GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 7/10/2005, LỄ MẸ MÂN CÔI |
1) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: "Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích"
2) Chuỗi Mân Côi là triều thiên hoa hồng, là sợi xích cứu độ, là bộ phận viễn khiến, là khí giới tự vệ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: "Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích"
Trong Huấn Từ Truyền Tin đầu tiên mở màn cho giáo triều của mình, Chúa Nhật 29/10/1978, tức là sau Chúa Nhật 22/10/1978 là thời điểm Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng của mình, vị tân Giáo Hoàng Thánh Mẫu với khẩu hiệu giáo hoàng “totus tuus” chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội, đã bày tỏ lòng biệt tôn Thánh Mẫu của mình bằng những lời lẽ kết thúc Tháng Mân Côi của Mẹ, những lời lẽ như dạo khúc cho thấy trước những gì ngài sẽ chính thức bày tỏ trong Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria”, một văn kiện được ngài ban hành vào chính dịp kỷ niệm đúng 24 năm được bầu làm giáo hoàng của mình, ngày 16/10/2002, để mở màn cho Năm Mân Côi là năm kéo dài cho tới ngày 19/10/2003, một Năm Thánh Mẫu dọn đường cho Năm Thánh Thể ngay sau đó, kéo dài từ ngày 17/10/2004 cho đến ngày 23/10/2005 cuối tháng này. Sau đây là nguyên văn những lời dạo khúc về Kinh Mân Côi của vị giáo hoàng totus tuus này:
… Tôi muốn anh chị em hãy chú tâm đến kinh mân côi. Thật vậy, Tháng 10 là tháng được giành riêng cho kinh mân côi trong khắp cả Giáo Hội.
Kinh mân côi là kinh nguyện tôi yêu thích. Một kinh nguyện tuyệt vời! Tuyệt vời ở tính cách giản dị của nó mà lại sâu xa của nó. Nơi kinh nguyện này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Trinh Nữ Maria đã nghe được từ vị Tổng Lãnh Thiên Thần, cũng như từ bà Isave chị họ của Trinh Nữ. Toàn thể Giáo Hội liên kết với những lời này. Có thể nói rằng kinh mân côi, ở một nghĩa nào đó, là lời dẫn giải nguyện cầu về chương cuối cùng của Hiến Chế Công Đồng Chung Vaticanô II Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium, một chương bàn đến việc hiện diện tuyệt vời của Mẹ Thiên Chúa nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội.
Thật vậy, trước bức phông có những lời “Kính Mừng Maria” linh hồn thấy hiện lên trước mắt những cảnh đời chính của Chúa Giêsu Kitô. Những cảnh đời này hợp lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, và chúng giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người.
Lòng của chúng ta, nơi những chục kinh mân côi này, đồng thời cũng có thể ấp ủ tất cả những sự kiện làm nên cuộc sống cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo Hội và nhân loại. Những vấn đề cá nhân và những vấn đề của tha nhân, đặc biệt là của những ai gần chúng ta nhất, những ai thân thiết với chúng ta nhất. Nhờ đó, nhịp điệu của cuộc đời con người rung động theo lời kinh nguyện mân côi chân thành giản dị này.
Trong ít tuần vừa rồi, tôi đã có dịp được gặp gỡ nhiều người, nhiều đại diện thuộc một số quốc gia và những môi trường khác nhau, cũng như thuộc các Giáo Hội và cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Tôi muốn anh chị em tin tưởng rằng tôi đã không ngừng chuyển dịch những mối liên hệ này thành ngôn ngữ của kinh mân côi, để mọi người tìm thấy bản thân mình nơi tâm điểm của thứ kinh nguyện cống hiến một chiều kích trọn vẹn cho tất cả mọi sự đây.
