GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 2/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.  

 

__________________

 NGÀY 10 THỨ NĂM, NGÀY THÁNH THỂ

TRONG NĂM THÁNH THỂ

 

Trong Trường Hợp Đức Giáo Hoàng bị câm không nói được thì có thể cai trị Giáo Hội được hay chăng?

 

Trong tờ nhật báo La Stampa ở Turin Ý quốc phát hành ngày Thứ Ba 8/2/2005, ĐHY Mario Francesco Pompedda, tổng trưởng hồi hưu 75 tuổi của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh Signature, đã cho biết là cho dù ĐGH không thể nói được ngài vẫn có thể tiếp tục điều hành Giáo Hội, vì việc thi hành quyền bính và thừa tác vụ là quyền thi hành theo pháp quyền, không cần phải nói mới được.

 

“Chỉ cần (ĐGH) có thể diễn tả ý muốn của ngài một cách rõ ràng. Ngài có thể bày tỏ ý muốn của ngài một cách trọn vẹn bằng chữ viết, hay ngài có thể bày tỏ ý muốn ấy bằng những cử chỉ tỏ tường đáng kể.

 

“Quyền  năng cai trị là do ở tác động của ý muốn; không có một công thức nào buộc phải công bố khi thi hành pháp quyền như xẩy ra nơi các phép bí tích cả.

 

“Không ai được hồ nghi gì về quyết định của Đức Giáo Hoàng, cho dù không được bày tỏ bằng lời nói, được diễn tả bằng chữ viết hay bằng các cử chỉ, bằng những hình thức nói lên rõ ràng ý muốn của ngài”.

 

Vị hống y hồi hưu này còn cho biết về cách thức ĐTC có thể tự ý muốn về hưu như sau: “Ngài có thể làm như thế trước hai chứng nhân, trước Hồng Y Đoàn, trước một hội nghị giám mục, hay xuất hiện tại cửa sổ phóng ngài, công khai nói rằng ‘tôi xin giải nhiệm’. Không có một công thức chính thức nào cả”.

 

Vị hồng y này còn cho biết thêm Giáo Luật không có những điều kiện trong trường hợp đức giáo hoàng “không có khả năng cai trị vì yếu bệnh”.

 

 

Tòa Thánh Vatican với vị Tân Chủ Tịch Khối Hiệp Nhất Âu Châu về sức mạnh chính yếu của khối này là luân lý chứ không phải chính trị và kinh tế

 

Thay cho ĐTC GPII bị bệnh bất ngờ đang được điều dưỡng trong bệnh viện, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano đã gặp vị tân chủ tịch của Khối Hiệp Nhất Âu Châu là Joseph Borrell, người bày tỏ ý hướng mong muốn thấy việc tu chính mau chóng xẩy ra cho bản hiến pháp vừa được thành phần đại diện các quốc gia hội viên chuẩn nhận vào thời đoạn hạ bán năm 2004.

 

Theo bản công báo của văn phòng báo chí của tòa thánh thì: “Vị chủ tịch này, trước hết, muốn đích thân mình và thay cho Quốc Hội Âu Châu gửi lời chào đến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và chúc ngài mau bình phục. Sau đó ông chủ tịch Borrell giải thích một vài hoạt động hiện nay của quốc hội Âu Châu cùng với những viễn tượng xuất phát từ việc nới rộng Khối Hiệp Nhất Âu Châu, bày tỏ niềm hy vọng là bản hiến pháp công ước sẽ được tất cả mọi quốc gia phần tử tu chính lại”.

 

Vị chủ tịch này cũng nói về bản chất của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một khối “hòa hợp với chủ trương được Tòa Thánh luôn nắm giữ, đã cẩn thận  nhấn mạnh đến bản chất của Khối Âu Châu như là một ‘lực lượng về luân lý’ được thể hiện nơi sứ điệp đáng giá của mình liên quan tới một nền văn minh cần phải được vươn rộng tới môi trường cộng đồng quốc tế.

