GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 24/11/2005 Lễ Các Thánh TĐVN Ngày Tạ Ơn Hoa Kỳ |
? ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 23/11/2005 - Bài Giáo Lý về Ca Vịnh Ephêsô 1:3-10 Dự Án Thần Linh là Mọi Sự được Qui Tụ trong Chúa Kitô
Tân Đại Sứ Hoa Kỳ ở Quốc Đô Vatican ngỏ lời cùng ĐTC Biển Đức XVI dịp trình ủy nhiệm thư
? SỨC SỐNG CỦA HỘI THÁNH TẠI VIỆT NAM - MỪNG NGÀY 45 NĂM THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM
ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 23/11/2005 - Bài Giáo Lý về Ca Vịnh Ephêsô 1:3-10 Dự Án Thần Linh là Mọi Sự được Qui Tụ trong Chúa Kitô
1. Mỗi tuần Phụng Vụ Giờ Kinh Tối đề ra cho việc cầu nguyện của Giáo Hội bài thánh ca long trọng mở đầu của Bức Thư gửi cộng đoàn Êphêsô bài ca vịnh vừa được công bố. Bài ca vịnh này thuộc về một loại “berakot”, tức là loại “các thứ phúc lành” đã được hiện hữu trong Cựu Ước và là những gì đã được truyền bá rộng rãi hơn trong truyền thống Do Thái giáo. Bởi thế, nó là một trào lưu chúc tụng liên tục dâng lên Thiên Chúa là Đấng, theo đức tin Kitô giáo, được chúc tụng như là “Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”.
Chính vì lý do này mà nơi bài thánh ca chúc tụng này hình ảnh của Đức Kitô mới nổi bật, Đấng mà công việc của Thiên Chúa Cha được tỏ hiện và nên trọn. Thật vậy, ba động từ chính của bài ca vịnh dài dòng mà gẫy gọn này bao giờ cũng dẫn chúng ta đến với Người Con này.
2. Thiên Chúa “đã chọn chúng ta trong Người” (câu 4): Đó là ơn gọi nên thánh của chúng ta và là ơn gọi đóng vai con cái được thừa nhận, nhờ đó là ơn gọi được làm an hem với Chúa Kitô. Tặng ân này, một tặng ân hoàn toàn biến đổi thân phận tạo vật của chúng ta, được ban cho chúng ta “nhờ việc làm của Chúa Giêsu Kitô” (câu 5), một công việc tham dự vào đại dự án cứu độ thần linh, vào “ý định ưu ái” (câu 5) yêu thương của Chúa Cha là Đấng vị Tông Đồ bàng hoàng chiêm ngưỡng.
Động từ thứ hai, sau động từ của việc tuyển chọn (“đã chọn chúng ta”), là động từ ám chỉ tặng vật ân sủng: “ân sủng Ngài đã ban cho chúng ta nơi Người Con” (ibid). Theo tiếng Hy Lạp chúng ta có cùng một gốc hai lần, đó là “charis” và “echaritosen”, để nhấn mạnh đến tính cách nhưng không của sáng kiến thần linh xẩy ra trước mọi đáp ứng của nhân loại. Bởi thế, ân sủng Cha ban xuống trên chúng ta nơi Người Con duy nhất của Ngài đó là việc tỏ hiện tình Ngài yêu thương là những gì bao bọc và biến đổi chúng ta.
3. Thế rồi chúng ta có động từ trọng yếu thứ ba nơi bài ca vịnh Thánh Phaolô này: đối tượng của bài ca vịnh này lúc nào cũng là ân sủng thần linh là những gì được “đổ xuống trên chúng ta” (câu 8). Bởi thế, chúng ta thấy mình trước một động từ của sự phong phú dồi dào, chúng ta có thể nói – theo nguyên nghĩa của nó – về cái thái quá, về việc ban phát vô hạn hay hạn chế.
Như thế là chúng ta tiến tới tình trạng vô cùng hiển vinh phong phú của mầu nhiệm về Thiên Chúa, một Thiên Chúa bằng ân sủng cởi mở và tỏ mình cho ai được kêu gọi bởi ân sủng và yêu thương, một mạc khải không thể nào đạt tới chỉ bằng nguyên tài năng thông minh và khả năng của con người. “Những gì mắt chưa hề thấy và tai chưa hề nghe, những gì lòng chưa cảm thấu, những gì Thiên Chúa đã sửa soạn cho những ai kính mến Ngài, thì vị Thiên Chúa này đã mạc khải cho chúng ta biết nhờ Thần Linh. Vì Thần Linh thấu suốt hết mọi sự, kể cả thẳm cung của Thiên Chúa” (1Cor 2:9-10).
