GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 12/11/2005 |
? Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Việc Tưởng Niệm Diệt Chủng Do Thái
Thế Giới đẩy mạnh việc phòng chống đại dịch cúm gia cầm
? “Hồi Giáo tại Âu Châu”: một cuộc cách mạng âm thầm … liên quan tới cuộc nổi dậy ở Pháp?
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Tình Trạng Khốn Khổ của Kitô Hữu Palestine
Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Ba 1/11/2005, ngỏ cùng ủy ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về “Cơ Quan Cứu Trợ và Hoạt Động của Liên Hiệp Quốc đối với Những Người Tị Nạn Palestine ở Vùng Cận Đông”.
Thưa Ông Trưởng Ủy Ban,
Đại biểu tôi, sau khi kỹ lưỡng xem lại Bản Tường Trình của Tổng Ủy Viên “Cơ Quan Cứu Trợ và Hoạt Động của Liên Hiệp Quốc đối với Những Người Tị Nạn Palestine ở Vùng Cận Đông” (UNRWA: United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East), một lần nữa xin bày tỏ việc cảm nhận của mình về hoạt động của cơ quan này trong thời gian đầy những thách đố cam go này.
Tòa Thánh hân hoan nhìn nhận việc UNRWA cống hiến vấn đề trợ giúp cho tất cả mọi người tị nạn Palestine vì họ là người tị nạn, chứ không kỳ thị hay chú ý tới tôn giáo của họ. Tuy nhiên, năm nay chúng tôi buộc phải chú ý tới tình trạng khó khăn gia tăng phải chịu đựng bởi thành phần Kitô hữu Palestine, những người mà, mặc dù họ thuộc về một niềm tin được phát sinh từ chính mảnh đất này, đôi khi lại bị hàng xóm láng giềng của họ ngờ vực. Bị kỳ thị gấp hai lần, thì không có gì là lạ lùng khi biết rằng nhóm nhỏ bé này – chưa đầy 2% của dân chúng Palestine địa phương – đặc biệt bị đẩy ra ngoài lề xã hội.
Tất cả mọi người Palestine đều có quyền được bạn hữu và thẩm quyền chính đáng đối xử và suy nghĩ một cách công bằng. Nạn cực đoan về tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào ngấm ngầm trong các cuộc tấn công, lạm dụng hay đe dọa Kitô hữu trong vùng quanh Bêlem mới đây là những gì bất khả chấp. Bất kể là ai trở thành nạn nhân của bạo lực và cuồng tín thì những hành động ấy đều là những vết nhơ nơi lương tâm của con người. Bởi thế, đại biểu tôi đây hy vọng rằng các vị lãnh đạo địa phương sẽ tìm ra những giải quyết cho các nhu cầu của tất cả mọi phần tử của những cộng đồng địa phương đang trải qua tình trạng bạo lực.
Ngoài ra, bức tường an toàn ngăn chặn đường tới một số miền đất và nguồn nước của Palestine, cũng như ngăn chain việc làm ăn, buôn bán, giáo dục, y tế và tự do thờ phượng, tất cả đều là những gì hằng được quan tâm tới. Đại biểu tôi đây sẵn sàng nhìn nhận quyền lợi của tất cả mọi người được sống trong an bình và an ninh; đàng khác, chúng tôi tin rằng Thánh Địa càng cần phải có những nhịp cầu nối hơn là những bức tường rào cản.
Hy vọng rằng nhiều vấn đề ở miền đất này sẽ được giải quyết bằng việc thương thảo và đối thoại, đại biểu tôi xin nhấn mạnh là giải pháp bền vững cần phải bao gồm cả vấn đề Thánh Thánh Giêrusalem. Căn cứ vào nhiều biến động về bạo lực và tình trạng khó khăn trong vấn đề tự do di chuyển gây ra bởi bức tường an ninh, Tòa Thánh lập lại việc Tòa Thánh ủng hộ “những khoản cam đoan của quốc tế trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm của cư dân mình, cũng như quyền tín hữu thuộc tất cả mọi tôn giáo và quốc tịch được thường xuyên, tự do và dễ dàng đi lại các nơi thánh” (A/RES/ES-10/2).
Giêrusalem là nhà vốn được công nhận của ba niềm tin theo tổ phụ Abraham, và ai có quyền bảo quản Thành Thánh này thì có trách nhiệm đặc biệt về thành thánh ấy trước cộng đồng quốc tế. Mượn những lời mới đây của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, chúng tôi hy vọng rằng Giêrusalem một ngày kia sẽ là “một ngôi nhà của hòa hợp và hòa bình” cho tất cả mọi tín hữu.
Thời gian đã quá dài lâu cho việc đối thoại cởi mở huynh đệ để mang lại việc hạ sinh hai quốc gia, bên cạnh nhau, tương kính quyền hiện hữu và phát triển của nhau. Đã có quá nhiều nạn nhân vô tội, là Do Thái hay Palestine, Do Thái, Kitô hữu hay Hồi hữu cũng thế. Chí có một nền hòa bình chân chính và bền vững – nền hòa bình không bị áp đặt mà bằng việc thương thảo – mới làm cho những ước vọng hợp lý của tất cả mọi dân tộc sống ở Thánh Địa được mãn nguyện mà thôi.
