GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 16/12/2005 Tuần III Mùa Vọng |
? Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói những gì để bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II? - Một Công Đồng với Thế Giới Tân Tiến
ĐTC Biển Đức XVI với Tiểu Ban Điều Hợp Chung về Việc Đối Thoại Thần Học giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo
? Tái Trưng Bày Cảnh Giáng Sinh tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nói những gì để bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II? - Một Công Đồng với Thế Giới Tân Tiến
(tiếp 13 Thứ Ba, 14 Thứ Tư và 15 Thứ Năm)
Thế nhưng, chúng ta không thể bỏ qua việc cứu xét quan trọng nơi vấn đề phân tích của mình về ý nghĩa đạo giáo của công đồng này: đó là việc công đồng hết sức dấn thân vào việc nghiên cứu về thế giới tân tiến. Có lẽ chưa từng có trước đây, nhiều như vào dịp này, Giáo Hội đã cảm thấy nhu cầu cần phải hiểu biết, gần gũi, thông cảm, thấu nhập, phục vụ và truyền bá phúc âm hóa xã hội Giáo Hội đang sống; và để nắm bắt được nó, hầu như là chạy theo sau nó, về tình trang đổi thay nhanh chóng và liên tục của nó. Thái độ này, một đáp ứng cho khoảng cách và phân chia chúng ta đã chứng kiến thấy qua mấy thế kỷ gần đây, trong thể kỷ vừa qua đặc biệt là trong thế kỷ của chúng ta đây, giữa Giáo Hội và xã hội trần thế – thái độ này vẫn mãnh liệt và không thôi hoạt động tại công đồng; nhiều đến nỗi có một số vị đã có khuynh hướng nghi ngờ rằng việc đáp ứng dễ dàng và quá trớn với thế giới ngoại tại, với các biến cố qua đi, với các kiểu cách thời trang, với những nhu cầu trần thế, một đường lối suy nghĩ lạ lẫm… có thể gây chao đảo cho những con người và những hoạt động của công đồng chung này, tác hại tới việc trung thành cần phải có đối với truyền thống, và điều này gây tác hại cho chiều hướng đạo giáo của chính công đồng nữa. Chúng ta không tin rằng cái thiếu sót ấy là những gì cần phải qui lỗi cho công đồng, cho những ý hướng thực sự và sâu xa của công đồng, cho những biểu lộ chân chính của công đồng.
Chúng ta muốn nêu lên vấn đề đức bác ái từng là tính chất đạo giáo chính yếu của công đồng này. Giờ đây không ai có thể trách móc theo ý muốn của mình về chiều hướng căn bản liên quan tới vấn đề đạo giáo hay vấn đề bất trung với Phúc Âm này, khi chúng ta nhớ lại rằng chính Chúa Kitô là Đấng đã dạy chúng ta rằng tình yêu thương anh em của chúng ta là dấu hiệu đặc biệt nơi thành phần môn đệ của Người (x Jn 13:35); khi chúng ta lắng nghe những lời của vị tông đồ: “Nếu ai cống hiến việc phục vụ tinh tuyền và vô trách cứ trước nhan Thiên Chúa là Cha của chúng ta thì họ cũng phải chăm sóc nhu cầu cho kẻ mồ côi góa bụa, và giữ mình khỏi bị thế gian làm dơ bẩn” (James 1:27), và một câu nữa: “Ai thấy anh em mình mà không thương yêu họ thì làm sao có thể yêu mến Thiên Chúa họ chẳng bao giờ thấy được hay chăng?” (1Jn 4:20).
