GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 8/11/2005 |
? Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Tòa Án Phong Thánh cho Ngài được Thiết Lập ở Krakow
Tiến Trình Phong Thánh của Đức Gioan Phaolô II với Vị Cáo Thỉnh Viên Slawomir Oder
? Nổi Loạn tại Pháp Quốc và Nam Mỹ Châu: tại Nam Mỹ Châu (tiếp)
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Tòa Án Phong Thánh cho Ngài được Thiết Lập ở Krakow
Một tòa án phong thánh ở Balan đang thu thập các chi tiết về đời sống và nhân đức của Đức Gioan Phaolô II đã tổ chức phiên họp đầu tiên của mình ở Krakow, hôm Thứ Sáu, 4/11/2005, Lễ Thánh Charles Borromeo, quan thày của vị cố giáo hoàng có tên thánh là Karol (theo tiếng Balan).
ĐTGM Stanialaw Dziwisz TGP Krakow, nguyên bí thư của ĐTC, đã chủ tọa Thánh Lễ ở Vương Cung Thánh Đường Wawel trước lễ nghi ra mắt của tóa án phong thánh cũng là phiên họp đầu tiên của tòa án này.
Nghi thức diễn ra cũng tương tự như nghi thức hôm 27/6 tại Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô ở Rôma, một nghi thức bắt đầu giai đoạn thuộc cấp giáo phận cho việc phong chân phước vị giáo hoàng này.
Trước kinh phụng vụ tối, Đức Ông Slawomir Oder, cáo thỉnh viên cho tiến trình phong chân phước và hiển thánh của Đức Gioan Phaolô II, đã cho biết việc bổ nhiệm vị phó cáo thỉnh viên là Cha Stefan Rylko. Hai vị linh mục được chỉ định làm phần tử của ủy ban này là Cha Jacek Urban và Cha Grzegorz Rys. ĐTGM Dziwisz, 66 tuổi, trao việc điều hành tòa án này cho Đức Ông Tadeusz Pieronek, nguyên viện trưởng Giáo Hoàng Thần Học Viện Krakow.
Các phần tử của tòa án này, bao gồm cả ĐTGM Dziwisz, với vai trò chủ tịch “theo pháp lý”, phải tuyên thệ “thực hiện điều yêu cầu (phong chân phước và phong thánh này) một cách trung thành và khôn ngoan”, và “bảo mật những khai báo của các chứng nhân”.
Sau lời tuyên thệ là việc đọc nghị định thư thiết lập tòa án này, cùng với bức thư của ĐHY Camillo Ruini, vị đại diện cho Giám Mục Rôma là Giáo Hoàng, bức thư nói đến vấn đề ngài yêu cầu ĐTGM Krakow thiết lập một tòa án để nghe những chứng khai ở Balan. Giáo dân đã đến tham dự biến cố này đầy vương cung thánh đường.
Tiến Trình Phong Thánh của Đức Gioan Phaolô II với Vị Cáo Thỉnh Viên Slawomir Oder
Vị Cáo Thỉnh Viên cho Tiến Trình Phong Thánh của Đức Gioan Phaolô II là Đức Ông Slawomir Oder người Ba Lan đã trả lời những câu phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit như sau.
Vấn: Đức ông đang sống như thế nào về trách nhiệm làm cáo thỉnh viên cho việc điều tra phong chân phước và hiển thánh Đức Gioan Phaolô II?
Đáp: Tôi có thể nói một cách chắc chắn đó rằng đó là một cuộc mạo hiểm tôi đang sống với nỗi sợ hãi và rùng mình cả tâm can của tôi, vì khi một người ở trước một vĩ nhân về nhân bản và thiêng liêng như Đức Gioan Phaolô II, cũng đuẻ bắt đầu cảm thấy rùng mình, trước hết là viìhọ nhận thấy tính cách thân thiết của ân sủng Chúa đã tác động nơi con người ấy. Thế nhưng, cũng bởi vì trách nhiệm trước Giáo Hội, cũng như trước rất ư là nhiều người thiện tâm, những con người đã bày tỏ ước vọng muốn thấy Đức Gioan Phaolô II được phong chân phước sớm bao nhiêu có thể.
