GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 2/2005
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.
__________________
NGÀY 26 THỨ BẢY, NGÀY THÁNH MẪU TRONG NĂM THÁNH THỂ |
THÀNH THẬT SÙNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ
TREATISE ON TRUE DEVOTION TO THE BLESSED VIRGIN
Nguyên tác Thánh Long Mộng Phố (Louis Grignion Montfort)
Bản dịch Việt Ngữ: Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Phần Một
Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Nhất
Tôn Sùng Mẹ Maria: Cần Thiết
I. Vai Trò của Mẹ Maria trong Việc Nhập Thể
14. Cùng với toàn thể Giáo Hội tôi nhìn nhận rằng Mẹ Maria, chỉ là một tạo vật thuần túy được bàn tay Thiên Chúa khuôn đúc, so với sự vô cùng uy nghi cao cả của Ngài, thì Mẹ còn thua một nguyên tử, đúng hơn, hoàn toàn chẳng là gì, vì chỉ có một mình Ngài mới có thể nói rằng “Ta là Đấng hiện hữu”. Bởi thế, vị Chúa cao cả này, Đấng không hề lệ thuộc bất cứ sự gì và tự sung mãn, đã và đang tuyệt đối cần đến Đức Trinh Nữ này để hoàn thành ý muốn của Ngài cũng như để biểu dương vinh hiển của Ngài. Để làm nên tất cả mọi sự Ngài chỉ cần muốn là xong.
15. Tuy nhiên, căn cứ vào sự việc xẩy ra, tôi cũng tuyên xưng rằng, vì Thiên Chúa đã quyết định bắt đầu và hoàn thành các công việc cao cả của Ngài qua Đức Trinh Nữ này từ khi Ngài tạo dựng nên người mà chúng ta có thể an tâm tin tưởng rằng Ngài sẽ không đổi thay dự án của Ngài trong thời gian tới đây, vì Ngài là Thiên Chúa nên do đó không thay đổi tư tưởng hay đường lối tác hành của Ngài.
16. Thiên Chúa Ngôi Cha đã ban Người Con duy nhất của mình cho thế gian chỉ qua Mẹ Maria mà thôi. Bất cứ ước muốn nào đã được các vị tổ phụ ấp ủ, bất cứ lời van nài nào của các vị tiên tri và thánh nhân thời Cựu Ước 4 ngàn năm để mong thủ đắc được kho tàng ấy, thì một mình Mẹ Maria đã chiếm hữu và được ơn nghĩa với Chúa nhờ những lời nguyện cầu quyền năng của Mẹ cũng như nhờ các nhân đức trọn lành của Mẹ. Thánh Âu Quốc Tinh đã nói: “Thế gian không xứng đáng lãnh nhận Con Thiên Chúa trực tiếp từ bàn tay của Ngôi Cha mà Ngài đã ban Con của Ngài cho Mẹ Maria để từ Mẹ thế gian lãnh nhận Người”.
Con Thiên Chúa làm người vì phần rỗi của chúng ta nhưng chỉ nơi Mẹ Maria và qua Mẹ Maria mà thôi.
Chúa Thánh Thần đã hình thành Chúa Giêsu Kitô nơi Mẹ Maria, nhưng chỉ sau khi, qua một trong những thừa tác viên chính trong triều thần của Ngài, đã được sự đồng ý của Mẹ.
17. Thiên Chúa Ngôi Cha đã thông ban cho Mẹ Maria sự sung mãn của Ngài ở hết cỡ tạo vật thuần túy có thể nhận được, nhờ đó Mẹ có thể sinh ra Con của Ngài cùng với tất cả mọi phần tử thuộc nhiệm thể của Người.
18. Thiên Chúa Ngôi Con đã đến với cung lòng trinh nguyên của Mẹ như một tân Adong đến thiên đường trần gian của Người, để vui sướng ở đó và tạo nên những kỳ công ân sủng thầm kín.
Vị Thiên Chúa làm người cảm thấy tự do nơi việc giam cầm bản thân mình trong cung lòng của Mẹ. Người đã tỏ quyền năng nơi việc được hạ sinh bởi người thanh nữ này. Người đã được hiển vinh cũng như Cha Người được vinh hiển nơi việc Người che khuất đi ánh rạng ngời của Người trước mắt tất cả mọi tạo vật dưới thế này và chỉ tỏ cho một mình Mẹ Maria mà thôi. Người đã tôn vinh tính cách độc lập của Người cũng như vẻ uy nghi cao cả của Người nơi việc lệ thuộc vào người trinh nữ khả ái này, khi Người được thụ thai, hạ sinh, hiến dâng trong đền thờ và trong suốt 30 năm ẩn dật trên trần gian của Người. Ngay cả vào lúc tử nạn của mình, Mẹ cũng phải hiện diện để Người liên kết với Mẹ thành một hy tế, và được sát tế khi được Mẹ tỏ ra đồng ý với Chúa Cha hằng hữu, như Isaac xưa được Abraham hiến tế khi ông chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa. Chính Mẹ Maria đã cho Người bú mớm, đã đút cho Người ăn, đã chăm sóc Người, dưỡng nuôi Người và hy hiến Người vì chúng ta.
