GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 1/2005
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động tại Trung Đông biết dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng hòa bình”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho những nơi truyền giáo được tăng thêm những vị thừa sai thánh đức và biết quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho tất cả mọi người”.
__________________
NGÀY 3 THỨ HAI |
Tòa Thánh liệt kê 17 Vị Tử Đạo trong Năm 2004 trên Thế Giới
Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc đã phổ biến bản thống kê về các vị thừa sai và viên chức của giáo hội bị sát hại hay hy sinh mạng sống mình trong năm 2004, nhận thức được những hiểm nguy các vị phải đương đầu khi thi hành việc tông đồ của mình và làm chứng cho đức tin.
Phi châu là nơi được ghi nhận có nhiều vị tử đạo nhất: 5 linh mục và một nam tu sĩ cùng 1 nữ tu. Ở Mỹ Châu (Mễ Tây Cơ, Guatemala và Chí Lợi) có 3 vị linh mục bị chết và 1 vị linh mục bị thảm sát ở Colombia.
Á Châu “dường như đặc biệt sống trong tình trạng bảo thủ căng thẳng. Có 3 người trẻ Pakistan đã bị đánh đập cho tới chết vì bị cáo buộc sai lầm hay bị áp lực bắt phải bỏ đức tin của họ.
Ở Ấn Độ, một vị linh mục bị giết chết sau khi bị những đe dọa về việc viếng thăm các gia đình người Ấn giáo, nơi ngài rất được thương mến.
ĐHY Crescenzio Sepe, tổng trưởng thánh bộ này cho biết: “Chúng ta không biết hết tất cả mọi động lực gây nên cái chết của các vị. Trong số những động lực ấy là rõ ràng là có động lực vì đức tin, một động lực thúc đẩy các vị đi đến chỗ làm chứng.
“Chúng ta cũng không thể quên được bản liệt kê dài những người Công giáo bị thảm sát ở Iraq hay ‘nhiều quân binh đức tin vô danh’ ở tất cả mọi nơi trên thế giới, bản liệt kê của những ai có lẽ sẽ không bao giờ được tiết lộ”.
Sau đây là danh sách của những vị thừa sai bị thảm sát:
1. Thày Ignacio García Alonso, bề trên Nhóm Các Sư Huynh Học Đường Kitô giáo ở Bobo dioulasso, Burkina Faso, bị giết bằng một con dao băm ở phòng làm việc của ngài ngày 6/2. Sư huynh 63 tuổi người Tây Ban Nha này đã sống trên 40 năm truyền giáo ở Morocco, Niger và Burkina Faso.
2. Cha César Darío Pena Garcia, 43 tuổi, 1 vị linh mục coi xứ tại Raudal ở Valdivia, Colombia, bị bắt cóc ngày 16/3 bởi Lực Lượng Võ Trang Cách Mạng Colombia (FARC: Revolutionary Armed Forces of Colombia) Vào ngày 30/7 vị tổng đại diện của giáo phận Santa Rosa de Osos xác nhận là giáo hội địa phương tin chắc rằng vị linh mục này đã bị giết chết trong khi bị giam giữ.
3. Cha Luciano Fulvi, 76 tuổi, người Colombia, bị giết chết bởi vết thương đâm ngày 31/3 trong phòng của ngài ở Khu Truyền Giáo Công Giáo Layibi, ngoại ô Gulu Uganda. Vị thừa sai người Ý này đã ở Uganda từ năm 1956 đến 1964 và từ 1990. Công việc chính của ngài là giáo dục và gần đây lo hoạt động cho ơn gọi.
4. Sinh viên Javed Anjum, 19 tuổi người Công giáo Pakistan ở Quetta, chết ngày 2/5 ở nhà thương bởi bị 26 nhát đâm do tay một người thày Hồi giáo cùng 1 nhóm học sinh trường Jamia Hassan bin Almurtaza của Hồi giáo gần Islamabad. Họ muốn ép con người trẻ này phải trở lại Hồi giáo. Vào ngày 17/4 các sinh viên đã bắt cóc Javed và hành hạ anh 5 ngày trời. Rồi họ mang anh đến trạm cảnh sát và tường trình là anh bị bắt phạm tội ăn trộm. Cảnh sát đã mang anh tới bệnh viện là nơi anh chết sau đó 10 ngày bởi các thương tích trên người.
