GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 13/12/2005 Tuần III Mùa Vọng |
? ĐTC Biển Đức XVI ngỏ lời cùng Hội Đồng Thế Giới Methodist về mối hiệp thông càng ngày càng tốt đẹp
ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 23/11/2005 - Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 137 (138) “Thiên Chúa Chăm Sóc cho Kẻ Thấp Hèn”
? Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói những gì để bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II? - Một Công Đồng Đầy Sinh Động
ĐTC Biển Đức XVI ngỏ lời cùng Hội Đồng Thế Giới Methodist về mối hiệp thông càng ngày càng tốt đẹp
Hôm Thứ Sáu 9/12/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gặp gỡ Hội Đồng Thế Giới Methodist tại Vatican và đã ngỏ lời cùng họ nguyên văn như sau:
Giám Mục Mbang thân mến,
Quí bạn thân mến trong Chúa Kitô,
Thật là vui mừng được đón tiếp quí vị, những vị đại diện cho Hội Đồng Thế Giới Methodist, và cám ơn quí vị về cuộc quí vị viếng thăm tôi đây. Tôi vẫn lấy làm biết ơn về việc quí vị đại diện Methodist hiện diện hiệp ý cầu nguyện tại lễ an táng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lễ đăng quang cho giáo triều của tôi.
Tuần này, 40 năm trước đây, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ngỏ cùng thành phần quan sát viên đại kết vào lúc kết thúc Công Đồng Chung Vaticanô II. Trong cuộc gặp gỡ này, ngài đã bày tỏ niềm hy vọng là những khác biệt giữa Kitô hữu có thể được giải quyết, “một cách chậm rãi, từ từ, trung thành, và quảng đại”. Giờ đây chúng ta cần phải suy nghĩ về những mối liên hệ thân tình giữa người Công Giáo và người Methodist, cũng như về cuộc đối thoại nhẫn nại và kiên trì chúng ta tham gia. Thật vậy, có nhiều điều hôm nay đây chúng ta cần phải dâng lời tạ ơn.
Từ năm 1967, việc đối thoại của chúng ta đã bàn giải những vấn đề chính về thần học, chẳng hạn như: mạc khải và đức tin, truyền thống và quyền giảng dạy trong Giáo Hội. Những nỗ lực này là những gì thẳng thắn trong việc nêu lên những lãnh vực khác nhau. Những lãnh vực này cho thấy một mức độ đáng kể đồng qui và là những gì đáng suy tư cùng nghiên cứu học hỏi. Việc đối thoại của chúng ta cùng với nhiều đường lối được những người Công Giáo và Methodist trở thành quen thuộc hơn là những gì giúp cho chúng ta có thể cùng nhau nhìn nhận một số điều trong “các kho tàng Kitô giáo rất quí giá”. Có lúc việc nhìn nhận này khiến chúng ta có thể cùng nhau lên tiếng về các vấn đề về xã hội và đạo lý trong một thế giới càng ngày càng bị tục hóa.
Tôi lấy làm phấn khởi trước sáng kiến có thể mang các giáo hội phần tử của Hội Đồng Thế Giới Methodist tham gia Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa là văn kiện được Giáo Hội Công Giáo và Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới ký nhận vào năm 1999. Nếu Hội Đồng Thế Giới Methodist bày tỏ ý định của mình trong việc muốn tham gia vào bản Tuyên Ngôn Chung này thì hội đồng này sẽ giúp vào việc chữa lành và hòa giải được chúng ta thiết tha mong ước, và sẽ là một bước tiến tới mục đích đã được đề ra là mối hiệp nhất hữu hình trọn vẹn trong đức tin.
Quí bạn thân mến, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh và tin tưởng vào Tình Thương cao cả bền bỉ của Thiên Chúa trên khắp thế giới, chúng ta hãy tìm cách nuôi dưỡng việc cùng nhau dấn thân sống Lời Chúa, làm chứng nhân và liên kết nguyện cầu. Trong lúc chúng ta dọn lòng trí đón mừng Chúa trong Mùa Vọng này, tôi xin muôn vàn phép lành của Chúa đổ xuống trên tất cả anh chị em và những người Methodist trên khắp thế giới.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/12/2005
ĐTC Biển Đức XVI với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 23/11/2005 - Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 137 (138) “Thiên Chúa Chăm Sóc cho Kẻ Thấp Hèn”
1. Được truyền thống Judaic qui cho là của Đavít, mặc dù có lẽ xuất hiện vào thời kỳ sau đó, bài thánh ca tạ ơn giờ đây chúng ta vừa nghe, bài thánh ca trở thành bài Thánh Vịnh 137 (138), bắt đầu bằng một bài hát riêng tư của thánh vịnh gia. Ông cất tiếng lên trong cộng đồng ở đền thờ, hay ít là có một liên hệ gì đó tới Cung Thánh Sion, ngai tòa Chúa hiện diện và là nơi Ngài gặp gỡ thành phần tín nghĩa.