 

“Cuộc đàm đạo còn đề cập tới cả những vấn đề nẩy sinh từ việc hiện diện của ba cơ cấu lớn ở Âu Châu, đó là Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Hội Đồng Âu Châu, và Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu (OSCE: Organization for Security and Cooperation in Europe), và đã đều đồng ý về nhu cầu cần phải làm sáng tỏ mối liên hệ của ba cơ cấu này”.

 

ĐHY Sodano “đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vị khâm sứ tòa thánh ở Khối Hiệp Nhất Âu Châu để giúp vào công cuộc đối thoại cho có hiệu quả về các vấn đề quan trọng hiện nay”.

 

Vai trò khâm sứ tòa thánh ở khối Hiệp Nhất Âu Châu này vẫn trống từ tháng 12/2004 khi ĐTGM Faustino Sainz Muđoz được bổ nhiệm làm khâm sứ tòa thánh ở Hiệp Vương Quốc.

 

Cuộc gặp gỡ ngoại giao này diễn ra giữa đôi bên với thành phần tham dự như sau: bên ông chủ tịch Quốc Hội Âu Châu Borrell vừa nhậm chức vào tháng 7/2004 còn có vị giám đốc cơ quan này là Christine Verger và vị giám đốc Quốc Hội Âu Châu ở Rôma là Giovanni Salimbeni, còn bên Tòa Thánh còn có ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư văn phòng liên hệ ngoại giao với các quốc gia.

 

Ông Borrell, một phần tử thuộc Đảng Xã Hội Tây Ban Nha, đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chính trị vào hồi tháng 10/2004 để ngăn cản việc bổ nhiệm nhân vậy người Ý là Rocco Buttiglione vào Tiểu Ban Về Các Thứ Tự Do Dân Sự, Công Lý và Nội Vụ. Căn do của cuộc chống lại việc bổ nhiệm này là vì nhân vật Buttiglione có những chủ trương theo Kitô giáo liên quan tới vấn đề đồng tính luyến ái và hôn nhân.

 

Vào tháng 1/2005, các vị lãnh đạo thuộc những đảng phái chính trị Balan đại diện trong Quốc Hội Âu Châu đã phổ biến một công văn phê phán hành động của ông Borrell là “thiếu tôn trọng” đối với xứ sở Balan của họ. Phản ứng từ phía Balan này xẩy ra là vì trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2004, vị tân chủ tịch này đã bày tỏ mối quan tâm về thành quả cuộc trưng cầu dân ý ở Balan trong việc tu chính Bản Hiến Pháp Công Ước Âu Châu. Vị tân chủ tịch này phê phán Balan có “những gốc rễ quốc gia”, “gắn liền với những giá trị về tôn giáo quá sâu xa của quốc gia này”.

 

THÁNH THỂ LÀ BỮA TIỆC HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA

 ĐTCGPII giảng dạy Giáo Lý trong Đại Năm Thánh 2000, bài 27, Thứ Tư 18/10/2000

 1.         “Chúng ta đã trở nên Chúa Kitô. Vì nếu Người là đầu và chúng ta là chi thể thì  Người và chúng ta hợp thành một con người hoàn toàn” (Thánh Âu-Quốc-Tinh, Tractatus in Joh., 21, 8). Những lời mạnh mẽ của Thánh Âu-Quốc-Tinh đã đề cao mối hiệp thông thân mật được thiết lập giữa Thiên Chúa và con người nơi mầu nhiệm Giáo Hội, một mối hiệp thông theo giòng lịch sử hành trình của chúng ta được biểu hiệu tột đỉnh nơi bí tích Thánh Thể. Những lời truyền: “Các con hãy cầm lấy mà ăn... mà uống...” (Mt 26:26-27) Chúa Giêsu nói với các môn đệ trong căn thương lầu của một ngôi nhà ở Giêrusalem vào đêm cuối cùng cuộc sống trần gian của Người (x Mk 14:15) mang một ý nghĩa sâu xa. Giá trị biểu hiệu phổ quát của bữa tiệc được dọn ra với bánh và rượu (x Is 25:6) đã nói lên mối hiệp thông và tình thân mật ấy rồi vậy. Cũng còn có những yếu tố hiển nhiên khác đề cao Thánh Thể là bữa tiệc thân hữu và giao ước với Thiên Chúa nữa. Bởi vì, như Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc lại, “hy tế thập giá và bữa tiệc hiệp thông với mình máu Chúa thì đi đôi với nhau và bất khả phân ly nơi việc kéo dài tưởng niệm cuộc hy tế” (số 1382).

