GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 29/11/2005 |
? ĐGH Biển Đức XVI ban Ơn Đại Xá cho dịp Mừng Lễ Trọng Kính Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội 2005
Các Vị Giám Mục Úc Đại Lợi muốn cấm việc phổ biến thứ thuốc RU-486
? Đức Hồng Y Cassidy về Việc Đối Thoại Đại Kết và Liên Tôn
ĐGH Biển Đức XVI ban Ơn Đại Xá cho dịp Mừng Lễ Trọng Kính Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội 2005
Theo một sắc lệnh được phổ biến hôm Thứ Ba 29/11/2005 thì Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ ban cho tín hữu một Ơn Đại Xá vào dịp Long Trọng Mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm (8/12/2005) tới đây. Sắc lệnh này được ký bởi ĐHY James Francis Stafford và Cha John Francis Girotti, OFM. Conv, là hai vị đương kim chủ tịch và nhiếp chính Tông Tòa Ân Giải. Sau đây là một số câu tiêu biểu quan trọng trong sắc lệnh này:
“Ngày 8/12 sẽ là ngày đánh dấu 40 năm từ khi Người Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vị đã công bố Trinh Nữ Maria là Mẹ Giáo Hội, khi bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II đã hết lời chúc tụng Đức Nữ Trinh này, với tư cách là Mẹ Đức Kitô, là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ thiêng liêng của tất cả chúng ta.
“Vào dịp Lễ Trọng này, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, khi công khai tỏ bày lòng tôn kính chúc tụng Đức Maria Vô Nhiễm, đã thiết tha muốn là toàn thể Giáo Hội phải hợp với ngài, để tất cả mọi tín hữu, hiệp nhất nơi danh của Người Mẹ chung này, trở nên mạnh mẽ hơn trong đức tin, gắn bó thiết tha hơn với Chúa Kitô, và yêu mến anh chị em mình bằng đức ái nhiệt thành hơn. Từ đó, như Công Đồng Chung Vaticanô II đã khôn ngoan dạy, xuất phát các việc xót thương đối với thành phần thiếu thốn, xuất phát việc tuân giữ đức công minh chính trực, và xuất phát việc bênh vực cùng tìm kiếm hòa bình”.
Vì lý do này, sắc lệnh cho biết, Đức Thánh Cha “đã nhân từ ban Ơn Tòa Xá là ơn có thể lãnh nhận theo các điều kiện thông thường (xưng tội, hiệp lễ và cầu nguyện theo các ý chỉ của Đức Thánh Cha), bằng một tâm hồn hoạn toàn xa lánh việc gắn bó với bất cứ hình thức tội lỗi nào, trong dịp Lễ Trọng Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, cho tín hữu nào tham dự một việc thánh để tôn kính Đức Nữ Trinh, hay ít là thực hiện cách công khai một việc tôn sùng Thánh Mẫu nào đó trước ảnh tượng Mẹ Vô Nhiễm được trưng bày để tôn kính chung, cùng đọc thêm Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính, và một lời cầu nào đó với Đức Trinh Nữ”.
Bản sắc lệnh kết thúc bằng việc nhắc nhở là tín hữu “bị bệnh hay có lý do chính đáng khác” không thể tham dự vào một nghi thức công khai hay tôn kính hình ảnh của Đức Trinh Nữ, “có thể được Ơn Đại Xá tại nhà của mình, hay ở bất cứ chỗ nào, nếu, bằng một linh hồn hoàn toàn xa lánh bất cứ một hình thức tội lỗi nào, và có ý giữ những điều kiện đã được nói đến trên đây sớm bao nhiêu có thể, họ liên kết bản thân mình trong tinh thần và ước muốn với các ý chỉ của Đức Giáo Hoàng để cầu cùng Mẹ Maria Vô Nhiễm, và đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 29/11/2005
Các Vị Giám Mục Úc Đại Lợi muốn cấm việc phổ biến thứ thuốc RU-486
Các vị giám mục Úc Đại Lợi đã kêu gọi chính phủ tiếp tục cấm không cho nhập cảnh và biên toa mua thứ thuốc phá thai RU-486.
