GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 CHÚA NHẬT 25/12/2005

Đại Lễ Giáng Sinh

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XIV

?  Tòa Thánh tại Hội Nghị Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế: “Hãy đặt con người ở tâm điểm của mọi cuộc phát triển và chính sách giao dịch

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Ủy Ban Thần Học Quốc Tế ngày 1/12/2005: “Thần Học bao giờ cũng cần phải được thực hiện trong Giáo Hội và cho Giáo Hội”.

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân XIV

 

Sau đây là nguyên văn Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XIV, được tổ chức tại Adelaide Úc Đại Lợi, ngày Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2/2006.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Ngày Thế Giới Bệnh Nhân sẽ được tổ chức vào ngày 11/2/2006, lễ nhớ Đức Trinh Nữ Lộ Đức.

 

Năm ngoái Ngày này được tổ chức ở Đền Thánh Mẫu Mvolyé nước Yaoundé, và vào dịp ấy tín hữu cùng các vị mục tử, nhân danh toàn thể lục địa Phi Châu, đã tái khẳng định việc dấn thân mục vụ của mình đối với thành phần bệnh nhân. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân tới đây sẽ ở tại Adelaide Úc Đại Lợi, và các biến cố diễn ra sẽ được kết thúc ở việc cử hành Thánh Thể ở vương cung thánh đường kính Thánh Francesco Saverio, một vị thừa sai hăng say của các dân chúng Đông Phương.

 

Vào dịp này, bằng việc đặc biệt quan tâm của mình, Giáo Hội muốn tỏ ra lưu ý tới khổ đau, kêu gọi quần chúng hãy chú trọng tới những vấn đề liên quan tới tình trạng bấn loạn tâm thần là tình trạng hiện nay đang ảnh hưởng tới 1/5 loài người, và đang tạo nên một tình trạng khẩn cấp đối với việc thực sự chăm sóc sức khỏe xã hội.

 

Khi nhớ đến mối quan tâm này đã được vị tiền nhiệm đáng kính của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực hiện cho biến cố hằng năm này, cả tôi nữa, anh chị em thân mến, cũng muốn hiện diện một cách thiêng liêng ở Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, hầu dừng bước suy nghĩ, cùng với những ai tham dự, về tình trạng tâm bệnh trên thế giới, và kêu gọi việc dấn thân của các cộng đồng Giáo Hội trong việc làm chứng cho tình thương lân ái của Thiên Chúa đối với họ.

 

Ở nhiều quốc gia, luật lệ nơi lãnh vực này chưa có, và ở các quốc gia khác cũng thiếu vắng một chính sách xác đáng về vấn đề tâm bệnh. Cũng cần phải nhận định rằng việc kéo dài những cuộc xung đột võ trang nơi các miền khác nhau trên thế giới, tình trạng liên tục của những thiên tai khủng khiếp, và tình trạng lan tràn của nạn khủng bố, thêm vào việc gây ra một con số chết chóc kinh hoàng, cũng đã tạo nên những chấn thương tâm thần nơi không ít người sống sót mà tình trạng phục hồi của họ nhiều lúc cũng không dễ dàng gì.

 

Và ở những quốc gia phát triển kinh tế cao, thành phần chuyên viên nhìn nhận rằng căn nguyên của những hình thức mới nơi tình trạng bấn loạn tâm thần chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng về các thứ giá trị luân lý. Tình trạng này gia tăng cảm quan cô đơn, làm suy giảm và thậm chí phá hủy những hình thức truyền thống gắn bó của xã hội, bắt đầu từ cơ cấu gia đình, và đẩy ra rìa thành phần bệnh nhân, nhất là thánh phần bị tâm bệnh, những người thường được coi là gánh nặng cho gia đình của họ và cộng đồng của họ.

 

Ở đây tôi xin cám ơn những ai hoạt động bằng những đường lối khác nhau và ở những lãnh vực khác nhau trong việc bảo đảm rằng tinh thần đoàn kết không bị suy giảm và con người kiên trì chăm sóc cho những người anh chị em của chúng ta đây, dựa vào những lý tưởng cũng như những nguyên tắc nhân bản và có nền tảng Phúc Âm. Bởi vậy tôi khuyến khích nỗ lực của những ai đang hoạt động để bảo đảm là tất cả mọi con người bị bệnh tâm thần đều được cung cấp cho việc hưởng các hình thức cần thiết của việc chăm sóc và chữa trị. Tiếc thay, nơi nhiều phần đất trên thế giới, các dịch vụ cho thành phần bệnh nhân bị thiếu vắng, không đủ hay trong tình trạng tàn bại. 

