GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ HAI 7/11/2005

 

?   ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 32 Ngày 6/11/2005 về Hiến Chế “Dei Verbum” và Việc Đọc Thánh Kinh 

   Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ

?  Nổi Loạn tại Pháp Quốc và Nam Mỹ Châu: tại Pháp Quốc

 

?   ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 32 Ngày 6/11/2005 về Hiến Chế “Dei Verbum” và Việc Đọc Thánh Kinh

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Vào ngày 18/11/1965, Công Đồng Chung Vaticanô II đã chuẩn nhận hiến chế tín lý về Mạc Khải, “Dei Verbum”, một trong những cột trụ của toàn thể toàn nhà công đồng này. Văn kiện này nói về vấn đề Mạc Khải và việc truyền đạt mạc khải, về việc linh ứng và việc giải thích Sách Thánh cũng như về tầm quan trọng của mạc khải trong đời sống của Giáo Hội.

 

Thu thập những hoa trái của việc canh tân về thần học trước đó, Công Đồng Chung Vaticanô II đã đặt Chúa Kitô làm tâm điểm, trình bày Người “vừa là Trung Gian vừa là sự viên trọn của tất cả mạc khải” (khoản 2). Thật vậy, Chúa Giêsu, Lời nhập thể, Đấng đã chết và phục sinh, đã thi hành cho đến hoàn thành công cuộc cứu độ, một công cuộc cứu độ được hiện thực bằng những cử chỉ và lời nói, và biểu lộ hoàn toàn dung nhan và ý muốn của Thiên Chúa, nhờ đó, cho tới khi Người trở lại trong vinh quang, không còn phải đợi chờ một mạc khải công khai mới nào nữa (x khoản 3).

 

Các tông đồ và thành phần thừa kế các ngài là các vị giám mục là những kho chất chứa sứ điệp được Chúa Kitô ký thác cho Giáo Hội, nhờ đó sứ điệp ấy được truyền đạt cách trọn vẹn cho tất cả mọi thế hệ. Sách Thánh cả Cựu Ước lẫn Tân Ước và Thánh Truyền chất chứa sứ điệp ấy, một sứ điệp được hiểu biết mỗi ngày một hơn trong Giáo Hội nhờ ơn trợ giúp của Thánh Thần. Truyền Thống này giúp cho con người có thể biết được toàn bổ bộ các sách thánh và làm cho các sách này được hiểu một cách xác đáng và có hiệu năng, nhờ đó, Thiên Chúa, Đấng nói với các vị tổ phụ và tiên tri, không ngừng nói với Giáo Hội, và qua Giáo Hội, nói với thế giới (x khoản 8).

 

Giáo Hội không sống bởi mình mà là sống bởi Phúc Âm và luôn căn cứ vào Phúc Âm để biết được đường đi nước bước của mình. Hiến chế công đồng “Dei Verbum” đã tạo nên một động lực mãnh liệt trong việc cảm nhận Lời Chúa, giúp đưa tới việc canh tân sâu xa đời sống của cộng đồng giáo hội, nhất là nơi việc giảng giải, giáo lý, thần học, tu đức và liên hệ đại kết.

 

Lời Chúa, bởi tác động của Thánh Thần, là những gì hướng dẫn người tín hữu đến chỗ toàn chân (x Jn 16:13). Trong số nhiều hoa trái của mùa xuân thánh kinh này, tôi muốn đề cập tới việc thịnh hành vấn đề “lectio divina” xưa, hay việc đọc sách thiêng liêng, đọc Sách Thánh. Việc đọc sách thiêng liêng Thánh Kinh này là ở chỗ suy niệm trọn một bài thánh kinh, đọc đi đọc lại, ở một nghĩa nào đó “nghiền ngẫm bài thánh kinh”, như các vị Nghị Phụ viết, và vắt lấy “nước cốt” của bài thánh kinh, nhờ đó bài thánh kinh ấy nuôi dưỡng việc suy niệm và chiêm niệm, để rồi, như nhựa cây, bài thánh kinh có thể thấm vào cuộc sống thực tế. Muốn thế, “việc đọc sách thiêng liêng” Thánh Kinh này đòi hỏi tâm trí phải được Thánh Linh soi động, tức là được soi động bởi chính Đấng linh ứng viết lên Thánh Kinh, và bởi thế, đặt mình vào một thái độ “sốt sắng lắng nghe”.