2-         Như trong Cựu Ước, đền thánh di động trong sa mạc được gọi là “lều hội ngộ” thế nào, tức là lều Thiên Chúa và dân Ngài gặp gỡ nhau cũng là lều của anh em trong đức tin ở giữa họ, truyền thống Kitô giáo cổ thời cũng gọi việc cử hành Thánh Thể là “synaxis”, nghĩa là “hội ngộ” như vậy. Nơi việc cử hành Thánh Thể này, “bản tính nội tại của Giáo Hội được tỏ hiện, một bản tính cho thấy Giáo Hội là một cộng đồng của những ai được triệu tập lại để cử hành tặng ân của Đấng trao ban cũng là Đấng được dâng hiến, ở chỗ, khi tham dự vào Mầu Nhiệm Thánh, họ trở nên ‘họ hàng’ của Chúa Kitô, cảm nghiệm trước được việc thần linh hóa hiện hữu trong mối liên kết bất khả phân ly giữa thần tính và nhân tính nơi Chúa Kitô” (Orientale Lumen, 10).

Nếu chúng ta muốn suy nghĩ sâu xa hơn về ý nghĩa đích thực của mầu nhiệm hiệp thông này giữa Thiên Chúa và tín hữu, chúng ta phải hướng về những lời Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly. Những lời ấy ám chỉ về một thứ “giao ước” thánh kinh, được thực sự nhắc lại nhờ mối liên hệ giữa máu của Chúa Kitô và máu hy tế đổ ra trên núi Sinai: “Đây là máu giao ước của Thày” (Mk 14:24). Moisen đã nói: “Đây là máu giao ước” (Ex 24:8). Giao ước núi Sinai liên kết dân Yến Duyên với Chúa bằng mối giây máu huyết đã tiên báo trước một tân ước sẽ đưa đến – như các Giáo Phụ Hy Lạp diễn đạt – mối cận thân thực sự giữa Chúa Kitô và tín hữu (x Thánh Cyril of Alexandria, In Johannis Evangelium, XI; John Chrysostom, In Matthaeum Hom., LXXXII, 5).

3.         Mối hiệp thông của tín hữu với Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể đặc biệt được đề cao nơi thần học của Thánh Gioan và Phaolô. Trong bài diễn từ tại hội đường Capernaum, Chúa Giêsu đã minh nhiên nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời” (Jn 6:51). Toàn đoạn văn này cố ý nhấn mạnh đến mối hiệp thông trọng yếu được thiết lập trong đức tin, giữa Chúa Kitô, Bánh sự sống, với ai ăn Bánh ấy. Chúng ta đặc biệt thấy động từ menein theo tiếng Hy Lạp, nghĩa là “nội trú, cư ngụ”, một động từ tiêu biểu được Phúc Âm Thứ Bốn sử dụng để nói lên mối thân tình nhiệm mầu giữa Chúa Kitô và người môn đệ: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở trong Tôi và Tôi ở trong họ” (Jn 6:56, x 15:4-9).

