GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 31/12/2005

Tuần Bát Nhật GS

 

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ vào 4 đợt Các Vị Viếng Thăm Tòa Thánh Ngũ Niên trong Năm 2005: Ba đợt còn lại

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với chung 11 vị tân lãnh sự ngày 1/12

?  Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2006: (6) Cái Nền Tảng Hòa Bình

?   Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Giám Mục Mễ Tây Cơ vào 4 đợt Các Vị Viếng Thăm Tòa Thánh Ngũ Niên trong Năm 2005: (tiếp 30 Thứ Sáu) Ba đợt còn lại

 

Với Các Vị Giám Mục Đợt Thứ Hai: Về Tình Hình Xã Hội cần phải được cải tiến

 

Mễ Tây Cơ đang đối đầu với cuộc thách đố biến đổi các cấu trúc xã hội của mình trong việc làm cho nó tuân hợp hơn với phẩm giá của con người cũng như với các quyền lợi căn bản của họ. Những người Công Giáo, thành phần vẫn chiếm đa số trong dân chúng, được kêu gọi để hợp tác trong việc làm này khi họ nhận thức được việc dấn thân sống đức tin của mình cũng như tầm quan trọng hiệp nhất nơi việc họ hiện diện trên thế giới.

 

Những gì ngược lại đều là “một trong những lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta… đó là tình trạng phân ly giữa đức tin được nhiều người ntuyên xưng với việc thực hành cuộc sống thường nhật của họ” (Vui Mừng Và Hy Vọng, đoạn 43).

 

Nó là nguyên do của mối quan tâm nghiêm trọng mà ở một số giới lòng tham quyền đã dẫn tới chỗ làm suy thoái đi những hình thức lành mạnh của việc sống chung cũng như của chính quyền, cùng với hiện tượng băng hoại, hiện tượng miễn bị trừng phạt, hiện tượng xâm nhập của vấn đệ buôn bán thuốc phiện và hiện tượng mưu đồ tội ác. Tất cả những điều ấy mở đường cho những hình thức khác nhau của bạo lực, cho tình trạng dửng dưng khô đạo và cho thái độ khinh thường giá trị bất khả vi phạm của sự sống.

 

Về vấn đề này, “các tội phạm về xã hội” của thời đại chúng ta đây đã bị Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Mỹ Châu là Giáo Hội Tại Mỹ Châu minh nhiên tố giác. Những tôi này cho thấy “một cuộc khủng hoảng sâu xa gây ra bởi tình trạng mất cảm quan về Thiên Chúa và sự thiếu vắng những nguyên tắc luân lý này là những nguyên tắc cần phải hướng dẫn đời sống của hết mọi người. Trong việc thiếu hụt những điểm qui chiếu về luân lý ấy, một lòng tham buông thả mong muốn chiếm đạt giầu sang và quyền lực nhẩy vào chiếm chỗ, làm lu mờ đi bất cứ một nhãn quan của Phúc Âm nào về thực tại xã hội” (khoản 56).

 

Cả ở Mễ Tây Cơ cũng thế, nhiều người đang sống trong tình trạng nghèo khổ. Tuy nhiên, niềm tin nơi Thiên Chúa và cảm quan đạo giáo của nhiều tín hữu lại đi liền với sự phong phú về nhân loại, về việc đãi ngộ, về tình huynh đệ và về mối đoàn kết.

 

Những thứ giá trị này đang bị đe dọa bởi việc di dân ra hải ngoại, nơi mà nhiều người làm việc trong những điều kiện bấp bênh, trong một tình trạng dễ bị vi phạm, và do đó gặp khó khăn trước sự lôi cuốn của một thứ văn hóa khác với căn tính về xã hội và đạo giáo của riêng họ.