Đó là lý do tại sao, người ta cần phải, một đàng, tiến triển với tấm lòng hết sức mong đợi, với một cảm quan lớn lao về tính cách khẩn trương, thế nhưng, đàng khác, cũng phải kèm theo ý thức rằng tiến trình này cần phải được thực hiện một cách hết sức thận trọng, tuân giữ các qui chuẩn về phương thức, vì nó không phải chỉ là việc bày tỏ một lúc hứng khởi nào đó, song nó thực sự liên quan đến quyền bính của Giáo Hội, một Giáo Hội đích thân công bố về một Con Người Tôi Tớ Chúa.
Vấn: Có những khía cạnh tư riêng nào của nhân cách Đức Gioan Phaolô II được tỏ hiện nơi nhiều các chứng từ và những khía cạnh ấy nói chung chưa được biết đến hay chăng?
Đáp: Những văn liệu đã được gửi về trong giai đoạn đầu tiên của tiến trình này nói chung là những chứng từ về những gì thành phần hầu như xa lạ với Người Tôi Tớ Chúa đây cảm nghiệm thấy, Vị đã gặp gỡ họ vào một dịp nào đó. Bởi thế, chúng là những chứng từ về các cuộc gặp gỡ và về những âm vang họ cảm thấy trong đời sống.
Có những văn bản của những con người sống gần gũi hơn với Vị Tôi Tớ Chúa này, có những liên hệ chặt chẽ trong việc cộng tác hay về tình thân hữu. Tuy nhiên, có văn bản gửi tới cho thấy một con người rất gắn bó liên hệ với thế giới hữu nghị, thành phần ngài tỏ ra rất trung thành. Thế nhưng nó cũng cho thấy ngài là một con người rất chú ý và nhậy cảm với những người cần đến ngài và xin ngài nguyện cầu cho họ hay xin ngài chúc lành cho họ hoặc xin ngài nhớ đến họ khi cử hành Thánh Lễ.
Thật thế, rất nhiều người đã nhận được thư trả lời, cho biết ngài đã được báo cho biết về các vấn đề của họ. Bởi thế, điều nổi bật đó là khía cạnh ngài ân cần và gần gũi với nhiều người như thế.
Vấn: Có những chứng từ nào về các biến cố ngoại thường xẩy ra nhờ việc chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô II, được thuật lại từ những người Do Thái và Hồi Giáo trở lại hay chăng?
Đáp: Không, tôi không nhận được chứng từ về ân sủng nhận được từ thành phần dân chúng loại này, dù sao cũng cần phải nói rằng những chứng từ của thành phần không phải Kitô hữu đã được gửi tới để bày tỏ việc họ cảm phục nhân vật Gioan Phaolô II. Trái lại, có những nhóm cộng đồng giáo hội không hiệp thông với Giáo Hội Công giáo cho biết họ nhận được các ơn ích.
Vấn: Ngoài những phép lạ về việc chữa lành, trong giai đoạn điều tra phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II những điều có thể được gọi “phép lạ về xã hội’ có được kể đến hay chăng? Tôi đang nghĩ tới việc đóng góp quyết liệt của Đức Gioan Phaolô II vào việc làm phát sinh ra phong trào lao công độc lập Solidarity và việc sụp đổ sau đó của Bức Tường Bá Linh, không kể tới nhiều tiến trình của lịch sử mới đây mang dấu vết của ngài.
Đáp: Chắc chắn chúng là những hiện tượng đánh dấu sự hiện diện và can thiệp của Đức Gioan Phaolô II.
Bình thường thì loại hiện tượng ấy sẽ được xem xét một cách khác biệt, còn ở đây, khi chúng ta nói về phép lạ, theo nghĩa về kỹ thuật, thứ phép lạ cần phải có như yếu tố cần thiết cho tiến trình phong chân phước và hiển thánh, thì chúng ta đang nói về một thực tại cụ thể được xác định rõ ràng theo quan điểm phương thức và y khoa.
