GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 5/10/2005

 

1)   ĐTC Biển Đức XVI: Bài suy niệm tự phát ở Buổi Họp Đầu Tiên Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI

2) ĐTC Gioan Phaolô II: Hy vọng có thực sự xuất phát từ Giới trẻ?

3) Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương?

 

ĐTC Biển Đức XVI: Bài suy niệm tự phát ở Buổi Họp Đầu Tiên Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI

 

Sau đây là nguyên văn lời lẽ suy niệm tự phát của ĐTC hôm Thứ Hai 3/10, sau bài đọc cho Giờ Kinh Thần Vụ Thứ Ba được trích từ Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (13:11).

 

Chư Huynh thân mến,

 

Giờ Kinh Thần Vụ Thứ Ba này của ngày hôm nay chất chứa 5 huấn dụ và 1 lời hứa. Chúng ta hãy cố gắng tìm hiểu một chút về những gì được Vị Tông Đồ này muốn nói với chúng ta qua những lời ấy.

Huấn dụ thứ nhất là huấn dụ rất thường thấy ở trong các bức Thư của Thánh Phaolô; thế nhưng, người ta có thể nói rằng nó hầu như là “cantus firmus” nơi tư tưởng của ngài: “gaudete”. Vấn đề được đặt ra ở đây là: Làm sao lại có một thứ vui mừng hầu như bị bó buộc như thế hay chăng? Chúng ta nói rằng niềm vui xuất phát hay không xuất phát chứ không thể nào lại có thứ niềm vui bị áp đặt như là một phận sự như thế. Và ở đây nó khiến chúng ta nghĩ đến bài nổi tiếng nhất về niềm vui trong các Thư của Thánh Phaolô, bài về “Domenica Gaudete”, bài thuộc về tâm điểm của phụng vụ Mùa Vọng: “Gaudete, iterum dico gaudete quia Dominus propest”.

 

Ở đây chúng ta thấy lý do tại sao Thánh Phaolô, trong tất cả mọi khổ đau và hoạn nạn của mình, chẳng những có thể nói với người khác về “gaudete” mà còn nói như thế vì ngài được tràn đầy niềm vui nữa. “Gaudete, Dominus enim prope est”.

 

Nếu tôi gắn bó với Đấng tôi yêu mến, Đấng là tình yêu, là tặng ân cao cả nhất của đời sống tôi, nếu tôi thâm tín được rằng Đấng yêu thương tôi gắn bó với tôi, thì cho dù trong các cơn đau đớn, cái niềm vui tồn tại sâu xa trong tâm can của tôi còn lớn lao hơn cả mọi khổ đau nữa.

 

Vị Tông Đồ này có thể nói đến “gaudete” là vì Chúa ở gần với mỗi một người chúng ta. Bởi vậy mà huấn dụ này thực sự là một lời mòi gọi hãy ý thực về Chúa là Đấng gần gũi với chúng ta. Đó là ý thức về sự hiện diện của Chúa. Thánh Tông Đồ muốn làm cho chúng ta cảm thức được sự hiện diện này – một hiện diện kín đáo nhưng có thật – sự hiện diện của Chúa Kitô nơi mỗi một người trong chúng ta. Những lời của Sách Khải Huyền là những lời chân thật cho mỗi người chúng ta: “Ta gõ cửa các người, hãy lắng nghe Ta, hãy mở cửa cho Ta.

 

Bởi vậy, đó cũng là một lời mời gọi hãy ý thức về sự hiện diện của Chúa là Đấng đang gõ cửa lòng chúng ta. Đừng giả điếc làm ngơ Người, bởi lỗ tai tâm can chúng ta quá ư là đầy những tiếng động của  thế giới này, đến nỗi chúng ta không thể nghe thấy sự hiện diện âm thầm này đang gõ cửa lòng mình.

 

Chúng ta suy niệm, nếu đồng thời chúng ta thực sự sẵn sàng mở cửa lòng mình; hay có lẽ tấm lòng ấy có quá đầy những thứ khác đến không còn chỗ cho Chúa và cho hiện nay chúng ta tạm thời chưa có giờ cho Chúa. Do đó, chúng ta vô cảm, không nghe thấy sự hiện diện của Người, đầy những thứ khác, đến nỗi chúng ta không nghe thấy được những gì là chính yếu. Người đang gõ cửa, Người gần gũi chúng ta và như thế niềm vui chân thực cũng đang cận kề với chúng ta, một niềm vui còn mạnh mẽ hơn là tất cả mọi thứ sầu thương trên thế gian này cũng như trong đời sống của chúng ta.

 

Cho nên, chúng ta hãy nguyện cầu trong khung cảnh của lời huấn dụ ấy: Lạy Chúa, xin hãy làm cho chúng con cảm thấy được việc hiện diện của Chúa, xin hãy giúp chúng con cảm thấy chứ đừng dửng dưng lạnh lùng với Chúa, xin hãy giúp chúng con có được một con tim thanh thoát và cởi mở với Chúa.