4. “Mầu nhiệm” về “ý muốn” thần linh là một trọng điểm để điều hợp toàn thể hữu thể và toàn thể lịch sử, dẫn đến chỗ thành toàn theo ý muốn của Thiên Chúa: Nó là “dự án vào thời diểm viên trọn hiệp nhất tất cả mọi sự trong Người, những sự trên trời cũng như những sự dưới đất” (Eph 1:10). Nổi bật nhất trong “dự án” này, theo ngôn ngữ Hy Lạp là “oikonomia”, tức là trong dự án hòa hợp này nơi cấu trúc của hữu thể và của việc hiện hữu đó là Chúa Kitô, vị thủ lãnh của thân thể Giáo Hội, thế nhưng nó cũng là cái trục phục hồi nơi chính bản thân Người “tất cả mọi sự, những sự trên trời và những sự dưới đất”. Tình trạng phân tán và các thứ hạn hẹp đều được thắng vượt, và cái “toàn vẹn” được hình thành, cái toàn vẹn là đích điểm chân thực của cái dự án đã được ý muốn thần linh thiết lập từ ban đầu.
Thế nên, chúng ta thấy mình đứng trước một đại họa phẩm về lịch sử tạo dựng và cứu độ, là những gì giờ đây chúng ta suy niệm và chia sẻ sâu xa hơn nữa bằng những lời lẽ của Thánh Irênêo, vị đại Tiến Sĩ của Giáo Hội ở thế kỷ thứ hai, vị mà, trong mấy trang thuộc thẩm quyền của mình về luận đề “Chống Các Bè Rối”, đã khai triển những suy tư rõ ràng của mình về việc qui tụ được Chúa Kitô hoàn tất.
5. Ngài khẳng định là đức tin Kitô giáo nhìn nhận rằng “chỉ có một Thiên Chúa duy nhất và một Chúa Giêsu Kitô duy nhất là Chúa của chúng ta, Đấng đã đến theo dự án của mình và đã qui tụ tất cả mọi sự nơi bản thân Người. Trong tất cả mói sự ấy có cả con người là loài được Thiên Chúa hình thành. Bởi thế Người cũng qui tụ cả con người nơi chính bản thân Người, trở nên hữu hình, Đấng vô hình, trở thành khả thấu, Đấng bất khả thấu, và trở thành người, Đấng là Lời” (3,16,6: "Già e Non Ancora" [Already and Not Yet], CCCXX, Milan, 1979, p. 268).
Bởi thế, “Lời
Chúa” thực sự làm người, không phải ở bề ngoài, bằng không “việc làm của Người
không thực sự”. Trái lại, “Người là những gì Người dường như là: Thiên Chúa là
Đấng qui tụ nơi bản thân mình tạo vật cũ của Ngài, đó là con người, để sát hại
tội lỗi, phá hủy sự chết và sinh động con người. Và bởi thế mà những việc làm
của Người mới chân thực” (3,18,7: ibid., pp. 277-278). Người làm cho mình trở
thành đầu của Giáo Hội để kéo tất cả mọi người đến củng Người vào lúc thích
thuận. Chúng ta hãy nguyện cầu, theo tinh thần của những lời sau đây: Vâng, lạy
Chúa, xin lôi kéo chúng con lại cùng Chúa; xin lôi kéo thế giới lại với Chúa và
xin ban cho chúng con an bình, an bình của Chúa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/11/2005
Tân Đại Sứ Hoa Kỳ ở Quốc Đô Vatican ngỏ lời cùng ĐTC Biển Đức XVI dịp trình ủy nhiệm thư
Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của tân lãnh sự Hoa Kỳ Francis Rooney ở Quốc Đô Vatican ngỏ cùng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI dịp ông trình ủy nhiệm thư hoô Thứ Bảy 19/11/2005, một bài diễn từ được chính tòa lãnh sự Hoa Kỳ phổ biến.
