GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 1/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho tất cả những ai đang hoạt động tại Trung Đông biết dấn thân hơn nữa trong việc xây dựng hòa bình”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho những nơi truyền giáo được tăng thêm những vị thừa sai thánh đức và biết quảng đại dấn thân loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô cho tất cả mọi người”.  

 

__________________

 NGÀY 5 THỨ TƯ

 

Tổng kết con số tử vong trong cơn biển động đại sóng thần ở Nam Á và tổng số ngân khoản cứu trợ

Hôm Thứ Ba 4/1/2004, CNN đã cho biết các viên chức cứu trợ đang làm việc thẩm lượng con số tử vong từ ngày 26/12/2004 bởi cơn biển động đại sóng thần Nam Á đã sát hại dân chúng của hơn 11 quốc gia trong vùng. Tổng số tử vong là 155.405 người và còn có thể tăng hơn nữa. Con số này được phổ biến bởi các viên chức trong chính quyền các nước hay các cơ quan có thẩm quyền, như sau: 

Quốc Gia

Tử vong

Mất tích

Nam Dương

94.081

3.598

Sri Lanka

< 46.000

< 14.000

Ấn Độ

9.575

5.918 và 5.801 ở các hải đảo Andaman và Nicobar

Thái Lan

5.187

3.810

Somalia

114 theo LHQ

 

Maldives

81

26

Mã Lai

66

6

Myanmar

59

3

Tanzania

10 theo LHQ

 

Bangladesh

2 theo LHQ

 

Kenya

1

 

Seychelles

?

 

Khách du lịch thuộc các quốc gia ở ngoài vùng bị nạn

Úc Đại Lợi

12

107 + 950

Áo

6

500

Bỉ

6

 

Hiệp Vương Quốc

41

159

Gia Nã Đại

4

13 + 74

Trung Hoa

13

29

Czech Republic

1

7

Đan Mạch

7

 

Phần Lan

5

214

Pháp

22

18 bị thương

Đức

60

<1000

Do Thái

4

6

Ý

20

436

Nhật

8

 

Netherlands

6

30 + 150

Tân Tây Lan

2

64

Na Uy

16

88

Singapore

9

12

Nam Hàn

11

 

Thụy Điển

52

702 + 1.201

Thụy Sĩ

23

 

Đài Loan

3

45

Hoa Kỳ

16

 

Cứu Trợ về Tài Chính

Nước

Ngân khoản

Tính theo đầu người dân

Na Uy

180 triệu Mỹ kim

$39.50

Đan Mạch

76

14

Nhật

500

3.93

Hoa Kỳ

350

1.19

 

Vấn đề tha nợ nần quốc tế cho các quốc gia gặp nạn

 

Thượng Nghị G-8 (8 quốc gia giầu nhất thế giới: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Gia Nã Đại), do thủ tướng Đức Schroeder hôm Thứ Năm 29/12/2004 gợi ý, có thể bàn đến ở Luân Đôn vào những ngày 4-5/2/2004 về vấn đề tha nợ nần quốc tế cho các quốc gia gặp nạn biển động đại sóng thần cuối năm 2004 ở Nam Á Châu. Năm 2002, Nam Dương nợ 132 tỉ Mỹ kim, Ấn Độ 104 tỉ, Thái Lan 59 tỉ, Sri Lanka 10 tỉ, Mã Lai 48 tỉ, Somalia 2.7 tỉ, Maldives 270 tỉ. Năm 2003 Sri Lanka, Nam Dương và Thái Lan đã trả 20 tỉ, mà tổng số nợ của các nước bị nạn này lên đến 300 tỉ.

 

 

Cái Khôn Ngoan của Vấn Đề Giáo Dục Chế Dục

Theo tờ Washington Times phổ biến ngày Thứ Hai 4/10/2004, Hạ Viện đã bỏ phiếu chấp thuận tăng 49% cho việc tiếp tục vổ võ vấn đề giáo dục chế dục. Thượng Viện sẽ bỏ phiếu về vấn đề này vào tháng 11. Nếu được chập thuận thì ngân khoản cho việc giáo dục chế dục này tăng từ 70.5 triệu Mỹ kim trong năm 2004 lên đến 105 triệu Mỹ kim năm 2005. Tuy nhiên, so với ngân khoản tài trợ cho các chương trình đề cao việc sử dụng việc dùng bọc cao su làm tình an toàn là 12 Mỹ kim, trong khi chương trình giáo dụcx chế dục mới chỉ được 1 Mỹ kim.