 

Bất cứ ở đâu thành phần di dân được nồng hậu tiếp đón của một Cộng Đồng Giáo Hội trong việc giúp họ ổn định vào thực tại mới thì hiện tượng này, một cách nào đó, là những gì tích cực và phấn khích việc truyền bá phúc âm hóa cho các nền văn hóa khác.

 

Khi sâu xa xem xét vấn đề di dân, Thượng Nghị Đặc Biệt Giám Mục Mỹ Châu đã góp phần vào việc khám phá ra rằng, bên trên các yếu tố về xã hội và tài chính, có một mối hiệp nhất đáng quí xuất phát từ một đức tin chung và nuôi dưỡng mối hiệp thông cùng đoàn kết huynh đệ. Nó là hoa trái của việc Chúa Giêsu Kitô hiện diện và việc gặp gỡ Người qua các hình thức khác nhau đã và đang có nơi lịch sử của Mỹ Châu.

 

Bởi thế, vấn đề di chuyển của nhân loại là một ưu tiên về mục vụ liên quan tới việc hợp tác với các Giáo Hội ở Bắc Mỹ Châu.

 

Nhiều người đã được rửa tội, bị ảnh hưởng bởi muôn vàn khuynh hướng về tâm tưởng và tác hành, đã trở thành dửng dưng đối với các giá trị của Phúc Âm. Hơn thế nữa, thậm chí họ còn hùa theo việc tác hành có tính cách phản lại quan điểm của Kitô Giáo về sự sống, khiến cho vấn đề làm phần tử của một Cộng Đồng Giáo Hội trở nên khó khăn.

 

Mặc dù họ cho mình là Công Giáo, họ thực sự sống xa đức tin; họ bỏ đi những việc thực hành sống đạo và từ từ mất đi căn tính là tín hữu của mình, với những hậu quả về luân lý và thiêng liêng khác biệt.

 

 

Với Các Vị Giám Mục Đợt Thứ Ba: về Thừa Tác Mục Vụ Xã Hội

 

Trung Phần Nước Mễ Tậy Cơ là miền cư ngụ của các thành phần thổ dân. Chính ở nơi đây mà hoạt động truyền giáo của Giáo Hội đã bắt đầu và lan ra các vùng khác.

 

Đời sống thành thị được đánh dấu rõ ràng với việc chung sống thuộc nhiều thứ văn hóa và tập tục của các dân cư ở đấy. Các trung tâm quan trọng về tài chính, đại học và văn hóa đều ở các đại thủ phủ này cùng với các tổ chức về chính trị và pháp luật có ảnh hưởng tới toàn quốc.

 

Đồng thời cuộc sống ở đấy là một cuộc sống phức tạp vì các thành phần xã hội khác nhau cần phải được việc chăm sóc mục vụ của giáo phận chú trọng tới một cách vô tư, khi đặt ưu tiên cho những người sống trong những trường hợp bần cùng, lẻ loi cô quạnh hay ở ngoài lề xã hội.

 

Tất cả những nhóm xã hội này làm nên những tính chất của đô thị. Những tính chất này là một thách đố liên tục đối với thừa tác mục vụ, một thừa tác mục vụ cần phải thực hiện những dự án bao gồm nhiều anh chị em của chư huynh hơn nữa, thành phần di dân từ miền quê lên tỉnh thành để tìm kiếm một đời sống xứng đáng hơn.

 

Thực tại với những vấn đề khẩn trương này cần đến tính cách nhậy cảm của vị Mục Tử của nó. Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở chúng ta: “Chúng ta cần phải ý thức về và hiểu được những khát vọng, những mong mỏi và những tính chất thường thảm thiết của thế giới chúng ta đang sống” (Vui Mừng và Hy Vọng, 4).

