng, như là một qui luật hơn là một chuẩn chước được thúc đẩy thi hành vì vấn đề trật tự và an ninh của quốc gia. Nơi vấn đề phức tạp này, cần phải chú trọng tới những hậu quả của vấn đề mất tự do và những tiểu chuẩn không thích đáng, cũng như tới phẩm chất của việc đối xử đối với thành phần trong cuộc, nhất là với những nhóm người dễ bị tổn hại như trẻ em và nữ giới.

 

Dĩ nhiên, các quốc gia có quyền kiểm soát việc di chuyển dân chúng băng ngang qua biên giới của mình. Thế nhưng, khi phải đương đầu với một áp lực hiện nay của thành phần bị bắt buộc phải ra đi, như UNHCR đã trải qua trong quá khứ, chú ý tới những đúc kết khác nhau của tiểu ban này về việc giam giữ cũng như tới những hướng dẫn về việc giam giữ của UNHCR, cần phải cởi mở lại và suy nghĩ chung về vấn đề đạo lý của việc giam giữ, theo chiều hướng chú trọng hơn nữa tới những giải pháp khả dĩ khác.

 

Những hậu quả của một chính sách tổng quát hóa vấn đề giam giữ cho thấy tính cách hợp thời của nỗ lực được phối kết này. Thật thế, những điều kiện trung bình của việc giam giữ cho thấy là, ở những mức độ và nơi chốn khác nhau, nhân viên không được huấn luyện đầy đủ thích đáng, tình trạng lộn xộn nơi trẻ con và người lớn, nơi người cao niên và nữ giới, và có những lúc nơi thành phần tìm lánh nạn với thành phần phạm pháp chung. Vấn đề thiếu phương tiện cho những dịch vụ căn bản cũng như cho việc giáo dục đều có cùng một ảnh hưởng như nhau đối với sức khỏe về thể lý cũng như tâm thần của những ai bị giam giữ. Còn có cả vấn đề về nhận thức nữa.

 

Trước con mắt của quần chúng thì không dễ gì phân biệt được giữa vấn đề giam giữ, giam giữ độc đoán, và giam giữ hành chánh là những gì liên kết thành phần tìm cách lánh nạn và những thành phần di dân bất hợp pháp với thành phần phạm pháp, một hình ảnh nung nấu chủ nghĩa duy chủng và thái độ bài ngoại, và là một thứ cản trở cho việc hội nhập. Đặc biệt là việc giam giữ lâu dài là những gì để lại dấu vết sâu xa nơi những cá nhân vốn đã chịu khốn khó và lạm dụng trước khi tới những xứ sở họ bị giam giữ; những dấu vết gây phức tạp cho việc họ tái hội nhập vào xã hội và, không phải là hiếm khi xẩy ra, dẫn cho tới chỗ tự vẫn. 

 

Nếu tình trạng an ninh của quốc gia đòi hỏi là trong những trường hợp ngoại lệ, thành phần tìm lánh nạn phải bị giam giữ thì nó phải được ấn định rõ ràng và trong một thời gian ngắn nhất, cho họ có cơ hội được trợ giúp về pháp lý, gặp bác sĩ, gặp gia đình, được chăm sóc về mục vụ, và liên lạc với thế giới bên ngoài. Vì việc hợp tác theo vùng chủ động liên quan tới các quốc gia được thành phần tìm lánh nạn bỏ đi và các quốc gia họ có ý tới để tránh những thảm họa trên biển khơi và nơi việc băng qua sa mạc, cần phải thực sự cống hiến cho họ việc bảo vệ thực sự hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Những mục tiêu được nói tới và việc thi hành áp dụng những mục tiêu ấy thường tách biệt nhau quá xa. 

 

4.         Việc tìm kiếm những giải pháp thay thế và những giải quyết xây dựng không thể làm suy yếu đi quyền lợi tìm kiếm vấn đề lánh nạn. Lịch sử chứng tỏ cho thấy là một chính sách chỉ nhấn mạnh đến việc kiểm soát là những gì làm gia tăng tình trạng tổn hại của thành phần tìm lánh nạn và việc họ có nguy cơ bị khai thác. Việc thách đố hiện nay là ở chỗ làm sao để rút ngắn lại khoảng cách nơi phẩm chất của đời sống giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Việc hiểu biết toàn diện hơn về vấn đề an ninh có thể đưa đến ý định muốn giải quyết các căn nguyên sâu xa, cả về chính trị lẫn kinh tế, những căn nguyên đẩy một số đông dân chúng khắp thế giới mong được bảo vệ, sống còn và một đời sống xứng đáng.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 11/10/2005

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