GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 4/11/2005 |
? Cuộc Đối Thoại Do Thái Kitô Giáo Đang Tiến Tới Gần “Đất Hứa”
Tuyên Ngôn Nostra Aetate với Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn với Do Thái Giáo
? Âu Châu và Hoa Kỳ bắt đầu phản ứng trước Nạn Đại Dịch Cúm Gia Cầm cần phải phòng chống cấp thời
Cuộc Đối Thoại Do Thái Kitô Giáo Đang Tiến Tới Gần “Đất Hứa”
Vị đại tôn sư Ángel Kreiman ở Chí Lợi từ năm 1970-1990, cũng là vị nguyên phó chủ tịch Hội Đồng Thế Giới Chư Hội Đường Do Thái, tin rằng “chúng ta đã tiến tới một giai đoạn mới trong mối liên hệ giữa người Do Thái và Kitô giáo”.
Vị này đã đến Rôma để tham dự vào hôm Thứ Năm 28/10/2005 buổi tưởng niệm 40 năm Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” được Công Đồng Chung Vaticanô II ban hành ngày 28/10/1965, buổi tưởng niệm được tổ chức bởi Ủy Ban Tòa Thánh về Những Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái, và là buổi tưởng niệm đã được ĐTC Biển Đức XVI gửi sứ điệp liên quan tới mối liên hệ với người Do Thái.
Trong cuộc phỏng vấn ở Rôma với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị tôn sư này đã bày tỏ cảm nhận của mình về mối liên hệ càng ngày càng tốt đẹp hơn giữa Do Thái giáo và Kitô giáo như sau:
“Bốn mươi năm là thời gian rất quan trọng. Trong 40 năm, nhân dân Do Thái, thành phần đã bị làm tôi ở Ai Cập, ở trong sa mạc trước khi vào được Đất Hứa.
“Bốn mươi năm sau Tuyên Ngôn ‘Nostra Aetate’ chúng ta đang tiến vào một miền đất hứa, một miền đất mà đối với các vị giám mục và linh mục Công giáo, thì việc giảng dạy và giáo huấn về Do Thái giáo của Đức Giêsu, về Do Thái giáo của Phêrô và Phaolô, của các vị tông đồ, về đời sống Do Thái của các Kitô hữu tiên khởi, có một nền tảng về thần học”.
Từ năm 1994, Tôn Sư Kreiman đã chủ sự một tổ chức đối thoại liên tôn và cuộc nghiên cứu chung Do Thái Kitô Giáo. Tổ chức này được thành lập để kính vợ của ông là Susy, người đã bị sát hại vào tháng 7/1994 bởi một cuộc khủng bố tấn công Văn Phòng Trung Tâm Cộng Đồng Do Thái ở Buenos Aires do bà đứng đầu.
Theo vị tôn sư này thì “việc Giáo Hội Công Giáo ủng hộ Do Thái Giáo không phải là một thứ ủng hộ của quốc gia này đối với một quốc gia khác, căn cứ vào quyền lực thể lý. Việc ủng hộ của Kitô hữu đối với Do Thái giáo là một lực lượng linh thiêng về đạo giáo”.
Nhận định về 40 năm qua, vị tôn sư Do Thái này cho biết: “Đó là 40 năm rất tốt đẹp và tích cực. Cả vấn đề liên hệ giữa người Do Thái và Công Giáo, cũng như vấn đề liên hệ giữa Tòa Thánh và nước Do Thái đã gia tăng rất nhiều.
“Về phía Kitô giáo, tôi nghĩ rằng cái giới hạn duy nhất đó là việc cho vấn đề đối thoại với người Do Thái là quan trọng nhưng không khẩn trương. Giờ đây, rõ ràng là vấn đề đối thoại với người Do Thái không phải là một vấn đề tùy nghi mà là một trách nhiệm bó buộc. Bởi thế mà người Công giáo cần phải chấp nhận nhân dân Do Thái như là liên minh từ ban đầu của mình”.
Theo chiều hướng ấy, vị tôn sư này tin rằng “những diễn tiến trong vấn đề đối thoại về thần học đang xẩy ra rất ư là phấn khởi. Đã tới lúc cần phải nhìn nhận những khác biệt nhau để tương kính nhau hơn nữa, chấp nhận nhau như chúng ta là, yêu thương nhau đúng như những gì chúng ta là.