Thật vậy, hôm Thứ Sáu 25/11/2005, hội đồng giám mục nước này đã phổ biến một văn thư trên mạng lưới điện toán của mình, với chủ trương rằng: “Việc giải quyết theo hóa chất này cho vấn đề xã hội và cá nhân chẳng giải quyết được gì hết”.
“Cuộc tranh luận gần đây về thứ thuốc phá thai RU-486 đã tái diễn cuộc công khai tranh cãi về vấn đề phá thai. Vấn đề phá thai vẫn cứ xuất ở Úc Châu cho thấy tình trạng bất ổn sâu xa ở cộng đồng chúng ta về sự kiện là một trong bốn bào thai được kết thúc bằng việc phá bỏ – vào khoảng 90 ngàn một năm.
“Việc nghiên cứu cho thấy rằng gần ¾ người Úc nghĩ rằng mức độ này là mức độ quá cao. Tuy nhiên, thay vì chú trọng tới những sách lược tích cực để giúp nữ giới tiếp tục việc mang thai của mình thì giờ đây chúng ta lại nghe thấy yêu cầu giới thiệu một phương pháp phá thai khác.
“Việc giới thiệu vấn đề phá thai bằng hóa chất sẽ không thể nào làm giảm bớt tình trạng phá thai xẩy ra ở Úc Đại Lợi. Thật vậy, nó có thể gia tăng số lượng rất nhiều nữa. Việc sử dụng một phương pháp phá thai khác sẽ làm gia tăng tình trạng suy yếu vấn đề tôn trọng giá trị sự sống con người. Việc nghiên cứu cho thấy là nhiều nữ giới hơn sẽ bị hư hại về thể lý, tâm lý và tinh thần.
“RU-486 là một thứ thuốc mãnh liệt được chế ra chỉ để kết liễu sự sống của một con người ngay sau khi nó vừa được chớm phát. Cũng có những quan tâm về mối an toàn nghiêm trọng đối với nữ giới, thành phần sẽ có thể bị xẩy thai ở nhà. Điều này đặc biệt đáng lo ngại cho những người nữ, vì sống cô lập về địa dư hay cá nhân, không thể dễ dàng hưởng những dịch vụ y tế cấp cứu.
“Vì những tường trình lẫn lộn về mối nguy hiểm của loại thuốc này, cộng đồng chúng ta cần thời gian để hoàn toàn cứu xét tới tất cả mọi chứng cớ về nó và không cần gì phải vội vàng hấp tấp trong việc thay đổi vấn đề lập pháp”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/11/2005
? Đức Hồng Y Cassidy về Việc Đối Thoại Đại Kết và Liên Tôn
Một trong những việc mừng kỷ niệm 40 năm Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” được Công Đồng Chung Vaticanô II ban hành đó là việc ra mắt tác phẩm của vị chủ tịch hồi hưu Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, đó là cuốn “Tái N hận Thức Công Đồng Chung Vaticanô II: Vấn Đề Đại Kết và Đối Thoại Liên Tôn”, một cuốn sách đã được viết bởi ĐHY Edward Cassidy, và được Đại Hội Đường ở Sydney mới đây cho ra mắt.
Vị hồng y 81 tuổi này, trong một cuộc phỏng vấn, đã nói với mạng điện toán toàn cầu Zenit về cuốn sách của mình như thế này: “Nó là câu truyện, ở phần đầu, về 40 năm việc chúng ta đối thoại với các giáo hội Kitô giáo hay là vấn đề đại kết. Phần thứ hai cũng nói tới việc đối thoại với các tôn giáo lớn khác trên thế giới”.
Vấn: Tác phẩm của ĐHY đã tường trình ra sao về những bước tích cực đã được thực hiện từ khi ban hành tuyên ngôn “Nostra Aetate”?
Đáp: Tôi nghĩ trong mỗi một trường hợp, chúng ta đã đạt được tiến bộ rất đáng kể liên quan tới giai đoạn chúng ta đang bàn tới chỉ trong vòng có 40 năm.