 

Theo chiều hướng ấy, vị Giám Mục cần phải nuôi dưỡng và củng cố mối hiệp thông deđ3 thành phần tín hữu cảm thấy một cách chính thực được kêu gọi sống một đời sống cộng đồng và làm cho Giáo Hội trở thành “một ngôi nhà và một học đường hiệp thông” (Novo Millennio Ineunte, n. 43). Nhờ đó, Giáo Hội mới có thể đáp ứng những đợi trông của thế giới, khi chứng tỏ cho thấy cái cảm nghiệm của moôi hiệp nhất Kitô Giáo…

 

Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân của Ngài; thật vậy, Ngài mời gọi họ hoán cải để Vương Quốc của Ngài được trở thành một thực tại. Vương Quốc của Thiên Chúa không chỉ có nghĩa là Thiên Chúa hiện hữu, không có nghĩa là Ngài đang sống động, mà còn ở chỗ Ngài đang hiện diện và đang chủ động trên thế giới này. Ngài là một thực tại sâu xa nhất và hệ trọng nhất nơi mọi tác động của đời sống con người, nơi mọi giây phút của lịch sử.

 

Việc phác họa và áp dụng các chương trình mục vụ do đó cần phải phản ảnh lòng tin tưởng vào sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa trên thế giới này. Điều này sẽ giúp thành phần Công Giáo giáo dân đương đầu với trào lưu tục hóa gia tăng và đảm nhận trách nhiệm nơi các vấn đề trần thế, theo chiều hướng giáo huấn về xã hội của Giáo Hội.

 

Với Các Vị Giám Mục Đợt Thứ Bốn: về Thừa Tác Vụ Hiệp Thông

 

Bởi thế, khía cạnh thiết yếu của thừa tác vụ chúng ta đó là mối hiệp nhất bản thân của chúng ta voơi Chúa Kitô. Người dạy chúng ta rằng việc sống viên trọn không đồng nghĩa với thành công (x Mt 16:25), mà là yêu thương hiến thân mình cho người khác. Ngoài ra, những ai hoạt động cho Chúa Kitô đều biết rằng “kẻ thì gieo vãi; người thì gặt hái” (Jn 4:37).

 

Vai trò giảng dạy của các vị Giám Mục là ở tại việc truyền đạt Phúc Âm của Chúa Kitô với những giá trị về đạo nghĩa và luân lý của Phúc Âm, trong khi vẫn lưu ý tới những thực tại và những khát vọng khác nhau hiện lên trong xã hội hiện đại là tình trạng cần phải quen thuộc lắm với các vị Giám Mục.

 

“Cần phải thực hiện những nỗ lực đặc biệt trong việc giải thích xứng hợp những lý do chủ trương của Giáo Hội, nhấn mạnh rằng nó không phải là vấn đề áp đặt lên thành phần không phải tín hữu một nhãn quan về đức tin, mà là giải thích và bênh vực các thứ giá trị được baăt nguồn từ chính bản tính của hết mọi người” (Novo Millennio Ineunte, n. 51).

 

Ngoài ra, việc chăm sóc mục vụ cho giới trẻ cũng là một công việc rất quan trọng ngày nay. Với những vấn nạn của họ cùng với những âu lo của họ, cả niềm vui sống đức tin của họ, họ tiếp tục là động cơ thúc đẩy chúng ta trong việc thi hành thừa tác vụ của chúng ta.

 

Chư Huynh thân mến, một lần nữa tôi kêu gọi chư huynh hãy cùng nhau tiến bước và hành động trong tinh thần hiệp thông  một tinh thần có tột đỉnh và nguồn mạch vô tận của mình là Thánh Thể.

 

Chư huynh hãy trở thành những tay quán quân và là mô phạm của mối hiệp thông. Như Giáo Hội là một, hàng Giáo Phẩm cũng chỉ là một, vì Giáo Hoàng, như Công Đồng Chung Vaticanô II nói, là ”nguồn mạch và là nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của mối hiệp nhất của cả các Vị Giám Mục và của toàn thể cộng đồng tín hữu” (Lumen Gentium, n. 23).