Trong những tuần lễ cuối cùng này đây, tôi và Tòa Thánh thấy có nhiều dấu chứng tỏ thiện chí của dân chúng trên khắp thế giới. Tôi muốn chuyển dịch niềm tri ân của tôi thành những chục kinh mân côi để thể hiện niềm tri ân ấy bằng lời nguyện cầu, cũng như theo kiểu cách của con người; bằng kinh nguyện rất giản dị nhưng lại rất phong phú này.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS
Chuỗi Mân Côi là triều thiên hoa hồng, là sợi xích cứu độ, là bộ phận viễn khiến, là khí giới tự vệ.
Nếu Chuỗi Mân Côi là triều thiên hoa hồng, thì cầu Kinh Mân Côi là việc đội triều thiên hoa hồng cho Mẹ, một thứ hoa tiêu biểu cho 3 mầu nhiệm Vui, Thương và Mừng: Vui ở sắc hoa đẹp, thương ở gai hoa đau, và mừng ở hương hoa thơm.
Nếu Chuỗi Mân Côi là là sợi xích cứu độ, thì cầu Kinh Mân Côi là việc tự mình ràng buộc gắn bó với Mẹ Maria, Vị không bao giờ bỏ rơi con cái mình, vì chúng là giá máu vô cùng châu báu của Chúa Giêsu Kitô Con yêu dấu của Mẹ, nhất là khi chúng tỏ ra nhận biết Mẹ khi dâng lời chúc tụng “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc”, một ơn phúc Mẹ được lãnh nhận vô cùng dồi dào là để cho nhân loại hơn là cho chính Mẹ.
Nếu Chuỗi Mân Côi là là bộ phận viễn khiến, thì cầu Kinh Mân Côi là việc ở dưới trần gian, bằng cách lấy những ngón tay bấm vào từng hạt kinh, như ngón tay bấm vào cái remote control để bật TV hay VCR, đánh động lòng Mẹ Maria ở trên thiên đình, làm cho Mẹ cảm thấy mủi lòng mà chuyển cầu cho chúng ta muôn ơn lành, nhất là khi chúng ta nhận biết tuyên xưng “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời”, như nhắc nhở Mẹ rằng Mẹ là vinh dự của chúng con, ở chỗ Mẹ là loài người như chúng con nhưng đã được chọn làm Mẹ Chúa Trời là vì loài người chúng con và cho loài người chúng con. Nếu ở tiệc cưới Cana Me đã tự động giúp con người trong cơn nguy nan hoạn nạn ngoài cả ý thức của họ thề nào, thì chẳng lẽ Mẹ lại không nhậm lời chúng ta khi chúng ta thiết tha nguyện xin cùng Mẹ rằng “cầu cho chúng con là kẻ có tội” hay sao?
Nếu Chuỗi Mân Côi là là khí giới tự vệ, thì cầu Kinh Mân Côi là một việc khiến cho Satan và ngụy thần cảm thấy sợ hãi thất kinh khiếp vía, vì chúng ta chạy đến cùng Người Nữ Đầy Ơn Phúc và “Giêsu Con Lòng Bà gồm phúc lạ” là hai Đấng Satan cùng thành phần ngụy thần, ngay từ ban đầu, không chấp nhận nên đã bị mất chỗ của họ trên trời (x Rev 12:1-9), những chỗ được giành cho thành phần nhân loại được cứu độ, nhất là những ai thành tâm liên lỉ van xin cùng Chúa Cứu Thế và Mẹ Đồng Công của Người rằng: “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL
1. Bài Thánh Vịnh 134, một bài ca có cung điệu vượt qua, được cống hiến cho chúng ta hai đoạn khác nhau nơi phụng vụ Kinh Tối. Chúng ta vừa nghe phần thứ hai (x câu 13-21), phần được kết thúc bằng lời alleluia, lời kêu vang chúc tụng Chúa mở đầu bài thánh vịnh.