“Cái giới hạn của 40 năm này đã là việc không có vấn đề nói tới thần học trong việc đối thoại, trong việc giảng dạy và trong giáo lý.
“Nó cũng là vấn đề liên quan tới người Do Thái, những người cần phải hiểu rằng việc đối thoại với những người em trẻ trung là Kitô hữu là điều hệ trọng, thành phần cùng chia sẻ một niềm tin tưởng vào Vị Thiên Chúa duy nhất, vị Thiên Chúa tỏ mình ra trong thế giới vũ hoàn này. Đối với những vị tôn sư quan sát viên thì đây là lúc bắt đầu nghĩ rằng Giáo Hội không phải là kẻ thù của Do Thái mà là đồng minh đệ nhất của mình.
“Vấn đề không phải chỉ nói rằng Kitô hữu và người Do Thái là bạn hữu, rằng không được cho rằng người Do Thái sát hại Con Thiên Chúa; mà phải nói rằng Do Thái Giáo và Kitô Giáo là nền tảng cho cuộc chiến chống chủ nghĩa ngoại đạo… Chủ nghĩa ngoại đạo trong thời đại chúng ta đây được thể hiện qua các hình thức khủng bố, tục hóa, duy vật và duy chủng”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 31/10/2005
Tuyên Ngôn Nostra Aetate với Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn với Do Thái Giáo
Công Đồng Chung Vaticanô II là một biến cố rất quan trọng, chẳng những đối với riêng nội bộ Giáo Hội Công Giáo, mà còn với chung thế giới nữa. Đó là lý do chúng ta thấy cả hai vị Giáo Hoàng gần chúng ta nhất là Gioan Phaolô II, và Biển Đức XVI đều công khai tuyên bố rằng các ngài nỗ lực tiếp tục đường hướng của Công Đồng này. Công Đồng Chung Vaticanô II đã kéo dài trong 3 năm, từ ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa 11/10/1962 đến Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1965, với tất cả 9 khóa họp, và ban bố 16 văn kiện, trong đó có 4 Hiến Chế (constitution), 3 Tuyên Ngôn (declaration), và 9 Sắc Lệnh (decree). Công Đồng này đã ban bố 2 văn kiện trong năm 1963, 3 trong năm 1964, và 11 trong năm 1965. Riêng khóa họp 7 ngày 28/10/1965, Công Đồng đã ban bố nhiều văn kiện nhất, 5 trong 16 văn kiện. Bởi thế, trong Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 30/10/2005, vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đã đề cập đến biến cố 5 văn kiện này, nhất là Tuyên Ngôn Nostra Aetate liên quan tới việc đối thoại liên tôn nói chung và với Do Thái giáo nói riêng.
Trước hết, về Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 30/10/2005, Vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta đã nhắc đến 5 văn kiện đó, và nhấn mạnh riêng đến Tuyên Ngôn Nostra Aetate như sau:
Bốn Mươi Năm trước đây, vào ngày 28/10/1965, khóa họp thứ bảy của Công Đồng Chung Vaticanô II được diễn ra. Khóa họp này được tiếp nối nhanh chóng bởi 3 khóa khác, và khóa cuối cùng vào ngày 8/12, kết thúc Công Đồng này. Trong thời khoảng cuối cùng của biến cố lịch sử của giáo hội ấy, một biến cố được bắt đầu 3 năm trước đó, một số lớn các văn kiện của công đồng đã được chuẩn nhận. Một số văn kiện này là những văn kiện nổi tiếng và thường được trích dẫn. Những văn kiện khác ít tiếng tăm hơn nhưng cũng đáng ghi nhớ, vì chúng giữ được giá trị của mình và cho thấy tính cách hợp thời của mình, ở một nghĩa nào đó, lại còn gia tăng nữa.
Hôm nay, tôi muốn nhắc lại 5 văn kiện được Người Tôi Tớ Chúa là Giáo Hoàng Phaolô VI cùng với các vị nghị phụ của công đồng ký nhận ngày 28/10/1965. Những văn kiện ấy là sắc lệnh “Christus Dominus” về thừa tác vụ mục tử của các vị giám mục; sắc lệnh “Perfectae Caritatis” về việc canh tân đời sống tu trì; sắc lệnh “Optatem Totius” về việc đào luyện linh mục; tuyên ngôn “Gravissimum Educationis” về việc giáo dục Kitô giáo, và sau hết là tuyên ngôn “Nostra Aetate” về mối liên hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. ……..