 

Hiệp thông có một tầm vóc rất quan trọng vì các hoạt động tông đồ đang gia tăng vượt biên giới các giáo phận và đòi phải thực hiện việc hợp tác hơn nữa, có những dự án và việc điều hợp chung ở một Xứ Sở lớn như Mễ Tây Cơ. Việc di chuyển của dân chúng và việc lan tràn các trung tâm thành thị lớn đang trên đà phát triển và là những gì đòi hỏi một cuộc truyền bá phúc âm hóa có phương pháp và nới rộng (cf. Ecclesia in America, n. 21).

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

?  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI với Các Vị Tân Lãnh Sự Chư Quốc trong Năm 2005: với chung 11 vị tân lãnh sự ngày 1/12

 

Bằng tiếng Pháp, ngài đã nói lên tình hình liên quan tới “các tin tức từ khắp nơi trên thế giới về các cuộc xung đột xẩy ra”, và tái kêu gọi “các vị lãnh đạo chư quốc và tất cả mọi người thiện tâm hãy liên kết để chặn đứng việc bạo động là những gì đang làm méo mó dung nhan con người và gây ra một thiệt hại nặng nề cho việc phát triển nhân loại cũng như cho niềm hy vọng của nhiều dân tộc. Không thực hiện một cuộc dấn thân chung cho hòa bình – để kiến tạo một bầu khí an bình và một tinh thần hòa giải ở mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội, bắt đầu là gia đình – thì không thể nào tiến bộ được trên lộ trình dẫn đến một xã hội bằng an vui sống.

 

“Để chiếm đạt được tình trạng phát triển hòa hợp hơn bao giờ hết nơi các dân tộc, cần phải đặc biệt chú trọng tới giới trẻ, bảo đảm rằng các gia đình cùng với các cơ cấu về giáo dục có được những phương tiện để hình thành và giáo dục giới trẻ, trong việc truyền đạt những giá trị thiết yếu về tâm linh, luân lý và xã hội, và trong việc sửa soạn cho họ một tương lai tốt đẹp hơn. Giới trẻ cần phải được dạy cho biết thực sự ý thức về vai trò của họ trong xã hội và về hành vi cử chỉ họ cần phải chấp nhận để phục vụ công ích và chú trọng tới các nhu cầu của mọi người.

 

Theo Đức Thánh Cha thì đó là “một trong những đường lối thiết yếu để bảo đảm rằng, về lâu về dài, thế giới thoát khỏi cái vòng bạo lực”. Ngài bảo đảm với 11 tân vị lãnh sự này rằng Giáo Hội Công Giáo, “hiện diện ở khắp mọi châu lục, sẽ không ngừng cống hiện việc trợ giúp của mình qua nhiều hoạt động về giáo dục, cũng như bằng việc đào luyện cho lương tâm đạo đức của con người trong việc bảo đảm việc phát triển một cảm quan về tình huynh đệ và đoàn kết”.

 

Ngài đã bày tỏ niềm hy vọng là tất cả mọi con người “biết dấn thân cho hòa bình và hòa giải ở tất cả mọi châu lục, vì việc ‘nhất quyết’ về hòa bình mà thôi chưa đủ, mà còn phải chiếm được hòa bình nữa. Cần phải sử dụng tất cả mọi phương tiện ở hết mọi lãnh vực trong xã hội để đạt được mục tiêu ấy”.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch và tổng hợp từ mạng điện toán toàn cầu Zenit và

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/index_en.htm

 

 

TOP

 

 

? Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2006: Cái Nền Tảng Hòa Bình

 

(tiếp 26 Thứ Hai, 27 Thứ Ba, 28 Thứ Tư, 29 Thứ Năm  và 30 Thứ Sáu) 

 