Sau khi đã tưởng nhớ, ở phần thứ nhất của bài thánh ca, biến cố Xuất Hành, tâm điểm của việc Yến Duyên cử hành cuộc vượt qua, thánh vịnh gia giờ đây tương phản một cách quyết liệt hai quan đểm về đạo giáo khác nhau. Một mặt là hình ảnh hiện lên của một Vị Thiên Chúa hằng sống và ngôi vị, Đấng là trọng tâm của đức tin chân thực (x câu 13-14). Sự hiện diện của Ngài là sự hiện diện thực sự và cứu độ; Chúa không phải là một thực tại bất động và khuất bóng, nhưng là một ngôi vị sống động, Đấng “hướng dẫn” thành phần tín nghĩa của mình, “tỏ ra xót thương” họ, bảo trì họ bằng quyền năng và tình yêu thương của Ngài.
2. Mặt khác là sự sùng bái ngẫu tượng (x câu 15-18), biểu hiện cho một thứ tôn giáo tính lệch lạc và gian xảo. Thật vậy, ngẫu tượng không là gì khác ngoài “công việc do tay con người tạo ra”, một sản phẩm của những gì con người ước vọng, và vì thế, không thể vượt qua những giới hạn của tạo vật. Nó quả thực có một hình dạng con người, với miệng, mắt, tai, cổ nhưng lại bất động, vô sinh, thực sự như trường hợp của một pho tượng vô hồn (x Ps 113B:4-8).
Số phận của con người tôn thờ những thực tại chết chóc này trở nên giống như những thực tại ấy, cũng bất lực, mỏng dòn, bất động. Qua những câu thánh vịnh này rõ ràng cho thấy khuynh hướng vĩnh viễn của con người trong việc tìm kiếm sự cứu độ nơi “công cuộc của tay mình”, đặt hy vọng nơi giầu sang, quyền lực, thành công, vật chất. Tiếc thay, những gì xẩy ra cho họ là những gì được tiên tri Isaia đã diễn tả một cách chính xác: “Họ ăn uống trên đống tro; một trí óc dối trá đã dẫn họ đi hoang; và họ không thể giải thoát mình hay nói rằng ‘Có sự gian dối nào nơi bàn tay phải của tôi hay chăng?’” (44:20).
3. Bài Thánh
Vịnh 134 (135), sau việc suy niệm này về đạo giáo thật và giả, về đức tin chân
chính nơi vị Chúa tể vũ trụ và lịch sử, và về việc tôn thờ ngẫu tượng, kết thúc
bằng lời chúc tụng phụng vụ (x các câu 19-21), một phép lành phụng vụ dẫn đến
hàng loạt những hình ảnh hiện diện nơi việc tôn thờ được thực hiện trong đền thờ
ở Sion (x Ps 113B: 9-13).
Từ tất cả
mọi cộng đồng qui tụ lại trong đền thờ này xuất hiện một phép lành hòa hợp với
Thiên Chúa Hóa Công của vũ trụ và với Đấng Cứu Tinh của dân Người, được thể hiện
nơi tính cách đa dạng của các tiếng nói cùng sự khiêm tốn của lòng tin tưởng.
Phụng vụ là nơi đặc biệt để lắng nghe Lời thần linh, lời làm cho những tác động cứu độ của Chúa hiện diện, thế nhưng cũng là một vòng cầu trong đó kinh nguyện cộng đồng được dâng lên để chúc tụng tình yêu thần linh. Thiên Chúa và con người gặp nhau bằng một gắn bó cứu độ, một gắn bó nên trọn một cách đích thực nơi việc cử hành phụng vụ.
4. Khi dẫn giải câu này của bài thánh vịnh đây về những thứ ngẫu tượng cùng những thứ tượng tự được những kẻ tin tưởng vào chúng (x Ps 134[135]: 15-18), Thánh Âu Quốc Tinh đã nhận định thế này: “Thật vậy – anh em ơi, hãy tin rằng – ở nơi họ có một cái gì tương tự với những thứ ngẫu tượng của họ: dĩ nhiên là không phải ở nơi thân th36 của họ mà ở trong con người nội tâm của họ. Họ có tai nhưng họ không nghe thấy Thiên Chúa đã kêu gọi gọi ra sao: ‘Ai có tai để nghe thì hãy nghe’. Họ có mắt nhưng họ chẳng thấy gì: họ có, tức là, có những con mắt nơi thân thể song không có con mắt đức tin”. Cũng thế, “họ có mũi nhưng họ không ngửi thấy chi. Họ không thể nhận thấy mùi hương được Thánh Tông Đồ nói đến là: Chúng ta hãy là hương thơm của Chúa Kitô ở khắp mọi nơi (x 2Cor 2:15). Có ích gì cho họ chăng khi họ có mũi mà họ lại không hít thở được hương vị ngọt ngào của Chúa Kitô hay chăng?”
