GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 2/2005
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.
__________________
NGÀY 18 THỨ SÁU |
Ảnh Hưởng của Hội Kín Tam Điểm ở Âu Châu
Để hiểu được những gì đang xẩy ra ở Âu Châu, theo nhà sử học Tin Lành César Vidal, cần phải chú ý tới hội kín Tam Điểm. Vị sử gia này là giám đốc của chương trình “La Linterna” của đài truyền thanh COPE thuộc hội đồng giám mục Tây Ban Nha. Ông đã viết một cuốn sách mang tựa đề là "Los Masones: La Historia de la Sociedad Secreta Más Poderosa" (Những Tay Tam Điểm: Lịch Sử của Hội Kín Đệ Nhất Mãnh Lực), do Planeta xuất bản.
Trong cuốn sách này, ông đã nói đến ảnh hưởng của tam điểm nơi các biến cố quan trọng nhất ở Tây Ban Nha thời hiện sử, nhất là từ cuộc bầu cử Tháng 3/2004 cho Đảng Lao Động Xã Hội Tây Ban Nha (PSOE: Spanish Socialist Labor Party). Theo ông, “trào lưu tục hóa được chính phủ do thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero lãnh đạo đã quá cho thấy đường lối của Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ”.
Vị tác giả này cho biết các tay Tam Điểm đóng một vai trò quan trọng nơi Khối Hiệp Nhất Âu Châu, chẳng hạn, “dự án Bản Hiến Pháp Âu Châu đã được điều khiển bởi một tay tam điểm”, đó là Valéry Giscard D’Estaing, “nhân vật đã loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do”.
Ông Vidal có bằng tiến sĩ về sử, triết, thần và một bằng về luật. Sau đây là những gì ông chia sẻ với Zenit qua một cuộc phỏng vấn.
Vấn: Những nhân vật nào nổi bật ở Tây Ban Nha đã và đang là những tay Tam Điểm, một sự kiện rất ít người biết đến?
Đáp: Bản danh sách này quá dài và một ít, vâng chỉ có một ít là được nói đến trong cuốn sách “Những Tay Tam Điểm” của tôi. Chứng cớ đủ cho thấy rằng vị Kiện Tướng (Grand Master) của Tây Ban Nha đại đông là Tiến Sĩ Josep Corominas, phó PSOE; ủy ban 5 phần tử đặc biệt đã bổ nhiệm Felipe González là tổng thư ký của PSOE có ba tên Tam Điểm, một trong ba người này là vị chủ tịch sắp tới của Thượng Viện, và ông của thủ tướng Rodríguez Zapatero cũng đã là một tay Tam Điểm.
Vấn: Có thể nói rằng Tam Điểm là thành phần giật giây trào lưu tục hóa đang xẩy ra ở Tây Ban Nha hay chăng?
Đáp: Điều có thể nói mà không sợ quá đáng đó là trào lưu tục hóa đang được phát động bởi chính phủ José Luis Rodríguez Zapatero là những gì quá cho thấy đường lối Tam Điểm muốn chống chủ nghĩa giáo sĩ.
Vấn: Tam Điểm đóng vai trò hay có thể đóng vai trò ra sao trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu?
Đáp: Thật là nhiều nếu người ta chú ý tới dự án của Bản Hiến Pháp Âu Châu là những gì đã được cổ võ bởi 1 tay Tam Điểm muốn loại trừ việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo ở châu lục này, và đã nhấn mạnh đến việc bao gồm một khoản bắt các giáo hội ở các quốc gia phải lệ thuộc còn cho ‘các tổ chức về triết lý’ được tự do
Vấn: Trong thế kỷ vừa qua, Tam Điểm đã hiện diện trong lịch sử của Tây Ban Nha như thế nào?
Đáp: Một cách liên tục và thảm thương. Vai trò quan trọng nhất phải qui về cho Tam Điểm ở các phong trào phò độc lập ở Cuba và Phi Luật Tân, ở những cuộc vận động chống giáo sĩ và theo chiều hướng tục hóa, ở việc làm suy yếu chế độ quân chủ nghị viện của Thời Khôi Phục Chế Độ Quân Chủ Anh Quốc, đến nỗi đã phải sự dụng đến cả nạn khủng bố, ở việc công bố Nền Đệ Nhị Cộng Hòa, và nhất là ở việc soạn thảo Bản Hiến Pháp Cộng Hòa làm lũng đoạn xã hội với hậu quả là xẩy ra cuộc Nội Chiến.
Vấn: Ông có thể nói cho chúng tôi về các biến cố cụ thể cho thấy hội này chiến đấu chống lại thế giới Công giáo hay chăng?