5. Samuel Masih, một con người trẻ Công giáo Pakistan, vị giam nhốt và tố cáo là phạm tội lộng ngôn phạm đến tiên tri Mohammed vào tháng 8/2003, và đã chết ở bệnh viện ngày 28/5. Anh đã bị hạnh hạ nhiều tháng trong tù ở tay của những viên cai ngục bảo thủ Hồi giáo. Con người trẻ này đã bị gan tội lộng ngôn sau khi chủ một tiệm sách nói với cảnh sát rằng ông thấy anh ta đổ rác gần những bức tường một đền thờ ở Lahore.
6. Cha Ramon Navarrete Islas, một vị linh mục 56 tuổi người Mễ Tây Cơ, được tìm thấy tử thi trong một căn nhà gần nhà thờ giáo xứ là nơi ngài đang phục vụ ở Ciudad Juarez. Thi thể của ngài được khám phá ra vào ngày 6/7 với nhiều vế đâm trên ngực. Cảnh sát cho biết thành phần rat ay giết ngài là một hay những tay trộm cướp.
7. Cha Faustino Gaoãiero dòng Servite, 69 tuổi, bị đâm tới chết ngày 24/7 vào cuối Thánh Lễ tối ở vương cung thánh đường Santiago, Chí Lợi. Vị linh mục gốc Ý này bị tấn công và dâm bởi một người trẻ giả làm linh mục trở lại phòng áo. Cha Gaoãiero đi truyền giáo ở Chí Lợi vào năm 1960, thi hành nhiều nhiệm vụ khác nhau, và mới mấy năm nay giữ chức chủ tịch của Hội Santa Teresa quản trị một số trường học ở Chí Lợi.
8. Cha Eusebio Manuel Sazo Urbina, 45 tuổi, linh mục coi xứ tại Dinive Savior of The World Church ở ngoại ô Guatemala City, bị giết ngày 31/7. Vị linh mục người Guatemala này đang trên đường đến nhà của một bệnh nhân thì bị một tay súng tấn công để cố gắng ăn cướp điện thoại lưu động của ngài. Vị linh mục đã chết trong bệnh viện.
9. Nasir Masih, một người Công giáo Pakistan, 26 tuổi, bị bắt cóc tại nhà của mình hôm 16/8 trong quận hạt Baldia Siekhupoura, 45 cây số (28 dặm) cách Lahore, bởi một nhóm Hồi giáo bảo thủ tố cáo người này phạm tội ăn trộm. Một ít tiếng đồ hồ sau đó, cảnh sát đã báo cho gia đình của nạn nhân rằng anh ta đã bị giam giữ. Ba ngày sau cảnh sát cho biết anh ta đã bị chết trong tù. Thi thể của anh cho thấy anh bị nhiều vết thương và bầm tím.
10. Cha Job Chittilappilly, 71 tuổi, được khám phá ra bị chết bởi nhiều vế đâm ngày 28/8 tại nhà của ngài gần nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Ban Ơn o83 làng Thuruthiparambu, Kerala, Ấn Độ. Vị linh mục Ấn độ này bị tấn công và sát hại đang khi lần hạt Mân Côi trước Thánh Lễ. Vị linh mục theo lễ nghi Syro-Malabar này đã nhận được nhiều đe dọa và cảnh cáo trong việc ngưng vấn đề “dụ giáo”.
11. Cha Gerald Fitzsimons, 63 tuổi, được tìm thấy thi thể ngày 2/10 tại nhà của ngài gần Nhà Thờ Thánh Maria và Thánh Giuse ở Colesberg, Nam Phi. Vị linh mục người Hiệp Vương quốc này đã từng truyền giáo ở Nam Phi 7 năm và dấn thân hỗ trợ thành phần nghèo khổ và nạn nhân bị Vi Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng.