4.         Thế rồi đến từ ngữ Hy Lạp koinonia, tức “hiệp thông”, được Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô sử dụng, một bức thư trong khi nói về những bữa tiệc hiến tế của việc tôn thờ ngẫu tượng, được gọi là “bàn tiệc ma quỉ” (10:21), Thánh Phaolô cũng cho thấy nguyên tắc thực sự của tất cả mọi hy tế, đó là “Những ai ăn các của hy tế là những người dự phần vào bàn thờ” (10:18). Thánh Tông Đồ đã áp dụng nguyên tắc này một cách rõ ràng và triệt để vào bí tích Thánh Thể: “Chén chúc tụng chúng ta tôn vinh không phải là việc chúng ta thông phần vào (koinonia) máu của Chúa Kitô hay sao?... Bánh chúng ta bẻ ra thì không phải là việc chúng ta thông phần vào (koinonia) thân mình của Chúa Kitô hay sao?... Tất cả chúng ta đều dự phần cùng một tấm bánh duy nhất” (10:16-17). “Việc chia sẻ Thánh Thể, một bí tích Tân Ước, là tột đỉnh của việc chúng ta đồng hóa với Chúa Kitô, nguồn mạch của ‘sự sống trường cửu’, nguồn mạch và là quyền năng của việc hoàn toàn ban tặng bản thân mình” (Thông Điệp Veritas Splendor, 21).

5.         Việc hiệp thông với Chúa Kitô như thế làm phát sinh một cuộc biến đổi nội tâm nơi người tín hữu. Thánh Cyril Alexandria đã diễn tả rất hay về biến cố này, khi cho thấy âm vang của biến cố ấy trong đời sống cũng như trong lịch sử như thế này: “Chúa Kitô khuôn đúc chúng ta theo hình ảnh của Người, để những tính chất của bản tính thần linh nơi Người chiếu tỏa nơi chúng ta qua ơn thánh hóa, qua đức chính trực cũng như qua đời sống tốt lành xứng hợp với nhân đức. Vẻ đẹp của hình ảnh này chiếu tỏa nơi chúng ta, thành phần ở trong Chúa Kitô, khi chúng ta chứng tỏ mình là người tốt qua các việc làm của mình” (Tractatus ad Tiberum Diaconum Sociosque, II, Tesponsiones ad Tiberium Diaconum Sociosque, in In Divi Johannis Evangelium, vol. III, Brussels 1965, p. 590). “Bằng việc tham dự vào hy tế Thập Giá, người Kitô hữu dự phần vào tình yêu tự hiến của Chúa Kitô và được trang bị cũng như thôi thúc sống cùng một đức ái này qua tất cả mọi tâm tưởng và việc làm của họ. Việc Kitô hữu trung thành phục vụ cũng trở nên sáng tỏ và hiệu quả trong đời sống luân lý” (Thông Điệp Veritatis Splendor, 107). Việc trung thành phục vụ này được bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội và nở hoa nơi mối hiệp thông Thánh Thể. Thế nên, con đường thánh thiện, yêu thương và chân lý là việc tỏ cho thế gian thấy mối thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa được thể hiện nơi bàn tiệc Thánh Thể.

Chúng ta hãy bộc phát lòng ước vọng của mình khao khát sự sống thần linh được ban phát nơi Chúa Kitô, bằng cung giọng trầm ấm của Gregory Narek (thế kỷ thứ 10), một đại thần học gia thuộc Giáo Hội Armenia: “Tôi luôn mong mỏi Đấng Hiến Ban chứ không phải là các tặng ân của Người. Tôi không hào hứng vinh quang mà là Đấng Hiển Vinh tôi mong được ấp ủ... Tôi không tìm kiếm nghỉ ngơi mà là dung nhan của Đấng ban cho tôi nghỉ ngơi tôi van xin Người. Tôi không mỏi mòn về tiệc cưới mà là về lòng khao khát của Vị Hôn Phu” (XII Prayer).


 (Đaminh Maria Cao T
ấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 25/10/2000)

 

                                                    

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