GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 8/10/2005,

NGÀY THÁNH MẪU

 

1)   Thượng Họp Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: Diễn tiến các cuộc Họp Chung và 1 vị Giám Mục VN lên tiếng

2) Thượng Họp Giám Mục Thế Giới và  Thượng Nghị Giám Mục Các Châu / Các Nước

3) Maria:  “Niềm vinh phúc duy nhất cho bản tính nhân loại sa ngã."                                                                                     

 

            

Thượng Họp Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI: Diễn tiến các cuộc Họp Chung và 1 vị Giám Mục VN lên tiếng

 

Cuộc Họp Chung 1: Thời điểm - Sáng Thứ Hai 3/10; Chủ sự: ĐTC GPII; Tham dự: 241 nghị phụ

 

Cuộc Họp Chung 2: Thời điểm – 4 giờ 30 chiều Thứ Hai 3/10; Chủ sự: ĐHY Francis Arinze, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích, với sự có mặt có ĐTC; Tham dự: 241 nghị phụ.

 

Cuộc Họp Chung 3: Thời điểm – 9 giờ sáng Thứ Ba 4/10; Chủ sự: ĐHY Juan Sandoval Iniguez, TGM Guadalajara Mexico, với sự có mặt có ĐTC; Tham dự: 243 nghị phụ.

 

Cuộc Họp Chung 4: Thời điểm – 4 giờ 30 chiều Thứ Ba 4/10; Chủ sự: ĐHY Juan Sandoval Iniguez, TGM Guadalajara Mexico, với sự có mặt có ĐTC; Tham dự: 242 nghị phụ.

 

Cuộc Họp Chung 5: Thời điểm – 4 giờ 30 chiều Thứ Tư 5/10; Chủ sự: ĐHY Telesphone Placidus Toppo, TGM Ranchi Ấn Độ, với sự có mặt có ĐTC; Tham dự: 246 nghị phụ.

 

Cuộc Họp Chung 6: Thời điểm – 9 giờ sáng Thứ Năm 6/10; Chủ sự: ĐHY Francis Arinze, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích, với sự có mặt có ĐTC; Tham dự: 243 nghị phụ.

 

Cuộc Họp Chung 7: Thời điểm – 4 giờ 30 chiều Thứ Năm 6/10; Chủ sự: ĐHY Francis Arinze, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích, với sự có mặt có ĐTC vào lúc 6 giờ chiều; Tham dự: 243 nghị phụ.

 

Cuộc Họp Chung 8: Thời điểm – 9 giờ sáng Thứ Năm 6/10; Chủ sự: ĐHY Juan Sandoval Iniguez, TGM Guadalajara Mexico, với sự có mặt có ĐTC; Tham dự: 245 nghị phụ.

 

Lời phát biểu của Đức Cha Phêrô Nguyễn Đình Tứ, Giám Mục Giáo Phậm Phú Cường Việt Nam ở Cuộc Họp Chung Thứ 5:

 

“Người Công giáo Việt Nam thực hành đức tin của mình. Đối với họ, việc cử hành Thánh Lễ có một tầm vóc đặc biệt quan trọng. Chứng 80% tham dự Lễ Chúa Nhật, và 15% tham dự lễ hằng ngày. Vào các lễ trọng như Giáng Sinh và Phục Sinh, con số tham dự lên tới 95%. Lý do cho thấy là vì vấn đề giảng dạy về giáo lý và giáo dục trong gia đình. Trong Năm Thánh Thể này, tất cả mọi giáo phận đều phác họa các chương trình đặc biệt. Tín hữu giáo dân tăng thêm ý thức và họ được mời gọi để học hỏi các văn kiện của huấn quyền về Thánh Thể. Đối với việc cử hành Năm Thánh Thể, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức 1 Đại Hội Thánh Thể tại Trung Tâm Thánh mẫu toàn quốc La Vang, với con số tham dự là 500 ngàn người… 

 

“Việc tôn thờ Thánh Thể ở Việt Nam đã mang lại những kết quả tích cực như: việc gia tăng đời sống đạo, các sinh hoạt cộng đồng trở nên sinh động hơn, mối hiệp thông huynh đệ hiển nhiên hơn, và việc tương trợ giữa các gia đình với nhau trở thành tự nhiên và phổ biến hơn.

