GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 1/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động tại Trung Đông biết dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng hòa bình”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho những nơi truyền giáo được tăng thêm những vị thừa sai thánh đức và biết quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho tất cả mọi người”.  

 

__________________

 NGÀY 21 THỨ SÁU

 

Ba Bài Học từ Thiên Tai Biển Động Nam Á liên quan đến Vấn Nạn “Thiên Chúa ở đâu…?”


Theo tờ bán nguyệt san Civiltà Cattolica, một tờ báo được ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano kiểm duyệt bài vở trước khi cho phổ biến, trong số mới nhất đã nêu lên ba bài học qua thiên tai biển động sóng thần Nam Á vừa rồi, bài học thứ nhất là việc cẩn trọng của loài người, bài học thứ hai là nhu cầu liên đới kết đoàn và nhu cầu cần phải hoán cải. Ba bài học này xuất phát từ câu trả lời cho vấn nạn “Thiên Chúa ở đâu nơi tất cả những sự ấy?”

“Trước hết, cần phải nói rằng cho rằng những thiên tai là việc Thiên Chúa trừng phạt vì tội lỗi loài người là một sai lầm, một sai lầm tỏ ra nghi vấn đối với một vị Thiên Chúa được Chúa Giêsu mạc khải trong Phúc Âm.

“Thiên Chúa là một Người Cha quan phòng chăm sóc cho tất cả mọi con cái của Ngài, Đấng thứ tha tội lỗi của họ; nhất là Ngài chăm sóc cho người nghèo khổ, cho những kẻ hèn mọn, chứ không bỏ rơi những ai chịu khổ đau.

“Việc Ngài Quan Phòng là ở chỗ Ngài có thể làm cho con người sự lành thậm chí từ những tình trạng đau thương và thê thảm nhất trong đó có những biến cố thiên nhiên khốc liệt xẩy ra cho họ, cũng như từ nỗi hèn yếu và thiếu khôn ngoan của họ.

“Cách thức diễn tiến sự kiện này là một mầu nhiệm cả thể đối với chúng ta, song chính vì Thiên Chúa là Đấng tốt lành thiện hảo mà chúng ta nghĩ rằng Ngài không để cho những biến cố đau thương và thê lương này xẩy ra nếu Ngài không thể và không có ý định mang đến cho con người sự lành từ sự dữ. Bằng tình thương mến của một người cha, Thiên Chúa gần gũi với từng đứa con của mình và cứu độ họ cho Vương Quốc của Ngài”.

Từ nhận thức như thế, ba bài học được rút ra như sau:

Thứ nhất, thảm họa này “cần phải là những gì nhắc nhở chúng ta về điều kiện cẩn trọng là điều kiện cần cho sự sống của con người phát triển trên trái đất”.

Sự kiện này khiến con người phải tránh khuynh hướng chủ trương theo “cảm quan kiêu hãnh về quyền lực toàn năng được một số gieo trồng vào thế giới ngày nay khi tin tưởng rằng con người, bằng những khả năng mãnh liệt của tiến bộ khoa học, có thể khắc chế được những quyền lực của sự dữ tiêu diệt tình trạng phúc hạnh, sức khỏe và sự sống của con người”.

Bài học thứ hai đó là tai họa Á Châu ấy “cần phải trở thành một lời kêu gọi liên đới kết đoàn. Vấn đề chính yếu của các quốc gia bị nạn biển động sóng thần đó là vấn đề tái thiết. Tiếc thay, khoa học và kỹ thuật đã không ngả theo chiều hướng này. Chỉ cần nghĩ đến một tổng số tiền khổng lồ có thể góp phần vào việc nuôi dưỡng và giáo dục hằng triệu con người bị chết đói, cũng như vào việc chữa trị những bệnh nạn, như Hội Chứng Liệt Kháng, một hội chứng có nguy cơ hủy diệt cả một châu lục như Phi Châu, tuy nhiên, số tiền khổng lồ ấy lại được phung phí vào việc nghiên cứu và tạo nên các thứ khí giới sát hại kinh hoàng hơn như thể những lò vũ khí nguyên tử đã có trong tay, những lò nguyên tử có thể tiêu diện trái đất này rất nhiều lần, vẫn là những gì chưa đủ”.

Bài học thứ ba đó là “hoán cải”, bằng cách trích lại lời của Chúa Giêsu ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 13 câu 4-5, câu Người trả lời về tin tức liên quan đến tai nạn chết chóc gây ra bởi tháp Siloe.