Xin cám ơn Ông
Trưởng Ủy Ban
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/11/2005
Thế Giới đẩy mạnh việc phòng chống đại dịch cúm gia cầm
|
Hôm Thứ Hai 7/11/2005, vị tổng giám đốc của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO (World Health Organization) là ông Lee Jong-wook đã nói trong một cuộc họp có 600 chuyên gia và dự án gia về sức khỏe rằng: “Chúng ta đang cảm thấy một tình trạng lan tràn không ngừng nghỉ của chứng cúm gia cầm”.
Ngân Hàng Thế Giới đã ước lượng giá tối thiểu về kinh tế khả dĩ phải trả cho nạn dịch này là 800 tỉ Mỹ kim (hay 675 tỉ Đồng Âu) trong vòng 1 năm liên quan tới tình trạng bị thất thoát về sản vật gia cầm bị sút giảm 2% hay hơn. Con số này được căn cứ vào con số đã bị thiệt hại về kinh tế (nhất là ngành du lịch và nhà hàng) gây ra bởi hội chứng SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) năm 2003.
Mặc dù dịch cúm gia cầm tài diễn qua một số năm, song các khoa học gia đang xem xét vi khuẩn H5N1 từ khi nó gây tác dụng trên con người. Vào đầu năm 2004, các viên chức y tế đã loan báo rằng có 3 người, 1 người lớn và 2 trẻ em, đã bị chết vì bệnh này ở Việt Nam.
Từ đó, WHO nói rằng, có trên 120 người, hầu hết giao tiếp gần gũi với gia cầm, đã bị chứng bệnh này ở Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan và Nam Dương, trong đó có trên một nửa có người bị nhiễm mắt đã thiệt mạng.
|
Từ đó có trên 150 triệu con gà và các thứ gia cầm khác bị chết hay được chọn lọc, nhưng vẫn không sao ngăn cản được việc lan truyền bệnh này cho gia cầm ở miền trung Á Châu, Nga Sô và đông Âu.
Bác sĩ Margaret Chan, một viên chức cao cấp của WHO có trách nhiệm thanh tra bệnh cúm gia cầm đã cho biết rằng: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta có cơ hội để dọn mình trước khi nạn dịch xẩy đến. Cộng đồng hoàn vũ cần phải rat ay ngay từ bây giờ”.
Từ năm 1890, thế giới đã có 4 nạn cúm dịch, lần cuối cùng vào cuối thập niên 1960. Bệnh cúm dịch bình thường sát hại hằng ngàn người, thế nhưng nạn đại dịch còn tệ hơn nữa. Nạn đại dịch năm 1918-1919 đã sát hại tới 40 triệu hay 50 triệu người.
Bác sĩ David Nabarro, một chuyên viên cao cấp thuộc WHO được Tổng Thư Ký Annan Kofi bổ nhiệm vào Tháng 9/2005 để điều hợp việc đáp ứng của thế giới, cho biết “mỗi quốc gia cần phải gia tăng khả năng của mình trong việc làm những gì họ cần phải làm”.
Vị bác sĩ này cho biết nạn cúm gia cầm này có thể sát hại giữa 5 triệu đến 150 triệu người. Các khoa học gia tiên đoán từ con số ít hơn 2 triệu lên tới 360 triệu.
Thứ Tư, 9/11/2005, ngày cuối cùng của 3 ngày họp, Ngân Hàng Thế Giới đã nói rằng cần phải có một số tiền lên tới 1 tỉ Mỹ kim trong vòng 3 năm tới để chặn đứng việc lan tràn của vi khuẩn cúm gia cầm.
Ngân Hàng Phát Triển của Á Châu ADB (Asian Development Bank) cũng nói rằng họ giành ra 300 triệu Mỹ kim trội dư để sẵn sàng giúp chống dịch cúm gia cầm ở những quốc gia bị thiệt hại nặng nhất là Việt Nam, Lào và Cam Bốt.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 7 & 9/11/2005
“Hồi Giáo tại Âu Châu”: một cuộc cách mạng âm thầm … liên quan tới cuộc nổi dậy ở Pháp?
Giáo sư thần học Jose Marales ở Đại Học Navarre, người đã từng nghiên cứu về ảnh hưởng của Hồi giáo ở Âu Châu, và vừa được Eunsa xuất bản tác phẩm “Musulmanes en Europa” (Hồi Giáo ở Âu Châu) của ông. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, ông cho biết “cuộc cách mạng âm thầm” của Hồi giáo ở châu lục này đã bùng nổ ở cuộc nổi dậy ở Pháp quốc từ ngày 27/10/2005 kéo dài cho tới khi Zenit phổ biến bài phỏng vấn hôm 7/11/2005 vẫn chưa chấm dứt mà còn lại càng dữ dội hơn nữa, đến nỗi chính phủ phải ra lệnh giới nghiêm.