12. Cha Macrino Nájera Cisneros, một vị linh mục coi xứ 42 tuổi tại Jilotlan Mễ Tây Cơ, bị thảm sát ngày 18/10 trong cuộc tiếp tân sau Thánh Lễ cho rước lễ lần đầu. Ngài bênh vực một em gái 15 tuổi khỏi bị một kẻ ve vãn nhất định muốn nhảy với em. Kẻ ve vãn này đã rời cuộc tiếp tân và trở lại với một khẩu súng bắn vị linh mục và hai người khác chết và làm cho một em gái khác bị thương.
13. Cha Gerard Nzeyimana, 65 tuổi, đại diện giám mục ở giáo phận Bururi, nước Burundi, bị giết vào ngày 19/10 khi đang di chuyển với những người khác trên một chiếc xe từ Bururi đến Bujumbura. Một nhóm võ trang đã chặn chiếc xe này lại và bảo những người trên xe nộp tiền bạc cùng cách thứ đồ quí báu. Sauk hi khám xét kỹ lưỡng giấy tờ căn cước của vị linh mục, họ đã giết ngài bằng mất phát súng vào đầu, đánh đập và gây đổ máu cho những người hành khách khác rồi để họ nằm bên đường. Cha Nzeyimana có tiếng là cổ võ hòa bình và bái bác bạo động phạm đến thành phần dân chúng.
14. Cha John Hannon, 65 tuổi, một vị Thừa Sai thuộc Hội Các Nhà Truyền Giáo Phi Châu, được tìm thấy thi thể vào ngày 25/11 tại Giáo Xứ Thánh Barnaba ở Matasia, thuộc Giáo Phận Ngong, gần Nairobi, Kenya. Theo cảnh sát thì một băng nam nhân đã đột nhập vào khu giáo xứ khoảng nửa đêm sau khi trói nhân viên canh gác. Những tay đột nhập có lẽ muốn ăn cắp nhưng cuối cùng lại tấn công và hạ sát vị linh mục người Ái Nhĩ Lan này.
15. Cha Kazimir Viseticki, 66 tuổi, bị giết vào đêm 17/11. Thi thể của ngài được tìm thấy vào ngày hôm sau, bị trói và đẫm máu ở nhà gần giáo xứ là nơi ngài coi xứ, đó là giáo xứ Thánh Roko ở Bosanska Grandiska, miền bắc Bosnia Herzegovina, gần biên giới Croatia. Vị linh mục này có lẽ bị giết bởi những kẻ ăn trộm tấn công ngài bằng cây gậy sắt khi họ bị ngài thấy.
16. Cha Javier Francisco Montoya, 45 tuổi, thuộc Giáo Phận Istmina-Tado, bị bắt làm con tin bởi Lực Lượng Võ Trang Cách mạng ở Colombia (FARC) ngày 8/12, trong khi ngài đang trên đường đến tỉnh Novita. Ở vùng đ1 bấy giờ đang có một trận đụng độ giữa du kích quân và lực lượng bán quân sự. Vị linh mục người Columbia này phục vụ dân chúng ở miền quê và thôådân trong vùng Choco. Vào ngày 24/12 đức giám mục địa phận được cho biết là vị linh mục ấy đã bị hành quyết và chôn táng.
17. Nữ tu Christiane Philippon, 58 tuổi, bề trên vùng của Hội Dòng Đức Bà Chư Vị Tông Đồ, bị giết sáng sớm ngày 26/12, trên đường từ Ba Hilli đến N’Djamena. Vị nữ tu này đang di chuyển với ba nữ tu khác đến thủ đô để dự một phiên họp của hội dòng. Chiếc xe đã bị tấn công bởi những kẻ cướp giật bắn vào chiếc xe làm cho Nữ Tu này chết và 3 nữ tu còn lại bị thương. Nữ tu người Pháp này đã ở Chad 20 năm và 5 năm cuối cùng đã tham gia hoạt động mục vụ gia đình trong Giáo Phận Sahr. Một năm trước đây nữ tu này được bầu làm chủ tịch hiệp hội giáo phận các tu hội nữ giới.
“Không Được Nhân Danh Thiên Chúa Để Sát Hại!”