Tòa Thánh trước Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Cứu Trợ Nạn Nhân Biển Động Sóng Thần Nam Á

Hôm Thứ Ba 18/1/2005, Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã trình bày quan điểm của Tòa Thánh trước đại hội của Tổng Hội Đồng về Khoản 39 liên quan tới đề tài Tăng Cường Việc Liên Hiệp Quốc Điều Hợp Vấn Đề Hỗ Trợ Nhân Đạo và Cứu Trợ Thảm Họa, Bao Gồm Cả Việc Hỗ Trợ Đặc Biệt Về Kinh Tế.

Đề cập tới thiên tai biển động sóng thần Nam Á vào tuần lễ cuối năm 2004 vừa rồi, ĐTGM đại diện Tòa Thánh đã bày tỏ “niềm cảm thương sâu xa nhất với những quốc gia trong cuộc. Ngay từ khi bắt đầu việc khẩn cứu, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bày tỏ niềm cảm thương sâu xa nhất. Ngài đã thúc đẩy các cơ quan của Giáo Hội Công giáo hành động, bằng một cử chỉ liên đới chân chính với tất cả mọi người không trừ ai ở từng xứ sở gặp thảm trạng kinh khủng này”.

“Các tổ chức của Giáo Hội Công giáo và các Vị Đại Diện của Đức Thánh Cha hiện diện ở các quốc gia gặp nạn đã rat ay hoành động ngay tức khắc. Trướ chết, họ đã phân phát lương thực và quần áo cùng nơi cư trú cho thành phần dân chúng gặp nạn. Thảm thay, vấn đề hiển nhiên đó là nhóm người bị hoạn nạn nhất là các trẻ em, với con số 50 ngàn em bị cuốn trôi đi, song cũng còn cả chục ngàn em bị mồ côi cha mẹ. Đó là lý do chúng tôi chú trọng tới những cách thức giúp đỡ cho những trẻ em còn sống sót ở những vùng bị hoạn nạn nhất.

“Hợp tác với Hội Đồng Đồng Tâm của Tòa Thánh, một danh sách dài các cơ quan Công giáo đang sử dụng các khoản ngân quĩ gây được trên khắp thế giới lên đến gần 5 trăm triệu Mỹ kim, một số được chi phí ngay cho việc cứu trợ khẩn cấp và số còn lại cho những dự án dài hạn được thực hiện bởi các cơ cấu địa phương của chúng tôi. Ảnh hưởng kinh hoàng của quyền lực thiên nhiên… kêu gọi một đáp ứng ngoại thường như nhau từ thành phần các dân tộc cũng như các chính phủ trên toàn thế giới… Việc bày tỏ mau lẹ và cụ thể của tình liên đới toàn cầu này chắc chắn là một dấu hiệu lịch duyệt căn bản của các dân tộc trên thế giới.

“Các quốc gia trên thế giới cần phải chiếm lấy cơ hội này… Đại biểu tôi tha thiết hy vọng rằng năm nay sẽ là một năm tình đoàn kết trở thành đặc điểm của hoạt trình chính trị”.


Cảm Nhận của ĐTGM Iraq ở Mosul bị bắt cóc và được thả ra

Hôm Thứ Hai, 17/1/2005, ĐTGM Basile Georges Casmoussa, 66 tuổi, TGP Mosul, miền bắc Iraq, nơi có 35 ngàn tín hữu Công giáo theo lễ nghi Syria do ngài làm chủ chăn từ năm 1999, đã bị một nhóm người võ trang bắt cóc và đòi 200 ngàn Mỹ kim tiền chuộc.

ĐTGM Emmanuel III Delly, vị thượng phụ giáo chủ Công giáo lễ nghi Chaldean ở thủ đô Baghdad đã cho Cơ Quan Tín Vụ Truyền Giáo biết rằng “Chúng tôi không biết ai chủ mưu vụ bắt cóc này và thực sự chúng tôi không biết ai là người chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc một linh mục lễ nghi Chaldean mấy ngày trước đây, giam giữ trong vòng 24 tiếng rồi thả ra. Vấn đề chính ở đây là Iraq đang ở trong tình trạng hỗn loạn”. Vị TGM này kêu gọi tín hữu thế giới hãy cầu nguyện xin ơn “hòa bình cho xứ sở tử đạo của chúng tôi”.