 

Đây là thái độ mẫu mực của Rất Thánh Maria đúng như được thấy nơi hình ảnh tiêu biểu ở biến cố truyền tin: Vị Trinh Nữ này tiếp vị sứ giả thiên quốc trong lúc đang suy niệm Sách Thánh, việc suy niệm được tiểu biểu một cách tổng quát qua việc Đức Maria cầm cuốn sách trong tay mình, hay trên lòng của Người, hoặc ở trên bục. Đó cũng là hình ảnh về Giáo Hội được chính Công Đồng này nói tới trong hiến chế “Dei Verbum” (khoản 1).

 

Chúng ta hãy cầu nguyện, để, như Mẹ Maria, Giáo Hội trở thành một nữ tỳ dễ dạy của Lời Thần Linh và luôn loan báo lời thần linh này bằng một niềm tin tưởng mãnh liệt, nhờ đó, “toàn thể thế giới, khi lắng nghe, sẽ tin tưởng lời loan báo cứu độ; khi tin tưởng thì sẽ hy vọng, và khi hy vọng thì sẽ mến yêu” (ibid).



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
6/11/2005

  TOP

 

   Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ

 

Sau đây là nguyên văn diễn từ của ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, hôm Thứ Năm 3/11/2005, ngỏ cùng Uỷ Ban của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ.

 

Thưa Ông Trưởng Ủy Ban,

 

Đại biểu tôi tin rằng nhuững dự án phát triển và những phương sách giảm nghèo cần phải được hội nhập với khả năng bảo trì môi trường. Thiếu tính cách quản thủ môi trường thì việc phát triển sẽ không có nền tảng vững chắc, và không phát triển, sẽ không có vấn đề đầu tư, khiến việc bảo về môi trường trở nên bất khả.

 

Vấn đề trách nhiệm và tình đoàn kết là những gì liên kết với nhau nơi đây đến nỗi hoạt động hỗ trợ cho môi trường trở thành một thứ khẳng định niềm tin tưởng vào định mệnh của gia đình nhân loại qui tụ lại chung quang một dự án chung quan trọng với thiện ích của hết mọi người. Điều này âm vang nguyên tắc tiên khởi của Bản Tuyên Ngôn Rio: “nhân loại là tâm điểm của những mối quan tâm đến việc phát triển khả thủ”.

 

Tuy nhiên, nhiều khó khăn gặp phải trong việc đụng đầu với những vấn đề làm suy yếu môi trường toàn cầu, như vấn đề thay đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước uống, việc phá rừng và việc sa mạc hóa, cho thấy tính chất phức tạp của việc đương đầu với những vấn đề phát triển một cách gắn bó nguyên vẹn, cũng như cho thấy nhu cầu cần phải thay thế những phương cách phân mảnh bằng một phương sách đa phần toàn diện.

 

Trong loạt đe dọa đầu tiên, được nhận định bởi Ban Hội Thẩm Cao Cấp về Các Mối Đe Dọa, Thánh Đố và Thay Đổi, đó là những thứ đe dọa về kin h tế và xã hội, bao gồm tình trạng nghèo khổ, các chứng bệnh lây nhiễm và vấn đề suy thoái môi trường. Chúng tôi đồng ý là ba vấn đề này nói cho cùng là những gì đe dọa nền an ninh của thế hệ hiện tại và tương lai. Không thể nào không cùng nhau giải quyết những thách đố ấy để chiếm đạt được một hệ thống an ninh chung. Chúng không phải là những thứ đe dọa tách biệt.

 

Trong việc đương đầu với chúng cũng như trong việc phát động vấn đề phát triển trách nhiệm và tình đoàn kết, các cộng đồng địa phương cần phải tham dự vào việc thẩm định và bảo trì thiên nhiên, cùng được hưởng phần lợi ích công bằng, nếu các cộng đồng ấy sẵn sàng hợp tác; những giá phải trả cho hệ thống giao liên thiên nhiên cần phải được chú trọng tới trong tất cả mọi quyết định về kinh tế, vì những nguồn nhiên liệu hiển nhiên là những gì có hạn; và việc bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên cần phải trở thành ưu tiên hơn nữa nơi việc hoạch định của chính phủ, việc đầu tư và việc tài trợ nếu cần phải đi đến chỗ thành đạt.