Nếu chỉ cần bắt đầu với cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Do Thái thì tôi nghĩ rằng ở đây tôi cảm thấy hết sức phấn khởi bởi những gì từng xẩy ra trong mấy năm gần đây, tức là biến cố lần đầu tiên chúng tôi đã có thể, với tư cách là hai cộng đồng đức tin, Công Giáo và Do Thái, nói với nhau về các vấn đề đức tin.
Qua một thời gian trong quá khứ, chúng tôi đã phải đương đầu với những vấn đề cụ thể, những vấn đề được truyền lại từ các thời trước đó, và là những gì bất khả cho tới rất gần đây chúng tôi mới có thể ngồi lại trong một cuộc đối thoại thực sự như là những người Công giáo và những người Do Thái giáo để nói về một số các vấn đề được chúng tôi sử dụng cùng một ngôn ngữ và từ ngữ.
Vấn: Đức
Hồng Y nói như thế nghĩa là gì?
Đáp: Chúng ta có rất nhiều điều chung, xuất phát từ các Sách Thánh của chúng ta, ở những từ ngữ như “thống hối”, “hòa giải” hay “công chính”; và những gì chúng ta có ý nói về các giao ước là những gì không bao giờ được loại bỏ – làm sao chúng liên hệ với nhau.
Tất cả những điều này giờ đây đã xẩy ra nơi các cuộc đối thoại của chúng tôi, và có rất nhiều hào hứng, trong khi đó, trước kia nó đã là một vấn đề chúng tội thậm chí không thể nào chạm tới được.
Bởi vậy noóđã làm cho tôi cảm thấy rất phấn khởi vì tôi nghĩ rằng, ngoài việc chỉ giải quyết các vấn đề quá khứ, nếu chúng ta có thể xây dựng thứ liên hệ ấy, bấy giờ chúng ta có thể mạnh mẽ tin tưởng mong đợi là sẽ không còn một biến cố Diệt Chủng Do Thái khác.
Trong thời của tôi phục vụ Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Hiệp Nhất Kitô Giáo, tôi cảm thấy phấn khởi bởi sự kiện là việc đối thoại của chúng ta với các giáo hội Chính Thống được phục hồi sau khi bị đình chỉ từ năm 1993…. Giờ đây cuộc đối thoại này đã tái diễn như chúng ta đã thực hiện trước khi xẩy ra mọi sự như thế vào năm 1990 – thật là hay!
Tôi cảm thấy rất phấn khởi bởi điều này là vì … tôi tin rằng không có những lý do lớn lao to tát nào bất khả thắng vượt trong việc khắc phục những vấn đề của chúng ta với Chính Thống.
Chúng ta tiếp tục với cả các giáo hội Kitô giáo khác nữa. Nguyên sự kiện chúng ta đang cùng nhau giải quyết một số vấn đề đã là những gì phấn khởi rồi.
Vấn: Thế
nhưng, cả Đức Hồng Y và vị thừa nhiệm của Đức Hồng Y là Đức Hồng Y Walter
Kasper, đều công nhận là tất cả những việc làm này “mới chỉ mở màn cho việc khởi
đầu”. Đâu là một số những suy thoái chính được Đức Hồng Y chia sẻ trong cuốn
sách mới của Đức Hồng Y?
Đáp: Ồ mỗi việc hơi khác nhau một chút. Trong vấn đề đại kết có những thoái lui, chẳng hạn, nơi mối liên hệ với Hiệp Thông Anh Giáo, một mối liên hệ đầy hứa hẹn khi mở màn cuộc đối thoại của chúng tôi. Mặc dù tiếp tục đạt được tiến bộ một cách nào đó, nó cũng gặp những trở ngại trầm trọng đối với những khác biệt về những vấn đề luân lý quan trọng, đối với những giá trị và những đạo lý, đối với việc truyền chức linh mục cho nữ giới là vấn đề chúng tôi thường khác nhau…. Đó là những gì rất bất lợi.