Cảm hứng theo sứ điệp của ĐTC GPII cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1/1/2005
(nhan đề của bài viết này là tiểu đề ở đoạn 6 Sứ Điệp Hòa Bình 2002)Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Vậy thì chẳng lẽ chúng ta đành nín thinh để cho sự dữ lộng lành hay sao?Chúng ta cũng nên nhớ rằng, Chúa Kitô không phải là không thương Giáo Hội của Người. Thế nhưng, tại sao Người lại không tìm cách hay ngăn ngừa Giáo Hội của Người nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng tránh khỏi cảnh nhục nhã trước mặt thế giới, nhất là thành phần các tôn giáo khác; trái lại, Người lại phũ phàng, từ đầu Tháng 2/2002 ở Tổng Giáo Phận Boston Massachusetts, để xẩy ra vụ linh mục lạm dụng tình dục trẻ em đồng tính vị thành niên, một sự dữ đã chẳng những gây khủng hoảng cho thế giá của hàng giáo phẩm Hoa Kỳ mà còn làm khánh kiệt tài sản của một số giáo phận ở Mỹ nữa?
Thật là một sự dữ cả thể, xấu hổ cho một đoàn thể đã từng mạnh mẽ chống lại những thứ vô luân về tình dục, như đồng tính hôn nhân, mà nay chính các phần tử của mình, dù là một thiểu số, nhưng lại là một thiểu số thuộc thành phần cộng sự viên với hàng giáo phẩm chăn dắt đoàn chiên Chúa, tác hành phản nghịch lại giáo huấn của mình! Nếu chúng ta là chi thể của Người còn biết xấu hổ về vụ này thì Chúa Kitô là Đầu (bao gồm cả bộ mặt) còn hổ ngươi và ô danh nhục nhã tới đâu. Người quả thực đã bị chính con cái mình, qua bàn tay quyền lực của truyền thông xã hội, (như Dân của Người ngày xưa, qua bàn tay đế quốc dân ngoại Rôma), đóng đanh một lần nữa trước mắt thế giới văn minh hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, dù có bị truyền thông đại chúng tân tiến ngày nay châm biếm nhạo cười tấn công, Người vẫn chấp nhận cái ô nhục khủng khiếp này vì Giáo Hội của Người, vẫn nhất định không tự động xuống khỏi thập giá, với mục đích duy nhất là "để họ được thánh hóa trong chân lý" (Jn 17:19), một chân lý có quyền lực giải thoát con người khỏi sự dữ (x Jn 8:32)!
Bởi thế, mỗi khi thấy một sự dữ xẩy ra nơi anh em của chúng ta, nhất là nơi thành phần chúng ta thấy rằng không nên làm thế hay không được làm thế bởi gây gương mù gương xấu, làm hại đến đoàn thể và thanh danh cộng đồng, thành phần Kitô hữu chúng ta tự nhiên (hay "vì Chúa") cảm thấy bừng lên giận dữ, đối nội, muốn ra tay nhổ ngay cỏ lùng (x Mt 13:28), và đối ngoại, muốn sai lửa trời xuống thiêu hủy (x Lk 9:54) ngay "bọn" truyền thông có ít xít ra nhiều với những lời lẽ trắng trợn xuyên tạc bôi nhọ cũng như "bọn" luật sư lợi dụng nhào vô làm tiền. Nhưng chúng ta hãy ý tứ, dù có vì Chúa mà giận dữ và bênh vực Người, như trường hợp hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan trước thái độ vô lễ của một làng Samaritanô không chịu tiếp đón Đấng Thiên Sai Thày mình (x Lk 9:51-56), chưa chắc thái độ của chúng ta đã hợp với Người và tinh thần Phúc Âm của Người!
Chính Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã vấp phải trường hợp vì Chúa, vì Giáo Hội, tương tự như hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan này. Ở chỗ, vào cuộc họp bán niên thường lệ của mình 13-15/6/2002 tại Dallas, với số phiếu 239/13, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đi đến quyết định "chế ngự sự dữ" tàn hại cả thanh danh lẫn tài sản của Giáo Hội Hoa Kỳ này bằng một Bản Qui Chuẩn. Thế nhưng, Bản Qui Chuẩn của cả một hồi đồng giám mục hùng mạnh nhất thế giới này, tiếc thay song cũng may thay, đã được điều chỉnh cho hợp với Giáo Luật hơn, bởi một hội đồng hỗn hợp 8 vị, 4 của Tòa Thánh và 4 đại diện HĐGM Hoa Kỳ. Cuối cùng bản Qui Chuẩn điều chỉnh này đã được HĐGMHK chấp thuận trong phiên họp tháng 11 tại Washington DC ngày 13, và cũng đã được Tòa Thánh chính thức châu phê qua bức thư đề ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2002 của ĐHY Re Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục, và chính thức phổ biến bằng tiếng Latinh ngày 16/12/2002. Tuy nhiên, theo ý định của HĐGMHK, bản qui chuẩn này cần phải tái xét sau hai năm thử nghiệm, do đó, việc Tòa Thánh châu phê đây cũng chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm. Và ngày được HĐGMHK ấn định bắt đầu thi hành bản Qui Chuẩn này là 1/3/2003.