 

“Tóm lại, có lý do để hy vọng rằng lòng tôn sùng Thánh Thể này sẽ mang lại nhiều ích lợi cho quốc gia của chúng tôi”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được VIS phổ biến hằng ngày và theo ngày

 

 

TOP

 

Thượng Họp Giám Mục Thế Giới và  Thượng Nghị Giám Mục Các Châu / Các Nước

 

(Bài này đã được phổ biến hôm Thứ Ba tuần này, nhưng xin đăng lại với một số chi tiết đầy đủ hơn)

 

Các Cuộc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 1, 29/9-29/10-1967, với 197 vị nghị phụ, về việc bảo trì và kiên cường đức tin Công Giáo : chuyên chính, năng lực, phát triển cùng sự nối kết của đức tin Công Giáo giữa tín điều và lịch sử.

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ thứ nhất, 11-28/10/1969, với 146 vị nghị phụ, về bản chất và ý nghĩa của giáo phẩm đoàn, về mối liên hệ của giám mục và hội đồng giám mục với giáo hoàng cũng như với nhau.

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 2, 30/9-6/11/1971, với 210 vị nghị phụ, về các vị tư tế thừa tác và sự chính trực trong thế giới.

           

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 3, 29/9-26/10/1974, với 209 vị nghị phụ, về việc truyền bá Phúc Âm hóa trong thế giới tân tiến, được đúc kết trong tông huấn Evangelii Nuntiandi do Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 8-12-1975.

           

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 4, 30/9-29/10/1977, với 204 vị nghị phụ, về việc dạy giáo lý trong thời đại của chúng ta, được đúc kết trong tông huấn Catechesi Tradendae do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 16-10-1979.

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 5, 26/9-25/10/1980, với 216 vị nghị phụ, về vai trò của gia đình Kitô hữu trong thế giới tân tiến, được đúc kết trong tông huấn Familiario Consortio do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô ban hành ngày 22-11-1981.                 

           

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 6, 29/9-29/10/1983, với 283 vị nghị phụ, về việc hòa giải và thống hối trong sứ mệnh của Giáo Hội hôm nay, được đúc kết trong tông huấn Hòa Giải và Thống Hối Reconciliatio et Paenitenlia do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 2-12-1984.

           

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ thứ hai, 24/11-8/12/1985, với 165 vị nghị phụ, về Công Đồng Vaticanô II, trong việc thẩm định sự áp dụng của Công Đồng 20 năm qua, cũng như trong việc tìm cách phát động sự canh tân trong Giáo Hội theo tinh thần và văn tự của Công Đồng.

           

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 7, 1-30/10/1987, với 232 vị nghị phụ, về ơn gọi và sứ mệnh của giáo dân trong Giáo Hội và thế giới, được đúc kết trong tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân Christifideles Laici  do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 20-12-1988.

           

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 8, 30/9-28/10/1990, với 238 vị nghị phụ, về việc đào tạo linh mục trong các hoàn cảnh của ngày hôm nay, được đúc kết trong tông huấn Pastores Dabo Vobis do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25-3-1992.

           

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 9, 2-29/10/1994, với 245 vị nghị phụ, về đời tận hiến và sứ mệnh của nó trong Giáo Hội và trong thế giới, được đúc kết trong tông huấn Đời Tận Hiến Vita Consecrata do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25-3-1996.

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 10, 1-23/10/1999, với mục tiêu nhắm đến giới còn lại là hàng giáo phẩm, bàn về chủ đề là "Giám mục: Tôi tớ của Phúc Âm Chúa Giêsu đối với niềm hy vọng của Thế Giới", được đúc kết trong tông huấn Mục Tử Đàn Chiên Chúa Pastores gregis do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 16/10/2003.

 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ thứ 11, diễn ra vào thời đoạn 2-23/10/2005, cuối Năm Thánh Thể (17/10/2004-23/10/2005), kỷ niệm 40 năm (15/9/1965-2005) thiết lập Thượng Nghị Giám Mục này, bàn về chủ đề là "Thánh Thể là Nguồn Mạch và Tột Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội", sẽ được đúc kết trong một tông huấn do Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban hành vào một ngày nào đó trong tương lai.