Tuyên ngôn “Nostra Aetate” cũng có một tầm vóc quan trọng hiện nay, vì nó ảnh hưởng tới thái độ của cộng đồng giáo hội đối với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Căn cứ vào nguyên tắc “tất cả mọi dân tộc làm nên một cộng đồng duy nhất” và Giáo Hội có sứ vụ “nuôi dưỡng mối hiệp nhất và bác ái” giữa các dân tộc (khoản 1), Công Đồng này “không phủ nhận những gì thánh hảo và chân thực” nơi các tôn giáo khác và loan báo cho tất cả mọi người biết Chúa Kitô “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”, nơi Người con người tìm thấy “tầm mức trọn vẹn của đời sống đạo giáo” (khoản 2). Với bản tuyên ngôn “Nostra Aetate”, các Vị Nghị Phụ Công Đồng Vaticanô II đã nêu lên một số sự thật trọng yếu: ở chỗ rõ ràng nhắc nhở mối liên kết đặc biệt thắt nối Kitô hữu với người Do Thái (khoản 4); nhấn mạnh đến việc Giáo Hội quí trọng những người Hồi giáo (khoản 3), và những tín đồ thuộc các đạo khác (khoản 2); và nhấn mạnh đến tinh thần huynh đệ đại đồng cấm thái độ kỳ thị hay bắt hại đạo giáo (khoản 5).
Sau nữa, về bức thư đề ngày 26/10/2005 của Đức Giáo Hoàng gửi Ủy Ban Tòa Thánh về Mối Liên Hệ với Người Do Thái là ủy ban tổ chức đại hội kỷ niệm văn kiện này ngày Thứ Năm 28/10/2005 tại Rôma, ngài đã nhận định và khuyến dụ như sau:
Bốn mươi năm đã qua đi từ ngày vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành Tuyên Ngôn của Công Đồng Chung Vaticanô II về mối liên hệ của Giáo Hội với Các Tôn Giáo Không Phải Kitô Giáo “Nostra Aetate”, một tuyên ngôn đã mở ra một tân kỷ nguyên của mối liên hệ với nhân dân Do Thái và cống hiến một nền tảng cho việc đối thoại chân thành về thần học. Việc kỷ niệm này cho chúng ta nhiều lý do để bày tỏ lòng tri ân Thiên Chúa Toàn Năng về chứng từ của tất cả những ai, bất chấp một lịch sử phức tạp và thường đau thương, nhất là sau biến cố thảm thương Shoah, một biến cố bị ảnh hưởng bởi ý hệ duy chủng ngoại đạo, đã can đảm hoạt động để nuôi dưỡng việc hòa giải và cải tiến mối thông cảm giữa những người Kitô hữu và Do Thái.
Trong việc đặt nền tảng cho mối liên hệ mới mẻ giữa Nhân Dân Do Thái và Giáo Hội, Bản Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải thắng vượt những thành kiến, hiểu lầm, lạnh lùng cũng như ngôn từ khinh khi và hận thú của quá khứ. Bản Tuyên Ngôn này đã từng là cơ hội để hiểu biết và tôn trọng nhau hơn, để hợp tác và thường thân tình giữa những người Công giáo và Do Thái hơn. Bản Tuyên Ngôn này cũng thách đố họ trong việc nhìn nhận những nguồn gốc thiêng liêng chung của họ và cảm nhận gia sản phong phú về đức tin của họ nơi Vị Thiên Chúa Duy Nhất là Đấng tạo thành trời đất, Đấng đã thiết lập giao ước với Dân Tuyển Chọn, đã tỏ cho biết các giới răn của Ngài, và đã dạy là hãy hy vọng vào những lời hứa hẹn cứu độ mang đến niềm tin tưởng và niềm ủi an cho các cuộc chiến đấu trong cuộc đời.