 

Mối đặc biệt quan tâm tới ở đây là vấn đề rừng rú, một tài nguyên vẫn là những gì thiết yếu đối với lương thực, cư trú, chất đốt, nước nguồn và thớ sợi cho 90% trong 1 tỉ 200 triệu người cực bần cùng trên thế giới; tuy nhiên, tình trạng mất mát rừng rú vẫn còn thấy được rõ ràng ở quá nhiều nơi. Rất cần phải hoàn thành một hiệp định quốc tế về việc bảo vệ rừng rú.

 

Chúng ta cũng không được quên những mục tiêu trong MDG 7 là mục tiêu nhắm tới việc làm giảm bớt 50% vào năm 2015 con số người không có được nước uống sạch cùng các thứ vệ sinh căn bản, và là mục tiêu cải tiến đáng kể đời sống của những cư dân sống trong các khu ổ chuột vào năm 2020, những mục tiêu được nhắc lại mới đây trong Quyết Định CSD 13. Tiếc thay, nhiều quốc gia sẽ không đạt được mục tiêu 2005 về vấn đề thiết lập những chương trình điều hành các nguồn nước nhất thống. Tuy nhiên, vì lợi ích của tất cả mọi quốc gia, cần phải hỗ trợ và dấn thân vào việc áp dụng những dự án ấy.

 

Một vấn đề hệ trọng khác đó là vấn đề thay đổi khí hậy và vấn đề năng lực, vấn đề được vị Tổng Thư Ký đã có lý để diễn tả như là một trong những thách đố lớn nhất của thế kỷ 21. Những đề tài của chu kỳ nhị niên tới đây của CSD sẽ có một ảnh hưởng về nhiều vấn đề liên hệ, như vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế, chính trị, đạo lý và các vấn đề xã hội, cũng như vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế. Nó sẽ là một cơ hội cho thế giới suy nghĩ về những đề tài chính yếu đối với hòa bình và việc phát triển của con người, nhất là ở những vùng nghèo nhất theo khả năng thích ứng yếu kém nhất, với những nguồn năng lượng khan hiếm và chịu hậu quả nhiều về tình trạng đổi thay khí hậu.

 

Sau hết, thật là phấn khởi khi chứng kiến thấy việc gia tăng ý thức về vấn đề thay đổi khí hậu đã được bày tỏ như tại thượng nghị G8 ở Gleneagles. Cần phải tiếp nối bằng những cuộc bàn luận cẩn trọng về những phương tiện các quốc gia có thể giúp để phấn khích việc phát triển hơn nữa về những nguồn năng lực có thể tái sử dụng, bắt đầu làm giảm dần những phụ trợ tai hại về môi trường, nhất là đối với việc sử dụng và phát triển chất đốt dưới lòng đất, cũng như bắt đầu việc dấn thân vào vấn đề nghiên cứu cùng phát triển việc thay thế các chất đốt dưới lòng đất một cách sạch sẽ, hiệu nghiệm và rẻ tiền. Thế giới đang hết sức cần đến nhiều hơn, chứ không phải ít hơn, năng lực trong 50 năm tới đây: Chúng ta chiếm lấy nguồn năng lực này cho các thế hệ mai hậu ở khắp nơi khi chúng ta bắt tay thực hiện ngay vào đường lối ấy.


Cám ơn Ông Trưởng Ủy Ban

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/11/2005

 TOP

 

? Nổi Loạn tại Pháp Quốc và Nam Mỹ Châu

Năm 2005 là một năm dường như có nhiều biến động nhất từ trước đến nay, cả về thiên tai lẫn nhân tai. Thiên tai thì có bão lụt khắp nơi trên thế giới từ cuối tháng 8 sang tới tháng 11, có trận động đất khủng khiếp ở Pakistan trong tháng 10, có lở đất ở Trung Mỹ Châu cũng trong Tháng 10, có dịch cúm gà bắt đầu lan sang Âu Châu cũng vào tháng 10. Về nhân tai, cũng trong Tháng 10, lại xẩy ra bạo loạn ở Thánh Địa, rồi việc Iran đòi xóa tên nước Do Thái trên bản đồ thế giới, và sang đầu Tháng 11, hai cuộc nổi loạn đã diễn ra, một ở Pháp quốc và một ở Nam Mỹ.