Những gì quí vị đề cập tới như là “những phép lạ về xã hội”, chắc chắn là những gì cho thấy nhân đức anh hùng, cũng như mô tả phẩm chất của con người này trong môi trường lịch sử và xã hội.
Vấn:
Có những gì mới lạ trong việc điều tra phong chân phước này so với những cuộc
phong chân phước trước đây hay chăng?
Đáp: Chúng ta không được quên rằng chúng ta đang mới bắt đầu việc điều tra ở cấp giáo phận và chắc chắn là điều mới mẻ mà tất cả chúng ta đều thấy nơi sự kiện châm chước phải chờ đợi 5 năm trước khi bắt đầu tiến trình này.
Việc châm chước này là do lòng mong ước của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, bao gồm chẳng những, theo tôi nghĩ, niềm xác tín của ngài, mà còn ở sự kiện là, trong cuộc mật nghị hồng y, nhiều vị hồng y đã đề nghị bắt đầu ngay tiến trình này, cũng như ở sự kiện “vox populi” đã vang lên trong ngày lễ an táng: “Phong Thánh đi!”
Một điều mới mẻ nữa liên quan tới phương pháp chúng tôi đã thông qua trong việc sửa soạn cho giai đoạn tiến trình này, và trong việc mở lối truyền thông qua Mạng Điện Toán Toàn Cầu, song nó chỉ là một điều thuần túy thuộc nội bộ của văn phòng cáo thỉnh viên này. Về vấn đề tiến triển của tiến trình đây thì hiện tại không có những gì mới mẻ khác cả.
Vấn:
Vậy thì chúng ta thậm chí không thể thấy trước được việc kết thúc của tiến
trình này hay sao?
Đáp: Không, đó là những gì bất khả. Cũng quá sớm để nói về việc kết thúc tiến trình đây. Tôi chỉ có thể nói với quí vị rằng giai đoạn thuộc cấp giáo phận sẽ kết thúc khi những việc hội kiến của tất cả mọi nhân chứng được chấm dứt và tất cả mọi thủ tục được hoàn tất mà thôi.
Vấn:
Hình ảnh đầu tiên nào hiện lên trong tâm trí của Đức Ông khi Đức Ông nhớ đến
ngài?
Đáp: Có lẽ hầu như ngược đời, hay cũng có thể là không, có lẽ vào lúc kết thúc những gì xẩy ra theo tiến trình tự nhiên của đời sống vị Giáo Hoàng này, đó là tấm hình của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, về hình ảnh vị Giáo Hoàng này tựa mình vào cây thập giá được ngài nắm trong đôi cánh tay của ngài, với ánh mắt nhìn lên Thày Chí Thánh.
Đối với tôi, hình ảnh này thực sự là tổng hợp tất cả đời sống của Đức Gioan Phaolô II, của con đường liên kết ngài mỗi ngày một hơn với Thày Chí Thánh, cho đến khi ngài thực sự xuất hiện trước mắt chúng ta như một con người công chính cùng với Chúa Kitô là Đấng ngài ôm ấp trong đôi tay của ngài.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/11/2005
? Nổi Loạn tại Pháp Quốc và Nam Mỹ Châu (tiếp hôm qua)
Năm 2005 là một năm dường như có nhiều biến động nhất từ trước đến nay, cả về thiên tai lẫn nhân tai. Thiên tai thì có bão lụt khắp nơi trên thế giới từ cuối tháng 8 sang tới tháng 11, có trận động đất khủng khiếp ở Pakistan trong tháng 10, có lở đất ở Trung Mỹ Châu cũng trong Tháng 10, có dịch cúm gà bắt đầu lan sang Âu Châu cũng vào tháng 10. Về nhân tai, cũng trong Tháng 10, lại xẩy ra bạo loạn ở Thánh Địa, rồi việc Iran đòi xóa tên nước Do Thái trên bản đồ thế giới, và sang đầu Tháng 11, hai cuộc nổi loạn đã diễn ra, một ở Pháp quốc và một ở Nam Mỹ.