Kính Đức Thánh Cha,
Tôi hết sức diễm hạnh trình lên ngài ủy nhiệm đặt tôi làm Lãnh Sự của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Tòa Thánh. Tôi xin chuyển đến ngài lời chào thăm nồng nhiệt của Tổng Thống George W. Bush cũng như của nhân dân Hoa Kỳ. Tôi biết ơn Tổng Thống Bush về cơ hội được đại diện tổng thống và xứ sở của tôi ở Tòa Thánh đây. Thật là đặc ân được làm vị lãnh sự đầu tiên của Hoa Kỳ trong giáo triều của ngài.
Kính Đức Thánh Cha, tôi xin nhắc lại những liên hệ tốt đẹp xứ sở của tôi đã có được với vị tiền nhiệm của ngài là cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nhân dân Hiệp Chủng Quốc cảm mến nhớ lại 7 chuyến tông du mục vụ của vị cố giáo hoàng này ở xứ sở của chúng tôi. Trong giáo triều của viịcố giáo hoàng ấy, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Tòa Thánh đã hoàn toàn thiết lập liên hệ ngoại giao với nhau sau nhiều năm liên hệ với nhau không chính thức cho lắm. Hai mươi năm qua đã chứng kiến thấy việc phát triển một mối thân hữu sinh hoa kết quả tốt đẹp giữa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Tòa Thánh về những hoạt động làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, cũng như làm cho dân chúng trên thế giới được hưởng bình an hơn, an ninh hơn và tự do hơn.
Hiệp Chủng Quốc coi Tòa Thánh như là một đồng chí trong những nỗ lực truyền bá hòa bình, khuyến khích dân chủ, và khắc chế khủng bố. Công việc làm này đòi hỏi nhiều cố gắng dài hạn nơi thành phần đồng hữu có cùng một chủ trương trong việc chế ngự tình trạng bất khoan dung và hận thù là căn nguyên của những ai muốn làm lan tràn tình trạng khủng bố. Từ thời điểm khủng bố tấn công Hiệp Chủng Quốc năm 2001, Tòa Thánh đã liên lỉ lên án nạn khủng bố bởi động lực tôn giáo.
Tòa Thánh đồng thời cũng kêu gọi thái độ khoan dung và cởi mở với tất cả mọi người. Tôi nhớ lại là năm 2005 là năm đánh dấu 40 năm hai văn kiện quan trọng của Công Đồng Chung Vaticanô II được ban hành, đó là “Nostra Aetate” về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, và “Dignitatis Humanae” về tự do tôn giáo. Hiệp Chủng Quốc thấy nơi những văn kiện này tinh thần của việc cởi mở, khoan dung, tôn trọng và đối thoại giữa các dân tộc đa dạng, những gì chúng tôi muốn cổ võ ở xã hội riêng của chúng tôi – và trên thế giới. Đó là những nguyên tắc chúng tôi có thể sử dụng để hoạt động cho việc quảng bá nền hòa bình và dân chủ thực sự.
Hiệp Chủng Quốc và Tòa Thánh đã hợp tác với nhau trong những năm gần đây bằng nhiệu nỗ lực liên hệ để đẩy mạnh cho vấn đề nhân vị. Chúng ta đã cùng nhau giải quyết vấn đề đói khổ và mạo dưỡng trên thế giới, một tình trạng đang gia tăng ở rất nhiều miền đất. Chính phủ Hiệp Chủng Quốc cảm nhận duđợc hoạt động đáng phục của các cơ quan Caritas, của những hội dòng tu trì, của những hiệp hội giáo dân, và của những tổ chức thiện nguyện có liên hệ với Giáo Hội về vấn đề này. Trong cuộc họp của chư vị lãnh đạo thế giới tại tổng hành dinh Cơ Quan Lương Nông thuộc Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ở Rôma vào Tháng 10 vừa rồi, sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi đến kêu gọi mối đoàn kết quốc tế hơn nữa trong công việc gay go đế chiến đấu với nạn đói khát và mạo dưỡng.