Thật thế, Thánh Âu Quốc Tinh công nhận rằng, vẫn có những con người gắn bó với việc tôn thờ ngẫu tượng, “tuy nhiên, hằng ngày, có những con người, vì tin tưởng vào phép lạ của Chúa Kitô, đã gắn bó với đức tin. Hằng ngày những con mắt của kẻ mù lòa và tai của kẻ điếc lác được mở ra, mũi trước kia bị tịt nay bắt đầu hít thở lại, lưỡi bị câm nín được nói năng, cẳng của kẻ bị tê liệt được kiên cường, chân của thành phần què quặt được thẳng đứng. Từ những hòn đá này xuất hiện con cái của Abraham (x Mt 3:9). Bởi thế, đối với những người ấy cần phải nói rằng: ‘Nhà Yến Duyên ơi hãy chúc tụng Chúa’. Hãy chúc tụng Ngài, hỡi thành phần đấng bậc của Giáo Hội! Điều này có ý nói về ‘Nhà Aaron’. Hãy chúc tụng Ngài hỡi các vị thừa tác viên! Điều này có ý nói về ‘Nhà Lêvi’. Và còn các quốc gia thì sao, nó muốn nói gì đây? ‘Các ngươi là thành phần kính sợ Chúa, hãy chúc tụng Chúa’” ("Esposizione sul Salmo" [Commentary on Psalm] 134, 24-25): Nuova Biblioteca Agostiniana, XXVIII, Rome, 1977, pp. 375,377).
Anh Chị Em thân mến,
Việc chúng ta suy niệm hôm nay tập trung vào phần thứ hai của bài Thánh Vịnh 134. Hai quan điểm về đạo giáo được trình bày. Quan niệm thứ nhất cho thấy một vị Thiên Chúa hằng sống và cá vị với việc Ngài hiện diện thực sự và cứu độ là tâm điểm của đức tin chân chính vì Ngài hướng dẫn và xót thương dân của Ngài. Quan niệm thứ hai nói lên tính cách đạo nghĩa méo mó và sai lạc của việc tôn thờ ngẫu tượng.
Các thứ ngẫu tượng chỉ là một thứ sản phẩm của các ước vọng con người và bất lực cùng vô hồn như là một pho tượng mà thôi. Thật vậy, những ai tìm kiếm ơn cứu độ bằng “công việc của tay người” – khi đặt niềm hy vọng của họ nơi giầu sang, quyền lực hay thành đạt – chỉ đánh lừa mình thôi.
Căn cứ vào việc suy niệm về đức tin thật giả ấy, bài thánh vịnh kết luận bằng lời chúc tụng theo phụng vụ. Toàn thể cộng đồng tập trung trong đền thờ dâng lời nguyện cầu lên Thiên Chúa, ca khen chúc tụng tình yêu của Ngài và việc Ngài cứu độ.
Như Thánh Âu
Quốc Tinh, chúng ta cũng nhìn nhận rằng vẫn còn có những người gắn bó với việc
tôn thờ ngẫu tượng, thế nhưng chúng ta cũng hỉ hoan thấy rằng có những con người
hằng ngày gắn bó với đức tin, và liên kết với tất cả mọi tín hữu, kêu lên từ tâm
can của họ rằng: Nào chúng ta hãy chúc tụng Chúa!
Đaminh
Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo Zenit ngày 5/10/2005