Thật vậy, thánh vịnh gia nhìn nhận rằng ông cúi “mình hướng về đền thánh của Ngài” ở Giêrusalem (câu 2): Ông hát lên trước vị Thiên Chúa ở đó là Đấng ngự trên các tầng trời với triều thần của Ngài, nhưng cũng là Đấng lắng nghe trong đền thờ ở trên mặt đất thuộc về không gian đây (câu 1).
Thánh vịnh gia này tin rằng “danh” Chúa, tức là, thực tại sống động riêng của Ngài, và những phẩm tính thủy chung cùng xót thương của Ngài, những dấu hiệu cho thấy giao ước của Ngài với dân Ngài, là căn bản của tất cả mọi niềm tin tưởng cậy trông (câu 2).
2. Bởi thế, ánh mắt của con người, trong khoảng khắc, hướng về quá khứ, về ngày khổ đau: Bấy giờ tiếng nói thần linh đã đáp lại tiếng kêu của kẻ tín nghĩa bị sầu thương. Tiếng nói ấy đã làm thấm nhập lòng can đảm vào linh hồn đang bị bối rối âu lo (câu 3). Nguyên ngữ Do Thái nói theo nghĩa đen về Vị Chúa là Đấng “kích động sức mạnh nơi linh hồn” của kẻ công chính đang bị khủng hoảng: Nó xẩy ra giống như cuộc xâm chiếm của một ngọn gió dữ dội thổi đến làm bay đi những lưỡng lự và sợ hãi, làm gia tăng một nghị lực sống động mới, và làm cho nở ra lòng can đảm và tin tưởng.
Sau đoạn dạo đầu có vể tư riêng này, thánh vịnh gia hướng mắt về thế giới và cho rằng chứng từ của mình bao gồm tất cả chân trời ấy nữa: “Tất cả mọi vua chúa trên mặt đất”, theo kiểu gắn bó phổ quát, liên kết mình với thánh vịnh gia Do Thái trong cuộc chúc tụng chung tôn vinh sự cao cả của Chúa và quyền năng vương chủ của Ngài (câu 4-6).
3. Nội dung của lời chúc tụng chung này xuất phát từ tất cả mọi dân tộc cho con người thấy được Giáo Hội sau này của thành phần dân ngoại, một Giáo Hội hoàn vũ mai hậu. Nội dung này lấy chủ đề đầu tiên của mình là “vinh quang” và “đường lối Chúa” (câu 5), tức là, dự án cứu độ của Ngài và việc Ngài mạc khải. Bởi thế, người ta khám phá ra rằng Thiên Chúa thật sự là “cao vời” và siêu việt, thế nhưng lại ưu ái “chăm sóc cho thành phần yếu hèn”, trong khi đó Ngài ngoảnh mặt khỏi thành phần ngạo mạn như thể tỏ ra loại trừ và phán quyết (câu 6).
Như Tiên Tri Isaia đã loan báo, “Bởi thế, Đấng ngự trên cao và được tôn tụng, đời đời hằng sống, danh Ngài là Đấng Thánh, phán rằng: Ta ngự trên cao, và trong thánh thiện, và với thành phần bị tan nát và chán nản trong tinh thần, để tái sinh tinh thần cho kẻ cảm thấy chán chường, để phục hồi tâm can của thành phần tan nát” (Is 57:15). Bởi thế Thiên Chúa muốn ở với kẻ yếu kém, với thành phần nạn nhân, với thành phần thấp hèn nhất: Điều này được tỏ cho tất cả mọi vua chúa cũng như tất cả mọi chính quyền biết, thế nhưng cho tất cả chúng ta, như chúng ta cũng cần phải biết nhũng gì cần phải chọn lựa: đó là về phía thành phần khiêm hạ, thành phần thấp hèn nhất, thành phần nghèo khổ và thành phần yếu kém.