Đáp: Đó là lịch sử của Tam Điểm từ thế kỷ 18, nhưng qua chứng cớ chỉ cần nhắc lại cho thấy rằng Rodolfo Llopis, một Tay Tam Điểm và Xã Hội chủ nghĩa, đã làm tổng thư ký của PSOE (và) đã phát động việc lập pháp về giáo dục phản Kitô giáo trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa; hay các thứ gương mù gương xấu như của Banca Ambrosiana đều có liên can trực tiếp đến hoạt động của Tam Điểm.
Vấn: Nguồn gốc của Tam Điểm phát xuất như thế nào?
Đáp: Nguồn gốc phát xuất Tam Điểm bắt nguồn từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, khi có những nhóm cá nhân bị thu hút bởi huyền bí thức đã thành lập những nơi hội họp được cho là để truyền đạt những thứ bí hiểm thức này.
Dĩ nhiên là họ nói về nguồn gốc liên quan đến các tôn giáo dân ngoại, đến kiến thức, đến một nhân vật vô hình dung thời Solomon, cũng như đến các tu sĩ của một cổ giáo.
Vấn: Tính chất nổi bật nhất của nó, các mục tiêu và cấu trúc của nó hiện nay là gì? Phải chăng nó là một thứ tôn giáo?
Đáp: Mặc dù Tam Điểm chối bỏ thì sự thật đó là vũ trụ quan của Tam Điểm không phải là thứ vũ trụ quan hợp với một xã hội nhân ái như họ thường nói mà là một vũ trụ quan của một tôn giáo. Đó là lý do cho thấy tại sao thực sự Tòa Thánh cũng như các giáo phái Kitô giáo khác đã phải lập đi lập lại việc lên án, cho rằng phần tử của Tam Điểm không hợp với Kitô giáo.
Tam Điểm có thể được diễn tả như là một hội kín, với một cơ cấu nguyên thủy, một vũ trụ quan ngộ thức, và một biểu hiện làm cho các phần tử của nó dễ giúp nhau khi nó chiếm được những vị trí quan trọng trong xã hội.
Vấn: Tỷ lệ của thành phần Tam Điểm hiện nay là bao nhiêu?
Đáp: Chắc chắn là rất nhỏ. Ở Pháp người ta nói rằng không hơn .6% dân số. Tuy nhiên, điều ấy không ngăn cản việc họ chi phối Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Tế hay việc họ lan tràn sang chính Cánh Hữu, nhờ những nhân vật như Giscard D’Estaing.
Vấn: Thành phần Tam Điểm hiện diện ở những vấn đề hệ trọng nào trong xã hội của chúng ta, nhất là ở lãnh vực kinh tế, chính trị, trí thức và truyền thông?
Đáp: Có những lãnh vực bao giờ cũng được thành phần Tam Điểm chú trọng. Không cần nói đó là chính trị là nơi họ điều khiển Xã Hội Chủ Nghĩa Quốc Tế và mạnh mẽ tiến vào những phần tử thuộc Cánh Hữu. Nó cũng không ít chú trọng tới thế giới truyền thông, nhất là nơi vấn đề giáo dục, công lý và các lực lượng võ trang.
Ở Pháp chẳng hạn, kiểu “affair des fiches” cho thấy các viên chức Tam Điểm được thăng cử còn người Công giáo trái lại bị ngăn chặn việc tiến thân.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 30/1/2005
Nỗ Lực của Do Thái sau cuộc họp thượng đỉnh thỏa hiệp ngưng chiến
Nếu bên Palestine đã tỏ ra nỗ lực về vấn đề thực hiện thỏa hiệp ngưng chiến với Do Thái, bằng việc các nhóm chiến đấu quân tỏ thiện chí theo chiều hướng của Tân Tổng Thống Abbas và vị tổng thống này cũng đã rat ay bãi chức bat ay tổ ngành an ninh Palestine đã để xẩy ra vụ tấn công người Do Thái, thì bên Do Thái cũng đã chứng tỏ việc dấn thân ttheo lộ trình hòa bình, bằng việc hôm Chúa Nhật 13/2/2005, Bộ Nội Các của họ đã chấp thuận một danh sách 500 tù nhân Palestine được trả tự do vào những ngày tới đây, và mấy trăm nhân công Palestine (120 ngàn trước khi cuộc chiến bùng nổ vào tháng 9/2000) trở lại làm việc ở Do Thái.
Thành phần tù nhận được phe Do Thái thả ra là những người không dính dáng đến các vụ tấn công Do Thái và đã trải qua 2/3 án tù của họ. Thành phần bạo động cũng sẽ được thả ra sau này nếu vấn đề ngưng chiến giữa hai bên được tuân giữ.