Vào ngày 28/9/2004, tổ chức Biện Hộ cho Giới Trẻ đã phổ biến một cặp tường trình để nêu lên tính cách hiệu nghiệm của vấn đề hiệu nghiệm của phương pháp chế dục cho tới khi kết hôn so với chương trình giáo dục được chính phủ tán thành chấp thuận.
Việc tổ chức Biện Hộ Cho Giới Trẻ nghiên cứu các chương trình chế dục ở 10 tiểu bang cho thấy rằng về phương diện dài hạn thì “không có vấn đề thành công về lâu về dài trong việc trì hoãn việc bắt đầu làm tình hay giảm bớt những hành vi cử chỉ nguy hại về tình dục”.

Thế nhưng, tổ chức Washington-based Heritage Foundation cũng tung ra những nghiên cứu cho thấy thành quả tích cực của việc trì hoãn sinh hoạt tình dục. Ngày 21/9/2004, tổ chức này đã phổ biến bản nghiên cứu mang tựa đề “Những Thanh Thiếu Niên Tuyên Hứa Giữ Mình Trinh Khiết Thực Sự Đã Cải Tiến Được Những Thành Quả Đời Sống”.

Bản tường trình này nêu lên chứng cớ thống kê cho thấy những thanh thiếu niên nào công khai tuyên hứa giữ mình không sinh hoạt tình dục thì ít bị mang bầu và có ít bồ bịch làm tình hơn. Những em gái tuổi thanh thiếu niên tuyên hứa giữ mình trinh khiết ít bị mang bầu trước năm 18 tuổi hơn bạn bè của các em không tuyên hứa giữ mình trong sạch, với tỷ lệ 1/3.

Cũng theo bản nghiên cứu này thì 2/3 các em nữ tuổi dậy thì không tuyên hứa sống trinh khiết hoan hưởng tình dục trước năm 18 tuổi, trong khi đó, các em tuyên hứa giữ mình trong sạch chỉ sa ngã vào việc làm tình 30% trước năm 18.

Cho dù các em nữ có thất hứa với quyết tâm giữ mình trong sạch đi nữa, bản tường trình cũng cho thấy được việc các em cố gắng trì hoãn vấn đề làm tình có lợi cho các em về lâu về dài. Thứ nhất là giảm bớt con số bồ bịch làm tình. Thứ hai là hôn nhân của họ bền hơn (thành phần nữ giới làm tình sớm trong tuổi thành thiếu niên ít bền vững sống đời hôn nhân ở vào lứa tuổi 30, không bằng các em cố gắng giữ mình cho tới khi thành hôn). Thứ ba là giảm bớt các cái thai hoang. Những đứa con được sinh ra và nuôi dưỡng ngoại hôn sống nghèo khổ gấp bảy lần các em được hạ sinh và nuôi dưỡng trong hôn nhân, và các em gặp trục trặc về cảm xúc, thậm chí phạm tội ác, hơn những em được sinh ra và nuôi dưỡng có cha có mẹ. Các em nữ hứa giữ mình trong sạch ít bị mang bầu vào tuổi thanh thiếu niên của mình trước năm 20: 1.8% so với các em không hứa giữ mình trong sạch tỷ lệ ở 3.8%.

Ngoài ra, theo bản tường trình nghiên cứu của Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Hoạn, được tờ Washington Times phổ biến ngày 16/7/2004, vấn đề mang bầu đã giảm xuống 53 % từ năm 1991-2000, nhờ bởi gia tăng việc chế dục. 47% còn lại là do vấn đề tặng gia việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Các em nữ tuổi 15-17 sinh hoạt tình dục giảm từ 50.6% vào năm 1991 xuống 42.7% vào năm 2001.

