GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 1/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động tại Trung Đông biết dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng hòa bình”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho những nơi truyền giáo được tăng thêm những vị thừa sai thánh đức và biết quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho tất cả mọi người”.  

 

__________________

 NGÀY 14 THỨ SÁU

 

Những Người Chiến Thắng Satan và Sự Dữ

(ĐTC GPII: Bài 130 Giáo Lý cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, Thứ Tư 12/1/2005, về Ca Vịnh Khải Huyền 11:17;12:10,12, cho Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Hai)

1.     Bài thánh ca vừa vang xuống từ trời rất hay. Thật vậy, Sách Khải Huyền viết ra bài ca này cho chúng ta đã liên kết phần thứ nhất của nó (x Rev 11:17-18) về “24 vị trưởng lão ngồi trên tòa trước Thiên Chúa” (11:16), với cảnh thứ hai (x 12:10-12) về “một tiếng lớn ở trên trời” (12:10).

Như thế, chúng ta thấy được trong cái hình ảnh vĩ đại của cung điện thần linh là nơi Thiên Chúa và Con Chiên tức Đức Kitô, được vây quanh bởi “hội đồng triều thiên”, đang phân xử lịch sử nhân loại tùy theo thiện ác, cũng là để tỏ cho thấy mục tiêu cứu độ và vinh quang tối hậu. Những bài ca được viết rải rác trong Sách Khải Huyền có nhiệm vụ giải bày đề tài của vai trò chủ tể thần linh là vai trò qui định giòng hoạt động thường không hòa hợp của nhân loại.

2.     Về vấn đề này, đáng kể đến là đoạn đầu tiên của bài thánh ca được đặt vào miệng của 24 vị trưởng lão, thành phần như thể là hiện thân của dân tuyển chọn ở giai giai đoạn lịch sử của họ, 12 chi tộc Do Thái và 12 vị Tông Đồ của Giáo Hội.

Vậy Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng và Hằng Hữu đã “tỏ ra quyền năng cao cả và thiết lập triều đại” (11:17), và mục đích của việc Người đi vào lịch sử, không phải chỉ để ngăn chặn những phản ứng bạo động của những kẻ phản loạn (x Ps 2:1,5), mà nhất là để nâng len và đền bù cho thành phần công chính. Thành phần công chính được diễn tả bằng một chuỗi từ ngữ được sử dụng để mô tả khuôn mặt thiêng liêng của Kitô hữu. Họ là “những người tôi tớ” trung thành gắn bó với lề luật thần linh; họ là “những vị tiên tri” có thiên tài về Lời mạc khải để giải thích và phân xử lịch sử; họ là những “thánh nhân” được thánh hiến cho Thiên Chúa và kính tôn danh của Ngài, tức là mau mắn tôn thờ Ngài và tuân theo ý muốn của Ngài. Trong số họ có “kẻ nhỏ và kẻ lớn”, một diễn tả được tác giả Sách Khải Huyền ưa chuộng (x 13:16, 19:5,18, 20:12) để nói đến dân Chúa trong sự hiệp nhất và khác nhau của họ.

3.     Thế rồi chúng ta sang phần thứ hai của bài ca vịnh. Sau cảnh thê thảm về người nữ đang mang thai “mặc mặt trời” và về con rồng đỏ khủng khiếp (x 12:1-9), thì một tiếng nói mầu nhiệm đã xướng lên bài thánh ca tạ ơn và hoan lạc.

Niềm hoan lạc này phát xuất từ sự kiện Satan, đối thủ kỳ cựu, tên đã đứng trong tiền đường trên trời như là “kẻ tố cáo anh em của chúng ta” (12:10), như chúng ta thấy hắn trong Sách Ông Gióp (x 1:6-11, 2:4-5), bị “hất ra khỏi” chỗ của hắn ở trên trời, nên không còn quyền lực cao cả nữa. Hắn biết rằng “hắn chỉ có một thời gian ngắn” (12:12), vì lịch sử gần phải trải qua một cuộc đổi thay sâu rộng trong việc thoát khỏi sự dữ, và đó là lý do tại sao hắn phản ứng “hết sức giận dữ”.