Nhân dịp kỷ niệm này, dịp chúng ta nhìn lại 4 thập niên của những giao tiếp tốt đẹp giữa Giáo Hội và Nhân Dân Do Thái, chúng ta cần lập lại việc dấn thân của chúng ta cho những gì vẫn cần phải được thực hiện. Về vấn đề này, từ những ngày đầu tiên Giáo Triều của mình, nhất là trong cuộc tôi viếng thăm mới đây tại Hội Đường Do Thái ở Cologne, tôi đã bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ của mình trong việc bước đi theo vết chân của vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Sau hết, về lời phát biểu của một vị tôn sư Do Thái đối với mối liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung với Do Thái giáo trong 40 năm qua. Vị tôn sư này là đại tôn sư Ángel Kreiman ở Chí Lợi từ năm 1970-1990, cũng là vị nguyên phó chủ tịch Hội Đồng Thế Giới Chư Hội Đường Do Thái. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit ở Rôma vào dịp này, ông đã bay toà cảm nhận của mình như sau:
“Bốn mươi năm là thời gian rất quan trọng. Trong 40 năm, nhân dân Do Thái, thành phần đã bị làm tôi ở Ai Cập, ở trong sa mạc trước khi vào được Đất Hứa. Bốn mươi năm sau Tuyên Ngôn ‘Nostra Aetate’ chúng ta đang tiến vào một miền đất hứa, một miền đất mà đối với các vị giám mục và linh mục Công giáo, thì việc giảng dạy và giáo huấn về Do Thái giáo của Đức Giêsu, về Do Thái giáo của Phêrô và Phaolô, của các vị tông đồ, về đời sống Do Thái của các Kitô hữu tiên khởi, có một nền tảng về thần học”.
“Đó là 40 năm rất ư là tốt đẹp và tích cực. Cả vấn đề liên hệ giữa người Do Thái và Công Giáo, cũng như vấn đề liên hệ giữa Tòa Thánh và nước Do Thái đã gia tăng rất nhiều. Về phía Kitô giáo, tôi nghĩ rằng cái giới hạn duy nhất đó là việc cho vấn đề đối thoại với người Do Thái là quan trọng nhưng không khẩn trương. Giờ đây, rõ ràng là vấn đề đối thoại với người Do Thái không phải là một vấn đề tùy nghi mà là một trách nhiệm bó buộc. Bởi thế mà người Công giáo cần phải chấp nhận nhân dân Do Thái như là liên minh từ ban đầu của mình.
“Những diễn tiến trong vấn đề đối thoại về thần học đang xẩy ra rất ư là phấn khởi. Đã tới lúc cần phải nhìn nhận những khác biệt nhau để tương kính nhau hơn nữa, chấp nhận nhau như chúng ta là, yêu thương nhau đúng như những gì chúng ta là. Cái giới hạn của 40 năm này là ở chỗ không có vấn đề nói tới thần học trong việc đối thoại, trong việc giảng dạy và trong giáo lý.
“Nó cũng là vấn đề liên quan tới người Do Thái, những người cần phải hiểu rằng việc đối thoại với những người em trẻ trung Kitô hữu là điều hệ trọng, thành phần cùng chia sẻ một niềm tin tưởng vào Vị Thiên Chúa duy nhất, vị Thiên Chúa tỏ mình ra trong thế giới vũ hoàn này. Đối với những vị tôn sư quan sát viên thì đây là lúc bắt đầu nghĩ rằng Giáo Hội không phải là kẻ thù của Do Thái mà là đồng minh đệ nhất của mình.
“Vấn đề không phải chỉ nói rằng Kitô hữu và người Do Thái là bạn hữu, rằng không được nghĩ người Do Thái sát hại Con Thiên Chúa; mà phải nói rằng Do Thái Giáo và Kitô Giáo là nền tảng cho cuộc chiến chống chủ nghĩa ngoại đạo… Chủ nghĩa ngoại đạo trong thời đại chúng ta đây được thể hiện qua các hình thức khủng bố, tục hóa, duy vật và duy chủng”.