4. Sau khi liên hệ với các vị lãnh đạo quốc gia, chẳng những vào thời điểm đó mà còn tất cả mọi thời nữa, thánh vịnh gia lại nói về lời chúc tụng riêng tư của mình (câu 7-8). Với ánh mắt hướng về tương lai của cuộc sống mình, ông cũng van xin Thiên Chúa trợ giúp về những thử thách mà cuộc sống vẫn còn gây ra cho ông.
Một cách tổng hợp, ông nói tới “cơn giận dữ của các kẻ địch thù” (câu 7), một kiểu nói tiêu biểu cho tất cả mọi thứ hận thù mà người công chính có thể sẽ phải đương đầu trong cuộc hành trình lịch sử của mình. Thế nhưng, họ biết rằng Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi họ và sẽ giang tay nâng đỡ cùng dẫn dắt họ. Bởi thế, cùng đích của bài thánh vịnh này là việc cuối cùng thiết tha tuyên xưng lòng tin tưởng vào Chúa của sự thiện hảo vĩnh hằng: Ngài “sẽ không bỏ bê công cuộc tay Ngài làm ra”, tức là bỏ rơi tạo vật của Ngài (câu 8). Và cả chúng ta nữa cũng cần phải sống với lòng cậy trông này, bằng niềm tin tưởng cậy trông nơi Chúa ấy.
Chúng ta cần phải tin tưởng rằng, bất kể các thử thách đang đợi chờ chúng ta có nặng nề và dữ dội đến đâu chăng nữa, chúng ta sẽ không bao giờ bị lẻ loi cô độc một mình, chúng ta sẽ không bao giờ bị lìa xa bàn tay của Chúa, những bàn tay đã tạo dựng nên chúng ta và hiện nay vẫn theo đuổi cuộc hành trình cuộc sống của chúng ta. Như Thánh Phaolô chúng ta cần phải tuyên xưng rằng: “Đấng đã bắt đầu công việc thiện hảo nơi anh em sẽ tiếp tục hoàn tất công việc của mình” (Phil 1:6).
5. Như thế, chúng ta đã có thể nguyện cầu bằng một bài thánh vịnh ngợi khen, tạ ơn và tin tưởng. Chúng ta muốn tiếp tục chiều hướng của bài tụng ca này bằng chứng từ của một ca sĩ Kitô giáo, đó là đại thi hào Ephraim ở Syria (thế kỷ thứ 4), tác giả của những bài viết đặc biệt đầy hương vị thi ca và thiêng liêng.
Thi hào Ephraim đã xướng lên trong bài thánh ca rằng “Ôi Chúa, bất kể chúng con có lạ lùng về Chúa thế nào chăng nữa, vinh quang của Chúa cũng vượt trên những gì miệng lưỡi chúng con có thể diễn đạt” ("Inni sulla Verginità, 7: L'Arpa dello Spirito," [Hymns on Virginity, 7: The Lyre of the Spirit], Rome, 1999, p. 66), và ở một bài khác ông nói: “Chúc tụng Chúa là Đấng tất cả mọi sự đều khả dĩ, vì Ngài là Đấng Toàn Năng” ("Inni sulla Natività" [Hymns on the Nativity] 11: ibid., p. 48), đó là một lý do nữa để chúng ta tin tưởng cậy trông, đó là Thiên Chúa có quyền năng xót thương và sử dụng quyền năng xót thương này của mình. Và sau hết là lời trích dẫn cuối cùng: “Tất cả những ai hiểu được sự thật của Chúa đều chúc tụng Chúa” ("Inni sulla Fede" [Hymns on Faith] 14: ibid., p. 27).
Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô,
Hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em về bài Thánh Vịnh 137, một bài thánh ca tạ ơn. Từ đền thờ ở Giêrusalem, thánh vịnh gia nâng lời chúc tụng và tôn thờ Thiên Chúa. Bất chấp những thử thách và tai ương hoạn nạn, ông vẫn tin tưởng cậy trông là vị Thiên Chúa trung thành sẽ lắng nghe lời của ông.
Những gì được bắt đầu như lời nguyện cầu riêng tư của thánh vịnh gia này đã trở thành một bài tụng ca của “tất cả mọi vua chúa trên trái đất này”, bài tụng ca tôn vinh Thiên Chúa là Đấng “đoái nhìn đến thành phần thấp hèn” và rat ay cứu giúp thành phần bị áp bức.