Ở đầu bên kia xuất hiện Chúa Kitô phục sinh với máu của Người đổ ra là nguyên tố cứu độ (x 12:11). Người đã nhận được từ Cha vương quyền trên toàn thể vũ trụ; nơi Người được nên trọn “việc cứu độ, quyền năng và vương quốc của Thiên Chúa chúng ta”.

Được liên kết với cuộc chiến thắng của Người là các vị tử đạo Kitô giáo, thành phần chọn tiến bước theo con đường thập giá, chứ không chịu nhường bước cho sự dữ cũng như cho tính chất độc hại của nó, trái lại, phó mình cho Chúa Cha và hiệp nhất bản thân với cái chết của Chúa Kitô qua chứng từ thuận phục và can đảm khiến họ “không yêu sự sống mình cho dù có chết đi” (see. Ibid.). Người ta dường như nghe âm vang những lời của Chúa Kitô: “Ai yêu sự sống mình thì đánh mất sự sống ấy, còn ai ghét bỏ sự sống của mình trên thế gian này sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời” (Jn 12:25).

4.     Những lời của Sách Khải Huyền về những kẻ chiến thắng Satan và sự dữ “bằng máu Con Chiên” âm vang nơi lời nguyện cầu tuyệt vời được cho là của Simeon, vị giám mục ở Seleucia-Ctesiphon xứ Ba Tư. Trước khi chết như một vị tử đạo cùng với nhiều đồng bạn khác hôm 17/4/341, trong cuộc bắt đạo của Vua Sapor II, ngài đã nói lên khẩn cầu sau đây cùng Chúa Kitô:

“Lạy Chúa, xin ban cho con triều thiên này: Chúa biết con ước mong nó biết bao, vì con yêu mến Chúa với tất cả tâm hôn của con và sự sống của con. Con sẽ hạnh phúc được thấy Chúa và Chúa sẽ ban cho con được nghỉ ngơi…. Con muốn kiên trì một cách anh dũng với ơn gọi của con, can đảm hoàn tất công việc được ủy nhiệm cho con và làm gương sáng cho tất cả mọi dân tộc của Chúa ở Đông phương…. Con sẽ nhận được sự sống không còn đớn đau, lo âu, sầu muộn, không còn kẻ bách hại và người bị bách hại, không còn kẻ đàn áp và thành phần bị đàn áp, không còn kẻ bạo tàn và thành phần nạn nhân; ở đó con sẽ không còn bị vua chúa đe dọa, hay bị quan quyền làm kinh hãi, không ai còn mang con ra tòa và tiếp tục làm con kinh khiếp, không ai kéo lê con đi hay làm con run ray. Những vết thương nơi chân của con sẽ được lành khỏi nơi Chúa, Ôi con đường đi của tất cả mọi kẻ lữ hành; tình trạng kiệt sức của các chi thể con sẽ được nghỉ ngơi trong Chúa, Ôi Chúa Kitô là dầu thánh xức cho chúng con. Nơi Chúa là chén cứu độ của chúng con, nỗi buồn đau sẽ biến mất khỏi tâm can con; nơi Chúa là niềm ủi an và hoan lạc của chúng con, những giọt nước mắt của chúng con sẽ được lau khô” (A. Hamman, "Preghiere dei Primi Cristiani" [Early Christian Prayers], Milan, 1955, pp. 80-81).

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay chúng ta tiếp tục việc chia sẻ của chúng ta về Phụng Vụ Giờ Kinh Tối. Đoạn chúng ta vừa nghe từ Sách Khải Huyền cho thấy vấn đề Thiên Chúa làm chủ các biến cố của loài người. Nơi cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, Chúa Cha đã bảo đảm là sự thiện sẽ chiến thắng vào lúc tận cùng thời gian. Các vị tử đạo được liên kết với cuộc chiến thắng này của Chúa Kitô; các vị đã chọn con đường thập giá để làm chứng đức tin của mình cùng tình yêu của các vị đối với Người.