Tại Nam Mỹ
Nếu cuộc nổi loạn ở Pháp xẩy ra là vì cả lý do xã hội và kinh tế, thì cuộc nổi loạn ở Nam Mỹ Châu xẩy ran gay sau đó cũng liên quan đến vấn đề kinh tế, chống lại cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu 34 quốc gia hai ngày Thứ Sáu 4 và Thứ Bảy 5/11/2005 ở Mar Del Plata Á Căn Đình.
|
Cuộc nổi loạn ở Nam Mỹ Châu, có thể nói, được bắt đầu từ Cuba, nước cộng sản duy nhất ở Mỹ Châu, cũng là nước bị cấm không được tham dự cuộc thượng nghị này. Có khoảng hơn 300 dân Cuba, hôm Thứ Năm 3/11, đã tập trung ở thành phố ven biển là nơi sẽ diễn tiến cuộc thượng nghị này.
Phát ngôn viên của nhóm người Cuba này là Ricardo Alarcon, cùng với những ca sĩ nổi tiếng và một lực sĩ hàng đầu của Cuba, đã lên tiếng như sau: “Cho dù họ có mời chúng tôi đi nữa, chúng tôi cũng sẽ không đến tham dự đâu… Những gì họ đã từng hoạch định là những gì những người Hoa Kỳ gọi là ‘cơ hội lên ảnh’”.
Mục đích của thành phần xuống đường này là để ngăn cản các viên chức Hoa Kỳ sử dụng cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu lần thứ tư này như là một thứ đòn bẩy để tái tấu những cuộc đàm luận về hiệp định Vùng Tự Do Giao Thương Mỹ Châu, một hiệp định tìm cách tạo nên một vùng tự do giao thương kéo dài từ Alaska tới đầu mỏm Nam Mỹ Châu.
|
Silvio Rodriguez, một ca sĩ nổi tiếng khắp Châu Mỹ Latinh, một ca sĩ lừng danh với loại nhạc ballad được gọi là trova tương tự như nhạc dân ca Hoa Kỳ, nói với đám đông Cuba reo hò rằng anh ta đến Á Căn Đình không phải là một ca sĩ mà là một “người công dân của trái đất này” để chống lại chính phủ Hoa Kỳ: “Tôi chống lại những thành phần trộm cắp và sát nhân này, thành phần muốn chiếm lấy thế giới bằng giá đói khổ, thảm cảnh và nô lệ của kẻ khác”.
Ngoài ra có nhà lực sĩ nhẩy cao nổi tiếng của Cuba là Jaview Sotomayor, người lực sĩ nhẩy cao phá kỷ lục thế giới năm 1993, người tuyên bố rằng chỉ chống ông Bush thôi chứ không chống nhân dân Hoa Kỳ: “Này, một trong những lý do tôi thậm chí tiếp tục nhẩy cao là vì tôi sợ thấy lực sĩ nhẩy cao của Hoa Kỳ là Dwight Stones”.
|
Julio Martines, 37 tuổi, giám đốc trung tâm tiêu thụ của giới trẻ ở Havana đến Á Căn Đình tham dự “Thượng Nghị Dân Chúng” cho biết là việc hiện diện của những người Cuba ở nơi diễn ra Cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu lần thứ tư này cũng là để liên kết với Tổng Thống Venezuela là Hugo Chavez, một chính khách vẫn tỏ thái độ chỉ trích Hoa Kỳ, vị tổng thống dự tính sẽ dùng biến cố này để chống lại chủ nghĩa tư bản và phát động cuộc cách mạng “Boliviarian” của ông.
Ông đang sử dụng các nguồn lợi từ các mỏ dầu hỏa khổng lồ của nước ông để tài trợ cho những hoạt động của chủ nghĩa xã hội trong một phong trào chính trị theo những chủ trương của vị anh hùng độc lập Nam Mỹ là Simon Bolivar.