Sau hết, thánh
vịnh gia nguyện cầu xin Chúa tiếp tục trông chừng ông và bảo vệ ông khỏi hiểm
nguy trong tương lai. Thánh Ephraim đã xướng lên rằng: “Chúc tụng Chúa là Đấng
mọi sự đều khả dĩ; chúc tụng Chúa nơi tất cả những ai hiểu được chân lý của Ngài”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày
7/12/2005
? Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói những gì để bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II? - Một Công Đồng Đầy Sinh Động
Sau đây là những lời của Đức Thánh Cha Phaolô VI đã ngỏ cùng các vị nghị phụ tham dự Công Đồng Chung Vaticanô II ở khóa họp cuôá cùng ngày 7/12/1965, khóa kết thúc công đồng là “biến cố cả thể nhất của Giáo Hội trong thế kỷ thứ 20”, như vị nghị phụ linh mục thần học gia bấy giờ là Joseph Ratzinger cảm nhận hôm Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2005, với tư cách là Giáo Hoàng sau 40 năm bế mạc công đồng này, một cảm nhận được ngài bày tỏ trong Huấn Từ Truyền Tin vào buổi trưa ngày lễ này. Nguyên văn toàn bài bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II của Đức Thánh Cha Phaolô VI bằng tiếng Latinh này được Tòa Thánh chuyển dịch sang Anh ngữ (và được người chuyển dịch sang Việt ngữ đây phân thêm thành những tiểu đoạn in nghiêng đậm cho dễ cảm nhận) như sau:
Hôm nay chúng ta kết thúc Công Đồng Chung Vaticanô II. Chúng ta bế mạc công đồng này với một mức độ tràn đầy hiệu năng của công đồng, ở chỗ, việc có rất nhiều chư huynh hiện diện nơi đây đã rõ ràng cho thấy như thế; thể thức được tổ chức chu đáo của cuộc qui tụ này làm chứng về điều ấy; việc kết thúc một cách bình thường công cuộc được công đồng thực hiện cũng xác nhận như thế (biệt chú của người dịch Việt ngữ này ở đây là sở dĩ ĐTC Phaolô VI sử dụng chữ “bình thường” chỗ này có thể là vì ngài muốn so sánh với cuộc kết thúc bất bình thường của Công Đồng Chung Vativanô I năm 1870, một cuộc kết thúc bấy giờ xẩy ra có thể nói là Công Đồng Chung Vaticanô I không thể chính thức bế mạc); việc hòa hợp về những cảm thức và các quyết định tuyên bố như vậy. Và nếu có một ít vấn đề được nêu lên trong giai đoạn của công đồng này vẫn còn chờ được giải đáp cách thích đáng thì điều này cho thấy nỗ lực của công đồng giờ đây tới hồi kết thúc không phải là vì nhọc nhằn mà là ở trong một trạng thái sinh động được công đồng hoàn vũ này làm bừng lên. Nếu Chúa muốn, trong giai đoạn hậu công đồng, tình trạng sinh động này sẽ áp dụng những năng lực dồi dào và được thiết bị đàng hoàng của mình vào việc nghiên cứu các vấn đề như vậy.
Công đồng này để lại cho lịch sử hình ảnh về Giáo Hội Công Giáo là những gì biểu hiệu cho công nghị này, một công nghị thực sự đầy những vị mục tử của các linh hồn tuyên xưng cùng một đức tin, hít thở cùng một đức ái, liên kết trong cùng mối hiệp thông của việc nguyện cầu, của kỷ cương, của hoạt động và của một điều duy nhất hết sức ước mong lạ lùng biết bao đó là hiến mình như Chúa Kitô, Vị Sư Phụ và là Chúa của chúng ta, cho sự sống của Giáo Hội cũng như cho phần rỗi của thế giới. Công đồng này truyền lại cho hậu thế chẳng những hình ảnh của Giáo Hội mà còn cả gia sản giáo huấn cùng với các huấn điều của Giáo Hội nữa, một “kho tàng” Giáo Hội đã lãnh nhận từ Chúa Kitô và suy tư qua qua thế kỷ, sống động và giờ đây bày tỏ và làm sáng tỏ rất nhiều yếu tố của kho tàng ấy, ổn dịnh và dàn xếp kho tàng này một cách trọn vẹn. Kho tàng này, tức là những gì sống động bởi quyền năng chân lý và ân sủng thần linh đã cấu tạo nên kho tàng ấy, mà bởi thế đã có thể làm sinh động những ai tiếp nhận mình và trở thành của sinh dưỡng cho cuộc sống làm người của họ.
Vậy công đồng này là gì? Công đồng đã thành đạt những gì?.............
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/12/2005