Hôm Thứ Ba 18/1/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh là Joaquín Navarro Valls đã phổ biến lời công bố chính thức của Tòa Thánh ngay sau khi nhận được tin từ nguồn tin Công giáo ở Iraq về việc vị TGM bị bắt cóc đã được thả ra: “Đức Thánh Cha đã được báo tin ngay tức khắc và Ngài đã tạ ơn Thiên Chúa về thành quả tốt đẹp của biến động này. Không có vấn đề phải trả tiền chuộc. Việc bắt cóc này đã gây ra rất nhiều kinh ngạc vì vị TGM này đều được mến chuộng bởi cả những người Kitô hữu lẫn những người Hồi giáo”.

Về phần chính nạn nhân đương sự, sau khi được thả ra đã cho cơ quan Tín Liệu Á Châu hay như sau:

Vấn:    Làm thế nào ĐTGM đã bị bắt cóc?


Đáp:     Tôi đi thăm một gia đình ở một trong các vùng lân cận của thành phố. Khi tôi rời nhà vào khoảng 5 giờ 10 chiều thì bị 1 chiếc xe chặn đường, rồi những người đàn ông võ trang đã bắt tôi đẩy vào một chiếc xe hơi.

Tôi đã trải qua một đêm ở nơi họ giam giữ tôi, sau đó, vào buổi sáng, chúng tôi đã nói chuyện với nhau. Họ nói với tôi rằng Vatican và một số cơ quan tín vụ đã tường trình về việc biến mất của tôi. Bấy giờ tôi mới nhận thấy rằng việc tôi bị bắt cóc là một sự trùng hợp.

Khi họ nhận ra tôi là ai thì mọi sự đã thay đổi và họ thả tôi ra vào khoảng 12 giờ 30 trưa. Sau đó, tôi đã đi tắc xi về. Thành phần bắt giữ tôi đối xử với tôi tử tế.

Vấn:     ĐTGM có sợ hãi hay tin tưởng trong những giờ khắc bị giam giữ như thế?

Đáp:     Trong trường hợp như thế, quí vị chỉ nghĩ đến cái nguy hại mà thôi. Tôi bình tĩnh và đến việc tôi có thể tận số. Tạ ơn Chúa, tôi đã sẵn sàng.

Tôi liên lỉ cầu nguyện. Tôi phó mình hoàn toàn cho Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng. Sáng ấy tôi đã cầu nguyện cho những ai tôi cảm thấy rằng họ đang cầu nguyện cho tôi.

Vấn:     Những người Hồi giáo ở Mosul đã phản ứng ra sao đối với việc ĐTGM bị bắt cóc rồi được thả ra?

Đáp:     Các người bạn Hồi giáo đã gọi điện thoại chúc mừng tôi trở về. Tôi có những người bạn trong số những vị có tên tuổi Hồi giáo của thành phố này và tôi biết nhiều người khác nữa.

Vấn:     ĐTGM giải thích thế nào về vụ bắt cóc của mình?

Đáp:     Tôi không nghĩ rằng đây là vấn đề chống lại Kitô hữu. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề cần phải thực hiện để làm sao đẩy người Mỹ ra khỏi xứ sở này. Không có một vị thế chung nào giữa thành phần Kitô hữu Iraq và thành phần xâm chiếm cả.

Vấn:     Một số người nói rằng những điều như thế chưa từng xẩy ra dưới thời Saddam Hussein, lúc mà Kitô hữu được tự do và tôn trọng.

Đáp:     Không thể nào so sánh được. Dưới thời Saddam có tình trạng an ninh nhưng cũng có nhiều thứ bất công. Những gì chúng tôi muốn bây giờ là an ninh để đi về bằng an và yên tâm.

Vấn:     Phải chăng những cuộc tuyển cử sẽ mở màn cho cuộc phục hưng Iraq?

Đáp:     Chúng tôi hy vọng như thế, nhưng chỉ khi nào có một đổi thay lớn nơi tình hình an ninh là những gì hiện nay thiếu hụt ở một số vùng.

Vấn:     Cộng đồng quốc tế, nhất là Âu Châu, có thể làm gì để giúp Iraq?

Đáp:     Họ có thể làm áp lực Hiệp Chủng Quốc cải tiến lại chính sách của Hiệp Chủng Quốc đối với Iraq và nhân dân Iraq, cũng như đặt thời hạn rút quân khỏi Iraq.

 

 

THÁNH THỂ LÀ TƯỞNG NIỆM CÁC VIỆC TỒN NĂNG CỦA THIÊN CHÚA

 ĐTC GPII: Bài Giáo Lý 25 về Năm Thánh 2000, Thứ Tư 4/10/2000.