Tại Pháp Quốc

 

Năm đêm liền, lực lượng cảnh sát đã phải chiến đấu với thành phần giới trẻ ném đá ở ngoại ô Thành Phố Ba Lê là Clichy-sous-Bois, rồi sau đó tình trạng nổi loạn này đã lan sang các khu vực ngoại ô khác.

 

Cuộc nổi loạn bắt đầu bùng lên từ 2 cái chết của hai thanh thiếu niên, khi hai em này chạy cho khỏi lưu đạn cay của cảnh sát tung ra ở một đền thờ lân cận trong thời gian cầu nguyện.

 

Khu ngoại ô Clichy ở phía đông bắc Ba Lê, đầy những người Hồi giáo sinh sống trong cảnh nghèo nàn, nơi được các viên chức địa phương cho biết là nghèo nhất Pháp quốc.

 

Khoảng 60% dân cư ở đây là người di dân, bị kỳ thị và thất nghiệp (khoảng 25%), gấp đôi tình trạng thất nghiệp trung bình ở toàn quốc.

 

Một tham vấn viên tự nguyên của giới trẻ là Mark Naduad cho biết: “Ở đây không có các hãng sản xuất. Không ai có việc làm gì cả. Không có những trung tâm tìm việc. Khi quí vị đi tìm việc mà nói rằng quí vị ở đây quí vị sẽ không được nhận vào làm”.

 

Một phần tử thuộc hội đồng thành phố là Didier Ostra đồng ý rằng cần phải thực hiện một điều gì đó, bằng không tình hình này sẽ bừng lên không thể chế ngự được nữa: “Nếu không có gì đổi thay nó sẽ bùng phát. Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ, sau những gì đã xẩy ra ở đây cũng như ở các thành phố khác, sẽ nhận ra rằng cần phải thay đổi chính sách”.

 

Cuộc nổi loạn gây ra bởi thành phần giới trẻ, trong số đó có nhiều người là Hồi giáo gốc Bắc Phi hay Phi Châu da đen, là vì tình trạng họ chán nản trước vấn đề thất nghiệp cao và thiếu cơ hội về kinh tế.

 

Đúng thế, trong khi chính phủ không biết có nhận ra tình trạng cần phải chỉnh đốn này hay chăng, hay nhận ra có nhất định thực hiện hay chăng, thì phải chăng không còn cứu vãn được tình thế nữa, đã muộn rồi, cuộc âm ỉ khủng hoảng về dân sự và xã hội ở đây, từ cuộc nổi dậy bất ngờ ở khu vực được cho rằng nghèo nhất Pháp quốc đó, đã tiếp tục lan tràn sang các thành phố phụ cận khác thuộc thủ đô Balê, dữ dội và khủng khiếp đến độ giới trẻ dùng đuốc châm lửa đốt cháy các dinh thự và cả hằng trăm chiếc xe. Cuộc nổi loạn tiếp tục cho tới sáng sớm Thứ Bảy 5/11/2005. 

 

Trong số 152 chiếc xe bị đốt cháy trên toàn quốc, gần một nửa xẩy ra tại vùng phụ cận Balê, với khoảng một tá hay hơn bị đốt cháy ở từng vùng nổi tiếng như Strasbourg ở phía đông nước Pháp, Rennes ở phía tây, và Toulouse ở phía tây nam Pháp quốc. Ở vùng ngoại ô Balê là Val d’Oise, vào chiều tối Thứ Sáu đã có 10 chiếc xe bị đốt, cùng với 2 dinh thự và một tiệm bánh, và ở Seine-Saint-Denis có hai nhà kho bị đốt phá. Đêm Thứ Năm 3/11 rạng sáng Thứ Sáu 4/11 cuộc nổi loạn cũng xẩy ra cả ở Rouen miền bắc Pháp quốc, Dijon miền đông và Marseille miền nam.