15.       Đối tượng đầu tiên được lợi bởi quyết định dứt khoát trong vấn đề giải giới sẽ là các quốc gia nghèo, những quốc gia có lý để đòi hỏi, sau khi đã nghe quá nhiều lời hứa hẹn, việc áp dụng cụ thể cho quyền họ được phát triển. Quyền này đã được trân trọng tái xác nhận trong Tổng Hội Đồng mới đây của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, một tổ chức năm nay mừng kỷ niệm 60 năm thành lập của mình. Giáo Hội Công Giáo, dù khẳng định niềm tin tưởng của mình vào cơ cấu quốc tế này, cũng kêu gọi cơ cấu này  canh tân về cấu trúc và hoạt động để giúp cho nó có thể đáp ứng những nhu cầu đổi thay của thời điểm hiện nay, những đổi thay mang đặc tính của một hiện tượng toàn cầu hóa bao rộng. Tổ Chức Liên Hiệp Quốc cần phải trở nên một dụng cụ hữu hiệu hơn trong việc cổ võ các thứ giá trị công lý, đoàn kết và hòa bình trên thế giới.

 

Về phần mình, Giáo Hội, trung thành với sứ vụ đã lãnh nhận từ Vị Sáng Lập của mình, dấn thân loan báo khắp nơi “Phúc Âm Hòa Bình”. Bằng một niềm xác tín vững mạnh, Giáo Hội cống hiến một dịch vụ bất khả thiếu cho tất cả những ai nỗ lực cổ võ hòa bình, Giáo Hội nhắc nhở hết mọi người rằng, hòa bình nếu chân chính và bền vững nó cần phải xây dựng trên nền tảng sự thật về Thiên Chúa và sự thật về con người. Chỉ có duy sự thật này thôi mới có thể tạo nên một cảm quan công lý và sự cởi mở yêu thương đoàn kết, khi nó phấn khích mọi người hãy hoạt động cho một gia đình nhân loại thật sự tự do và thuận hòa. Nền tảng của hòa bình chân chính là ở sự thật về Thiên Chúa và về con người.

 

16.       Để chấm dứt Sứ Điệp này, tôi xin ngỏ lời đặc biệt cùng tất cả mọi tín hữu của Chúa Kitô, một lần nữa kêu gọi họ hãy trở thành những người môn đệ quan tâm và dấn thân của Chúa. Khi chúng ta nghe Phúc Âm, anh chị em thân mến, chúng ta học biết cách xây dựng hòa bình trên sự thật của một cuộc sống hằng ngày được sinh động bởi giới luật yêu thương. Hết mọi cộng đồng cần phải thực hiện một tiến trình sâu rộng về giáo dục và về chứng từ nhắm mục đích làm cho mọi người ý thức hơn nữa nhu cầu cần phải cảm nhận trọn vẹn hơn về hòa bình đích thực. Tôi cũng xin hãy gia tăng lời cầu nguyện, vì hòa bình trước hết là tặng ân của Thiên Chúa, một tặng ân cần phải liên lỉ kêu xin. Nhờ ơn Chúa giúp, việc loan báo và làm chứng của chúng ta cho hòa bình chân thực càng trở nên thu phục và rạng ngời hơn. Với lòng tin tưởng và niềm phó thác thơ thảo, chúng ta hãy hướng mắt về Mẹ Maria, Mẹ của Vua Hòa Bình. Trong ngày Tân Niên này, chúng ta hãy xin Mẹ hãy trợ giúp tất cả dân Chúa, ở bất cứ nơi nào, đều hoạt động cho hòa bình và được hướng dẫn bởi ánh sáng của chân lý giải phóng con người (x Jn 8:32). Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chớ gì toàn thể loài người cảm nhận hơn sự thiện căn bản này và cố gắng làm cho nó hiện diện hơn bao giờ hết trên thế giới của chúng ta, nhờ đó, cống hiến cho các thế hệ mai sau một tương lai an toàn hơn và yên hàn hơn.

 

Tại Vatican ngày 8/12/2005

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/peace/documents/hf_ben-xvi_mes_20051213_xxxix-world-day-peace_en.html

 

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