Trong cuộc đối thoại của chúng ta với Chính Thống Giáo, chúng ta gặp phải một vấn đề làm trì hoãn việc đối thoại của chúng ta, trong những năm gần đây, về “việc tái sinh” … của những Giáo Hội Đông Phương đang hiệp thông với Rôma nhưng chưa hiệp thông với Giáo Hội Mẹ của họ, ở chỗ liên quan đến luật lệ ở Nga và Rômania cũng như ở các nước cộng sản. Bởi thế những thứ khó khăn này đã diễn ra trong phần sau của vấn đề chúng ta đối thoại.
Với Hồi Giáo, tôi nghĩ rằng các thứ khó khăn xẩy ra từ một số những hành động bất hạnh, không phải vì tôn giáo mà vì cái ấn tượng về tình trạng có quá nhiều người nghĩ Hồi giáo là một tôn giáo ủng hộ khủng bố và nâng đỡ những tay thi hành các hành động khủng bố. Điều này hoàn toàn không công bằng tí nào, mà chỉ gây thêm vấn đề rắc rối nơi mối liên hệ của họ nơi các cộng đồng của chúng ta.
Với dân Do Thái,
chúng tôi những điều bất đồng dài dài, như với nữ tu viện ở Auschwitz hay với
những vấn đề chung quanh vụ Đức Piô XII trong thời Thế Chiến Thứ II, vấn đề đã
làm trì trễ việc làm của chúng tôi. Thế nhưng,…. Chúng ta cần phải hiểu rằng nơi
tất cả mọi cuộc đối thoại này, chúng ta cũng có nhiều hoạt động để làm trong
việc mang lại hoa trái của việc đối thoại vào đời sống của hai cộng đồng chúng
ta.
Vấn: Trong
khi kiểm điểm duyệt xét quá khứ và hiện tại, tác phẩm của Đức Hồng Y cũng tiến
tới tương lai nữa. Đức Hồng Y nghĩ sao chúng ta có thể hướng tới phía trước hay
chăng?
Đáp: Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm sáng tỏ vấn đề phân biệt giữa việc đại kết và việc đối thoại liên quan tới các giáo hội khác, và liên quan tới nhân dân Do Thái hay các đại tôn giáo khác, vì mục đích của chúng ta khác nhau nơi mỗi một trường hợp.
Với các giáo hội Kitô giáo khác, mục đích của chúng ta là tiến đến chỗ hoàn toàn hiệp thông bao nhiêu có thể. Mục đích này đã được thể hiện một lần nữa nơi sứ điệp của Thượng Ngị Giám Mục vừa rồi nói tới, một sứ điệp được các vị giám mục tỏ ra tiếc xót nhấn mạnh đến sự kiện là chúng ta vẫn chưa có thể chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể với các hệ giáo phái khác, dĩ nhiên không kể Chính Thống Giáo, thế nhưng thậm chí có như vậy chăng nữa chúng ta vẫn chưa thể làm như thế cách trọn vẹn.
Loại liên hệ khiến chúng ta có thể chấp nhận nhau trong mối hiệp thông trọn vẹn vẫn còn xa vời, thế nhưng đó là nơi chúng ta dađg tiến tới, và tôi tin rằng chúng ta sẽ tiến tới đích điểm ấy ít là với các giáo hội Chính Thống cũng như với các Giáo Hội Đông Phương cổ.
Điều quan trọng trong vấn đề đại kết đối với tôi đó là, cho dù quí vị biết rằng đích điểm này là những gì khó khăn và xa vời, chúng ta vẫn có thể hoan hưởng nơi sự kiện là chúng ta đã tiến tới từ chỗ chúng ta đã ở trước kia, chẳng hạn như chúng ta đã thù hận lẫn nhau hay lạnh lùng với nhau – tức đến chỗ được Đức Gioan Phaolô II nói là tuyệt vời đến nỗi chúng ta “đã tái nhận thức được sự kiện là chúng ta không còn là kẻ thù, chúng ta không còn là những kẻ xa lạ, mà là anh chị em của nhau trong Chúa Giêsu Kitô”. Tôi tin đó là một thành đạt quan trọng đối với tất cả mọi giáo hội.