 

Môi trường xã hội không bao giờ cũng chấp nhận thành phần bị tâm bệnh với những giới hạn của họ, và vì lý do đó nữa, cũng gặp phải cả những khó khăn trong việc bảo đảm những phương tiện về nhân sự và tài trợ cần thiết. Người ta nhận thấy nhu cầu cần phải hòa nhịp một cách tốt đẹp hơn vấn đề trị liệu thích đáng trước sau với một cảm thức mới đối với tình trạng bấn loạn để giúp cho các cán sự ở ngành này giúp  một cách hiệu nghiệm hơn những bệnh nhân ấy cũng như gia đình của họ, thành phần tự mình không thể chăm sóc bởi họ hàng thân thuộc của mình trong lúc khốn khó một cách thích đáng. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân tới đây là một cơ hội xứng hợp để bày tỏ tình đoàn kết với các gia đình có bệnh nhân tâm thần sống lệ thuộc vào họ.

 

Ở đây tôi xin ngỏ lời cùng anh chị em, anh chị em đang gánh chịu bệnh tật thân mến, để kêu mời anh chị em hãy cùng với Chúa Kitô dâng hiến thân phận khổ đau của anh chị em lên Chúa Cha, tin tưởng rằng hết mọi thử thách biết chấp nhận bằng phó thác đều có công và kéo lòng khoan dung của Thiên Chúa xuống trên toàn thể nhân loại. Tôi bày tỏ lòng cảm nhận của tôi với những ai giúp đỡ và chăm sóc cho anh chị em ở các trung tâm cư trú, các bệnh viện trong ngày cũng như ở những phòng chẩn bệnh và chữa trị, và tôi kêu gọi họ hãy cố gắng bảo đảm rằng, việc trợ giúp về y khoa, xã hội và mục vụ đối với những ai cần thiết, một việc trợ giúp tỏ ra tôn trọng phẩm giá riêng của hết mọi con người, là những gì không bao giờ được thiếu vắng.

 

Giáo Hội, đặc biệt là qua hoạt động của những vị tuyên úy, sẽ không thôi cung cấp cho anh chị em sự trợ giúp của mình, với ý thức rõ ràng là Giáo Hội được kêu gọi để bày tỏ tình yêu thương và mối quan tâm của Chúa Kitô đối với những ai khổ đau cũng như đối với những ai chăm sóc họ. Tôi ca ngợi các cán sự mục vụ và những hiệp hội cùng phong trào thiện nguyện hãy nâng đỡ – qua các hình thức cụ thể và bằng những hoạt động thực tiễn – những gia đình có bệnh nhân tâm thần đang sống lệ thuộc vào họ, đang liên quan tới những ai tôi hy vọng rằng văn hóa của việc đón nhận và chia sẻ sẽ tăng phát và lan tràn, và cũng nhờ những luật lệ cùng những chương trình chăm sóc sức khỏe thích hợp là những gì hoạch định những phương tiện đầy đủ cho việc áp dụng thực hành của họ. Việc huấn luyện và cập nhật hóa nhân viên hoạt động ở một lãnh vực rất tinh tế là những gì khẩn trương hơn trước đây nữa.

 

Hết mọi Kitô hữu, theo phận vụ đặc biệt và trách nhiệm đặc biệt của mình, được kêu gọi góp phần của mình, để phẩm vị của những người anh chị em này của chúng ta được nhìn nhận, tôn trọng và cổ võ. “Dục in altum! – Hãy ra chỗ nước sâu thả lưới bắt cá!” Đó là lời Chúa Kitô mời gọi Phêrô và các Vị Tông Đồ tôi muốn ngỏ cùng các cộng đồng Giáo Hội ở khắp thế giới và đặc biệt đến những ai phục vụ thành phần bệnh nhân, để, bằng việc giúp đỡ của “Mary Salus Infirmorum”, họ có thể làm chứng cho sự thiện hảo và mối quan tâm thân phụ của Thiên Chúa. Xin Trinh Nữ Thánh an ủi những ai bị bệnh tật, và hỗ trợ những ai, như người Samaritanô Nhân Lành, xoa dịu những vết thương thể lý và tâm thần của họ!

