GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 27/11/2005 CN I Mùa Vọng Năm B |
? VỀ HAI LẦN ĐẾN CỦA CHÚA KITÔ
ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ ngỏ cùng các Hàn Lâm Viện Khoa Học và Xã Hội Học: “quan niệm về con người nơi các khoa xã hội học”
? Đức Hồng Y Cassidy về Việc Đối Thoại Đại Kết và Liên Tôn
VỀ HAI LẦN ĐẾN CỦA CHÚA KITÔ
(Thánh Cyril of Jerusalem, giám mục: Cat. 15:1-3: PG 33, 870-874)
Chúng tôi không rao giảng Chúa Kitô chỉ đến có một lần duy nhất mà là Người đến lần thứ hai nữa, lần đến còn vinh quang hơn cả lần thứ nhất. Lần đến thứ nhất mang dấu vết nhẫn nhục; lần đến thứ hai sẽ chiếu tỏa vinh hiển của vương quốc thần linh.
Nói chung, những gì liên hệ với Chúa Giêsu Kitô đều có hai khía cạnh. Khía cạnh Người được nhiệm sinh bởi Thiên Chúa từ trước muôn đời, cũng như khía cạnh Người được hạ sinh bởi một vị trinh nữ vào lúc thời gian viên trọn. Khía cạnh Người âm thầm đến như mưa rơi trên lông cừu, và khía cạnh Người đến trước mắt mọi người, còn trong tương lai chưa xẩy đến.
Vào lần đến lần thứ nhất, Người được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ. Vào lần đến thứ hai, Người sẽ mặc áo sáng láng. Vào lần đến thứ nhất, Người đã vác thập giá bất chấp nhục nhã; vào lần đến thứ hai, Người sẽ ở trong vinh quang, được đạo binh các thiên thần hầu cận. Bởi thế chúng ta mới nhìn xuyên qua lần đến thứ nhất và chờ đợi lần đến thứ hai. Vào lần đến thứ nhất chúng ta nói: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Vào lần đến thứ hai, chúng ta sẽ lập lại lời này một lần nữa; chúng ta sẽ cùng với các thiên thần tiến lên nghênh đón Chúa mà thờ kính kêu lên: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.
Đấng Cứu Thế sẽ không đến để bị phân xử một lần nữa, mà là để phân xử những ai đã phân xử Người. Người đã thinh lặng trước bản án xử Người; bấy giờ Người sẽ nói với những kẻ nổi giận với Người khi họ đóng đanh Người và nhắc nhở họ rằng: Các người đã làm những điều ấy song Ta đã lặng thinh.
Vào lần đến thứ nhất, Người đã hoàn tất dự án yêu thương của Người, đã dạy dỗ con người bằng một đường lối thuyết phục dịu dàng. Lần đến thứ hai này, dù con người thích hay không thích, họ vẫn phải lụy thuộc vào vương quốc của Người. Tiên tri Malachi đã nói về hai lần đến ấy. Và Chúa, Đấng các người tìm kiếm thình lình sẽ đến với đền thờ của Người: đó là một lần đến.
Rồi tiên tri nói về lần đến khác là: Này, Chúa toàn năng sẽ đến, và ai có thể chịu nổi ngày Người đến, hay ai có thể đứng vững trước nhan Người? Vì Người đến như lửa của thợ luyện kim, như thuốc tẩy của thợ giặt, và Người sẽ ngồi mà luyện lọc và tẩy sạch.
Hai lần đến này cũng được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi cho Titô như sau: Ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu Độ đã tỏ hiện cho tất cả mọi người, khi huấn dụ chúng ta hãy bỏ con đường vô đạo, bỏ những ước muốn trần thế và hãy sống tiết độ, ngay chính và đạo hạnh trên đời này, trong khi mong chờ niềm hy vọng hân hoan, mong chờ việc xuất hiện hiển vinh của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa cao cả và là Đấng Cứu Độ. Hãy chú ý đến cách thánh nhân nói về lần đến thứ nhất, lần thánh nhân đã dâng lời cảm tạ, và lần đến thứ hai, lần chúng ta vẫn còn đang đợi chờ.
Đó là lý do tại sao đức tin chúng ta tuyên xưng đã được truyền lại cho anh em nơi những lời sau đây: Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Thế nên, Chúa Giêsu Kitô của chúng ta sẽ từ trời mà đến. Người sẽ đến khi tận thế, trong vinh quang, vào ngày sau hết. Vì thế giới này sẽ kết thúc, để thế giới tạo thành đây được canh tân đổi mới.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 4-6)
ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ ngỏ cùng các Hàn Lâm Viện Khoa Học và Xã Hội Học: “quan niệm về con người nơi các khoa xã hội học”
Sau đây là nguyên văn bài huấn từ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hôm Thứ Hai 21/11/2005 ngỏ cùng phần tử của Chư Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học và Khoa Xã Hội Học, ở Casina Pio IV trong Vườn Vatican.