Còn đối với việc chúng ta đối thoại với các niềm tin khác – mục đích của chúng ta dĩ nhiên không phải là tiến tới bất cứ một loại hiệp thông hay hiệp nhất nào, mà là việc chúng ta liên lỉ cần phải cải tiến những mối liên hệ và cùng nhau hoạt động chẳng những với nhân dân Do Thái, còn với nhân dân theo Hồi giáo và các đại tôn giáo trên thế giới, để mang các thứ giá trị của thiêng liêng của chúng ta cho thế giới là nơi đang bị chi phối rất nhiều hiện nay bởi chủ nghĩa trần thế cùng với các gía trị phi đạo nghĩa.
Tôi nghĩ rằng đây là điều khả dĩ. Thật là vô lý trên thế giới này khi chúng ta lại không thể trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trong việc hỗ trợ những lý tưởng cao cả bằng việc đối thoại với nhau.
Vấn: Thưa
Đức Hồng Y, hình như ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc tìm kiếm cái nền tảng
chung. Phải chăng cái nền tảng này là căn bản về phương pháp học cho cả việc đối
thoại đại kết và liên tín?
Đáp: Đúng thế, trong khi cả việc đối thoại đại kết và liên tín không có cùng một đích điểm tối hậu thì phương tiện lại rất giống nhau.
Đó là lý do tại sao tôi có thể nói rằng việc tung ra cuốn sách của tôi là điều có vẻ xa lạ ở chỗ chúng ta bàn đến cả vấn đề đại kết lẫn đối thoại liên tôn chỉ trong một cuốn sách duy nhất, thế nhưng phần lớn lại giống hệt nhau về phương pháp học.
Đó là việc thắng vượt những sự hiểu lầm, những thành kiến, và có những lúc, những vết thương rất trầm trọng xuất phát từ lịch sử của chúng ta; thế rồi từ đó tiến dần tới chỗ hiểu biết nhau hơn và cảm nhận các tặng ân của nhau hơn.
Mục đích chung của vấn đề cùng nhau hoạt động bằng mối thân hữu cao cả, vai kề vai, đó là vấn đề phục vụ công ích.
Vấn: Ngài
đã làm việc thân cận như thế với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đã được phần
đông công nhận là đẩy mạnh việc đối thoại liên tôn. Vào lúc mở màn cho giáo
triều này của Giáo Hoàng Biển Đức XVI chúng ta chúng ta đang mong chờ những diễn
tiến ra sao từ ngài về phương diện này.
Đáp: Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên vẫn từng là những gì hiển nhiên về khía cạnh này đó là thái độ của Đức Thánh Cha đương kim đối với cac áôn giáo khác ngay từ khi vừa bắt đầu giáo triều của ngài và đường lối ngài tiếp đón họ khi họ đến Rôma tham dự lễ đăng quang của ngài, cũng như nơi việc ngài gắn bó với các vị lãnh đạo thuộc các giáo hội khác như xẩy ra ở Đức quốc vừa rồi.
Tôi nghĩ rằng ngài đã minh nhiên cho thấy ý hướng của ngài trong việc thi hành công cuộc được Đức Gioan Phaolô II thực hiện – một công cuộc vĩ đại nơi mối hiệp nhất Kitô giáo cùng với những liên hệ giữa Công Giáo và Do Thái, thế nhưng ngài cũng cởi mở với các đại tôn giáo trên thế giới như ngài đã tỏ ra cho thấy ở những “Ngày Assisi” của ngài và việc ngài viếng thăm đền thờ Hồi giáo ở Đamascô.
Tôi hy vọng rằng Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ đóng góp đáng kẻ vào hoạt động được hội đồng tòa thánh chúng tôi sẽ thực hiện trong việc làm cho những cuộc đối thoại này đạt được nhuưng thành quả mới vào những năm tới đây.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/11/2005