Chúng ta hãy nguyện cầu để dân Do Thái càng tiến đến chỗ gần gũi với Giáo Hội của Chúa Kitô càng nhận biết Người hơn, nhờ đó, họ có thể áp dụng tinh thần trọn lành bao dung tha thứ theo Phúc Âm của Người, hầu mau chóng mang lại hòa bình cho Thánh Địa nói riêng và Trung Đông nói chung, nhất là để dọn đường cho Chúa Kitô tái giáng. Vì theo Thánh Tông Đồ Phaolô, trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở đoạn 11 câu 26, ngài đã khẳng định và tiên báo rằng: “Tình trạng mù quáng xẩy ra ở nơi Do Thái cho tới khi đủ số Dân Ngoại, bấy giờ tất cả dân Do Thái sẽ được cứu”. Như thế, một khi dân Do Thái tỏ ra nhận biết Chúa Kitô là dấu báo hiệu cho gày cùng tháng tận, cho việc Chúa Kitô đến lần thứ hai; trong khi đó, việc dân Do Thái càng ngày càng thân tình với chung Kitô giáo và riêng Giáo Hội Công Giáo không phải là một dấu chỉ thời đại rất cánh chung rồi hay sao?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
? Âu Châu và Hoa Kỳ bắt đầu phản ứng trước Nạn Đại Dịch Cúm Gia Cầm cần phải phòng chống cấp thời
|
Hôm Thứ Hai 24/10.2005, Ủy Ban Châu Âu đã loan báo việc cấm nhập cảng các loại gia cầm sống khi Trung Hoa loan báo cuộc bùng phát thứ ba của bệnh này trong vòng 1 tuần lễ và Nam Dương xác nhận nhân mạng thứ tư bị hư vong bởi vi khuẩn cúm gia cầm.
Thật vậy, Ủy Ban này đã ra lệnh cấm tạm thời những cuộc nhập cảnh gia cầm sống và các thứ lông vũ từ Tiệp Khắc sau khi có ít là 6 con thiên nga bị chết vì cúm gia cầm. Những con thiên nga này mới bay đến Tiệp Khắc nhưng không biết chúng từ đâu tới. Có 13 con khác mới chết ở gần đó.
Cũng vào hôm Thứ Hai này, miền Tamboy ở Nga, cách thủ đô Mạc Tư Khoa 250 dặm hay 4000 cây số về phía đông nam, cũng xác nhận việc bùng phát của triệu chứng cúm gia cầm. Dịch bệnh này đã sát hại 12 con gà mái tại một nhà nông dân ở quận hạt Morshansk tuần vừa rồi, sau đó, thẩm quyền thú ý địa phương đã giết chết 53 con vịt và gà con còn lại trong vùng và ra lệnh kiểm dịch toàn vùng. Mạc Tư Khoa cũng xác nhận hôm Thứ Tư tuần trước 19/10 là ở vùng Tula (cách thủ đô Nga 200 dặm về phía nam) có thấy xuất hiện vi khuẩn H5N1.
Các viên chức của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, gặp nhau ở Lục Xâm Bảo, đã kêu gọi cấm nhập cảng các thứ gia cầm sống vào khối 25 quốc gia hội viên của họ. Hôm Thứ Ba 25/10/2005, một tiểu ban của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã ủng hộ dự án này của Ủy Ban Âu Châu.
Trong bài nói tại Quốc Viện Về Sức Khỏe ở Bethesda, Maryland, hôm 1/11/1005, Tổng Thống Bush đã nói rằng cho dù chưa đi đến tình trạng bùng phát ở Hoa Kỳ hay những nơi khác trên thế giới, nhưng các nhân viên về sức khỏe cũng cần phải sẵn sàng đối phó:
“Một cơn dịch rất giống với cuộc cuộc cháy rừng. Nếu bị chặc đứng sớm sủa thì nó có thể bị dập tắt với chút ít thiệt hại; nếu không phát hiện cái âm ỉ của nó, nó có thể trở thành một hỏa lò lan tràn nhanh chóng ngoài sứa kiểm soát của chúng ta”.
Vị tổng thống này khuyên các viên chức sức khỏe hãy quan tâm tới nạn dịch cúm gia cầm này, một nạn dịch mà theo tổ chức sức khỏe thế giới WHO (World Health Organization) đã lan cho loài chim muôn ở 16 quốc gia, lây lan cho 121 người và gây tử vong cho 62 người. Ông nói rằng ông sẽ xin Quốc Hội Hoa Kỳ tài trợ cho một ngân khoản 7 tỉ 1 cho công cuộc sửa soạn phòng chống nạn đại dịch có thể bùng phát khắp thế giới này.