Chư Vị Tôn Nữ và Tôn Nam,
Tôi muốn gửi lời chào tha thiết tới tất cả mọi người đang tham dự cuộc họp quan trọng này. Tôi đặc biệt xin cám ơn Giáo Sư Nocola Cabibbo, chủ tịch Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Ngành Khoa Học, và Giáo Sư Mary Ann Glendon, chủ tịch Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Xã Hội Học, về những lời lẽ chào mừng của nhị vị. Tôi cũng hân hoan chào Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ĐHY Carlo Maria Martini, và ĐHY Georges Cottier, vị luôn dấn thân cho hoạt động của các Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện này.
Tôi đặc biệt vui mừng là Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Xã Hội Học đã chọn “quan niệm về con người nơi các khoa xã hội học” làm chủ đề để khảo sát năm nay. Con người là tâm điểm của tất cả lãnh vực xã hội và vì thế là trọng tâm của ngành nghiên cứu của anh chị em. Thánh Tôma Aquinas nói con người “biểu hiệu những gì hoàn hảo nhất theo tự nhiên” (S.Th., I, 29, 3). Con người là một phần của tự nhiên nhưng lại là những chủ thể tự do, những chủ thể có các giá trị về luân lý và tâm linh, những chủ thể siêu việt trên tự nhiên. Thực tại về nhân loại học này là một nguyên tố nơi tư tưởng Kitô giáo, và là những gì trực tiếp đáp ứng đối với những nỗ lực muốn loại bỏ biên giới ngăn cách giữa các khoa học về nhân bản với các khoa học về tự nhiên, cái biên giới thường được xã hội hiện đại phác họa.
Hiểu một cách xác đáng thì thực tại này cống hiến một giải đáp sâu xa cho những vấn nạn ngày nay đặt ra liên quan tới vị thế của con người. Đó là một đề tài cần phải tiếp tục trở thành yếu tố trong việc đối thoại với khoa học. Giáo huấn của Giáo Hội được dựa vào sự kiện là Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài, và ban cho họ một phẩm vị siêu việt cùng với trách nhiệm chung đối với toàn thể thiên nhiên tạo vật (x Gen 1 và 2).
Theo dự án của Thiên Chúa, không thể nào tách biệt các chiều kích về thể lý, tâm lý và tâm linh của con người khỏi bản tính của họ. Cho dù văn hóa có đổi thay qua giòng thời gian, thì việc cấm cản hay coi thường bản tính này, việc họ gọi là “vun trồng”, là những gì có thể gây ra những hậu quả trầm trọng. Cũng thế, cá nhân con người chỉ được thực sự viên trọn khi họ biết chấp nhận những yếu tố của bản tính làm họ trở thành những con người.
Quan niệm này về con người tiếp tục mang lại một kiến thức sâu xa về đặc tính chuyên biệt và chiều kích xã hội của hết mọi con người. Điều này đặc biệt đúng nơi các cơ cấu về pháp lý và xã hội, nơi quan niệm về “con người” là những gì trọng yếu. Tuy nhiên, đôi khi, ngay cả lúc quan niệm này được nhìn nhận trong các tuyên ngôn quốc tế cũng như trong các qui định về pháp lý, một số văn hóa, nhất là lúc những nền văn hóa ấy không được thấm nhuần Phúc Âm, vẫn bị ảnh hưởng mãnh liệt bởi những ý hệ qui về phái nhóm, hay bởi cái quan niệm chủ nghĩa cá nhân và trần tục của xã hội. Giáo thuyết về xã hội của Giáo Hội, một giáo thuyết đặt con người làm tâm điểm và mạch nguồn của lãnh vực xã hội, là những gì có thể cống hiến rất nhiều cho việc quan tâm hiện nay đến các vấn đề về xã hội.
Thật là trùng hợp đó là chúng ta đang bàn đến đề tài về con người vì chúng ta muốn đặc biệt tôn kính vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Một cách nào đó việc ngài đóng góp không thể chối cãi cho quan niệm Kitô giáo có thể được hiểu như là một thứ suy niệm sâu xa về con người. Ngài đã làm phong phú và quảng diễn quan niệm này nơi các bức thông điệp của ngài cũng như ở các văn kiện khác. Những bản văn ấy tiêu biểu cho một gia sản cần phải được ân cần lãnh nhận, thu thập và áp dụng, đặc biệt bởi Chư Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện.