 

Cũng tại khu vực Seine-Saint-Denis này, nơi có hai thanh thiếu niên bị chết đầu tiên bởi lưu đạn cay của cảnh sát, từ đó cuộc nổi loạn bùng lên dữ dội, cho dù có lúc lực lượng cảnh sát lên tới 1300 nhân viên, nhưng vẫn không thể dẹp nổi.

 

Các vị lãnh đạo tôn giáo ủng hộ nỗ lực của chính quyền trong việc làm giảm bớt những căng thẳng xẩy ra. Những vị lãnh đạo thuộc Công giáo, Tin lành và Hồi giáo này. Họ dự tính thực hiện một cuộc diễn hành thầm lặng vào Thứ Bảy ở Aulnay-sous-Bois là một trong những vùng ngoại ô bạo loạn nhất.

 

Chiều tối hôm Thứ Sáu, Thủ Tướng Dominique de Villepin đã gặp khoảng 15 giới trẻ ở những vùng phụ cận sôi động nhất để bàn đến những đường lối phục hồi tình thế.

 

Anyss, 18 tuổi, năm cuối cùng ở Trung Học Seine-Saint-Denis, cho biết sau cuộc họp này là: “Tôi nghĩ rằng ông ấy cảm nhận được cuộc họp này và muốn biết những điều gì đó. Đó là một sáng kiến rất hay, ông ấy thực sự muốn tìm cách giải quyết vấn đề”.

 

Cho đến Chúa Nhật 6/11/2005, cuộc nổi loạn này đã lan vào thủ đô Balê cùng các cộng đồng nghỉ mát vùng Địa Trung Hải, như Cannes và Nice, đến nỗi, lực lượng cảnh sát đã phải sử dụng đến các trực thăng bay trên bầu trời Balê và các vùng khác để khám phá và chặn đứng những cuộc đập phá.

 

Theo phát ngôn viên của cảnh sát là Patrick Hamon thì cho đến sáng sớm Chúa Nhật, đã có trên 2000 chiếc xe bị đốt cháy (riêng ở Balê có 13 chiếc bị đốt), 193 người bị giam nhốt và một số cảnh sát cùng nhân viên chữa lửa bị thương sau đêm thứ 10 của cuộc nổi loạn toàn quốc này. Ở Normandy có 5 nhân viên cảnh sát và 3 nhân viên chữa lửa bị thương, và có 2 trường học, 1 bưu điện, 1 trung tâm buốn bán và 50 chiếc xe bị đốt phá, cũng theo vị phát ngôn viên trên. Ở Lille bắc Pháp quốc có 1 trung tâm giữ trẻ bị đốt phá, và ở Grigny miền nam Pháp quốc có 2 trường học bị đốt phá. Một trung tâm văn hóa ở trung tâm thành phố Nantes cũng bị đốt phá.

 

Hôm Thứ Bảy, Thủ Tướng Pháp thực hiện các cuộc gặp gỡ đặc biệt và thành phần công dân (khoảng 3 ngàn người) đã tham dự cuộc diễn hành thầm lặng để cố gắng làm dịu bớt hay lắng đọng cuộc nổi loạn.

 

Trước cuộc nổi loạn đã liên tục tiếp diễn và càng ngày càng lan tràn sau 10 ngày như thế, từ ngày 27/10, ở ngoại ổ Balê là Clichy-sous-Bois, dân chúng địa phương trách cảnh sát đã làm thiệt mạng 2 thanh thiếu niên gốc Phi Châu.

 

Cuộc đốt phá đã lan tràn khoảng 20 cộng đồng phần đông là người di dân và Hồi giáo, thành phần từng phải sống trong cảnh bần cùng, thất nghiệp và kỳ thị.

 

Vị phát ngôn viên của cảnh sát trên đây là Hamon đã cho cơ quan Associated Press biết rằng thành phần đốt phá tránh né những nơi có đông lực lượng cảnh sát và đi đến những vùng ít bị kiểm soát hơn.

 

“Họ rất di động, bằng xe hơi hay bằng những chiếc xe đứng chạy (scooters)… rất khó để chiến đấu với họ. Hầu hết là giới trẻ, rất là trẻ, chúng tôi thậm chí thấy những em thiếu niên”.