Bài ca vịnh từ Sách Khải Huyền này cho thấy sự thật này bằng một nhãn quan ngời sáng. Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, được vây quanh bởi cung điện thần linh, phân xử lịch sử thế giới tùy theo thiện ác, tỏ cho nó thấy mục tiêu cứu độ và vinh quang tối hậu.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 12/1/2005.
 

Khóa Trừ Quỉ để phân tách Cuộc Khủng Hoảng của Giới Trẻ về các thứ Giá Trị

Những biến động gần đây về những cái chết cho việc sùng bái ở Âu Châu đã cho thấy một vấn đề đã bị coi thường, đó là tình trạng càng ngày càng hào hứng với việc phò Satan và thế giới huyền bí, nhất là nơi thành phần thanh thiếu niên.

Đó là lý do tại sao Đại Học Tòa Thánh Regina Apostolorum và GRIS, một nhóm Ý quốc giám sát những giáo phái tai hại, đã tổ chức một khóa về “Trừ Quỉ và Cầu Nguyện Giải Phóng”. Khóa này, một khóa chỉ mở cho các vị linh mục và chủng sinh, sẽ được thực hiện vào Tháng 2, 3 và 4/2005.

ZENIT đã phỏng vấn ký giả Carlo Climati là một trong những hướng dẫn viên của khóa này, người chuyên về các vấn đề của giới trẻ, một vấn đề đã được ông bàn đến trong một số tác phẩm.

Vấn:     Tại sao lại có tư tưởng mở một khóa về vấn đề Phò Satan và việc trừ quỉ?

Đáp:    Nó phát xuất từ việc liên lạc với nhiều vị linh mục, những vị bày tỏ nhu cầu cần phải hiểu biết hơn về những đề tài ấy. Trong những hoạt động mục vụ của mình, các vị linh mục càng ngày càng nhận được nhiều lời yêu cầu giúp đỡ của cha mẹ, hay buộc phải giải quyết các trường hợp tinh tế về giới trẻ dính dáng tới những giáo phái phò Satan hay thế giới huyền bí.

Vấn đề trầm trọng này là tiêu biểu đặc biệt cho khuynh hướng vô thần làm nên đặc tính của một số hiện tượng. Giới trẻ bị hướng dẫn sai lạc và bị đẩy đến chỗ lẫn lộn giữa thiện với ác cùng loại bỏ bất cứ giới hạn về luân lý nào.

Vấn:     Tại sao thế giới lại rất hào hứng với thế giới huyền bí như thế?

Đáp:     Khởi điểm đó là có một số khuynh hướng chiều theo tân dân ngoại thuyết là những gì thường được mặc những kiểu cách bề ngoài vô thưởng vô phạt. Chúng ta hãy nghĩ đến những gì đã từng xẩy ra mấy năm nay vào ngày Halloween. Việc cử hành ngày Halloween (quỉ ma) có những vấn đề bí hiểm càng ngày càng được tăng phát ở những cuộc ăn uống múa nhảy nhạc disco.

Ngoài việc múa nhảy, giới trẻ còn tìm những người bói toán để được biết về vận số tử vi hay quân bài của chúng. Chưa hết, những quán bán sách trưng bày đầy những báo chí cho thành phần thanh thiếu niên, với những ý tưởng mê tín dị đoan, như việc sử dụng những loại thảo mộc ma thuật, những thứ đá năng lực, việc chế ra các thứ bùa hộ mạng, thậm chí cả việc tôn thờ Trái Đất, như thể nó là một thứ có thần tính.


Vấn:     Tại sao có nhiều giới trẻ chạy theo ảo thuật hay các nghi thức phò Satan?

Đáp:     Vì ngày nay người ta nghĩ nhiều đến thân xác và ít đến linh hồn. Ảo thuật và việc phò Satan là những gì nói lên cho thấy việc tìm kiếm một thứ quyền năng đệ nhất tôi cần phải được hành sử trên những kẻ khác để chiếm hưởng những thứ thỏa mãn về vật chất cũng như để bắt chước theo những kiểu cách sai lầm được một số truyền thông phổ biến.