Tổ chức Heritage Foundation cũng phổ biến một bản nghiên cứu tường trình khác giải thích lý do tại sao những chương trình chế dục có thể giúp thay đổi hành vi cử chỉ của thanh thiếu niên. Nhan đề của bản nghiên cứu này là “Vấn Đề Giáo Dục Tính Dục Tổng Quan với Vấn Đề Chế Dục Thực Sự: Một Nghiên Cứu về Các Học Trình Tương Phản”, một bản nghiên cứu được phổ biến ngày 10/8/2004. Theo bản nghiên cứu này thì trong quá khứ chỉ có hai phương pháp cho vấn đề giáo dục phái tính mà thôi, đó là phương pháp làm tình an toàn, phương pháp khuyến khích thanh thiếu niên sử dụng việc ngừa thai, nhất là bao cao su làm tình an toàn; và phương pháp giáo dục chế dục, nhấn mạnh đến việc trì hoãn vấn đề sinh hoạt tình dục.

Trong những năm gần đây có một phương pháp mới được gọi là “vấn đề chế dục cộng với” hay việc giáo dục tính dục tổng quan”, một phương pháp, về lý thuyết, bao gồm cả vấn đề chế dục lẫn ngừa thai.

Cuộc nghiên cứu cho bản tường trình này phân tích chín học trình chính về vấn đề chế dục cộng với và chín chương trình chế dục. Bản nghiên cứu này cho biết, về phương diện thực hành, các chương trình chế dục cộng với chỉ giành 4.7% số trang nói đến vấn đề ché dục và chẳng hề nói đến những mối liên hệ và hôn nhân lành mạnh gì cả.

Việc phân tích kỹ lưỡng các chi tiết của những chương trình giáo dục tình dục tổng quan cũng cho thấy chúng không nhắm đến vấn đề làm sao cho thanh thiếu niên biết cách chế dục, mà chỉ nhắm đến việc giảm bớt nguy cơ mang bầu và nhiễm bệnh bởi đường tình dục vì sinh hoạt tình dục “không được bảo vệ”, nên vẫn khuyến khích việc sử dụng các thứ ngừa thai dù có nói đến vấn đề chế dục.

Trái lại, các chương trình cổ võ chế dục “nhấn mạnh đến phương pháp lành mạnh về tính dục của con người”. Chúng nhấn mạnh đến những khía cạnh về xã hội và tâm lý của tình dục. Cũng thế, chúng bàn đến những đề tài về yêu thương, thân mật và quyết tâm. Những chương trình này còn nhấn mạnh đến vấn đề hạnh phúc, yêu thương và thân mật riêng tư chỉ xẩy ra trong việc dấn thân sống đời hôn nhân thủy chung, trái lại, việc tùy ý làm tình với nhiều bồ bịch tình dục là những gì làm suy kiệt tiến trình tự nhiên của mối liên hệ và thân tình.

Những hậu quả tai hại của các chương trình giáo dục tình dục chỉ cổ võ “việc làm tình an toàn” đã được vạch ra rõ ràng ở một cuộc nghiên cứu vào đầu năm 2004 ở Anh quốc. Thật thế, vào ngày 14/3/2004, tờ Telegraph ở Luân Đôn đã phổ biến một cuộc nghiên cứu do tổ chức Family Education Trust, tựa đề “Việc Giáo Dục Tình Dục hay Việc Tuyên Truyền?”. Bản nghiên cứu này nhắm đến những nơi được Đơn Vị Thai Nghén Thanh Thiếu Niên của chính phủ thực hiện các chương trình để làm giảm bớt số em gái mang bầu.

Phương pháp của đơn vị áp dụng chương trình giáo dục tình dục này được thực hiện một cách tỏ tường hơn tại các trường học, một chương trình thường được hướng dẫn bởi các ý tá mà không có thày cô của các học sinh ở đó. Đơn vị giáo dục này phổ biến các bọc cao su làm tình an toàn miễn phí và gửi thiệp mừng sinh nhật khi các em gái được 14 tuổi để xin các em hãy đến khám sức khỏe riêng tư không có cha mẹ.

Bản nghiên cứu tường trình này tiết lộ cho biết là ở hầu hết các nơi được đơn vị này giáo dục tính dục theo kiểu tỏ tường hơn, như ở Cornwall chẳng hạn, tỷ lệ mang bầu nơi thanh thiếu nữ tăng lên 17%, và ở York còn lên tới 34%.