1.         Trong nhiều khía cạnh của Thánh Thể nổi nhất là khía cạnh “tưởng niệm”, một khía cạnh liên hệ đến một đề tài Thánh Kinh hết sức quan trọng. Chẳng hạn chúng ta đọc thấy trong Sách Xuất Hành: “Thiên Chúa đã nhớ đến giáo ước Ngài đã lập với Abraham và Giacĩp” (Ex 2:24). Tuy nhiên, Sách Nhị Luật lại viết: “Các ngươi phải nhớ đến những gì Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã làm...” (7:18). Theo Thánh Kinh, việc Thiên Chúa nhớ lại và việc con người nhớ đến đã cấu kết với nhau làm thành một yếu tố nền tảng nơi sinh hoạt của Dân Thiên Chúa. Thế nhưng, “đây khơng phải thuần túy chỉ là một việc hồi tưởng về những biến cố đã qua, mà là việc loan báo các cơng cuộc quyền năng do Thiên Chúa thực hiện cho lồi người. Trong việc cử hành phụng vụ các biến cố này, những biến cố ấy trở nên hiện hữu thực sự một cách chắc chắn” (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Cơng Giáo, số 1363). Việc tưởng niệm là việc nhắc lại mối liên kết của một giao ước bất biến: “Chúa đã nhớ đến chúng tơi; Ngài sẽ chúc phúc cho chúng tơi” (Ps 115:12).

Như thế, đức tin theo Thánh Kinh bao hàm việc hồi tưởng thực sự về các cơng cuộc cứu độ. Những cơng cuộc này được tuyên xưng trong bản Đại Tuyên Hỷ là Thánh Vịnh 136, một thánh vịnh mà , sau khi loan báo về việc tạo thành và cứu độ được ban cho dân Yến Duyên qua Cuộc Xuất Hành, đã kết thúc như sau: “Chính Ngài là Đấng đã nhớ đến chúng tơi nơi phận thấp hèn, vì tình Ngài bền vững muơn đời; và Ngài đã giải cứu chúng tơi...; Ngài là Đấng ban lương thực cho tất cả mọi xác phàm, vì tình Ngài bền vững muơn đời” (Ps 136:23-25). Chúng ta cũng thấy những lời tương tự như vậy nơi Phúc Âm, qua mơi miệng của Mẹ Maria và ơng Zacaria: “Ngài đã hộ phù Yến Duyên tơi tớ của Ngài bởi nhớ lại lịng Ngài xĩt thương... khi nhớ tới giao ước thánh của Ngài” (Lk 1: 54, 72).

2.         Trong Cựu Ước, việc “tưởng niệm” tuyệt đỉnh về các cơng cuộc của Thiên Chúa trong lịch sử đĩ là phụng vụ Vượt Qua trong biến cố Xuất Ai Cập, ở chỗ, mỗi lần dân Yến Duyên cử hành Lễ Vượt Qua thì Thiên Chúa thực sự ban cho họ ơn được tự do và cứu độ. Thế nên, trong lễ nghi Vượt Qua, hai việc tưởng nhớ được giao kết với nhau: một thần linh và một nhân loại, tức là, ân sủng cứu độ và đức tin tri ân. “Ngày này sẽ là một ngày tưởng nhớ đối với các người, và các người sẽ cử hành ngày ấy như là một ngày lễ kính Chúa... Ngày này sẽ nên như là một dấu hiệu trên tay của các người và như là một việc tưởng niệm trước mắt của các người, để lề luật của Chúa luơn ở trên mơi miệng của các người; vì Chúa đã dùng cánh tay mạnh mẽ mang các người ra khỏi Ai Cập” (Ex 12:14, 13:9). Vì biến cố này mà dân Yến Duyên, như một triết gia Do Thái nĩi, sẽ luơn luơn là “một cộng đồng theo lịng tưởng nhớ” (M. Buber).

