GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 14/11/2005 |
? ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 33 Ngày 13/11/2005 về Ơn Gọi của Người Tín Hữu Giáo dân
Hôn Nhân Gia Đình: Mầu Nhiệm Cao Cả (tiếp)
? Hậu Trường Cuộc Khủng Bố Jordan: Người vợ sống sót tự thú toàn bộ nội vụ
ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 33 Ngày 13/11/2005 về Ơn Gọi của Người Tín Hữu Giáo dân
Anh Chị Em thân mến,
Sáng nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô những Vị Tôi Tớ Chúa đã đưoơc tôn phong chân phước là Charles de Foucauld, linh mục, Maria Pia Mastena, nữ sáng lập dòng Chị Em Thánh Nhan, và Maria Crocifissa Curcio thuộc Dòng Chị Em Truyền Giáo Carmeêô Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Các vị được thêm vào sổ bộ rất nhiều các vị chân phước mà, trong giáo triều của Đức Gioan Phaolô II, đã được dự trù để được tôn kính bởi các cộng đồng giáo hội nơi các vị sống, với ý thức về những gì đã được Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh, tức là, vấn đề những ai đã lãnh nhận phép rửa đều được kêu gọi sống đời Kitô hữu trọn lành: linh mục, tu sĩ và giáo dân, mỗi người tùy theo đặc sủng và ơn gọi riêng của mình.
Thật vậy, Công Đồng này đã chú trọng rất nhiều đến vai trò của người tín hữu giáo dân, giành hẳn một chương cho họ, đó là chương thứ 4 ở hiến chế “Ánh Sáng Muôn Dân” về Giáo Hội để xác định ơn gọi và sứ vụ của mình là những gì được bắt nguồn từ phép rửa và thêm sức, và hướng tới “việc tìm kiếm vương quốc của Thiên Chúa bằng cách tham gia vào trần thế vụ cũng như bằng cách hướng những trần thế vụ này theo dự án của Thiên Chúa” (khoản số 31).
Vào ngày 18/11/1965, các vị nghị phụ đã chấp thuận một sắc lệnh đặc biệt về việc tông đồ của người giáo dân, “Apostolicam Actuositatem”. Trước hết sắc lệnh này nhấn mạnh rằng “việc thành đạt của hoaạ động tông đồ giáo dân lệ thuộc vào việc hiệp nhất sống động của giáo dân với Chúa Kitô” (khoản 4), tức là, lệ thuộc vào đời sống tu đức vững chắc, một đời sống được nuôi dưỡng bằng việc tham dự chủ động vào phụng vụ và được thể hiện nơi lối sống của các phúc đức phúc âm.
Ngoài ra, khả năng chuyên nghiệp, cảm quan về gia đình, cảm quan về dân sự cùng các thứ giá trị về xã hội là những gì đặc biệt quan trọng nơi giáo dân. Mặc dù họ được kêu gọi riêng tư để cống hiến chứng từ cá nhân của mình, một chứng từ đặc biệt quí báu bất cứ ở nơi đâu quyền tự do của Giáo Hội gặp trở ngại, Công Đồng này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tông đồ có tổ chức cần thiết để gây ảnh hưởng tới tâm thức chung, tới những tình trạng và cơ cấu xã hội (khoản 18). Về vấn đề này, các vị nghị phụ đã khuyến khích những hội đoàn giáo dân khác nhau, đồng thời cũng nhấn mạnh tới việc huấn luyện họ cho hoạt động tông đồ này. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta muốn thượng hội giám mục thế giới năm 1987 chú trọng tới đề tài ơn gọi và sứ vụ của giáo dân, với tông huấn hậu thượng nghị được ban hành là “Người Tín Hữu Giáo Dân”.