Ở Scotland cũng bị cùng một hậu quả như thế sau khi áp dụng chương trình giáo dục tính dục tỏ tường hơn này, với việc phát không thuốc hậu giao hợp và các bọc cao su làm tình, theo tờ Sunday Times tường trình ngày 11/4/2004. Những em gái ở những vụ được thử nghiệm, như ở Lothians, 14% các em nữ mang bầu hơn những nơi khác không có chương trình ấy ở nước này, so sánh với 3% trước khi có chương trình ấy.

Đó là lý do ĐHY Keith O’Brien, chủ tịch hội đồng giám mục Scotland đã nhận định và kêu gọi như sau:

“Phương pháp này không thể ngăn chặn được việc tăng phát những thứ lây nhiễm về đường tính dục, những cái thai hoang cũng như mức độ phá thai. Chắc chắn là lối sống phi giá trị này không được thực hiện ở Scotland này nữa”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 9/10/2004
 

Giới Trẻ: Mồi Ngon Cho Thần Dữ

Hiện tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay có thể được tóm gọn theo nhận định của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II qua "Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới" mà Ngài viết gửi nhân loại dịp đầu năm 1985 sau đây: "Một số trong các bạn (giới trẻ) có thể bị cám dỗ đào thoát trách nhiệm vào trong những thế giới diệu vợi của rượu chè, hút sách, trong những liên hệ dục tính mau qua mà không tiến đến hôn nhân gia đình, trong sự lãnh đạm, sự đố kỵ và ngay cả bằng bạo lực".

            Hiện tượng giới trẻ, như chính vị Giáo Hoàng nhận định và diễn tả trên đây, phải chăng đã trở thành "mồi ngon cho thần dữ"?

            Cuộc thăm dò của tờ New York Times và chương trình CBS News hồi tháng 4-1994 đã cho thấy tình trạng người Công Giáo như sau: Về việc dự lễ hằng tuần (Chúa Nhật), có 68% tuổi từ 65 trở lên, 40% từ 45 đến 64, 35% từ 30 đến 44, và 17% từ 18 đến 29. Về việc tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, có 51% tuổi từ 65 tuổi trở lên, 37% từ 45 đến 64, 28% từ 30 đến 44, và 28% từ 18 đến 29. (Thành phần giới trẻ ở Hoa Kỳ, theo điều kiện hợp lệ để tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver 8/1993, có thể tính đến 39 tuổi).

            Vào năm 1991, tôi đã được cử đi tham dự cuộc họp mặt của các đại diện giới trẻ Công Giáo Á Châu Vùng Thái Bình Dương (Pacific Asian Young Adult) do văn phòng phụ trách mục vụ cho ngưòi thiểu số của Tổng Giáo Phận Los Angeles tổ chức. Cuộc họp sơ khởi này nhằm mục đích thành lập một ủy ban liên kết hoạt động để làm sao giúp cho giới trẻ Á Châu Vùng Thái Bình Dương trong tổng giáo phận có thể giữ đạo và sống đạo. Duyệt qua tình hình của từng nhóm tham dự, trong đó có các đại diện giới trẻ của Trung Hoa, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Nam Dương, Phi Luật Tân và Việt Nam, thì ngoại trừ Việt Nam, tất cả các nhóm đều cho biết là giới trẻ Công Giáo của họ đa số đã bỏ giữ đạo, thậm chí có cả một số đã theo Tin Lành!

            Thế nhưng, để có thể giải cứu hiện tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay là "mồi ngon cho thần dữ" này, trước hết, phải tìm hiểu nguyên nhân của nó bởi đâu mà ra? Tại sao trong thế giới ngày nay lại có một hiện tượng giới trẻ như vậy? Theo Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, như Ngài đã vạch ra trong tông thư gửi giới trẻ thế giới năm 1985 trên đây, có hai nguyên nhân chính, một ở ngay nơi tuổi trẻ và một ở tại môi sinh.