Ngoài ra, Do Thái tiếp tục thả thêm 400 tù nhân Palestine trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, một trong những vị bộ trưởng thuộc nội các Palestine là Saeb Erakat đã chỉ trích Do Thái là Do Thái thi hành việc thả tù bình này một cách đơn phương không nói chi với Palestine cả: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Do Thái là vào lần thả tới sẽ được thực hiện một cách hoàn toàn thỏa thuận giữa đôi bên, qua tiểu ban hỗn hợp phái bộ sẽ gặp nhau ngày mai”.
Con số thành phần tù binh được thả chỉ chiếm một phần nhỏ trong khoảng 8 ngàn tù nhân Palestine bị phe Do Thái giam nhốt trong tù. Những người Palestine yêu cầu tất cả được thả ra, nhưng bên Do Thái nhấn mạnh là với một số luật trừ, nhất là với thành phần tù nhân “tay nhuốm máu”.
Ngoài ra, quân đội Do Thái cũng cho biết là thi thể của 15 người Palestine bị giết chết năm ngoái trong vụ tấn công các khu cư dân Do Thái cùng khu quân sự của họ ở Gaza sẽ được trả lại cho bên Palestine ở Gaza vào Thứ Hai 14/2/2005 để được chôn táng.
Cũng vào hôm Chúa Nhật, vị đệ nhất trợ tá của Thủ Tướng Sharon là Raanan Gissin, đã cho biết rằng các cơ quan công lực sẽ triệt để không dung tha cho những tay Do Thái cực đoan, sau khi một vị bộ trưởng trong Nội Các nhận được lời đe dọa sát hại con cái của ông và một viên chức cao cấp khác có chiếc xe bị rạch nát bánh.
Những hành động tấn công ấy là những gì tỏ ra phản ứng bất thuận với thỏa hiệp của Thủ Tướng Sharon với phe Palestine tuần trước. Chính bản thân Thủ Tướng Sharon cũng bị đe dọa, đến độ có thể xẩy ra một tay Do Thái ôm bom tự sát tấn công cả ông lẫn đám hộ vệ của ông.
Trước tình hình chống đối bên Do Thái của mình liên quan đến dự án tháo giải ở phần đất Palestine Gaza và Tây Ngạn, Thủ Tướng Sharon đã tuyên bố hôm Thứ Ba 15/2/2005 rằng ông “sẽ làm mọi cách trong tầm tay để tránh cuộc rạn nứt trong nước”.
Thật vậy, trong cuộc họp báo do Hiệp Hội Báo Chí Hải Ngoại tổ chức, nói bằng tiếng Anh, Thủ Tướng Sharon đã nói rằng dự án giải tỏa các địa điểm cư dân Do Thái ở những phần đất Palestine là “một trong những hành động khó khăn nhất tôi gặp phải trong nhiệm kỳ làm thủ tướng của tôi”.
Về những đe dọa tác hại ông cùng chính phủ của ông đã từng được điều tra từ khi biết được vào tháng 9/2004, vị thủ tướng này cho biết rằng: “Tình trạng an toàn bản thân cá nhân tôi không chi phối được tôi cũng chẳng ảnh hưởng gì tới dự án của tôi hết. Tôi không quan tâm gì và tôi đã quyết định thi hành quyết định của chính quyền. Những thứ đe dọa như thế là những gì bất khả chấp. Trong suốt cuộc đời của mình tôi không bao giờ chịu thua đe dọa cả và tôi không có ý định giờ đây bắt đầu”.
Vào năm 1995, vị Thủ Tướng Do Thái bấy giờ là Yitzhak Rabin bị bắn chết ở một cuộc biểu tình hòa bình ở thủ đô Tel Aviv bởi một người Do Thái cực kỳ ái quốc là Yigal Amir, một cuộc ám sát đã làm cho các cơ quan an ninh Do Thái phải lấy làm bàng hoàng sửng sốt. Tay ám sát uất hận vì vị thủ tướng bấy giờ ủng hộ Hòa Ước Oslo là hòa ước có ý định bán đất lấy hòa bình với những người Palestine.
Thủ Tướng Sharon nói Do Thái sẽ điều hợp với Thẩm Quyền Palestine để thực hiện dự án của ông trong việc giải tỏa 21 địa điểm cư trú của người Do Thái ở Gaza, một sự điều hợp vị thủ tướng này không có được dưới thời cố lãnh tụ Palestine Yasser Arafat. Một số nhóm của thành phần cư trú nơi sẽ bị giải tỏa trước đây ủng hộ Sharon nay cho ông là tên phản trắc.