Hôm Thứ Sáu, ngày bắt đầu cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu, thành phần xuống đường đã đốt cháy một dinh thự, một ngân hàng, đốt cháy cờ Hoa Kỳ, và ném cảnh sát ở các đường phố thuộc khu vực biến cố này đang diễn ra. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Nhóm biểu tình ở cách xa địa điểm Thượng Nghị Mỹ Châu khoảng 1 dặm.
|
Sáng cùng ngày, Tổng Thống Hugo Chavez đã dẫn đầu nhiều ngàn người xuống đường để chống lại các chính sách của Tổng Thống Bush. Tổng Thống Chavez, nhân vật được các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cho là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn ở bán cầu này, đã lên án những gì ông gọi là chế độ thực dân Hoa Kỳ, trong khi đó thành phần xuống đường chống lại chiến tranh Iraq của Hoa Kỳ cũng như chống lại những chính sách giao thương do Hoa Kỳ dẫn đầu đã gọi ông Bush là “fascist” và là “tên khủng bố”.
Tổng Thống Chavez đã hô hoán với đám đông hô la hò như thế này: “Các dân tộc ở Mỹ Châu đang nổi dậy một lần nữa, phản đối chế độ thực dân đế quốc, phản đối chế độ phát-xít, phản đối việc pha mình can thiệp, phản đối chết chóc”.
|
Cũng vào buổi sáng của ngày này, thành phần xuống đường nghênh đón một chuyến xe lửa mang một nhóm người đồng chí xuống đường đến từ Buenos Aires Á Căn Đình, trong đó có cả ứng cử viên hy vọng sẽ làm tổng thống nước Bolivia là Evo Marales. Hô hoán rằng “Fascist Bush! Ông là tay khủng bố!”, thành phần xuống đường này ùa tới chiếc xe lửa, bắt tay những người ở bên trong.
Cuộc xuống đường có tính cách nổi loạn đốt phá này chẳng những xẩy ra ở Á Căn Đình mà còn ở cả Uruguay hôm Thứ Sáu nữa.
Trong khi đó, trong cuộc Thượng Nghị Mỹ Châu, Tổng Thống Bush muốn thiết lập một vùng tự do giao thương kéo dài từ Canada tới Á Căn Đình, vì theo ông tất cả mọi quốc gia trong vùng đều có lợi về kinh tế. Thế nhưng, một số vị lãnh đạo bác bỏ quan điểm đó, cho rằng Hoa Kỳ sẽ lợi dụng các nước nhỏ, tất nhiên trong đó có Tổng Thống Venezuela Chavez: “Hôm nay chúng tôi chôn cất hiệp định tự do giao thương ở nơi đây”.
|
Trước hình ảnh được trình chiếu trên truyền hình, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, trong cuộc phỏng vấn với CNN, đã bày tỏ cảm nhận rằng thế gí của Hoa Kỳ trên thế giới bị giảm thấp như trong thời gian của ông, và Hoa Kỳ đã bị mất đi uy tín, thẩm quyền và ảnh hưởng của mình ở Mỹ Châu Latinh. Tuy nhiên, ông vẫn không thể không bày tỏ nhận định của mình về Tổng Thống Chavez và cho rằng vị tổng thống này “mị dân”:
“Việc tấn công cá nhân một vị tổng thống (Bush) và những lên án Hoa Kỳ của Hugo Chavez nước Venezuela, theo tôi, hoàn toàn bất chính và không chấp nhận được. Chavez là một con người khó chơi mà bản thân tôi đã từng giao tiếp. Tôi biết được từ kinh nghiệm của tôi”.