            Trước hết, nguyên nhân của hiện tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay ở ngay nơi tuổi trẻ: "Các bạn (giới trẻ) không thể nhắm mắt trước những đe dọa chực chờ các bạn trong giai đoạn tuổi trẻ...  Như chước cám dỗ chiều theo óc phê phán khắc nghiệt, muốn đối đầu và xét lại tất cả mọi sự; hay là chước cám dỗ chiều theo niềm ngờ vực về những giá trị chân truyền, là những gì có thể dễ bị hư thoái trong một loại đố kỵ cực đoan khi nó liên hệ tới vấn đề giải quyết những khó khăn dính dáng đến việc làm, nghề nghiệp hay ngay cả việc lập gia đình của con người" (đoạn 13)

            Sau nữa, nguyên nhân của hiện tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay ở tại môi sinh. Trong cùng một tông thư trên, Đức Thánh Cha viết tiếp: "Lại nữa, người ta làm sao có thể im lặng trước những chước cám dỗ gây ra bởi tình trạng phát triển, đặc biệt ở trong những nước trù phú, liên quan đến kiểu cách của ngành thương mại tiêu khiển, nhằm đánh lạc hướng con người ra khỏi việc dấn thân cần thiết trong đời sống và khích động tính ươn lì, lòng vị kỷ và sống tách biệt... Hỡi các bạn trẻ thân mến, các bạn đang bị đe dọa bởi việc lạm dụng những phương thức quảng cáo hợp với xu hướng tự nhiên, trong việc khỏi cần phải nỗ lực và mong đợi cho được thỏa mãn cấp thời mọi khát vọng của mình, đồng thời chủ nghĩa thụ hưởng cũng hùa theo đó cho rằng con người phải tìm kiếm thỏa mãn, đặc biệt nơi các thứ của cải vật chất" (đoạn 13).

            Vào ngày 17-3-1972, qua nữ giáo dân Magarita người Bỉ, nữ thứ ký kiêm sứ giả của Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ, Chúa Giêsu đã nói đến thảm trạng của hiện tượng giới trẻ liên quan đến vai trò và trọng trách của người lớn như sau: "Đây là lúc cao điểm mà những nhà cầm quyền ở mỗi quốc gia, cũng như những người có trách nhiệm của các nhóm, các cộng đồng, những vị gia chủ nơi các gia đình, các vị phẩm trật tôn giáo và những người có trách nhiệm khác, phải chung tay góp sức trong việc đào tạo thanh niên... Theo các con, ai chịu trách nhiệm về cái tâm trạng ghê gớm của tuổi trẻ?... Phải vận động tất cả các phương cách có thể để loại trừ những tên sát thủ linh hồn, bằng cách báo động cho tuổi trẻ biết mối nguy cơ chúng đang lao đầu vào, vì bị quyến rũ bởi những gì tồi tệ, bất xứng mà người ta dọn cho chúng... Các con của Cha, các con hãy nhìn vết thương ghê gớm của thế kỷ Satan này... Tuổi trẻ đáng thương đang bị ô nhiễm bởi sự hèn nhát của những kẻ không làm gì để cứu vớt chúng. Người ta không còn nhìn thấy những gì thối nát đang được phô bày giữa thanh thiên bạch nhật và đang tàn phá linh hồn của những người ngay lành. Giáo Huấn về luân lý Kitô giáo không còn quan trọng nữa, nó tồn tại như một mục tiêu để diễu cợt vậy thôi".

            Trước hiện tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay như được nhận định và phân tách trên đây, giáo dục vẫn là phương thế để có thể phòng ngừa cũng như chữa trị. Thế nhưng, thực tế hiển nhiên đã cho thấy, ngay cả trong việc giáo dục là phương thế để phòng ngừa cũng như chữa trị hiện tượng giới trẻ này, cũng đã bị lệch lạc, bị hư hỏng. Đến nỗi, có thể nói, chính việc giáo dục là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng giới trẻ trong thế giới ngày nay. Nhận định này, ngoài chính hiện tượng giới trẻ là chứng cớ hùng hồn nhất, không phải là không còn bằng cớ nào khác.

            Nói đến vấn đề giáo dục, nhất là vấn đề giáo dục ở học đường tại các nước tân tiến như Âu Mỹ, có hai khía cạnh cần phải đề cập tới. Đó là khía cạnh chiều hướng giáo dục và nội dung giáo dục. Về chiều hướng, giáo dục học đường tại Âu Mỹ thiên về "văn" (trí dục) hơn "lễ" (đức dục). Do đó, không lạ gì cái khuynh hướng giáo dục hết sức cởi mở tại học đường, kể cả các trường mang danh nghĩa "Công Giáo". Theo chủ trương này, về nội dung giáo dục, giới trẻ cần được dạy cho biết tất cả những gì phải biết theo tinh thần khoa học, kể cả những vấn đề không cần dạy rồi cũng biết hay chưa nên cho biết.