Phải, Giáo Hội của công đồng này đã được quan tâm tới, không phải với chính mình và với mối liên hệ của cuộc hiệp nhất cùng Thiên Chúa, mà còn với con người như họ thực sự ở ngày hôm nay đây: một con người sống động, một con người co quắp lấy bản thân mình, một con người chẳng những lấy mình làm tâm điểm của mọi lợi lộc riêng mình mà còn dám tuyên bố rằng họ là nguyên tố và là điều giải cho tất cả mọi thực tại nữa. Hết mọi yếu tố khả thị nơi con người, hết mọi thứ chiêu bài muôn mặt của họ, ở một nghĩa nào đó, đã được các vị Nghị Phụ công đồng hoàn toàn bày tỏ, những vị, về phía mình, chỉ là những con người, song tất cả đều là những vị mục tử và là những người anh em đóng vai trò đong đầy quan tâm và ưu ái. Trong số những chiêu bài này, chúng ta có thể kể ra việc con người như là một diễn viên thê luơng của vở kịch họ đóng; con người là một siêu nhân của ngày hôm qua và hôm nay, hằng mỏng dòn, vô thực, vị kỷ và tàn bạo; con người không cảm thấy hạnh phúc với chính bản thân mình khi họ cười cười khóc khóc; con người là một diễn viên linh hoạt sẵn sàng đóng bất cứ phần trình diễn nào; con người là kẻ sùng mộ hẹp hòi chỉ duy một thực tại về khoa học ngoài ra không còn gì khác; con người thực sự là một tạo vật suy tư, yêu thích, lao nhọc và luôn mong chờ một điều gì đó, thành “một người con tăng trưởng” (Gen 49:22); con người linh thánh vì tình trạng ngây thơ vô tội thiếu thời của mình, vì mầu nhiệm bần cùng của mình, vì việc dâng hiến nỗi đớn đau của họ; con người như một cá nhân và con người sống trong xã hội; con người sống trong những thứ vang bóng quá khứ và những ước mộng vinh hiển của tương lai; con người thội nhân và con người thánh nhân, v.v.
Chủ nghĩa nhân bản thế tục, khi cho thấy thực tại chống giáo sĩ kinh hoàng của nó, ở một nghĩa nào đó, đã tỏ ra bất chấp công đồng này…
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/12/2005
ĐTC Biển Đức XVI với Tiểu Ban Điều Hợp Chung về Việc Đối Thoại Thần Học giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo
Thứ Năm 15/12/2005, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp các phần tử thuộc tiểu ban điều hợp chung của Ủy Ban Quốc Tế về Việc Đối Thoại Thần Học giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo. Mở lời bài diễn từ của mình, ngài bày tỏ niềm hân hoan về việc tái diễn cuộc đối thoại sau những năm “gặp các khó khăn trầm trọng về nội bộ và ngoại bộ”.
Vào ngày 12/9/2005, Đức Bartholomew I, vị thượng phụ toàn cầu ở Constantinople, đã cho biết về quyết định của Các Giáo Hội Chính Thống muốn tái hoạt động ủy ban này, và quyết định rằng cuộc họp đầu tiên của giai đoạn mới đối thoại đây sẽ được tổ chức ở Roma từ ngày 13 đến 16 tháng 12 năm 2005.
Đức Thánh Cha đã cho thấy rằng cuộc đối thoại tái diễn này sẽ cứu xét đến hai khía cạnh: “Một mặt loại trừ những khác biệt còn tồn tại, mặt khác gia tăng ước muốn chính yếu trong việc làm mọi sự có thể để tái thiết lập mối hiệp thông trọn vẹn, một mối hiệp thông rất thiết yếu cho cộng đồng môn đệ Chúa Kitô, như bản văn kiện sửa soạn cho hoạt động của quí vị đã cho thấy rõ như vậy.
“Chúng ta cần phải tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa, cho dù ý muốn của Ngài không phù hợp với những dự án thuần túy loại người chúng ta. Chúng ta cần phải đạt tới mối hiệp nhất trọn vẹn của Giáo Hội và tình trạng hòa giải giữa các thành phần Kitô hữu, cho dù có phải trả giá cho việc chúng ta thuận phục ý muốn của Chúa”.
Ngài nhấn mạnh rằng, để tiến triển trên con đường hiệp nhất này, chúng ta cần phải “xin Chúa giúp đỡ… vì hiệp nhất trên hết là một tặng ân Thiên Chúa ban” và “kêu mời tất cả mọi Kitô hữu hiệp lời cầu nguyện”.