Tóm lại, tôi muốn nhắc lại rằng Chúa Nhật vừa rồi ở Vương Cung Thánh Đường Vicenza đã có một người mẹ trong gia đình đã được phong chân phước là Eurosia Fabris, biệt danh là “Má Hoa Hồng”, gương mẫu của đời sống Kitô hữu ở bậc giáo dân. Chúng ta hãy trao phó toàn thể dân Chúa cho tất cả những vị đã được ở trên quê hương thiên đình, cho tất cả mọi vị thánh của chúng ta, trước hết cho Đức Maria Rất Thánh và phu quân của Người là Thánh Giuse, để mọi người lãnh nhận phép rửa càng ý thức hơn việc họ được kêu gọi để dấn thân làm việc một cách tốt đẹp trong vườn nho của Chúa.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
13/11/2005
Hôn Nhân Gia Đình: Mầu Nhiệm Cao Cả (tiếp 13/11 Chúa Nhật)
(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Thư Gửi Các Gia Đình ngày 2/2 trong Năm Gia Đình 1994, đoạn 19)
Đó là ý nghĩa sâu xa nhất của “mầu nhiệm cao cả” này, một ý nghĩa nội tại của tặng ân bí tích trong Giáo Hội, một ý nghĩa sâu xa nhất của Phép Rửa và Thánh Thể. Những bí tích này là hoa trái của tình yêu Vị Hôn Phu đã yêu thương chúng ta đến cùng, một tình yêu tiếp tục lan tỏa và ban phát để con người được thông dự vào sự sống siêu nhiên hơn nữa.
Sau khi nói “hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình” (Eph 5:25), Thánh Phaolô còn nhấn mạnh thêm rằng: “Chồng phải yêu thương vợ thậm chí như chính thân thể mình. Ai yêu thương vợ là yêu thương bản thân mình. Vì không ai từng ghét xác thịt của mình cả, song nuôi dưỡng và chăm sóc nó, như Chúa Kitô đối với Giáo Hội, vì chúng ta là chi thể của thân mình Người” (Eph 5:28-30). Rồi Thánh Nhân thúc giục các đôi phối ngẫu bằng những lời lẽ như sau: “Hãy nhường nhịn nhau vì lòng tôn kính Chúa Kitô” (Eph 5:21).
Thật sự đây là một thứ trình bày mới mẻ về sự thật bất biến liên quan tới đời sống hôn nhân gia đình theo chiều hướng của Tân Ước. Chúa Kitô đã mạc khải sự thật này trong Phúc Âm bằng việc Người hiện diện ở Cana xứ Galilêa, bằng hy tế Thập Giá và các Bí Tích của Giáo Hội Người. Nhờ thế, thành phần làm chồng làm vợ khám phá thấy nơi Chúa Kitô cái điểm tựa cho tình yêu phu thê của họ. Khi nói Chúa Kitô là Vị Hôn Phu của Giáo Hội, Thánh Phaolô sử dụng kiểu so sánh tình yêu phu thê là những gì đã được đề cập tới ở Sách Khởi Nguyên: “Người nam lìa bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình, và cả hai trở thành một xác thịt” (Gen 2:24). Đó là “mầu nhiệm cao cả” của một tình yêu hằng hữu đã từng hiện diện nơi việc tạo thành, được tỏ hiện nơi Đức Kitô và được ký thác cho Giáo Hội. Thánh Phaolô lập lại rằng: “Mầu nhiệm này là một mầu nhiệm sâu xa, tôi đang muốn nói đến Chúa Kitô và Giáo Hội” (Eph 5:32). Bởi thế, Giáo Hội không thể nào được hiểu như là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, như là dấu hiệu của việc con người Giao Ước với Thiên Chúa trong Chúa Kitô, hay như bí tích cứu độ phổ quát, trừ khi chúng ta nhớ rằng “mầu nhiệm cao cả” này có liên quan tới việc tạo dựng nên con người có nam có nữ, cũng như tới ơn gọi của cả hai trong việc yêu thương phu thê, trong vai trò làm cha và vai trò làm mẹ. “Mầu nhiệm cao cả” này, đó là Giáo Hội và nhân loại trong Chúa Kitô, không hiện hữu một cách tách biệt đối với “mầu nhiệm cao cả” được thể hiện nơi “một xác thịt” (x Gen 2:24; Eph 5:31-32), tức là nơi thực tại của đời sống hôn nhân gia đình.