 

Cũng theo vị phát ngôn viên này thì họ không có vấn đề điều hợp giữa các nhóm khác nhau ở các vùng khác nhau. Thế nhưng, trong các băng đảng, họ thông đạt cho nhau bằng điện thoại lưu động hay điện thư: “Họ tổ chức lấy, sắp xếp các cuộc họp v.v.”

 

Đêm Thứ Bảy có 300 người bị giam giữ. Riêng nửa đêm Chúa Nhật về sáng Thứ Hai, một viên chức thuộc bộ Nội Vụ cho biết đã có 528 chiếc xe bị đốt phá, và 95 người bị giam giữ trên toàn quốc, 34 cảnh sát viên bị thương tích, trong đó có hai người trầm trọng. Cũng theo viên chức này thì từ ngày 27/10, tổng số xe bị bị đốt cháy là 3.460 chiếc.

 

Các nhóm Hồi giáo Pháp quốc phổ biến những lời chống lại cuộc bạo động này. Khối Chư Tổ Chức Hồi Giáo Pháp Quốc UOIF (Union of French Islamic Organizations) cũng lên án tình trạng hỗn loạn và phá hoại gây ra bởi cấ cuộc nổi loạn này.

 

Khi cuộc nổi loạn đốt phá lan tràn đến các vùng Nước Pháp và trung tâm thủ đô Balê thì Tổng Thống Pháp Chirac hôm Chúa Nhật 6/11/2005 khi nói với quốc dân, sau cuộc họp khẩn với các phần tử cao cấp trong nội các của ông, đã thề là sẽ thẳng tay trừng trị những tay thủ phạm:

 

“Ưu tiên trên hết đó là việc tái thiết an ninh và trật tự công cộng. Luật lệ phải có hiệu lực tuyệt đối, và cộng hòa này nhất định phải mạnh hơn những kẻ gieo rắc bạo lực và sợ hãi. Những con người ấy sẽ bị bắt giữ, phân xử và trừng trị”.

 

Vị tổng thống này cũng muốn giải quyết những gì được một số quan sát viên cho là nguyên nhân gây ra cuộc nổi loạn ấy, đó là tình trạng thất nghiệp cao đến mức 50% nơi thành phần giới trẻ di dân nghèo ở quốc gia này và việc kỳ thị phạm tới họ nữa.

 

Phần Giáo Hội Công Giáo, lợi dụng dịp này, đã lên tiếng kêu gọi hãy suy nghĩ về căn nguyên gây ra cuộc bạo động làm rung động cả các trung tâm thành phố của quốc gia. ĐTGM Jean-Pierre Ricard, TGM Bordeaux kiêm chủ tịch hội đồng giám mục Pháp đang họp ở Lộ Đức, đã phổ biến một bản văn bày tỏ mối quan tâm của các vị giám mục “trước những hành động bạo lực và phá hoại”:

 

“Các nhóm giới trẻ về đêm đương đầu với các lực lượng pháp luật và gây lo âu sợ hãi. Những hình ảnh của truyền thông về các biến cố này đã gây một ảnh hưởng mãnh liệt nơi quần chúng và tạo nên mối ngờ vực mất tin tưởng nơi những thành phần khác nhau trong dân chúng. Chúng ta cần phải tự hỏi mình những cuộc cuồng phong bạo động này có thể gây nguy hiểm ra sao nơi các thành phần dân chúng rộng lớn của chúng ta”.

 

“Thường được đề tới tới là tình trạng thành thị hóa mới đây, những khó khăn về công ăn việc làm đối với giới trẻ, và tình trạng bất ổn của đời sống gia đình. Thế nhưng, chúng tôi tin tưởng rằng việc dẹp loạn và gây kích thích sợ hãi chung không phải là câu giải đáp cho mức độ căng thẳng trầm trọng nơi xã hội của chúng ta”.

 

Bản văn kết luận là “cần phải cởi mở với các tân thế hệ này, thành phần thường thiếu hy vọng, thiếu tương lai tự do, thiếu phẩm giá và không được người tôn trọng”. 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