 

Xin mỗi người trong anh chị em hãy tin rằng anh chị em sẽ dược tôi nhớ đến trong lời nguyện cầu, và tôi hân hoan ban Phép Lành của tôi cho tất cả anh chị em.

 

Tại Vatican ngày 8/12/2005

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/12/2005

 

 

TOP

 

 

?  Tòa Thánh tại Hội Nghị Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế: “Hãy đặt con người ở tâm điểm của mọi cuộc phát triển và chính sách giao dịch

 

(Tiếp 24 Thứ Bảy)

 

Sau đây là bài diễn từ của vị Đại Diện Tòa Thánh là ĐTGM Silvano Tomasi, vị lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, cho khóa họp chung (13-18/12/2005) của Hội Nghị Bộ Trưởng lần thứ tư của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế, ở Hồng Kông.

 

Cần phải hình thành một hệ thống cộng bằng về các qui luật thương mại theo cấp độ phát triển kinh tế của các quốc gia phần tử và cống hiến việc hoàn toàn hỗ trợ và việc đối xử đặc biệt riêng tư đối với các quốc gia nghèo khổ nhất. Khi các cấp độ phát triển của các phần tử quá ư là bất quân bình thì việc đồng thuận của các phần tử vẫn không đủ để bảo đảm tính cách công chính của việc thỏa thuận ấy: “những liên hệ về thương mại không còn có thể được dựa vào duy nguyên tắc tranh đoạt tự do phi kiểm soát, vì nó rất thường tạo nên một thứ độc đoán về kinh tế. Việc thương mại tự do chỉ có thể được gọi là chính đáng khi nó hợp với những đòi hỏi của công lý xã hội” (Paul VI, "Populorum Progressio," No. 59).

 

Ngoài ra, vấn đề công lý nơi các qui luật về thương mại ngày nay bị trục ttrặc là vì những qui luật ấy có khuynh hướng ban các đặc lợi nhiều hơn cho những ai nắm được quyền lực về kinh tế hơn. Một hệ thống công bằng về các qui luật thương mại là một thiện ích quốc tế chung. Thiếu một hệ thống công bằng về qui luật thương mại thì thành phần yếu kém ở những quốc gia đang phát triển và phát triển sẽ bị “rơi vào cái bẫy nghèo khổ”. Thật vậy, nhiều quốc gia nghèo đang gặp trở ngại trong việc gặt hái những thiện ích của những cơ hội mới được cống hiến từ một tân viễn cảnh.

 

Những cải cách về thương mại, về ngắn hạn, có thể mang lại cho các quốc gia nghèo khổ nhất những giá thích ứng phải trả có thể gây ra ảnh hưởng tai hại cho đời sống công dân của họ. Các qui luật thương mại quốc tế cần phải giúp cho các chính quyền có thể chấp nhận những biện pháp cần thiết trong việc giảm thiểu các giá phải trả về xã hội của vấn đề tự do hóa mậu dịch. Thật vậy, việc đạt lợi toàn cầu từ vấn đề tự hóa hóa mậu dịch cần phải mang lại “vấn đề bù đắp cho thành phần bị thua thiệt”.

 

Đường lối này hợp với mối quan tâm đặt con người ở tâm điểm của mọi việc phát triển và chính sách mậu dịch, nhìn nhận rằng chỉ bằng việc thăng tiến khả năng của cá nhân, khi giúp mọi người và mọi nhóm xã hội có được những cơ hội tốt nhất do việc tự hóa hóa mậu dịch mang lại, mới có thể áp dụng một thứ mậu dịch công bình về tương ích.