 

Thượng Nghị Giám Mục Các Châu Lục:

           

Hội Nghị Đặc Biệt Chư Giám Mục Hòa Lan, 14-31/1/1980, với 19 vị nghị phụ, tại Rôma, với ĐTC GPII, về tình hình mục vụ ở Hòa Lan.

 

Thượng Nghị Giám Mục Âu Châu, với 137 vị nghị phụ, đáp lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đã diễn ra tại Rôma từ ngày 28-11 đến 14-12 năm 1991, tức theo sau Biến Cố Đông Âu sụp đổ năm 1989 và ngay trước biến cố Nước Nga trở lại ngày 25-12-1991, để lợi dụng tình trạng sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản bàn về vai trò Kitô giáo trong tương lai của Âu Châu cũng như về vai trò tác hiệu của Giáo Hội Công Giáo trong việc hình thành một trật tự xã hội chân chính.

           

Thượng Nghị Giám Mục Phi Châu, với 242 vị nghị phụ, nhóm họp tại Rôma vào ngày 10/4-8/5/1994 bàn về chủ đề "Giáo Hội ở Phi Châu với sứ mệnh truyền bá Phúc Âm hướng về năm 2000: 'Các con sẽ là nhân chứng của Thày'", được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúc kết trong tông huấn Ecclesia in Africa ban hành ngày 14-9-1995, dịp ngài thăm Phi Châu.

 

Hội Nghị Đặc Biệt Chư Giám Mục Lebanon, 26/11-14/12/1995, với 69 vị nghị phụ, họp với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Vatican, về đề tài “Chúa Kitô là Niềm Hy Vọng của chúng ta: Được Thánh Thần canh tân, Chúng Ta Đoàn kết Làm Chứng cho Tình Yêu của Người”.

           

Thượng Nghị Giám Mục Mỹ Châu, với 233 vị nghị phụ, nhóm họp tại Rôma vào ngày 16/11-12/12/1997, với chủ đề "Gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô hằng sống: Con đường dẫn đến Hối Cải, Hiệp Thông và Đoàn Kết", được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúc kết trong tông huấn Ecclesia in America ban hành tại Mexicô City ngày 22-1-1999, dịp ngài thăm Mỹ Châu.

           

Thượng Nghị Giám Mục Á Châu, với 191 vị nghị phụ, nhóm họp tại Rôma vào ngày 19/4-14/5/1998, từ ngày 19-4 đến 14-5, với chủ đề "Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế với Sứ Mệnh Yêu Thương và Phục Vụ của Người ở Á Châu", được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúc kết trong tông huấn Ecclesia in Asia ban hành ngày 6/11/1999, dịp ngài thăm Á Châu ở Tân Đề Li Ấn Độ.

           

Thượng Nghị Giám Mục Đại Dương Châu, với 117 vị nghị phụ, nhóm họp tại Rôma vào ngày 23/11-12/12/1998, với chủ đề "Chúa Giêsu Kitô và nhân dân Đại Dương Châu - 'Đi Con Đường của Người, nói Sự Thật của Người và sống Sự Sống của Người'". được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúc kết trong tông huấn Ecclesia in Oceania ban hành ngày 22/11/2001, và được ngài lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội ban hành và gửi đi bằng hệ thống điện toán toàn cầu cho tất cả mọi giáo phận địa phương thuộc châu lục này.

           

Thượng Nghị Giám Mục Âu Châu, với 117 vị nghị phụ, nhóm họp lần thứ hai vào thời khoảng 1-23/10/1999 tại Rôma, với chủ đề "Chúa Giêsu Kitô vẫn sống nơi Giáo Hội, Nguồn Mạch Hy Vọng cho Châu Âu", được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đúc kết trong tông huấn Ecclesia in Europe ban hành ngày 28/6/2003.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

Maria:  “Niềm vinh phúc duy nhất cho bản tính nhân loại sa ngã.”

 

John Hampsh, C.M.F. (The Art of Loving God: “Mary, Our Tainted Nature’s Solitary Boast”, pp 83-86) 

 

Có một bà thuộc trào lưu “giải phóng phụ nữ” đã khởi đầu bài thuyết trình của mình bằng câu hỏi sau:  “Đàn ông ngày nay sẽ phải ở đâu nếu không có đàn bà?”  Một ông có vẻ bực tức đang ngồi phía sau hội trường lúc đó thốt lớn lên một câu trả lời cho câu hỏi tuy không nhằm tìm câu đáp ấy:  “Ông đã được ở lại trong vườn địa đàng mà ăn dâu rồi.” (Ông ta cũng biết rằng miễn không phải táo là được.)