Đó, cả một hội đồng giám mục thượng thặng này trong vấn đề quyết định việc "chế ngự sữ dữ" mà còn bị sơ hở đến nỗi cần phải được hoàn chỉnh lại như thế, thì cá nhân chúng ta hay nhóm truyền thông chúng ta có thể tự vỗ ngực cho rằng những gì mình nghiên cứu và tung ra là lành mạnh, chính xác và sinh ích lợi thực sự cho công ích hay chăng?
Vậy thì chẳng lẽ chúng ta đành nín thinh để cho sự dữ lộng lành hay sao?
Thiên Chúa không cấm chúng ta chống lại sự dữ, nhưng Người không cho phép chúng ta dùng gươm để bảo vệ Người, như trường hợp tông đồ Phêrô trong Vườn Nhiệt khi thấy Người bị đám bộ hạ của Hội Đồng Do Thái sai đến bắt Người (x Mt 26:52).
Thiên Chúa không cấm chúng ta chống lại sự dữ, chống lại những hành động sai trái hay việc làm xấu xa, nhưng Người không muốn chúng ta phạm đến con người gây ra sự dữ (x Mt 5:38-39).
Thiên Chúa thậm chí còn cấm chúng ta không được chiều theo sự dữ, nhất là gương mù gương xấu của thành phần dẫn dắt cộng đồng, nhưng Người vẫn muốn thành phần được dẫn dắt phải tôn trọng các vị, bằng việc tuân nghe những lời các vị giảng dạy (x Mt 23:3).
Thiên Chúa không cấm chúng ta chống lại sự dữ, như trường hợp Người đã chống lại các chước cám dỗ của ma quỉ trong hoang địa (x Mt 4:1-11), thế nhưng Người không muốn chúng ta dùng những lập luận võ đoán thiển cận kèm theo những lời lẽ phát ngôn của hạng người kém giáo dục (x Mt 5:22), mà bằng những lời lẽ khôn ngoan của Lời Chúa.
Bởi thế, để xây dựng, để "chế ngự sự dữ bằng sự lành", người viết mạo muội xin đề nghị:
Khi thấy một sự dữ nơi người anh chị em của mình, nhất là nơi một số vị lãnh đạo nào đó, chúng ta hãy:
1. Hạ mình xuống ngay lập tức, như muốn cất đi cái xà trong con mắt của mình (x Mt 7:2-5): "Lạy Chúa, không có Chúa, một con người yếu đuối đầy tội lỗi như con còn có thể gây ra nhiều điều xấu xa hơn thế nữa".
2. Cầu nguyện liền cho người anh chị em ấy: "Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới là Đấng thấu suốt mọi sự, xin Chúa hãy cứu lấy người anh chị em của con đây 'cho khỏi sự dữ'".
3. Suy nghĩ xem làm cách nào tốt nhất và hợp nhất để có thể "chế ngự sự dữ bằng sự lành " nơi người anh chị em của chúng ta.
4. Nếu cần hãy áp dụng phương pháp sửa lỗi như Chúa dạy (x Mt 18:15-17): đầu tiên giao tiếp tư riêng với người anh chị em ấy (cũng là hành động để tìm hiểu cho rõ sự thật ra sao kẻo chỉ nghe ngóng rồi đi đến chỗ thiển cận lên án), sau đó, nếu cần, cùng với những nhân chứng khác (xem nhiều người có cùng nhận xét như mình hay chăng, phòng hờ những thứ võ đoán chủ quan), và sau hết, nếu không xong, bất đắc dĩ chúng ta cũng phải trình sự việc lên các vị thẩm quyền để xin can thiệp và ngăn chặn kịp thời.