Sauk hi nhắc lại về việc Sắc Lệnh của Công Đồng Chung Vaticanô II “Unitatis redintegratio” kêu gọi vấn đề tương kiến và đối thoại, ngài đã nhấn mạnh tới việc làm cách nào để vấn đề ấy “cũng sẽ góp phần vào ‘việc đối thoại gia tăng nơi thế giới Kitô giáo khi thế giới này tìm kiếm mối hiệp nhất của mình’”.
Tiểu ban điều hợp chung này gồm có 21 phần tử: 10 Công Giáo và 11 Chính Thống Giáo. Tiểu ban này được lãnh đạo bởi các vị tổng giám mục ở Pergamo (tòa thượng phụ giáo chủ toàn cầu Constantinople) và Đức Hồng Y Walter Kasper, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Việc Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Giáo, những vị này cũng là đầu của Ũy Ban Quyốc Tế Về Đối Thoại Thần Học Giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 15/12/2005
? Tái Trưng Bày Cảnh Giáng Sinh tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma
Hôm Thứ Năm 15/12/2005, một trong những công cuộc nghệ thuật nổi tiếng nhất được cất tại Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, sau mấy tháng thực hiện việc phục hồi công cuộc nghệ thuật này.
Cảnh giáng sinh này là công cuộc nghệ thuật được thực hiện bởi điêu khắc gia ở Florentine là Arnolfo di Cambio - người mà cái chết 700 năm trước của ông hiện đang được nhắc lại bằng một loạt trưng bày và biến cố về văn hóa khắp Ý quốc – giữa năm 1290 và 1292 theo chỉ thị của Đức Nicholas IV, vị Giáo Hoàng đầu tiên của Dòng Phanxicô. Vị giáo hoàng này bảo điêu khắc gia Arnolfo di Cambio kiến tạo một cảnh giáng sinh theo hình thức của một nguyện đường, để khuyến khích việc sùng kính di hài máng cỏ là những gì theo truyền thống được cất giữ ở Đền Thờ Đức Bà Cả.
Bộ tượng này đã trải qua những lần sửa sang và đổi thay qua các thế kỷ, và chỉ còn lại một ít bức tượng từ cảnh giáng sinh nguyên thủy mà thôi, đó là bức tượng Thánh Giuse, tượng bò và lừa, cùng với tượng ba vua. Cuộc sửa sang đáng chú ý nhất là cuộc sửa sang được thực hiện bởi kiến trúc gia Domenico Fontana, nhân vật vào năm 1590, theo lệnh của Giáo Hoàng Sixtus V, đã chuyển tất cả bộ tượng này ở dưới bàn thờ Nguyện Đường Sistine của Đền Thờ Đức Bà Cả là nguyện đường bấy giờ đang được xây cất.
Việc phục hồi bộ tượng này, theo ý của Đức Hồng Y Barnard Law, vị chủ trị của Đền Thờ này, đã bao gồm cả những nghiên cứu về môi trường về nghệ thuật và lịch sử của công cuộc này, cùng với kỹ thuật đã kiến tạo nên nó, cũng như những nghiên cứu về nghệ thuật ảnh chụp và một loạt những kiểm xét về những dấu vết còn lại của thuật vẽ nhiều mầu sắc. Trong số những chi tiết khác, việc phục hồi bộ tượng này cho thấy rằng bức tượng Trinh Nữ với Con Trẻ, một bức tượng lâu nay từng được cho là một công cuộc của thời hậu Phục Hưng, thật sự là nguyên bản của điêu khắc gia Arnolfo di Cambio thực hiện cho cảnh giáng sinh ban đầu, chỉ trừ phía trước bức tượng là được khắc lại theo kiểu nghệ thuật thời hậu bán thế kỷ 16 mà thôi.
Công việc phục hồi bộ tương nổi tiếng ấy đã được điều khiển bởi những chuyên gia là Arnold Nesselrath và Luciano Ermo theo chỉ dẫn chung của Các Bảo Tàng Viện Vatican. Cảnh giáng sinh này hiện được trưng bày ở bảo tàng viện của Đền Thờ Đức Bà Cả, trong khi đợi chờ việc hoàn tất của cuộc phục hồi ở Nguyện Đường Sistine trong Đền Thờ này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 15/12/2005