Vấn: Những người Âu Châu, đặc biệt là những người Tây Ban Nha, “không nghĩ là có được một mối liên hệ chân thành khả dĩ giữa những người Hồi giáo và Tây phương”. Đây là một khẳng định mãnh liệt. Ông có thể nào nói mạnh hơn thế nữa chăng?
Đáp: Tôi nói một cách tổng quát nên cũng có những trường hợp trừ. Những người Hồi giáo được coi như thành phần thuộc về một thế giới văn hóa khác và là người có một cảm nhận khác với chúng ta liên quan tới những vấn đề quan trọng đối với việc tổ chức về đời sống cũng như việc cùng nhau chung sống.
Khi tôi nói rằng “mối liên hệ chân thành” là tôi có ý nói tới một mối liên hệ cá biệt có một chiều sâu nào đó cũng như tới một cộng đồng hướng tới “chân trời hiện hữu”.
Nhiều người Âu Châu chúng ta có những người bạn Hồi giáo tuyệt vời, rất trung tín và thật sự là mến thương. Ngoài ra, những người bạn ấy cần phải được hội nhập vì những lý do công ăn việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, vấn đề nhà cửa, vấn đề học hành cho con cái của họ v.v.
Thế nhưng, tự mình, họ thường không đồng hóa, tức là, họ không trở thành một phần tử cần thiết và chủ động của xã hội. Họ hội nhập theo đòi hỏi thực tiễn song sống ở một biệt khu của mình.
Vấn:
Ông có coi Hồi giáo Âu Châu năng động và cởi mở hơn là ở các quốc gia chính
gốc của tôn giáo nay àay chăng?
Đáp: Cón quá sớm để nói đến điều này. Nó là một tiến trình đang diễn tiến và chúng ta không thể biết nó sẽ xoay vần ra sao hết.
Sự kiện đó là, hiện nay, Hồi giáo ở Âu Châu là một tấm vi thạch khảm của các thứ thái độ, trào lưu, phái nhóm và giáo phái đang cố gắng để chiếm được quyền lực và ảnh hưởng trên tín đồ Hồi giáo sống ở chân lục này.
Vào lúc này đây thì chưa có dấu hiệu nào cho người ta thấy về một Hồi giáo Âu Châu năng động và cởi mở hơn là ở chính các nguyên quốc của tôn giáo này.
Chắc chắn là có
những cá nhân cởi mở hơn nhưng ít có ảnh hưởng trên tập thể Hồi giáo là tập thể
tuân giữ các thứ luật lệ về xã hội học một cách cứng cỏi hơn và chuyển hóa một
cách chậm rãi không thể tưởng tượng nổi.
Vấn:
Ông nói xa xa tới một số đáng kể thành phần ở Âu Châu trở lại theo Hồi giáo.
Đâu là lý do cho thấy cái thu hút này của Hồi giáo?
Đáp: Tôi không nghĩ rằng tôi đã nói ở đâu là con số “trở lại” Hồi giáo từ những người Âu Châu là con số đáng kể.
Trái lại, tôi đã cố gắng làm giảm nhẹ tầm quan trọng của hiện tượng về những người không nhiều thì ít gắn bó với Hồi giáo, và tôi nói rằng nó là một biến cố không đáng kể, một biến cố được phóng đại đáng kể vì những động lực sâu xa thầm kín và theo ý hệ.
Nó là một hiện tượng bên lề gây ra bởi không nhiếu thì ít cuộc khủng hoảng của Giáo Hội ở Âu Châu. Tôi nghĩ rằng hai chương của cuốn sách bàn về vấn đề này đã dẫn giải nó một cách rõ ràng.
Vấn:
Những người Hồi giáo chê Kitô hữu có một đức tin “yếu kém”. Ông có nghĩ rằng
điều này làm cho tín hữu Kitô giáo bừng tỉnh hay chăng?
Đáp: Những người Hồi giáo biết rất ít về Kitô giáo, cũng như họ thường biết chút xíu về tôn giáo của họ vậy, ngoại trừ một số đáng kính nể.
Chắc chắn là họ có lý khi nói rằng Kitô hữu chúng ta có một đức tin yếu kém ở vào thời điểm lịch sử này đây. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ tỉnh giấc trước lời khuyên được những người Hồi hữu cống hiến cho chúng ta như thế hay là chính họ cảm nhận được về những người Kitô hữu.
Nói chung, họ nhìn chúng ta bằng con mắt oán hận, vì chúng ta thuộc về một nền văn minh làm chủ về kinh tế và chính trị.
Dĩ nhiên là có thể xẩy ra việc giao tiếp với Hồi giáo sẽ làm cho nhiều Kitô hữu tăng thêm cảm quan về căn tính truyền bá phúc âm hóa của họ và nhận thức rằng họ là những kho tàng của một thứ Mạc Khải không bởi con người tượng tượng ra.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/11/2005