 

Mở đường cho những thứ thị trường mới là những gì cống hiến cho một cơ hội thực sự cho các nước đang trên đà phát triển và là một yếu tố quan trọng của tiến trình phát triển; tuy nhiên, tự mình nó vẫn không phải là điều kiện để cứu các quốc gia ra khỏi cảnh nghèo khổ. Các quốc gia nghèo cần phải được trang bị để nắm được cơ hội ấy. Thiếu hạ tầng cơ sở thích hợp để tham gia vào các thị trường, vào việc xây dựng khả năng con người, thì bất cứ một quốc gia nào có thể hưởng lợi từ việc mậu dịch.

 

Một thứ sáng kiến quảng đại “Trợ Giúp về Mậu Dịch” cần phải là những gì khả đoán, đặc biệt, được kiểm tra và gây phấn khích quốc gia. Về vấn đề này, cần phải cứu xét tới việc cung cấp cho các quốc gia đang phát triển những thứ tài trợ cần thiết để giải quyết những tốn phí điều chỉnh xuất phát từ những việc thương luận ở Doha cũng như từ những giới hạn về mặt cung cấp của những cuộc thương thảo ấy. Thật vậy, những nền kỹ nghệ yếu kém khẩn trương cần được giúp đỡ để cải tổ khả năng cung cấp của họ cùng với hạ tầng liên quan tới mậu dịch của họ, để họ có thể biến việc giao dịch thị trường được cải tổ thành việc gia tăng những thứ xuất cảng.

 

Hệ thống mậu dịch quốc tế cần phải bảo đảm một mối hợp tác thực sự dựa vào những liên hệ bình đẳng và hỗ tương giữa các quốc gia giầu có và nghèo khổ. Hệ thống Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế cần phải khuyến khích việc tham gia của tất cả các quốc gia, nhất là những quốc gia bất hạnh nhất, trong tiến trình thương thảo. Các thứ qui luật về mậu dịch cần phải được tất cả thương luận, cho tất cả được lợi ích và được tất cả gắn bó, tránh đi việc quyết định khép kín thiếu minh bạch và thiếu dân chủ là những gì cần thiết cho việc tham gia của thành phần yếu kém và không có tiếng nói. Lợi lộc nhờ đó mang lại cho các quốc gia đang phát triển sẽ nhiều hơn, vững chắc và dẫn họ tới chỗ tự tin.

 

Tự do mậu dịch tự nó không phải là cùng đích mà là phương tiện cho mức sống được tốt đẹp hơn và cho việc phát triển nhân bản của dân chúng ở mọi tầng lớp. Mục đích chung của các sản vật trên thế gian này bao gồm việc thành phần nghèo nàn và sống bên lề xã hội được quan tâm đến đặc biệt hơn (Cf. Compendium of the Social Doctrine of the Church, I. 182, Pontifical Council for Justice and Peace [2004]). Các việc trao đổi mậu dịch cần phải làm sao giúp cho tất cả mọi người có thể được hưởng những sản vật ấy.

 

Bởi thế, những dịch vụ thiết yếu như sức khỏe, giáo dục, nước, và thực phẩm không phải là những sản vật bình thường, vì người công dân không thể nào không sử dụng chúng mà không tác hại cho bản thân họ và gây tổn hại lớn cho xã hội. Mặc dù là thường cần thiết, việc viện trợ lương thực có thể dẫn đến những hậu quả vô tình trong việc không củng cố tình trạng an ninh về thực phẩm của người nghèo (Cf. John Paul II, at FAO Headquarters, Dec. 5, 1992, No. 4: Việc viện trợ lương thực mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia lãnh nhận. Tuy nhiên, nó không bị các quốc gia viện trợ sử dụng như một thứ thải đi các đồ ăn thức uống. Dài hạn, các vấn đề an ninh lương thực sẽ không được giải quyết bằng việc gia tăng tình trạng lệ thuộc vào việc viện trợ lương thực của toàn thể dân chúng”, thành phần cần phải “được giáo dục để tự lo liệu cho mình những thứ lương thực lành mạnh và đầy đủ”). Những thứ sản vật chung này thường cần đến việc chính quyền nhúng tay vào các thị trường để bảo đảm việc hưởng dụng công bằng cho họ. Công việc của quốc gia là để bênh vực và bảo trì công ích là những gì không thể giải quyết chỉ bằng các quyền lực của thị trường.