Cũng vào hôm Thứ Ba 15/2/2005, Thủ Tướng Sharon đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc điều hợp giữa đôi bên như thế này:
“Tôi nghĩ rằng nó là vấn đề rất quan trọng đối với chúng tôi, bởi vì, trước hết, tôi muốn rằng miền mà chúng tôi rút bỏ trong tương lai sẽ không lọt vào tay phái Hamas hay Thánh Chiến Hồi giáo hoặc bất cứ một tổ chức khủng bố cực đoan nào, mà là vào tay của Thẩm Quyền Palestine”.
Trong khi đó, Tân Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine Mahmoud Abbas đã trình bày một tân Nội Các cho phong trào Fatah của ông để được chấp thuận vào hôm Thứ Ba 15/2/2005. Tổng Thống Abbas chỉ bổ nhiệm 3 người mới mà thôi cho các bộ nội vụ, hải ngoại và thông tin, ngoài ra tất cả đều còn y nguyên.
Phi Luật Tân: khủng bố tấn công – tấn công khủng bố
Hôm Thứ Hai, ngày tình nhân Valentine, 14/2/2005, một cuộc khủng bố đã xẩy ra ở Phi Luật Tân, làm thiệt mạng 7 người và gây thương tích cho gần 100 người bị thương. Nhóm Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf, một nhóm được Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách khủng bố, đã ra mặt nhận trách nhiệm về vụ này, cho hành động khủng bố của họ là để trả thù về việc xúc phạm của quân đội gây ra cho các tay súng Hồi giáo ở miền nam bất ổn. Vị tướng của lực lượng cảnh sát quốc gia là Edgar Aglipay đã ra lệnh cho lực lượng 114 ngàn cảnh sát phải thắt chặt tình trạng an ninh khắp nước.
Tay lãnh đạo nhóm khủng bố này là Abu Solaiman đã nói với đài phát thanh DZBB 20 phút sau hai vụ nổ bom đầu là: “các người có thể qui việc này cho chúng tôi. Còn một vụ nữa sẽ xẩy ra” (vụ ở thủ đô Manila trên một chiếc xe buýt. Cú điện thoại thứ hai, tay thủ lãnh này nói rằng những cuộc nổ bom ấy là “quà tặng” Ngày Tình Nhân cho Tổng Thống Gloria Macapagal Arroyo.
Tay này còn nói: “Những hành động cuối cùng của chúng tôi ấy, những hành động được phác họa và thi hành một cách chính xác bởi những tay chiến đấu hào hùng của Hồi giáo, là việc chúng tôi tiếp tục đáp lại những việc làm hung tàn của chính quyền Phi Luật Tân phạm đến những người Hồi giáo ở khắp nơi.
“Chúng tôi sẽ tìm nhiều cách thức và phương tiện hơn để gây thêm họa cho sinh mạng và tài sản của dân chúng các người, và chúng tôi sẽ không chấm dứt trừ phi chúng tôi đòi trả lẽ công bằng cho muôn vàn mạng sống và tài sản của người Hồi giáo đã bị nhân dân các người hủy hoại”.
Thật ra các viên chức chính phủ đã tỏ ra lo ngại về viễn tượng sẽ xẩy ra một cuộc khủng bố tấn công khi quân đội thi hành một cuộc tấn công toàn diện ở đảo Jolo vào một nhóm mới đây dùng súng tấn công những binh lính ở miền này, làm bùng lên các cuộc đụng độ gây thiệt mạng cho 60 người. Những tay dùng súng tấn công lính Phi Luật tân này được cho là các đồ đệ của nhà lãnh đạo Hồi giáo đang bị giam nhốt là Nur Misuari, một nhà lãnh đạo được sự ủng hộ của các phần tử nhóm Abu Sayyaf.
Những biến động vừa xẩy ra ở Phi Luật Tân liên quan đến việc khủng bố tấn công của thành phần Hồi giáo quá khích và bạo động, không phải là lần đầu. Vào ngày 12/12/2004, cũng đã xẩy ra một vụ nổ bom sát hại 14 người và gây thương tích cho 70 người ở General Santos, một thành phố 500 ngàn dân đa số là Kitô hữu cách thủ đô Manila 1 ngàn cây số về phía nam. 5 người được tình nghi là có dính dáng tới nhóm Abu Sayyaf đã bị giam nhốt.
Nhóm Abu Sayyaf cũng nhận mình cho nổ bom ở một bến cảng Minila Bay năm ngoái, một vụ nổ bom giết chết trên 100 người. Hôm 30/12/2000, 22 người bị giết chết ở Manila vì một vụ nổ bom gần như đồng loạt, gây ra bởi những tay Hồi giáo cực đoan và nhóm khủng bố trong vùng là Jemaah Islamiyah.