Chính gia đình là mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa. Là “giáo hội tại gia”, gia đình là hôn thê của Chúa Kitô. Giáo Hội hoàn vũ, và hết mọi Giáo Hội riêng trong Giáo Hội hoàn vũ, được tỏ hiện một cách trực tiếp nhất như là hôn thê của Chúa Kitô nơi “giáo hội tại gia” cũng như nơi cảm nghiệm yêu thương của giáo hội tại gia này: cảm nghiệm của tình yêu phu thê, tình yêu cha mẹ, tình yêu huynh đệ, tình yêu của một cộng đồng bao gồm những con người và các thế hệ. Chúng ta có thể nghĩ rằng tình yêu của con người thiếu được hay chăng Vị Hôn Phu này và tình yêu mà Người đã yêu thương chúng ta trước cho đến cùng? Chỉ khi nào những người làm chồng và làm vợ tham phần vào tình yêu ấy cũng như vào “mầu nhiệm cao cả” ấy, họ mới có thể yêu thương “đến cùng” mà thôi. Trừ khi họ thông dự vào tình yêu ấy, bằng không họ sẽ không biết yêu thương “cho đến cùng” là gì, và chẳng biết quan trọng là chừng nào những đòi hỏi của tình yêu này. Và như thế thì rất ư là nguy hiểm đối với họ.
Giáo huấn của Bức Thư gửi Kitô hữu Êphêsô khiến chúng ta lấy làm bỡ ngỡ lạ lùng trước tính cách sâu xa của nó cũng như trước thẩm quyền giảng dạy về đạo lý của nó. Nói đến hôn nhân, và gián tiếp đến gia đình, như là một “mầu nhiệm cao cả” liên quan tới Chúa Kitô và Giáo Hội, Thánh Phaolô đã tái khẳng định những gì ngài đã nói trước đó với thành phần làm chồng rằng: “Mỗi người trong anh em hãy yêu thương vợ mình như chính mình”. Ngài nói tiếp: “Và người vợ hãy tôn kính chồng của mình” (Eph 5:33). Tôn kính, vị người vợ yêu thương và biết rằng mình đã được yêu thương. Chính vì tình yêu thương này mà vợ chồng mới trở nên tặng ân cho nhau. Yêu thương bao gồm việc nhận biết phẩm vị riêng tư của người khác, và tính cách chuyên nhất đặc thù của mình hay của vợ. Thật vậy, mỗi một con người phối ngẫu, là con người, theo ý muốn của Thiên Chúa, trong tất cả mọi tạo sinh trên trái đất này, sống cho mình. Tuy nhiên, mỗi người trong họ, bằng tác hành ý thức và hữu trách, tự hiến bản thân mình cho nhau và cho con cái được Chúa ban. Vấn đề ở đây là Thánh Phaolô tiếp tục những lời huấn dụ của ngài bằng cách làm âm vang điều răn thứ tư: “Hỡi con cái, hãy vâng lời cha mẹ của mình trong Chúa, vì đó là điều chân thực. ‘Hãy tôn kính cha mẹ’ (đây là giới răn thứ nhất được kèm theo lời hứa là), ‘để các người sống an lành và để các người sống lâu dài trên trái đất này’. Hỡi những người làm cha, đừng quở trách con cái mình khiến chúng tức giận, nhưng hãy dạy bảo chúng theo kỷ cương và lời Chúa dẫn dắt” (Eph 6:1-4). Vậy Thánh Tông Đồ thấy nơi giới răn thứ bốn này việc hoàn toàn dấn thân của niềm tương kính giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, và ngài nhận thấy nơi mối tương kính này cái nguyên tắc bền vững của gia đình.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ
http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html
? Hậu Trường Cuộc Khủng Bố Jordan: Người vợ sống sót tự thú toàn bộ nội vụ
|