 

Có những nhu cầu của con người vượt khỏi tầm tay của lý lẽ thị trường. Có những sản vật tự chính bản chất của chúng không thể và không được bán mua (Cf. "Centesimus Annus," No. 40). Nhất là, phong trào các chuyên gia và công nhân, một hiện tượng có tầm vóc quan trọng mỗi ngày một hơn đang góp phần một cách hệ trọng vào việc sản xuất phong phú, là những gì cần phải được phác họa và điều hành bằng những cách thức làm gia tăng tối đa các lợi ích cho cả các quốc gia xuất phát lẫn các quốc gia nhắm tới, nhất là cho chính thành phần di dân. Việc bàn luận về các dịch vụ cần phải nói lên những khoản về lợi ích cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia liên quan tới việc di chuyển của dân chúng, với ý thức là các lợi lộc về kinh tế của người nghèo, và việc hoàn toàn tôn trọng tất cả mọi quyền lợi của con người cũng như các quyền lợi hiện hành của thành phần di dân, tất cả là tột điểm nơi những việc thương thảo này.

 

Trong thế giới ngày nay, nơi mà nền kinh tế kiến thức đang trở thành những đòi buộc thiết yếu, thì mối quan tâm về Bản Thỏa Hiệp TRIPS mặc lấy một tầm vóc quan trọng mới. Vì cần phải bảo vệ các quyền lợi về tài sản trí tuệ như là một động cơ canh tân và kiến tạo về kỹ thuật, mà cũng cần phải bảo đảm việc hưởng dùng rộng rãi kỹ thuật và kiến thức nhất là cho các quốc gia có lợi tức thấp. Các thiện ích mới xuất phát từ việc tiến bộ nơi khoa học và kỹ thuật là chìa khóa cho tính cách hội nhập mậu dịch thế giới. Cần phải cải tiến về kỹ thuật và việc làm sao để chuyển từ các quốc gia phát triển là những gì cần thiết để các quốc gia kém phát triển có thể đuổi kịp và đạt tới mức tranh thủ mậu dịch quốc tế.

 

Hơn nữa, chúng tôi chấp nhận việc tu chính mới đây cho Bản Hiệp Ước TRIPS về Vấn Đề Sức Khỏe Công Cộng. Việc tu chính này có thể bảo đảm việc các quốc gia nghèo trong việc hưởng dụng phương tiện sản xuất và việc nhập cảng các thứ thuốc thiết yếu cần phải có để đương đầu với các nạn dịch dân chúng của họ phải chịu. Nó cân bằng hai mục tiêu quan trọng về các qui luật sản hữu trí tuệ, đó là việc tạo nên những động cơ cải tiến và việc loan truyền các lợi ích của những vấn đề đổi mới bao nhiêu có thể. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là điều tu chính này không làm suy yếu đi những thoả thuận theo vùng và song phương chất chứa những biến thái của “TRIPS plus”, những biến thái đè nặng hơn đối với các quốc gia đang phát triển.


Cuộc họp này thuộc cấp bộ trưởng ở Hồng Kông đây là những gì có thể cung cấp chẳng những một cơ hội quan trọng để phục hồi niềm tin tưởng vào Hội Nghị Bàn Tròn Doha Phát Triển mà còn lấy lại tất cả uy tín cùng tính cách hợp pháp của hệ thống Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế và làm cho phần đông quần chúng hiểu được giá trị của hệ thống tổ chức này. Bất chấp tất cả những giới hạn vốn có của nó, Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế là một tổ chức đặc thù trong các tổ chức quốc tế như là một tổ chức chi phối các phần tử duy nhất bằng một qui chế bao hàm đầy tham vọng. Cơ chế của một Bộ Phận Ổn Định Tranh Luận (DSB:Dispute Settlement Body) là một chứng cớ về việc bảo đảm tính cách bình đẳng của tất cả mọi quốc gia trước luật pháp, bất kể quyền lực kình tế của họ, và thực sự bảo vệ tất cả mọi quốc gia phần tử khỏi những hành động thương mại đơn phương bất công.