 

Phải chăng một người phụ nữ đã là nguyên cớ cho mọi vấn nạn trong xã hội?  Nói cho cùng, chính bà Evà đã phạm tội đầu tiên, như Thánh Phaolô đã xác định (xem 1 Timothy 2:14).  Tuy nhiên, thánh Phaolô cũng tuyên bố rằng “tội đã đến trong thế gian qua một người nam, và cái chết qua tội lỗi” (Rom 5:12).  Không phải cái tội đầu tiên, tội của Evà, đã tạo nên vấn nạn cho chúng ta;  mà chính là tội thứ hai, tội của Adong, đã làm ô nhiễm toàn thể nhân loại, luôn cả Evà.  Mâu thuẫn thay, tội đầu tiên tự nó đã chưa trở thành “tội nguyên tổ” (xét theo phương diện thần học).

         

Tội bất tuân của Evà đã làm hạ giá trạng thái luân lý của bà.  Tuy nhiên, tự chỉ một tội này thôi đã không đủ để gieo trong bà xu hướng thiên về sự dữ.  Với Adong thì không vậy; tội của ông đã gây nhiễm cho cả nhân loại, trong đó có Evà, một khuynh hướng thiên về sự dữ cùng những sa ngã yếu đuối khác. 

         

Evà đã khiêu khích Adong phạm tội nhưng đã không làm nhiễm độc ông, nhưng Adong, khi phạm tội, đã làm nhiễm độc Evà.  Tuy không phải là kẻ phạm tội đầu tiên, ông đã là con người đầu tiên; chính vì vậy ông là con người duy nhất mà khi phạm tội có thể làm ô nhiễm toàn thể loài người - tất cả hậu duệ - và lấy mất đi tính chất vô tội nguyên thủy mà lẽ ra họ phải được hưởng khi được tạo dựng trong một  trạng thái vô nhiễm.

         

Như vậy, có hai loại sa ngã trong hai cử chỉ bất tuân Thánh Ý Chúa này.  Nhưng qua hai cử chỉ tuân phục Thánh ý Chúa sau này, đôi sự bất tuân ấy đã được lật ngược lại và Satan phải thảm bại, như đã được tiên tri.  “Ta sẽ đặt mối hận thù giữa ngươi và người nữ và giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ ấy,”  Chúa phán với con rắn;  người ấy sẽ đạp đầu mày” (Gn 3:15)

         

Cả hai cử chỉ vâng phục đã xảy ra cùng lúc, ngay trong giây phút của sự can thiệp phi thường từ ơn trên xuống trong lịch sử nhân loại: Thiên Chúa xuống thế, tính chất thần thánh mặc lấy xác người!  Một cử chỉ tán dương vâng phục Thiên Chúa Cha đã được thực hiện bởi Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa.  “Ngôi Lời Nhập Thể” (Jn 1:14) để cứu chuộc nhân loại.  Chỉ bằng cách trở thành “Adong mới” mà Người mới có thể thực hành một sứ mạng cứu độ qua cực hình, điều kiện đòi hỏi để đền bù cho tội lỗi của dòng giống Adong (xem Hebrews 2:14; Romans 3:25).  Qua việc này, Người như là đã tái tạo dựng một dòng giống mới:  “Như trong Adong tất cả phải chết, thì trong Chúa tất cả lại được tái sinh” (1 Cor 15:22).

         

Cũng cùng lúc Ngôi Lời Nhập Thể, một cử chỉ tuân phục vĩ đại khác đã được thực hiện bởi Đức Maria, một “Evà mới”:  “Xin cứ hãy làm cho tôi” (Luca 1:38).  Để sửa soạn cho vai trò này Mẹ Maria đã được giữ “tràn đầy ơn phúc.”  Mẹ là con người không hề phạm tội đầu tiên, được giữ gìn tinh tuyền bởi ơn bảo trì của Chúa để đối chiếu lại với tội lỗi của Evà, con người phạm tội đầu tiên.  Trái ngược lại với Evà dụ dỗ Adong, Đức Maria đã bằng lòng hợp tác trực tiếp với Adong mới; Mẹ đã cưu mang Người vào trong chính thế giới mà Người sẽ cứu chuộc, trong khi thấu hiểu rằng Người là con người duy nhất được sinh ra với một sứ mạng độc đáo là để chết.