            Trong nguyệt san The Catholic World Report số tháng 10-1994, qua bài "Just Don't Get Caught", độc giả đọc thấy những chi tiết sau đây. Theo bài báo này, để thỏa đáng sự đòi hỏi của Đạo Luật Giáo Dục 1993 (1993 Education Act), Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc, qua ủy ban phụ trách Chương Trình Giáo Dục Công Giáo (Catholic Education Service), đã phát hành một tập tài liệu hướng dẫn dưới nhan đề: "Education in Sexuality" (Giáo Dục theo Phái Tính). Ủy ban trên đã phổ biến tập tài liệu hướng dẫn này cho tất cả các trường học vào tháng 7-1994, để bắt đầu chương trình học vào tháng 9-1994.

            Nội dung của tập tài liệu hướng dẫn này gồm có 3 cuốn sách giáo khoa. Hai trong 3 cuốn giáo khoa đáng chú ý này được bài báo nhắc đến. Cuốn thứ nhất mang tựa đề "Knowing Me, Knowing You", dành cho lứa tuổi tiểu học (primary-school children). Cuốn thứ hai mang tựa đề "Taught not Caught", dành cho lứa tuổi trung học (secondary schools). Tư tưởng được dạy trong hai cuốn sách giáo khoa này có những chỗ như sau.

            Trong cuốn "Knowing Me, Knowing You", để trả lời cho câu hỏi "What is masturbation?" (thủ dâm là gì?), sách hướng dẫn là "perfectly normal" (hoàn toàn lành mạnh). Cũng trong cuốn này, học sinh lứa tuổi 11-12 được dạy trong mục "Know-How" (Biết Cách) sử dụng các phương pháp ngừa thai, như phương pháp cắt ống dẫn tinh (vasectomy), cắt bỏ hay ngăn chặn cơ quan truyền sinh (sterilizatiion), các cách hay các đồ ngừa thai nhân tạo (artificial contraceptive) v.v.

            Trong cuốn "Taught not Caught", học sinh từ 13 đến 16 tuổi đã được dạy cho biết cách sử dụng bộ ngừa thai ("using the contraceptive kit"), để coi và thực hiện những dụng cụ ngừa thai ("see and handle contraceptive devices"). Chưa hết, nếu cần chọn một phương pháp ngừa thai ("when choosing a method of contraception"), các em còn phải biết phác họa cách ngừa thai cho hoàn bị ("design the perfect contraceptive") v.v.

            Trong Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu, vào lúc rạng sáng ngày 30-5-1973, Chúa Giêsu đã nói với nữ sứ giả Magarita của mình về vấn đề giáo dục phái tính như sau: "Giáo dục phái tính cho trẻ em có thể làm nẩy sinh nơi các em những tâm tình thanh sạch, đoan trang nết na, tôn trọng sự sống và tuân giữ giới răn của Cha hay chăng? Đối với những trẻ em xấu số đó, điều ấy chỉ gây tò mò và kích thích chúng tìm cách giải quyết bắng kinh nghiệm bản thân. Đó có phải là luật của Chúa không? Bản tính tự nhiên không cần chi tới những kẻ phá hoại đức trong sạch thiên thần của trẻ em, vì bản tính đó sẽ tự động đi vào cuộc đời, khi tới thời điểm của nó. Các con hãy chú ý đến những kết quả hư đốn nơi các trẻ em. Những tên lý hình của trẻ em đã thực sự hủy hoại đi những tâm tình kính nể, tôn trọng dành cho chức linh mục và quyền bính của bậc phụ huynh. Thanh thiếu niên, tương lai của Giáo Hội, trở thành những con người bất mãn chống đối xã hội, đôi khi có lý nhưng thường quá mức. Chúng làm lay chuyển mọi quyền bính, dù quyền bính đó có êm dịu đến mấy đi nữa, kể cả mối liên hệ trong gia đình cũng hóa ra nặng nề đối với chúng. Những người trẻ đầy sức sống và lòng quảng đại bị lạc lõng vào những nẻo đường chống đối tràn ngập giông tố, làm cho các dục vọng được dịp bừng nở. Tương lai thế giới sẽ ra sao, nếu người ta không trả lại cho tuổi trẻ ý nghĩa về cái đẹp, tính chất thánh thiện, tình yêu trong trắng, nết na đức hạnh và những chân lý đời đời?"