 

Hội nghị cấp bộ trưởng này có khả năng để được tưởng nhớ đến như là một mốc điểm nơi việc thiết lập một hệ thống mậu dịch quốc tế chân chính về xã hội. Các quyền lợi và nhu cầu của người nghèo và của người yếu kém càng được chú trọng thì càng có cơ hội cho công lý và hòa bình trên thế giới của chúng ta, hai điều kiện bất khả châm chước cho việc phát triển khả thủ cũng như cho việc giảm nghèo. Hai mục đích này tạo nên một tham vọng chung để tất cả mọi phần tử có thể hăng say thực hiện việc thương thảo: Đó là điều hướng cho con đường tiến tới vậy.


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/12/2005 

 

TOP

 

 

? Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Ủy Ban Thần Học Quốc Tế ngày 1/12/2005: “Thần Học bao giờ cũng cần phải được thực hiện trong Giáo Hội và cho Giáo Hội”.

 

Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch,

Các Đức Tổng Giám Mục,

Quí Vị Giáo Sư,

Quí Vị Cộng Tác Viên,

 

Tôi hân hoan chào anh chị em ở buổi họp gia đình này, một buổi họp nhắc nhớ tôi về việc hợp tác lâu dài và sâu xa tôi có được với nhiều anh chị em. Tôi đã được bổ nhiệm làm một phần tử của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế vào năm 1969 và làm chủ tịch vào năm 1982.

 

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của tôi về lời lẽ trân trọng ngỏ cùng tôi bởi Đức Tổng Giám Mục Lavada, vị tham dự buổi họp của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế lần đầu tiên với tư cách là chủ tịch. Tôi xin gửi đến ngài những lời cầu chúc tốt đẹp của tôi, để xin ánh sáng và quyền lực của Thánh Linh hỗ trợ ngài trong việc làm trọn công việc đã được trao phó cho ngài.

 

Với cuộc đại hội diễn ra vào những ngày nay đây, công việc “ngũ niên” lần thứ bảy của ủy ban này vẫn được tiếp tục. Nó đã được bắt đầu vào năm ngoái khi tôi còn làm chủ tịch. Tôi hân hoan lợi dụng dịp này để khuyến khích mỗi người trong anh chị em hãy bảo trì việc suy niệm về các đề tài đã được chọn lọc để nghiên cứu trong cacánăm tới đây.

 

Khi tiếp các phần tử của úy ban này hôm 7/10 năm ngoái, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói đến tầm rất quan trọng của hai đề tài đang được anh chị em khảo sát, đó là đề tài “Số phận của trẻ em chết mà không được rửa tội liên quan tới ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, của vai trò môi giới duy nhất của Chúa Giêsu Kitô và của tính cách bí tích nơi Giáo Hội”, và đề tài “Lề luật luân lý tự nhiên”.

 

Đề tài thứ hai có một tầm vóc quan trọng đặc biệt để hiểu được căn bản của các thứ quyền lợi được bắt nguồn từ bản tính của con người và do đó xuất phát từ ý muốn của Thiên Chúa Hóa Công.

 

Ngay cả trước khi có bất cứ luật lệ khẳng định nào của quốc gia thì những luật lệ này là những luật lệ phổ quát, bất khả vi phạm và bất khả chuyển nhượng, vì thế, là những luật lệ cần phải được tất cả mọi người nhìn nhận như thế, nhất là bởi các thẩm quyền dân sự, những vị được kêu gọi để cổ võ chúng và bảo đảm cho vấn đề chúng được tôn trọng.

 

Cho dù quan niệm về “bản tính của con người” dường như bị mất đi trong nền văn hóa hiện đại, sự kiện vẫn là ở chỗ nhân quyền không thể hiểu được mà không các thứ giá trị và qui chuẩn, những gì cần phải được tái nhận thức và tái xác nhận, chứ không được sáng chế hay chủ quan độc đoán  áp đặt, là những gì bẩm sinh nơi hữu thể con người.

 

Ở vấn đề này, việc đối thoại với thế giới trần thế là việc rất ư là quan trọng: Nó cần phải cho thấy rõ ràng là việc chối bỏ nền tảng siêu hình của các thứ giá trị thiết yếu nơi sự sống con người khoôg thể nào chấm dứt nơi chủ nghĩa thực chứng, và làm cho luật lệ tùy thuộc vào những luồng tư tưởng làm chủ trong xã hội, bởi thế làm hư hoại luật lệ và làm cho nó trở thành dụng cụ của quyền lực thay vì là làm cho quyền lực phụ thuộc tùy thuộc vào luật lệ.