         

Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cức Chuộc – Nagiarét và Canvê – là hai ngoặc mở và đóng để ấn định ranh giới giải pháp cứu độ cho cơn đại dịch của tội lỗi Adong.  Đức Maria đã có can hệ một cách mật thiết với cả hai cực điểm ấy.  Sự thuần phục toàn diện của Mẹ đối với chương trình của Chúa đã bắt đầu từ khi Ngôi Hai nhập thể trong cung lòng Mẹ và kết thúc trên đồi Canvê.  Trên Thánh Giá, đức vâng lời của Chúa Kitô đã được tỏ tường qua cuộc Khổ Nạn của Người, và đức vâng lời của Mẹ Maria cũng được thể hiện trong cuộc khổ nạn của riêng Mẹ khi Mẹ “đứng dưới chân Thánh Giá.” (Jn 19:25).  Cũng như Evà đã đồng tác trong việc sa ngã tuy không là nguyên nhân cho việc đó, Evà mới đã đồng tác cho việc tái thiết (cứu chuộc) nhân loại mà không làm nguyên nhân cho việc này.

         

"Hơn nữa, việc Mẹ Maria đồng hành với Con Mẹ đã được biểu hiện trong lễ Hiện Xuống, khi nhiệm thể của Chúa là Hội Thánh, được khai sinh.  Lẽ dĩ nhiên, một người mẹ hay có mặt với con mình đang trong lúc sinh nở!  Mẹ Maria đã chiếm một địa vị vinh dự trong sự kiện đó (TĐCV 1:14).  Chính vì vậy mà Mẹ có một sự liên hệ độc đáo đối với riêng từng người trong chúng ta, dù là phần tử hiện hữu hay phần tử khả hữu của thân thể mầu nhiệm đã được cứu chuộc của Chúa.  Chúa Kitô chính là đầu của một thân thể mà chúng ta đã được liên kết, và Thiên Chúa đã ban sự liên hệ của Mẹ đối với người con đầu lòng của Mẹ cho chúng ta, là huynh đệ thiêng liêng với Chúa; “Người là đầu của thân thể Hội Thánh; Người là khởi đầu và là trưởng tử” (Col 1:18)

         

Trong Lễ Hiện Xuống, vai trò của Mẹ Maria là một Evà mới đã được hoàn thành trong vai trò một người mẹ mới cho cả nhân loại.  Trong khi không là nguyên nhân ơn cứu chuộc, Mẹ Maria đã được Chúa kêu gọi để hành động liên kết với Con Mẹ trong công cuộc trở ngược lại sự hủy hoại toàn diện do tội lỗi Adong;  Mẹ đã làm điều này qua cách chủ yếu là cưu dựng một thân thể mà qua đó Chúa mới có thể chịu đau khổ để đền bù cứu chuộc.

         

Thánh Phaolô cắt nghĩa mầu nhiệm này như sau:  “Người đã giao hoà với anh em bởi cơ thể của Người qua cái chết, để anh em được đặt trước mặt Người một cách thánh thiện không hoen ố” (Col 1:22).  Mối liên hệ mẫu tử của Mẹ Maria đối với Con-Đấng Cứu Thế qua cơ thể của Người được song song, trong sự sắp đặt của Chúa, với sự liên hệ mẫu tử của Mẹ với tất cả chúng ta trong nhiệm thể đã được cứu chuộc của Người.  Tại sao?  Bởi vì bằng cách nào đó, chúng ta, loài người được cứu chuộc, cũng thuộc về Người, Đấng Cứu Chuộc:  “Chúng ta là phần tử của thân thể Người” (Eph 5:30), và “trong Người mọi sự được nối kết lại với nhau” (Col 1:17).   Ý định siêu phục và vĩ đại của Chúa trong chương trình lịch sử cứu độ đã nâng Đức Maria lên một vị trí tuyệt đối độc đáo trong toàn nhân loại".

 

                                                         

                                                                   Maria Thanh Gương

 

                                                                   Ngày 1 tháng 10, 2005

                                                                   Dâng Mẹ tháng Mân Côi.

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