Chúng tôi nguyện hứa tiếp tục cố gắng về lãnh vực này, bằng việc cung cấp một số lượng chính yếu trong vấn đề cứu trợ lương thực của thế giới, cũng như bằng việc hoạt động để cải tiến nhiều tình trạng nơi thế giới đang tiến, những tình trạng gây ra nạn nghèo đói. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng tình trạng tiến bộ về khoa học và kỹ thuật nông nghiệp là những gì có thể giúp con người cho dù ở trong những môi trường khó khăn nhất có thể sản xuất hoa mầu để nuôi thêm dân chúng của họ hơn nữa. Chúng tôi trông nhờ Tòa Thánh trong việc giúp cho thế giới nhận biết cái trách nhiệm về luân lý đối với việc tìm hiểu thực sự về những thứ kỹ thuật ấy. Không gì có thể tự mình giải quyết được vấn đề phức tạp của tình trạng đói khổ trên thế giới. Thế nhưng, chúng ta không thể để cho những nỗi sợ hãi vô lý ngăn chặn chúng ta trong việc tìm hiểu những gì có thể trở thành yếu tố giải đáp vấn đề.
Tình trạng an toàn về thực phẩm có liên hệ mật thiết đến một thứ khủng hoảng khác trên trhế giới – đó là nạn dịch Vi Khuẩn Liệt Kháng HIV và Hội Chứng Liệt Kháng AIDS. Qua ư là nhiều người o3ơnhững quốc gia đang tiến ngày nay bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng AIDS. Cả nhiều thế hệ đang bị càn quét đi bởi cái tai họa này của thời đại chúng ta. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo cũng như của các cơ quan liên hệ với Giáo Hội, như chỗ chúng tôi biết, cung cấp hơn 1 phần 4 việc chăm sóc và trợ giúp thành phần mắc Vi Khuẩn Liệt Kháng HIV và Hội Chứng Liệt Kháng AIDS trên thế giới. Những hoạt động moơi như Hội Người Samaritanô Nhân Lành của Tòa Thánh đang đẩy mạnh cuộc chiến đấu này. Trong nhiều trường hợp, chính phủ Hiệp Chủng Quốc hoạt động sát cánh với những tổ chức ấy, cung cấp những ngân khoản rất cần thiết để cống hiến cho thành phần bệnh nhân việc chăm sóc tốt đẹp nhất có thể. Việc hợp tác như thế giữa chính phủ Hiệp Chủng Quốc với những tổ chức tín ngưỡng có thể là một dụng cụ quan trọng khi chúng ta đương đầu với những thứ thử thách ấy.
Hiệp Chủng Quốc cũng liên hợp với Tòa Thánh trong việc nỗ lực ngăn chặn việc buôn chuyển người ta vượt qua các vùng biên giới quốc tế. Cần phải chặn đứng việc vi phạm tân tiến này đối với phẩm giá của con người. Con người nam, nữ và trẻ em tiếp tục bị dụ dỗ hay bị ép buộc làm tôi mọi tại gia, bi ịhai thác về tình dục, và bị áp bức lao công. Bằng tiếng nói luân lý thế lực của Tòa Thánh cùng với những phương tiện về nhân bản và vật chất của Hiệp Chủng Quốc, tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công trong việc chặn đứng sự dữ này. Tôi hãnh diện về một chương trình do chúng tôi bảo trợ để huấn luyện thành phần nữ tu khả năng và phương pháp chống lại nạn buôn chuyển. Chương trình này hiện đang hoạt động ở 5 quốc gia thuộc Âu Châu, Phi Châu và Á Châu, và năm tôi chúng tôi hy vọng mang chương trình này tới cho các nữ tu làm việc ở Ba Tây, Bồ Đào Nha và Phi Luật Tân.
Kính Đức Thánh Cha, tôi tin rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Tòa Thánh có cùng một niềm tương kính và những mục đích chung. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công trong nỗ lực quyết tâm của chúng ta trong việc mang lại cho thế giới tặng ân hòa bình, công lý, tự do, cơ hội về kinh tế và dân chủ – cho tất cả mọi người. Xin cám ơn Đức Thánh Cha.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
14/11/2005
SỨC SỐNG CỦA HỘI THÁNH TẠI VIỆT NAM - MỪNG NGÀY 45 NĂM THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM
Một lần nữa, đúng vào ngày thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, 24.11, Hội Thánh Việt Nam lại tưng bừng mừng kính các thánh Tử đạo tại Việt Nam.
Năm nay khá đặc biệt, làm cho ý nghĩa của ngày lễ, vốn đã gây nên trong lòng mỗi thế hệ con cháu niềm cảm xúc, tri ân và kính phục, càng long trọng và lớn lao hơn, bởi cũng chính ngày đại lễ này, hàng giáo phẩm Việt Nam vừa tròn 45 tuổi (24.11.1960 – 24.11.2005).