Đề tài thứ ba cũng quan trọng như thế. Nó được chọn ở cuộc họp thường niên năm ngoái, đó là đề tài “Vị thế và phương pháp của khoa thần học Công Giáo”.

 

Thần học chỉ có thể xuất phát từ việc tuân theo tác động của chân lý cũng như tình yêu mến muốn quen biết hơn Đấng nó mến yêu, ở đây là chính Thiên Chúa, Đấng lòng lành thiện hảo được chúng ta nhận biết bằng tác động đức tin (x “Donum Veritatis”, 7).
 
Chúng ta nhận biết Thiên Chúa vì theo lòng nhân lành vô cùng thiện hảo đã tỏ mình ra, qua việc tạo dựng nhất là qua Người Con Duy Nhất của Ngài, Đấng vì chúng ta đã làm người và chết đi cùng sống lại cho phần rỗi của chúng ta.

 

Bởi thế, mạc khải về Chúa Kitô là khởi điểm qui phạm nồng cốt cho khoa thần học vậy.

 

Thần học cần phải được thực hiện trong Giáo Hội và cho Giáo Hội, Thân Thể của Chúa Kitô, chủ thể duy nhất với Chúa Kitô, và vì thế cũng trung thành với cả Tông Truyền nữa. Thế nên, công việc của thần học gia cần phải thực hiện trong mối hiệp thông với thiếng nói sống động của Giáo Hội, tức là với huấn quyền sống động của Giáo Hội và theo thẩm quyền của Giáo Hội.

 

Coi thần học như là một tư vụ của thần học gia là hạ giá chính bản chất của khoa học này.

 

Chỉ trong cộng đồng giáo hội, trong mối hiệp thông với các vị mục tử hợp pháp của Giáo Hội, mà công việc về thần học mới có ý nghĩa; nó chắc chắn cần phải có khả năng theo khoa học, thế nhưng, đồng thời cũng cần phải có cả tinh thần đức tin và lòng khiêm nhượng của những ai nhận biết rằng Thiên là Đấng sống động và chân thật, chủ điểm của việc họ suy tư, Đấng vô cùng vượt trên khả năng loài người của họ. Chỉ bằng việc nguyện cầu và chiêm niệm mới có thể có được cái cảm quan về Thiên Chúa, và việc dễ dạy trước tác động của Thánh Linh mới làm cho việc nghiên cứu về thần học sinh hoa kết trái cho thiện ích của toàn thể Giáo Hội, và tôi dám nói, của nhân loại nữa.

 

Ở đây người ta có thể phản đối là: Thế nhưng, thần học vẫn còn được định nghĩa là một khoa học và hợp với lý trí của chúng ta cùng với tính cách tự do của lý trí mà? Đúng thế.

 

Chẳng những có tính cách lý lẽ mà thôi, một phương pháp khoa học và việc suy tư trong mối hiệp thông với Giáo Hội là những gì không loại trừ nhau mà còn đi đôi với nhau nữa. Thánh Linh là Đấng hướng dẫn Giáo Hội đến chỗ toàn chân (x Jn 16:13); Giáo Hội phục vụ chân lý và việc hướng dẫn của Giáo Hội là vấn đề giáo dục đức tin vậy.

 

Trong khi hy vọng là những ngày anh chị em học hỏi đây sẽ được làm bừng lên bởi mối hiệp thông huynh đệ ở việc tìm kiếm Chân Lý mà Giáo Hội muốn loan báo cho tất cả mọi con người nam nữ, tôi nài xin Mẹ Maria Rất Thánh là Tòa Khôn Ngoan dẫn dắt các bước tiến của anh chị em trong niềm hân hoan và hy vọng Kitô Giáo. Với những niềm cảm mến này, tôi lập lại cùng anh chị em lòng quí trọng và tin tưởng của tôi, tôi thân ái ban phép lành tòa thánh cho anh chị em.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2005/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20051201_commissione-teologica_en.html

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