 

Lời huấn dụ thứ hai là “perfecti estote”……

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 4/10/2005

 

 

TOP

 

ĐTC Gioan Phaolô II: Hy vọng có thực sự xuất phát từ Giới trẻ?

 

Vấn đề được vị chủ biên Vittorio Messori, người đã phỏng vấn và xuất bản cuốn Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng năm 1994 đặt ra là: Giới trẻ chiếm được một chỗ đặc biệt trong lòng của Đức Thánh Cha, vị thường lập đi lập lại rằng cả Giáo Hội hướng về chúng với niềm hy vọng đặc biệt cho một cuộc tái bắt đầu truyền bá phúc âm hóa. Tâu Đức Thánh Cha, đó có phải là một niềm hy vọng thiết thực hay chăng? Hay thành phần người lớn chúng ta chỉ chiều theo cái ảo ảnh cho rằng mỗi một thế hệ mới đều tốt đẹp hơn thế hệ của mình cũng như tất cả mọi thế hệ trước đó?

 

Theo ngài thì giới trẻ quả thực là hy vọng của Giáo Hội và của thế giới cũng như của riêng ngài, vì hai lý do, trước hết, căn cứ vào kinh nghiệm sinh hoạt mục vụ với giới trẻ thời ngài mới làm linh mục ở Balan, và nhất là căn cứ vào chính bản chất của tuổi trẻ, thì dù ở thời nào đi nữa, họ cũng luôn có một ước vọng tìm kiếm ý nghĩa và tầm vóc viên trọn của cuộc đời, một ước vọng cần phải được hướng dẫn bởi riêng những vị hướng đạo lành nghề, thấu hiểu họ và hiệu nghiệm giúp đỡ họ, nhất là bởi chính Giáo Hội, để họ có thể gặp được Đấng duy nhất có thể thỏa đáng tất cả những gì họ tìm kiếm và khát vọng, nhờ đó, với nhiệt tình vốn là đặc tính sung sức của tuổi trẻ, họ trở thành những con người tông đồ của Chúa Kitô, xây dựng thế giới của một nền văn minh yêu thương. Đó là tóm tắt tất cả những gì được ngài chia sẻ về vấn đề được vị chủ biên trên đây đặt ra:

 

Ở đây ông đã đi vào một lãnh vực rộng lớn của cuộc bàn luận và chia sẻ.

 

Giới trẻ ngày nay giống như những gì đây, họ đang tìm kiếm những gì vậy? Có thể nói rằng họ vẫn giống như thuở nào. Nơi con người ta có một điều không bao giờ đổi thay, như Công Đồng Chung Vaticanô II nhặc lại trong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng (ở khoản số 10). Điều này đặc biệt xác đáng nơi giới trẻ. Thế nhưng, giới trẻ ngày nay cũng khác với giới trẻ trước kia. Trong qua khứ, các thế hệ trẻ đã được khuôn đúc bởi kinh nghiệm đau thương của chiến tranh, của các trại tập trung, của mối hiểm nguy liên lỉ. Kinh nghiệm này đã khiến giới trẻ – tôi đang nghĩ tới mọi nơi trên thế giới, mặc dù tôi nghĩ tới giới trẻ Balan – có thể phát triển những tính chất anh hùng cao cả

 

Tôi nghĩ tới cuộc nổi dậy ở Warsaw năm 1944 – một cuộc cách mạng liều mình của các con người đương thời của tôi, những người đã hy sinh tất cả mọi sự. Họ đã bỏ mạng sống trẻ trung của mình đi. Họ muốn chứng tỏ rằng họ có thể sống cho đến tận tuyệt cái gia sản cao cả và khẩn thiết của họ. Tôi thuộc về thành phần của thế hệ này, và tôi phải nói rằng cái anh hùng của những con người đồng thời với tôi đã giúp tôi nhận định được ơn gọi của bản thân mình. Cha Konstanty Michalski, một trong những vị đại giáo sư của Đại Học Đường Jagellonian ở Kraków, sau khi trở về từ trại tập trung Sachsenhausen, đã viết cuốn sách nhan đề Giữa Đức Anh Hùng và Cái Tàn Bạo. Nhan đề của cuốn sách này nói lên được tất cả hoàn cảnh sống ở những lúc bấy giờ. Nói đến Thày Albert Chmielowski, tác giả Michlski đã nhắc lại những lời của Phúc Âm về nhu cầu “hiến mạng sống mình” (x Jn 15:13). Chính trong giai đoạn con người hoàn toàn bị khinh thường ấy, giai đoạn mà cái giá của sự sống chưa bao giờ lại bị coi rẻ mạt như vậy, thì cũng chính là lúc ấy mỗi một mạng sống lại trở nên quí hóa, khi chiếm được cái giá trị của việc tự nguyện hiến ban.

 

(còn tiếp)

 

(Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ cuốn “Vượt qua Ngưỡng Cửa Hy Vọngcủa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Alfred A. Knopf, New York 1994, trang 118-126)

 

 TOP

Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương?