Nhân dịp trọng đại, chúng ta hãy hâm nóng lại đức tin của mình bằng những giây phút suy niệm về ơn Thiên Chúa tình yêu tuôn đổ vô cùng trên cả Hội Thánh Việt Nam, trên các Kitô hữu tử đạo và trên mỗi người chúng ta. Bởi nhờ ơn Chúa, sức sống của Hội Thánh tại Việt Nam luôn luôn căng tràn và mạnh mẽ.
I. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.
Trước đây, khi 117 vị Tử đạo Việt Nam (trong hàng trăm ngàn người Công giáo Việt Nam chịu tử đạo) chưa được phong hiển thánh, lễ mừng các chân phước Tử đạo Việt Nam vào ngày 1.9 hàng năm. Nhưng kể từ khi 117 chân phước Tử đạo Việt Nam được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong hiển thánh ngày 19.6.1986, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã chọn các anh hùng Tử Đạo Việt Nam làm bổn mạng của Hội Thánh tại Việt Nam, và lập lễ mừng các thánh Tử đạo vào chính ngày thành lập hàng Giáo phẩm, 24.11 hàng năm.
Nói đến thời kỳ bách hại đạo tại Việt Nam, thường người ta không quên nhắc đến chân phước Thầy giảng Anrê Phú Yên (khoảng 1625-1644) như là vị tử đạo tiên khởi và gọi Thầy cách hết sức kính trọng: Người Chứng Thứ Nhất.
Thực ra, sau giáo sĩ Inikhu (được coi là nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến đất Việt 1533), sử sách còn ghi nhận thêm những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và các nhà truyền giáo thuộc dòng Đaminh, bị vua xứ Chiêm Thành giết chết. Nếu đúng đây là những người chết cho đức tin, thì ngay từ buổi đầu, Hội Thánh trên dải đất Việt Nam này, đã có nhiều anh hùng tử đạo.
Như vậy, dù là do ai lãnh đạo (Việt, hay Chiêm, hay Chân Lạp), dù ở phía Bắc hay phía Nam, Hội Thánh tại Việt Nam vẫn phải tự khẳng định mình và lớn lên trong thử thách nặng nề, kéo dài hết thế kỷ này đến thế kỷ khác. Đặc biệt, từ thế kỷ 17, với cái chết của chân phước Anrê Phú Yên, đã khai màu cho cả một kỷ nguyên Tử đạo kéo dài qua hàng trăm năm sau đó.
Dù vậy, khoảng cách của thời gian càng kéo dài, Hội Thánh tại Việt Nam càng phải đối diện với lớp lớp khó khăn và thử thách, thì thời gian đó chính là những năm tháng hào hùng Hội Thánh tại Việt Nam làm rạng danh chính mình: Hàng trăm ngàn người con của Mẹ Hội Thánh và là con của Dân Tộc, làm chứng cho đức tin bằng dòng máu tươi nhuộm đỏ dải đất quê hương thân yêu này.
Bởi đó, 118 vị tử đạo được tuyên phong trên bàn thờ Hội Thánh – trong đó có 8 Giám mục, 50 linh mục, 60 giáo dân, trong số đó có một phụ nữ là thánh Anê Lê Thị Thành – chỉ là con số tượng trưng cho không biết bao nhiêu Anh hùng Đức tin, dù không sống trong lòng mọi người hậu thế bằng tên gọi, nhưng bằng chứng tá đức tin hùng hồn, một thứ chứng tá hết sức quý giá, không thể có gì sánh nổi. Bởi vậy, hậu thế luôn dành cho các Anh hùng Tử đạo Việt Nam niềm tôn kính lớn lao và luôn dâng lên các ngài lời kêu cầu thẳm sâu của mình.
Chỉ cần kể đến một cái giếng ở gần nhà thờ Thị Tính thuộc giáo phận Phú Cường, nơi đã từng chôn sống hơn 20 tín hữu Công giáo; hoặc 300 tín hữu Công giáo tại ngục Dinh, Bà Rịa, thuộc giáo phận Xuân Lộc (trong vài ngày nữa sẽ là giáo phận mới Bà Rịa, tách ra từ giáo phận Xuân Lộc), bị chết cháy do người ta phóng hỏa đốt ngục vào tháng 1.1862, để từ đó, chúng ta có thể làm một bài toán nhân, nhân lên gấp ngàn lần những con số của những ngôi một tập và cá nhân giống y như thế, mà mãi đến hôm nay, chúng ta không thể biết hết được.