3.         Việc Thiên Chúa tưởng nhớ giao kết với việc lồi người tưởng niệm cũng ở ngay trung tâm của Thánh Thể nữa, một việc “tưởng nhớ” tuyệt đỉnh của Lễ Vượt Qua Kitơ Giáo. Vì “anamnesis”, tức tác động tưởng nhớ, là cốt lõi của việc cử hành này, ở chỗ, hy sinh của Chúa Kitơ, một biến cố cĩ một khơng hai, được thực hiện một cách ephapax, tức “một lần vĩnh viễn” (Heb 7:27, 9:12, 26, 10:12), đã trải dài sự hiện diện cứu độ của mình trong thời gian và khơng gian nơi lịch sử lồi người. Điều này đã được thể hiện nơi lệnh truyền sau hết, một lệnh truyền được Thánh Luca và Phaolơ ghi lại trong đoạn về Bữa Tiệc Ly như sau: “Đây là mình Thày sẽ bị nộp vì các con. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày... Đây là chén tân ước bằng máu Thày. Mỗi lần các con uống chén này, các con hãy làm để nhớ đến Thày” (1Cor 11:24-25; x Lk 22:19). Biến cố đã qua về “thân thể đã hy sinh vì chúng ta” trên cây Thập Giá được tái hiện hơm nay đây, để rồi, như Thánh Phaolơ tuyên bố, hướng về tương lai của việc cứu chuộc tận cùng: “Mỗi lần anh em ăn bánh này và uống chén ấy, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Người ại đến” (1Cor 11:26). Như thế, Thánh Thể là việc tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Kitơ, thế nhưng, Thánh Thể cũng là việc hiện diện hy sinh của Người cững như là việc ngưỡng vọng đến cuộc tái hiện vinh quang của Người. Thánh Thể là bí tích của việc Chúa phục sinh liên tục áp dụng ơn cứu độ trong lịch sử. Như thế chúng ta mới cĩ thể hiểu được lời Thánh Phaolơ huấn dụ Timơthêu: “Hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitơ, Đấng sống lại từ kẻ chết, Đấng thuộc giịng dõi Đavít” (2Tim 2:8). Nơi Thánh Thể, việc tưởng nhớ này tồn tại và sinh động một cách đặc biệt.

4.         Thánh Ký Gioan đã giải thích cho chúng ta biết ý nghĩa sâu xa của việc “tưởng niệm” những lời nĩi và các biến cố của Chúa Kitơ. Khi Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ cho khỏi đám buơn bán và loan báo rằng đền thờ sẽ bị phá hủy rồi được tái thiết trong ba ngày, Thánh Gioan đã chú giải rằng: “Khi Người sống lại từ cõi chết, các mơn đệ đã nhớ lại rằng Người đã nĩi đến điều này; do đĩ, các vị đã tin Thánh Kinh và lời Chúa Giêsu đã phán” (Jn 2:22). Việc tưởng nhớ này, một việc tưởng nhớ trổ sinh và nuơi dưỡng đức tin, là việc làm của Chúa Thánh Thần, “Đấng Cha sẽ sai đến nhân danh” Chúa Kitơ: “Ngài sẽ dạy các con tất cả mọi sự, và sẽ làm cho các con nhớ lại tất cả những gì Thày đã nĩi với các con” (Jn 14:26). Như thế là cĩ một việc tưởng niệm thực sự, đĩ là việc tưởng niệm nội tâm làm cho chúng ta hiểu được Lời của Thiên Chúa, và  việc tưởng niệm theo bí tích nơi Thánh Thể. Đây là hai thực tại cứu độ được Thánh Luca hợp lại trong trình thuật rõ ràng về hai mơn đệ trên đường đi Emmau, một trình thuật được cấu trúc chung quanh việc giải thích các câu Kinh Thánh và việc “bẻ bánh” (x Lk 24:13-55).

5.         Bởi thế, “tác động tưởng nhớ” là “mang đến cho cõi lịng” theo ký ức và cảm tình, song nĩ cũng là việc cử hành một sự hiện diện nữa. “Chỉ cĩ một mình Thánh Thể, việc tưởng niệm thực sự mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitơ, mới cĩ khả năng làm cho việc tưởng nhớ đến tình yêu của Người tồn tại mà thơi. Vì thế, Thánh Thể là việc Giáo Hội âm thầm tỉnh thức, bằng khơng, khơng cĩ hiệu năng thần linh của niềm hứng khởi liên tục rất ngọt ngào này, khơng cĩ quyền năng thấm nhập của ánh mắt Vị Hơn Phu gắn nhìn mình, Giáo Hội rất dễ bị rơi vào quên lãng, vơ cảm và bất trung” (Tơng Thư Patres Ecclesiae, III: Ench. Vat., 7, 33). Lời mời gọi tỉnh thức này làm cho các phụng vụ Thánh Thể vươn tới việc Chúa đến sau hết, tới việc Giêrusalem trên trời xuất hiện. Nơi Thánh Thể, Kitơ hữu phát triển niềm hy vọng được vĩnh viễn gặp gỡ Chúa của mình.
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 11/10/2000)


 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