Bởi thế, với lòng tri ân, tôi xin lợi dụng dịp này để tháo tấm vải che bức tượng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một pho tượng được ghi khắc bên cạnh hai câu nói đáng nhớ. Chúng nhắc nhở chúng ta về mối quan tâm đặc biệt của Người Tôi Tớ Chúa đây nơi hoạt động thuộc Chư Hàn lâm Viện của anh chị em là các cơ cấu được thành lập năm 1994. Chúng cũng nói lên việc ngài khôn ngoan sẵn sàng dấn thân thực hiện cuộc đối thoại cứu độ với thế giới khoa học và văn hóa, một ước muốn được ký thác đặc biệt cho Chư Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện này. Tôi cầu xin cho những hoạt động của anh chị em được tiếp tục mang lại một cuộc trao đổi tốt đẹp giữa giáo huấn của Giáo Hội về con người và các khoa học cùng xã hội học được anh chị em đại diện. Tôi xin muôn vàn ân phúc thần linh đổ xuống cho tất cả mọi người hiện diện trong dịp quan trọng này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2005
?
Đức Hồng Y Cassidy về Việc Đối Thoại
Đại Kết và Liên Tôn
Một trong những việc mừng kỷ niệm 40 năm Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” được Công
Đồng Chung Vaticanô II ban hành đó là việc ra mắt tác phẩm của vị chủ tịch hồi
hưu Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, đó là cuốn “Tái N hận
Thức Công Đồng Chung Vaticanô II: Vấn Đề Đại Kết và Đối Thoại Liên Tôn”, một
cuốn sách đã được viết bởi ĐHY Edward Cassidy, và được Đại Hội Đường ở Sydney
mới đây cho ra mắt.
Vị hồng y 81 tuổi này, trong một cuộc phỏng vấn, đã nói với mạng điện toán toàn
cầu Zenit về cuốn sách của mình như thế này: “Nó là câu truyện, ở phần đầu, về
40 năm việc chúng ta đối thoại với các giáo hội Kitô giáo hay là vấn đề đại kết.
Phần thứ hai cũng nói tới việc đối thoại với các tôn giáo lớn khác trên thế giới”.
Vấn: Tác phẩm của ĐHY đã tường trình ra sao về những bước tích cực đã
được thực hiện từ khi ban hành tuyên ngôn “Nostra Aetate”?
Đáp: Tôi nghĩ trong mỗi một trường hợp, chúng ta đã đạt được tiến bộ rất
đáng kể liên quan tới giai đoạn chúng ta đang bàn tới chỉ trong vòng có 40 năm.
Nếu chỉ cần bắt đầu với cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Do Thái thì tôi nghĩ
rằng ở đây tôi cảm thấy hết sức phấn khởi bởi những gì từng xẩy ra trong mấy năm
gần đây, tức là biến cố lần đầu tiên chúng tôi đã có thể, với tư cách là hai
cộng đồng đức tin, Công Giáo và Do Thái, nói với nhau về các vấn đề đức tin.
Qua một thời gian trong quá khứ, chúng tôi đã phải đương đầu với những vấn đề cụ
thể, những vấn đề được truyền lại từ các thời trước đó, và là những gì bất khả
cho tới rất gần đây chúng tôi mới có thể ngồi lại trong một cuộc đối thoại thực
sự như là những người Công giáo và những người Do Thái giáo để nói về một số các
vấn đề được chúng tôi sử dụng cùng một ngôn ngữ và từ ngữ.
Vấn: Đức Hồng Y nói như thế nghĩa là gì?
Đáp: Chúng ta có rất nhiều điều chung, xuất phát từ các Sách Thánh của
chúng ta, ở những từ ngữ như “thống hối”, “hòa giải” hay “công chính”; và những
gì chúng ta có ý nói về các giao ước là những gì không bao giờ được loại bỏ –
làm sao chúng liên hệ với nhau.
Tất cả những điều này giờ đây đã xẩy ra nơi các cuộc đối thoại của chúng tôi, và
có rất nhiều hào hứng, trong khi đó, trước kia nó đã là một vấn đề chúng tội
thậm chí không thể nào chạm tới được.
Bởi vậy noóđã làm cho tôi cảm thấy rất phấn khởi vì tôi nghĩ rằng, ngoài việc
chỉ giải quyết các vấn đề quá khứ, nếu chúng ta có thể xây dựng thứ liên hệ ấy,
bấy giờ chúng ta có thể mạnh mẽ tin tưởng mong đợi là sẽ không còn một biến cố
Diệt Chủng Do Thái khác.
Trong thời của tôi phục vụ Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo, tôi
cảm thấy phấn khởi bởi sự kiện là việc đối thoại của chúng ta với các giáo hội
Chính Thống được phục hồi sau khi bị đình chỉ từ năm 1993…. Giờ đây cuộc đối
thoại này đã tái diễn như chúng ta đã thực hiện trước khi xẩy ra mọi sự như thế
vào năm 1990 – thật là hay!
Tôi cảm thấy rất phấn khởi bởi điều này là vì … tôi tin rằng không có những lý
do lớn lao to tát nào bất khả thắng vượt trong việc khắc phục những vấn đề của
chúng ta với Chính Thống.
Chúng ta tiếp tục với cả các giáo hội Kitô giáo khác nữa. Nguyên sự kiện chúng
ta đang cùng nhau giải quyết một số vấn đề đã là những gì phấn khởi rồi.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/11/2005