5. Nếu sau khi đã làm hết cách theo đúng phương pháp khôn ngoan nhất được chính Chúa dạy như thế, mà sự dữ vẫn tiếp tục xẩy ra như thường hay hơn thường, chúng ta hãy nhẫn nại, đừng tự ý lập tòa án quân sự trên mặt báo chí hay truyền thanh hoặc truyền đơn, rồi tự động đóng vai trò làm thẩm phán chí công trong việc muốn dứt điễm sự dữ bằng cách hành quyết đương sự, một hành động như thể cho rằng "Ông Trời không có mắt", Chúa mà cũng chẳng làm gì được, nên họ phải "thế thiên hành đạo". Trong trường hợp này, chính bản thân chúng ta đã vô tình bị "sự dữ chế ngự", và rất cần phải được giải cứu "cho khỏi sự dữ".
6. Trái lại, cái cứng lòng của tác nhân gây ra sự dữ và tình trạng tai hại tràn lan của sự dữ là dấu hiệu cho chúng ta thấy cần chúng ta phải tin tưởng hy sinh nguyện cầu nhiều hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, cho người anh chị em đáng thương của chúng ta, nhờ đó chúng ta mới có thể trừ được thứ sự dữ "dữ" như thần dữ này (x Mt 17:19-20; Mk 9:28-29); chắc chắn, với lòng chúng ta tuyệt đối tin tưởng vào quyền năng Phục Sinh vô địch của Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, chúng ta sẽ "chế ngự sự dữ bằng sự lành".
Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan, Ngài muốn bắn một phát súng trúng cả trăm con chim, chứ không phải bắn con nào chết con đó. Ở chỗ, trước hết, Ngài muốn thánh hóa chính tâm hồn cảm thấy buồn khổ trước sự dữ và tìm hết cách nhổ cỏ lùng, khi bắt họ phải nhẫn nại chịu đựng trong yêu thương. Sau đó, khi thấy đã hội đủ những hy sinh đền bù của họ, cũng như của những người khác, nhất là những khổ đau nơi thành phần nạn nhân bị sự dữ này tác hại, Thiên Chúa sẽ làm cho chính tác nhân gây ra sự dữ hồi tâm nghĩ lại.
Ôi Ơn Cứu Độ mầu nhiệm biết bao: "Thiên Chúa đã dồn tất cả mọi người vào tình trạng bất tuân phục để Ngài có thể tỏ tình thương đối với tất cả mọi người" (Rm 11:31)!
Ôi Mầu Nhiệm Cứu Độ cao cả biết mấy: "Thẳm sâu biết bao tầm vóc siêu vời, khôn ngoan và thượng trí của Thiên Chúa! Các phán quyết của Ngài thật là khôn thấu, đường lối của Ngài quá ư khôn dò!" (Rm 11:33)
Tóm lại, trong vấn đề "chế ngự sự dữ" nơi anh chị em của mình, nếu chúng ta thấu hiểu được ý định và tình thương của Thiên Chúa đối với con người như các thần trời của thành phần hèn mọn nhất hằng chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa trên trời (x Mt 18:10), chúng ta sẽ nhìn những người anh chị em gây ra sự dữ của chúng ta ấy, không phải bằng tấm lòng cao ngạo và con mắt khinh khi của người Pharisiêu lên đền thờ cầu nguyện cùng một lúc với người thu thuế (x Lk 18:11), mà bằng ánh mắt nhân ái của Chúa Kitô như Người đã nhìn người thanh niên giầu có tiếc của (x Mk 10:21), hay nhìn Phêrô sau khi vị tông đồ này trắng trợn và phũ phàng chối bỏ Người (x Lk 22:61), cũng như bằng tấm lòng hiệp thông của Mẹ Maria, không phê bình trách móc những gì con người sơ xuất và khiếm khuyết, trái lại, hết sức cảm thông và tìm mọi cách để bù đắp những thiếu sót của con người, như Mẹ đã làm ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:3,5), cho Danh Cha cả sáng (x Jn 2:11).