Ngoài những vị Tử đạo bị chính đồng hương của mình nói riêng và bị bàn tay con người nói chung sát hại, còn có biết bao nhiêu vị Tử đạo khác bị thiên nhiên giết chết. Bởi các ngài vừa muốn bảo toàn đức tin, vừa không muốn chối bỏ đức tin, đã giã từ cuộc sống bình thường, tìm đến nơi rừng sâu núi thẳm để trốn trách sự giết hại tàn nhẫn của thế gian. Số đông trong số nhiều tín hữu Kitô này đã chấp nhận hiến tế chính mình bởi mọi thứ nguy hiểm: đói, rét, khát, bệnh tật, thú dữ…
Mừng lễ các thánh Tử đạo hôm nay, chúng ta nghiêng mình trước cả một bằng chứng đức tin cao cả của chính cha ông mình. Không còn có bất cứ hình thức nào diễn tả đức tin mạnh mẽ hơn là cách diễn tả bằng chính mạng sống. Các thánh Tử đạo đã trao lại cho con cháu mình gia sản đức tin cao quý được trả giá bằng chính những mạng sống ấy. Đức tin sẽ không bao giờ đến với những tâm hồn chọn cho mình một lối sống hời hợt, dễ dãi. Các thánh Tử đạo Việt Nam đã chứng minh điều đó bằng sự chấp nhận vác thánh giá với Chúa Kitô lên đồi Tử Nạn.
Ngày xưa Chúa Kitô đã ngỏ lời với các tông đồ: “Họ sẽ lôi chúng con ra tòa công nghị, sẽ đánh đập chúng con giữa hội đường, sẽ điệu chúng con ra trước vua chúa quan quyền vì danh Thầy để làm chứng cho Thầy trước mặt dâng ngoại” (Mt 10, 17-18), để rồi từ thời các thánh tông đồ, cho đến cả một dòng lịch sử dài hàng ngàn năm, đã ghi đậm dấu vết Tử đạo của không biết bao nhiêu thế hệ. Hàng trăm năm bách hại đạo thảm khốc tại Việt Nam, vẫn chỉ là một sự kiện không thay đổi, đúng như Lời Chúa Kitô đã ngỏ ngay từ thuở ban đầu cho Hội Thánh của Người.
II. LÒNG BIẾT ƠN TRONG ĐỨC TIN.
Đêm tối nào rồi cũng đi qua. Nói như thế, không có nghĩa là Hội Thánh tại Việt Nam đã qua hết rồi những đêm đen. Dẫu đến hôm nay, dù đã qua gần 5 thế kỷ, Hội Thánh tại Việt Nam vẫn là một Hội Thánh trưởng thành và từng bước tiến lên từ trong gian khổ. Bởi vẫn còn đó nhiều cám dỗ, nhiều mãnh lực, nhiều cạm bẫy cả đến sự chống đối và bách hại từ bên ngoài lẫn bên trong đối với Hội Thánh tại Việt Nam. Nhưng chúng ta tạm bằng lòng với hoàn cảnh, để có thể nhận thấy ánh sáng của một ngày mới sẽ bắt đầu bằng buổi bình minh tuyệt đẹp, nếu không phải ngay trên đầu mình, thì cũng là một ánh bình minh từ cuối chân trời đang đi lên. Nếu xem giai đoạn bị bách hại là đêm dài cần thiết để thử thách và tôi luyện đức tin, thì bình minh cho một thời đại mới, một chặng đường mới, một sức sống mới báo hiệu những nét tươi mới của Hội Thánh Việt Nam bừng sáng.
Khởi điểm của một ánh sáng bừng lên cho niềm hy vọng của Hội Thánh Việt Nam, khi lần đầu tiên, vào ngày 1.6.1933, một linh mục người Việt, linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, được Đức Thánh Cha Piô XI tấn phong Giám mục tại Rôma. Đức tân Giám mục Việt Nam tiên khởi được đặt làm Giám mục chánh tòa giáo phận Phát Diệm. Đó cũng là giáo phận thứ nhất được trao cho hàng giáo sĩ Việt Nam.