            Về giáo dục kiến thức theo khoa học tự nhiên là như thế: hoàn toàn cởi mở và tường tận kỹ lưỡng, cả về lý thuyết cũng như thực hành. Thế nhưng, về giáo dục kiến thức đức tin (trong một xã hội Âu Mỹ theo Kitô giáo) thì sao? Câu trả lời điển hình nhất có thể tìm thấy cũng trong nguyệt san The Catholic World Report trên, số tháng 8-9/1994, qua bài "The Faceless Madonna".

            Theo bài báo này, viện nghiên cứu quốc tế về Mẹ Maria (The International Marian Research Institute) ở Dayton, tiểu bang Ohio, một chi nhánh ở Hoa Kỳ (American Branch of the Roman Pontifical Theogical Faculty of the Marianum) đã thực hiện một cuộc tìm hiểu với mục đích, như cha Johann G. Roten, SM, giám đốc viện nghiên cứu này, đồng thời cững là người phác họa bản văn tìm hiểu, cho biết: "Mục đích của chúng tôi là để khám phá ra vị trí của Mẹ Maria trong tâm thức của thành phần giới trẻ Công Giáo".

            Cuộc nghiên cứu này có tính cách quốc tế, thực hiện tại 11 quốc gia (Hoa Kỳ, Áo, Equador, Pháp, Ý, Ái Nhĩ Lan, Nhật Bản, Đại Hàn, Peru, Tây Ban Nha, và Thụy Sĩ), ở 46 trường Công Giáo, trong đó, 43 trường trung học và 3 trường đại học, với con số 3631 học sinh tham dự (83.6% là Hoa Kỳ), tuổi từ 15 đến 25. Chủ đề của bản tìm hiểu cũng là nhan đề của tập tài liệu: "A Faceless Modonna: American Youth Love Mary They Did Not Know". Bản tìm hiểu này cho biết kết quả như sau: Về vấn đề có mấy tín điều Thánh Mẫu, 92.6% tin là có 2, đó là tín điều Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, 47.9% không hiểu ý nghĩa là gì và 40% định nghĩa sai. Về tín điều Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh, 35.4% công nhận đó là một thực tại về cả sinh lý lẫn thể lý, 28.7% chối bỏ và 35.8% hồ nghi.

            Qua kết qủa của cuộc tìm hiểu hữu ích này, tác giả bài báo trên đây đã nêu lên nhận định của mình thế này: "Tình trạng yếu kém trầm trọng của thành phần giới trẻ Hoa Kỳ nơi kiến thức về Mẹ Maria bộc lộ một sự thiếu sót ở nội dung của việc giáo dục tôn giáo. Nó đã tạo nên một trống rỗng nơi kiến thức về Đức Tin chính yếu của Công Giáo".

            Ngày 18-12-1966, nữ sứ giả Magarita của Thông Điệp Tình yêu Nhân Hậu gủi Các Hồn Nhỏ có một ấn tượng sâu xa về một cuốn phim du đãng, tiêu biểu thảm não của cả một thế hệ trẻ sa đọa, Chúa Giêsu liền nói với bà như sau: "Chúng vẫn còn là con cái của Cha, những đứa con khốn khó đáng thương hại, nạn nhân của những người đồng loại và của xã hội bỏ mặc chúng theo số phận buồn thảm của chúng... Bị pháp luật ruồng bỏ, chúng chỉ có thể chìm sâu hơn trong thói hư và trụy lạc".

            Nếu "giới trẻ, niềm hy vọng của Giáo Hội", đang là nạn nhân của những người đồng loại và của xã hội bỏ mặc chúng theo số phận buồn thảm của chúng", nhất là bằng việc giáo dục đầu độc chúng như thế, hơn là dùng giáo dục như phương thuốc giải độc cho chúng, thì tương lai của riêng giới trẻ cũng là của chung thế giới và của Giáo Hội sẽ ra sao? Nếu không phải, một khi không được cấp thời cứu vớt, giới trẻ sẽ hoàn toàn trở thành "mồi ngon cho thần dữ" hay sao!?! Thế nhưng, hiện tượng tuổi trẻ trong thế giới ngày nay cần phải được cấp thời cứu vớt như thế nào đây???

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