Chúng ta đang ở vào một kỷ nguyên của ngoại diện, một kỷ nguyên mà việc giải phẫu thẩm mỹ như được quảng cáo trên các chương trình truyền hình dường như là chuyện có thể giải quyết được tất cả mọi thứ vấn đề. Ai không trông giống như một số diễn viên hay người mẫu nào đó thì cảm thấy bị yếm thế, kém cỏi. Họ bắt đầu soi gương và cảm thấy những cảm giác bất an toàn làm sao ấy.

Các chương trình truyền hình dường như tranh giành với nhau về việc cống hiến cho khán giả thấy những chứng từ về đời sống của những gia đình bị khủng hoảng, cha mẹ cãi lộn với con cái, chồng phản bội vợ và vợ bất trung với chồng, thành phần xỉ nhục nhau và bất kính nhau một cách công khai. Đường lối phổ biến này làm phát sinh một nỗi sợ hãi rất nhiều cho kẻ khác. Nó làm cho giới trẻ không còn tin tưởng vào lời hứa quyết về tình yêu vĩnh viễn thủy chung nữa.

Vấn:     Phải chăng giới trẻ ngày nay cần tái nhận thức mối liên hệ với Thiên Chúa?

Đáp:     Đúng thế. Thế nhưng, buồn thay, chúng đang phải đối đầu với nhiều thứ ngãng trở. Ngày nay đang có khuynh hướng kiến tạo nên một thế giới vô thần bị chủ nghĩa luân lý tương đối làm chủ. Giới trẻ lao đầu vào việc chỉ tìm kiếm bản thân mình trong một thế giới duy vật hơn bao giờ hết đây, một thế giới bị hụt hẫng mối liên hệ linh tử là những gì họ có thể sử dụng tới ở những lúc khốn khó.

Ai ý thức được rằng họ là một người con của Thiên Chúa thì không bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi trước những trục trặc của cuộc đời; bởi thế, họ không tìm kiếm những thứ giải quyết mau chóng như phò Satan hoặc các hình thức có tôn giáo tính tân dân ngoại thuyết.

Vấn:     Làm thế nào để giới trẻ ngày nay được giáo dục một cách xứng hợp?

Đáp:     Cần phải phát động một thứ văn hóa dấn thân, một thứ văn hóa coi trọng những nỗ lực nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày.

Nếu chúng ta muốn khống chế được một em gái, chúng ta không được chạy đến với ma thuật hay lễ nghi phò Satan. Chúng ta hãy tặng cho em một bó hoa tuyệt đẹp, chúng ta hãy nói chuyện với em, chúng ta hãy cố gắng từ ái và chân tình, chúng ta hãy cởi mở với em. Tóm lại, chúng ta hãy nỗ lực cố gắng.

Hơn nữa, cần phải cổ võ một thứ văn hóa lành mạnh về giới hạn, hướng dẫn giới trẻ để họ có thể hiểu được rằng người ta không thể nào có hết mọi sự trên đời này. Người ta cần phải chấp nhận những giới hạn của mình. Không cần phải giống như các người mẫu trên hình ảnh mới cảm thấy hạnh phúc.

Người ta không được noi gương bắt chước những kẻ tung ra những thứ quảng cáo tuyệt vời nhưng vô thực. Cũng không cần phải bao giờ cũng có trong túi một chiếc điện thoại lưu động kiểu mới nhất. Chỉ cần là chính mình là đủ. Điều này sẽ giáo dục giới trẻ có một cái nhìn tốt đẹp hơn về đời sống, nhờ đó, biết chấp nhận những lúc khốn khó và đau thương dần dần xẩy đến cho chúng.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Zenit ngày 11/1/2005
 

“Tôi ngủ nhưng lòng tôi vẫn thức”: Giáo Huấn của ĐTC GPII và Cuộc Hội Luận về Đạo Lý Sinh Vật Học ở Canada về Vấn Đề Dinh Dưỡng và Thủy Dưỡng Nhân Tạo (tiếp và hết)

Vấn:    Đối với những bệnh nhân mang bệnh thần kinh bị suy thoái, như bệnh đãng trí thì có bao giờ cần đến hay luôn phải cần đến việc dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo hay chăng? Nếu ANH được bắt đầu sử dụng thì có bao giờ hay không bao giờ được bỏ vào lúc nào hay chăng? Các tham dự viên cuộc hội luận có bàn đến vấn đề này hay chăng?