Cuộc khủng bố tấn công ôm bom tự sát ở 3 khách sạn đêm hôm Thứ Tư 9/11/2005 đã gây thiệt mạng 57 người. Theo mạng điện toán toàn cầu của nhóm khủng bố tiết lộ sau cuộc khủng bố này thì có một cặp vợ chồng và người vợ sẵn sàng tử đạo với chồng. Thật vậy, có tất cả là 4 người ôm bom tự sát ở 3 khách sạn, mỗi người đàn ông một khách sạn, riêng cuộc khủng bố ở khách sạn Radisson là nơi có đám cưới đông người thì được hành sự bởi một cặp vợ chồng, nhưng cuối cùng chỉ có người chồng tử nạn còn người vợ vẫn sống vì đã không làm kịp, và hôm Chúa Nhật 13/11/2005 bà đã bị bắt giữ để điều tra. Và chính bà đã tự thú ra diễn tiến sự việc, những lời tự thú cùng hình ảnh của bà đã được phát hình ở Jordan cũng vào chính Chúa Nhật 13/11. Sau đây là nguyên văn lời tự thú của bà:
|
“Tôi tên là Saijida Mubarak Atrous, ra đời vào thập niên 1970. Tôi là người thuộc quốc tịch Iraq. Tôi cư ngụ ở Ramadi. Vào ngày 5/11, tôi theo chồng tôi đi Jordan với một tờ giấy thông hành Iraq giả mạo. Giấy thông hành của chồng tôi với tên gọi là Ali Hussein Ali, và tôi là Saijida Abdel Kader Latif. Chúng tôi đã đời ở Iraq và một chiếc xe trắng đến đưa chúng tôi đi. Chiếc xe này có người tài xế và một hành khách. Chúng tôi cùng nhau đến Jordan. Chồng tôi là người sắp xếp hết mọi sự. Tôi không biết một chút gì hết. Chúng tôi đã thuê một căn chung cư. Chồng tôi đeo một giây thắt lưng thuốc nổ và đeo cho tôi một giây như thế. Anh dạy tôi cách sử dụng nó. Mục tiêu tấn công là các khách sạn ở Jordan. Chúng tôi dùng một chiếc xe để tới một khách sạn hôm 9/11. Trong khách sạn có một hôn lễ. Có đàn bà, đàn ông và trẻ em. Chồng tôi đứng ở một góc còn tôi ở góc khác. Chồng tôi cho nổ bom của chàng, và tôi cố gắng để bấm chất nổ của mình nhưng không được. Dân chúng chạy tán loạn, và tôi cũng bỏ chạy theo họ”.
|
Bà này cho biết bà và chồng bà đã ăn mạc như thể đi tham dự đám cưới. Các viên chức Jordan cho biết bà 35 tuổi, và chồng bà tên thật là Hussein Al al-Shamari. Hai kẻ khủng bố tấn công ôm bom tự sát trong vụ này với hai vợ chồng bà là Rawad Jassem Mohammed Abed, 23 tuổi và Safaa Mohammed Ali cũng 23 tuổi. Có 38 người tham dự đám cưới bị chết. Việc bà tự thú này xẩy ra trong lúc hằng ngàn ngàn người Jordan xuống đường biểu tình chống lại các cuộc khủng bố tấn công dã man vừa rồi.
Được hỏi tại sao Jordan cho tiết lộ tin tức về những lời tự thú này thì Phó Thủ Tướng Jordan là Marwan Muasher cho CNN biết rằng “rất cần phải cho dân chúng biết đích xác những gì đã xẩy ra. Tôi nghĩ rằng quần chúng sẽ giảm bớt chút đỉnh khi biết rằng không có một người Jordan nào trong vụ này cả. Hiện nay vấn đề quan trọng đối với chúng tôi đó là trấn an dân chúng. Quần chúng của chúng tôi chưa quen với những cuộc tấn công như thế”.
|
Người chị em của “tay khủng bố chính”, tức chồng của người đàn bà tự thú trên đây, là một tay cao cấp của nhóm al Qaeda ở Iraq và đã bị sát hại ở Falluja, Iraq. Nữ hoàng Jordan là Rania đã nói với đài ABC rằng người đàn bà sống sót bị giam giữ hiện nay là chị em của “nhân vật tay phải” của Abu Musab al-Zarqawi, tay lãnh đạo nhóm al Qaeda ở Iraq, nhóm thực hiện nhiều cuộc tấn công khủng bố ở Iraq, kể cả cuộc tấn công ở hải ngoại là Jordan hôm Thứ Tư 9/11/2005 vừa rồi. Chính nhóm này đã phổ biến trên mạng điện toán toàn cầu của họ chi tiết về 4 người khủng bố trong đó có một cặp vợ chồng là “Abu Hobeib, Abu Moadh và Abu Omeir, và thứ bốn là Om Omeir là người chị em tốt lành của chúng tôi, người đã quyết định theo chồng trên con đường tử đạo”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu CNN ngày 13/11/2005