Tuy nhiên, cũng vào chính ngày Thứ Sáu cuộc nổi loạn đang xẩy ra ở Á Căn Đình chống Thượng Nghị Mỹ Châu như thế, thì vị cựu tổng thống Hoa Kỳ thiên về đạo hạnh thuộc Đảng Dân Chủ này cũng thẳng thắn nhận định về chính phủ Bush nói chung và cá nhân Tổng Thống Bush nói riêng. Theo ông, “chắc chắn” là nhân dân Hoa Kỳ đã bị lừa đảo trong trận chiến Iraq, và chính sách của Tổng Thống Bush về chiến tranh “hoàn toàn xa biệt khỏi các chính sách của bất cứ vị tổng thống nào”.
|
Những nhận định này của cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã được đề cập tới trong tác phẩm mới nhất của ông mang tựa đề “Những Giá Trị Đang Gặp Nguy Hiểm Của Chúng Ta: Cuộc Khủng Hoảng Luân Lý Của Hoa Kỳ”. Một trong những nhận định khác trong tác phẩm này là việc chính phủ Bush quyết định tấn công Iraq bằng việc sử dụng “những qui trách sai lầm và bóp méo sau biến cố 9/11”, liên quan tới việc hủy hoại của các thứ vũ khí đại công phá, những gì không hề thấy ở Iraq.
Ông cũng cẩn thận đề cầp tới vấn đề là ông không biết tình báo của Hoa Kỳ đã dẫn giải sai lầm hay có ý bẻ cong sự thật, nhưng ông khen tặng thành phần đồng đảng Dân Chủ của ông ở Quốc Hội đã đẩy mạnh việc xem xét lại vấn đề ấy.
|
“Nếu cuộc điều tra này được tự nhiên tiến hành, như các người thuộc đảng dân Chủ đã cố gắng thực hiện ở Thượng Viện tới nay trên 18 tháng, thì chúng ta sẽ biết được những trường hợp nhân dân Hoa Kỳ – tôi nghĩ toàn thế giới nữa – đã bị đánh lừa về những gì đã diễn ra ở Iraq”.
Vị nguyên tổng thống Carter này còn cho biết chủ trương tấn công để ngăn ngừa trước đối với việc sử dụng các thứ vũ khí đại công phá có thể xẩy ra trong tương lai là một thứ chủ trương không xác thực khi chẳng có một mối lo ngại nào liên quan tới nền an ninh của Hoa Kỳ cả:
“Chúng ta thả bom, bắn phá và bắn phi đạn vào dân chúng của họ cho dù tình trạng an ninh của chúng ta không trực tiếp bị đe dọa. Điều này phản lại với luật lệ quốc tế. Nó cũng phản lại với hết mọi vị tổng thống đã từng từng cầm quyền ở xứ sở này trên 100 năm, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa”.
|
Cho tới khi kết thúc Thượng Nghị Mỹ Châu vào chiều tối Thứ Bảy 5/11/2005, chẳng có một nghị quyết nào được thực hiện về vấn đề ấn định vùng tự do giao thương hết. Theo vị Bộ Trưởng Ngoại Giao Á Căn Đình là Rafael Bielsa cho biết thì hội nghị được chia làm hai, một bên thì ủng hộ chính sách ấn định vùng tự do giao thương, một bên thì cho rằng cần phải chờ cho đến sau cuộc nói chuyện của Tổ Chức Giao Thương Thế Giới vào tháng 12/2005 tới đây.
Và cuộc thượng nghị này đã chấm dứt, sau khi đã kéo dài hơn 8 tiếng ngoài ấn định, khi Ba tây là nước lớn nhất trong vùng lên tiếng đề nghị dung hoà là nên dời lại cho đến sau Tổ Chức Giao Thương Thế Giới 12/2005 tới đây.
Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ và 27 quốc gia khác đồng ý bàn luận vấn đề này vào Tháng 4 tới, nhưng Ba Tây, Á Căn Đình, Uruguay, Paraguay và Venezuela chống lại. Cuộc nổi loạn yếu hơn vào Thứ Bảy, thậm chí yếu hơn cả cuộc xuống đường ở Canada trong Thượng Nghị Mỹ Châu năm 2001, nơi cảnh sát đã bắt giữ 400 người bấy giờ.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, theo CNN ngày 2-6/10/2005