 

Đáp:    Cuộc hội luận này không tìm cách phác họa những gì người ta cần phải chọn lựa trong hết mọi trường hợp liên quan đến quyết định về ANH đối với bệnh nhân già yếu.  

 

Trái lại, lời phát biểu cuối cùng của cuộc hội luận này đã lưu ý tới một số nguyên tắc luân lý cũng như tới cách thức để đi đến quyết định về những thứ can thiệp vào vấn đề bảo trì sự sống theo truyền thống luân lý của Công Giáo được khẳng định trong bài nói của Đức Giáo Hoàng.

 

Điều hướng hướng căn bản cho việc thực hiện những quyết định về bất cứ dự định chăm sóc hay chữa trị nào được đặt ra, bao gồm cả ANH, được nói tới trong Đoạn 7 của bản công bố bởi cuộc hội luận Toronto, đó là: “Những trị liệu không thể phân loại trước như là trị liệu bình thường hay ngoại thường”, tức là, bị bắt buộc làm hay tùy ý làm theo luân lý. Cần phải cẩn thận thẩm định về những lợi ích và gánh nặng tùy theo nhiệm vụ của bệnh nhân.

 

Bệnh đãng trí là một trong mấy nguyên do về y học gây ra chứng mất trí nhớ. Khó lòng mà có thể tuyên bố chung chung về việc bao giờ cũng cần hay chẳng bao giờ cần đến ANH đối với thành phần bị mất trí nhớ, vì văn liệu về y khoa không đủ những dữ liệu nghiên cứu về lợi ích và gánh nặng đối với ANH.

 

Nguyên tắc căn bản của y khoa đó là “primum non nocere”, hay “trước hết là không tác hại”. Nếu rõ ràng cho thấy, trong trường hợp đặc biệt của bệnh mất trí nhớ cấp tính, ANH được hay có thể được lợi ích chút đỉnh, và gây ra hay có thể gây ra những tai hại đáng kể, thì không được thực hiện, hay nếu đang được sử dụng, cần phải ngưng lại.


Vấn:    Trong trường hợp cần thì ai là người phải quyết định về việc sử dụng đến ANH?

 

Đáp:    Những chia sẻ của cuộc hội luận này ghi nhận rằng đó là trách nhiệm của bệnh nhân và/hay của gia đình trong việc quyết định nơi mỗi một trường hợp, sau khi họ đã cứu xét tới những dữ kiện, căn cứ vào tất cả những hoàn cảnh liên hệ của cá nhân con người ấy.

 

Trách nhiệm của các chuyên viên chăm sóc sức khỏe, trong hoàn cảnh thích hợp, cần phải cho bệnh nhân và/hay gia đình biết về những giải pháp cũng như dữ kiện liên quan tới lợi ích và gánh nặng của mỗi giải pháp chọn lựa.

 

Mặc dù trách nhiệm quyết định tùy thuộc vào bệnh nhân và/hay gia đình của họ, hoặc vào người quyết định thay, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe cũng được quyền cho biết ý kiến về y khoa của họ.

 

Vấn:    Các tham dự viên cuộc hội luận này có nghĩ rằng những lời hướng dẫn trước liên quan tới ANH là một điều tốt đẹp hay chăng?

 

Đáp:    Đúng thế, thành phần tham dự viên nghĩ rằng những lời chỉ dẫn ấy, nếu đươc thực hiện một cách thích thuận, là một điều hay. Người ta cần phải dự phỏng và nói chuyện với người thân yêu của mình cũng như với thành phần phụ trách việc chăm sóc cuối đời trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng về bệnh nạn.

 

Bản công bố của cuộc hội luận Toronto nhìn nhận rằng có những cách biệt về văn hóa và pháp luật nơi việc chỉ dẫn trước này.