Kể từ sau ngày Đức giám Mục tiên khởi người Việt Nam được thụ phong, Hội Thánh Việt Nam liên tục phát triển. Để đánh dấu sự trưởng thành ấy, gần 30 năm sau, ngày 24.11.1960, một ngày đáng ghi nhớ, giữa lúc đất nước còn đang chia cắt, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thiết lập hàng giáo phẩm VN.
Từ nay, Hội Thánh tại Việt Nam chính thức được trao cho hàng giáo phẩm Việt Nam coi sóc.
Từ sự kiện lịch sử này, cho ta thấy, không có bất cứ một khó khăn nào, dù phải đạp trên đầu sóng gió đến mức độ nào, Hội Thánh Công giáo tại Việt Nam, hoặc âm thầm, hoặc công khai vẫn phát triển không ngừng. Đức tin của người Công Giáo Việt Nam như một dòng chảy, cứ âm thầm trôi giữa lòng cuộc sống. Trôi đến đâu thì lan rộng đến đó. Trôi đến đâu, lại càng thấm vào trong lòng người đến đó. Không những thấm, mà còn thấm đẫm, thấm mạnh. Đó chính là sức sống của một Hội Thánh ngoan cường như Hội Thánh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, càng thừa hưởng cả một gia sản đức tin quý giá, chúng ta lại càng chẳng dám thốt lên lời cám ơn của mình dành cho các thánh Tử đạo Việt Nam. Bởi lời cám ơn đó sao mà nhỏ bé, bất xứng và thô kệch quá đỗi.
Lòng biết ơn của chúng ta đối với tiền nhân đã xây dựng Hội Thánh bằng xương máu của mình, chẳng thể là cám ơn suông, và chẳng bao giờ được phép dừng lại ở lời cám ơn. Vượt trên mọi lời cám ơn, phải là tất cả niềm hạnh phúc, nỗi tự hào được thể hiện cụ thể trong chính đời sống, trong từng hành động sống của mỗi người con của Mẹ Hội Thánh Việt Nam hôm nay. Chỉ khi nào đức tin của chúng ta là một đức tin sống động, được thực hiện không ngừng trên chính đời sống của mình như thế, ta mới xứng đáng với những gì mà mình thừa hưởng.
Biết ơn các thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta nguyện ước dòng máu các thánh ngày một phát triển mạnh mẽ và lớn lên không cùng, trở thành những hạt giống châu báu làm lan tỏa đức tin trên khắp quê hương Việt Nam trăm mến ngàn yêu.
Biết ơn các thánh Tử đạo Việt Nam, ta ước mong Lời Chúa Giêsu ngày xưa: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, nó chỉ trơ trọi một mình. Nhưng nếu nó thối đi, nó sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga 12, 24), trở thành hiện thực, để công cuộc truyền giáo của Hội Thánh hôm nay ngày càng nỡ rộ, đức tin của người Việt hôm nay ngày càng lung linh chiếu tỏa trên mọi ngã đường truyền giáo ấy.
Và cũng nguyện ước y như thế: làm sao Lời Chúa Giêsu luôn trở thành lời tâm niệm và suy ngắm không ngừng của con cháu các thánh Tử đạo hôm nay, để Hội Thánh tại Việt Nam, biết không ngừng củng cố đức tin của chính mình, và sống đức tin kiên trung trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Bởi chính Lời Chúa mới là nền tảng vững chắc cho sức mạnh của Hội Thánh tại Việt Nam vươn lên. Có như thế, một Hội Thánh còn non trẻ như Hội Thánh tại Việt Nam mới mãi mãi căng tràn sức sống.
Cái sức sống ấy đã từng được sử gia A. Launay hết lời khen ngợi:
“Hỡi Hội Thánh tại Việt Nam, một trong những Hội Thánh đã bị bắt bớ hà khắc nhất trong các Hội Thánh trên thế giới, kể từ khi công cuộc của Chúa Cứu Thế bị bắt bớ. Một trong những Hội Thánh kiên cố lạ lùng nhất… Ta kính chào Người! và bởi hy sinh càng lớn lao, thì vinh quang càng sáng chói. Người thật xứng đáng được danh thơm muôn thuở, ngang hàng với những Hội Thánh anh hùng nhất phương Tây" (Đã trích trong Lm Bùi Đức Sinh - Lịch Sử Giáo Hội).
Lm. VŨ XUÂN HẠNH