 

Giáo sư lịch sử ở Đại Học Cộng Đồng Suffolk County và là tác giả cuốn “Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương” (do Regnery xuất bản) đã chia sẻ với mạng điện toán toàn cầu Zenit về cách thức Giáo Hội đã góp phần với khoa học, với việc phát triển các thứ kỹ nghệ thị trường tự do, các hệ thống pháp lý Tây phương và luật quốc tế, và tại sao các nhân vật tri thức và văn hóa Công giáo hết sức cần phải cứu lấy nền văn minh Tây phương.

 

Vấn:     Làm thế nào lại xẩy ra chuyện Giáo Hội được coi là kẻ thù của tiến bộ, của tự do, của nhân quyền, của khoa học, tức là tất cả những gì khác được thời đại tân tiến tranh đấu, trong khi đó cuốn sách của ông thực sự cho rằng Giáo Hội Công Giáo là nguồn gốc của những hiện tượng đó?

 

Đáp:    Về hiện tượng này có nhiều lý do lắm, thế nhưng tôi chỉ muốn giới hạn vào một lý do mà thôi. Thật là dễ dàng trong việc tuyên truyền câu truyện thần thoại về lịch sử hơn là những gì hầu hết mọi người đều biết.

 

Chẳng hạn ý nghĩ là – một ý nghĩ tất cả chúng ta đều được dạy trong trường học – vào Thới Trung Cổ hết mọi người nghĩ thế giới này là một mặt phẳng. Ý nghĩ ấy, như Jeffrey Burton Russell cho thấy, là một thứ hoang đường của thế kỷ 19 được cố tình bịa ra để gây hỏa mù cho Giáo Hội. Không còn gì xa chân lý hơn thế nữa.

 

Vấn đề của Galiêô, một vấn đề hầu hết người ta chỉ biết tới nơi bức tranh hí họa, đã châm thêm dầu vào ngọn lửa này. Thế nhưng nó vừa vô lý lẫn hoàn toàn lừa đảo trong việc ngoại suy từ trường hợp của Galilêô đi đến kết luận bao rộng rằng Giáo Hội về lịch sử tỏ ra hằn học với khoa học.

 

Có thể một số độc giả lấy làm ngạc nhiên, thế nhưng vấn đề đáng mừng đó là vai trò kiến thức uyên thâm tân tiến – trên 50 cho tới 100 năm qua – đã trải qua được một bước dài trong việc bẻ lại những truyền thuyết này cũng như trong việc làm sáng tỏ vấn đề.

 

Một thế kỷ trước đây Andrew Dickson White đã lừng danh trong việc dám cả quyết rằng chắc chắn là ngày nay không có một giá trị mặn mà nào của thành phần trung cổ muốn lập lại những bức hí họa của Thời Trung Cổ đã từng thịnh hành, và những sử gia chuyên chính về khoa học giờ đây cảm thấy ngượng nghịu khi lập lại cái va chạm cổ thời, thứ va chạm mà mối liên hệ giữa tôn giáo và khoa học ở Tây phương đã từng là một thứ lịch sử không ngớt đối chọi nhau.


Vấn:     Ông có thể diễn tả một cách ngắn gọn những đóng góp đặc biệt của Giáo Hội vào những nguồn gốc và việc phát triển của khoa học tân tiến chăng?

 

Đáp:    Chúng ta hãy bắt đầu bằng một ít sự kiện ít được biết tới. Người đầu tiên đo được mức gia tốc của vật buông rơi là Cha Giambattista Riccioli. Cha Nicholas Steno được coi là cha đẻ của khoa địa chất học. Ông tổ của khoa khảo cổ Ai Cập là Cha Athanasius Kircher, và một người thường được kể như là cha đẻ của thuyết nguyên tử lực là Cha Roger Boscovich.

 

Các tu sĩ Dòng Tên (Chúa Giêsu) đã truyền bá khoa học của Tây phương khắp thế giới. Ở thế kỷ 20 các vị đã nổi bật về việc nghiên cứu các trận động đất đến nỗi khoa địa chấn học trở thành “khoa học Dòng Tên”.

 

Một số ngôi vương cung thánh đường Công giáo được kiến thiết để hoạt động như những phòng quan sát vầng dương chính xác nhất trên thế giới, và Đền Thờ San Petronio ở Bologna được sử dụng để chứng thực lý thuyết của Johannes Kepler về những quĩ đạo hành tinh có hình vòng trứng.

 

Chương về khoa học của tác phẩm “Giáo Hội Làm Thế Nào Xây Dựng Nền Văn Minh Tây Phương” là chương dài nhất. Ngoài những thí dụ được bàn đến như những trường hợp tôi vừa đề cập, cũng cần phải ghi nhận thêm về một số khía cạnh nơi giáo huấn Công giáo là những gì thực sự góp phần vào việc phát triển khoa học tân tiến – bao gồm cả ý tưởng về Thiên Chúa như là một ý tưởng toán học có tính cách cân đối và cân bằng, nhờ đó đã khả dĩ hóa ý nghĩ về những nhiên luật tự lập. 

 

(cón tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 26/9/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