 

Tuy nhiên, ở vào trường hợp nào cũng thế, người bệnh trình bày những chỉ dẫn trước, thành phần đại diện bệnh nhân có thẩm quyền quyết định, và các chuyên gia và tổ chức chăm sóc sức khỏe áp dụng những quyết định này, bao giờ cũng cần phải tỏ ra tôn trọng giá trị và phẩm vị nội tại của bệnh nhân.

 

Vấn:    Cuộc hội luận của ông đã bàn đến một số trường hợp sống thực sự liên quan tới ANH đối với những bệnh nhân ở vào các bệnh trạng khác nhau. Có lợi hay chăng trong việc chia sẻ về những trường hợp ấy theo chiều hướng truyền thống luân lý Công giáo để phân biệt giữa phương tiện thông thường hay ngoại thường?

 

Đáp:    Đúng thế. Việc mở đầu bằng những trường hợp sống thực sự đã bảo đảm rằng những việc bàn luận của chúng tôi là những gì thích hợp với những vấn đề cụ thể người ta đang phải dối diện. Nó cũng là việc bảo đảm rằng các tham dự viên đã chú trọng tới những yếu tố riêng biệt và tùy thuộc có thể liên quan tới việc thẩm định những lợi ích và gánh nặng của các giải pháp chọn lựa khác nhau.

 

Chúng tôi cũng có bất đồng khi cứu xét tới những nguyên tắc một cách trừu tượng lại xẩy ra không có tính cách luân lý đối với những trường hợp thực tế.

 

Vấn:    Những đề tài nào xuất phát từ cuộc hội luận của ông mà những nhà đạo lý sinh vật học cần phải cân nhắc hơn nữa?

 

Đáp:    ít là hai đề tài xẩy ra trong cuộc bàn luận của chúng tôi. Vấn đề thứ nhất liên quan tới thành phần bệnh nhân có buộc, về luân lý, phải quyết định việc chăm sóc sức khỏe theo dự định được cân nhắc đối với sự sống của họ hay chăng. Vấn đề chính yếu ở đây là cảm giác có đóng vai trò hiểu biết các giá trị, và nó cần phải được chú trọng tới trong những quyết định ấy hay chăng. Vấn đề khác đó là làm sao người ta có thể thẩm định được cái kiến thức này.

 

Vấn đề thứ hai liên quan tới cách thức để hiểu được cái gánh nặng của vấn đề chữa trị. Một số người ghép gánh nặng cho chính những phương thức chữa trị, chẳng hạn như gánh nặng đớn đau, khổ sở hay phí tổn. Người khác thì coi gánh nặng chính yếu là ở bệnh hoạn.

 

Vấn đề chính ở đây là những gì được bao gồm trong việc tôn trọng phẩm vị con người đang sống bị tật nguyền trầm trọng về trị thức và/hay thể lực. Tức là, hoặc có từ chối không chữa trị vì lý do suy thoái đang xẩy ra hay dự tưởng sẽ xẩy ra nơi phần hành tri thức và/hay thể lực, dù của mình hay của người khác, thì cũng cần phải xứng hợp với sự tôn trọng về phẩm giá siêu hình của con người đó.


Vấn:    Còn có những dự định nào đang được cứu xét đến để giải quyết những vấn đề này hay chăng?

 

Đáp:    Những cuộc hội luận, như những cuộc được tổ chức ở Toronto năm 2003 và 2004 cho thấy thành quả tốt đẹp của những vấn đề bàn luận và hợp tác nơi các đạo lý sinh vật gia. Cấn phải có những cơ hội tương tự như thế để các đạo lý sinh vật gia Công giáo có thể trao đổi những tư tưởng và cùng nhau hoạt động nơi giáo phận của họ cũng như giữa các giáo phận với nhau trên thế giới.

 

Một khởi xướng gần đây trong việc cổ võ việc hợp tác liên tục như thế nơi các đạo lý sinh vật gia Công giáo khắp thế giới đang được bảo hộ bởi các hiệp hội quốc gia khác nhau ở Sovereign Military Order of Malta.

 

Hy vọng rằng sẽ có một cuộc hội luận quốc tế tiếp tục một số vấn đề khó khăn còn tồn đọng được bàn đến trên đây. 


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 27+29/8/2004

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