Chúa Thánh Thần không thể không đề cập đến trong Phúc Âm việc lệ thuộc tuyệt vời và bất khả thấu này của Thiên Chúa, cho dù Ngài giấu đi hầu hết tất cả những gì tuyệt vời do Lời Nhập Thể làm trong cuộc đời ẩn dật của Người hầu mang lại cho chúng ta giá trị và vinh quang vô cùng của cuộc sống ẩn data ấy. Chúa Giêsu, khi phục tùng Mẹ của Người 30 năm trời, đã tôn vinh Chúa Cha của Người hơn là việc Người có thể hoán cải toàn thể trần gian bằng những phép lạ cả thể nhất. Thế nên chúng ta sẽ hết mình tôn vinh Thiên Chúa biết bao khi chúng ta làm cho Ngài hài lòng thấy chúng ta lụy thuộc vào Mẹ Maria, lấy Chúa Giêsu như là tấm gương noi theo duy nhất của mình.
19. Nếu chúng ta kỹ lưỡng khảo sát phần đời sống còn lại của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ thấy rằng Người đã quyết định bắt đầu ra tay thực hiện các phép lạ của Người qua Mẹ Maria. Chính nhờ lời của Mẹ mà Người đã thánh hóa Thánh Gioan Tẩy Giả trong lòng mẹ của thai nhi này là Thánh Isave; Mẹ Maria vừa lên tiếng là Gioan được thánh hóa. Đó là phép lạ đầu tiên và cao cả nhất của Người về ân sủng. Ở tiệc cưới Cana Người đã biến nước lã thành rượu ở lời nguyện cầu khiêm tốn của Mẹ, và đó là phép lạ đầu tiên của Người về lãnh vực tự nhiên. Người đã bắt đầu và tiếp tục các phép lạ của Người nhờ Mẹ Maria và Người sẽ tiếp tục làm các phép lạ qua Mẹ cho đến tận cùng thời gian.
20. Chúa Thánh Thần, Đấng không sản sinh một ngôi vị thần linh nào, đã trở thành phong phú nhờ Mẹ Maria là con người Ngài đã hiệp hôn. Chính với Mẹ, trong Mẹ và từ Mẹ Ngài đã sản sinh một kiệt tác là Vị Thiên Chúa làm người, và Ngài đang sản sinh cho đến tận thế các phần tử thuộc thân thể của Đầu Lãnh đáng tôn thờ này. Ví lý do ấy Ngài càng thấy Mẹ Maria là vị hiền thê yêu dấu bất khả phân ly của Ngài ở một linh hồn nào thì Ngài càng trở nên mãnh lực hơn và hiệu nghiệm hơn trong việc sản sinh Chúa Giêsu Kitô nơi linh hồn ấy, một linh hồn sống trong Chúa Giêsu Kitô.
21. Như thế không có nghĩa là Đức Trinh Nữ này ban cho Chúa Thánh Linh một thứ dồi dào phong phú Ngài vốn không có. Là Thiên Chúa, Ngài có khả năng sản sinh như Ngôi Cha và Ngôi Con, mặc dù Ngài không sử dụng quyền năng này và do đó không sản sinh ra một ngôi vị thần linh khác. Thế nhưng, vấn đề ở đây là Chúa Thánh Thần đã muốn sử dụng Đức Bà của chúng ta, cho dù Ngài tuyệt đối không cần đến Mẹ, để trở thành phong phú một cách chủ động trong việc sản sinh Chúa Giêsu Kitô cùng những phần tử của Người nơi Mẹ và nhờ Mẹ. Đây là một mầu nhiệm về ân sủng bí ẩn, thậm chí cả đối với nhiều người trí thức nhất và đạo đức nhất trong thành phần Kitô hữu.
“Phát Triển Nhanh”
Tông Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
gửi Thành Phần Hữu Trách Các Ngành Truyền Thông (TIẾP và HẾT)
V. Để Thực Hiện Việc Truyền Thông với Quyền Năng của Chúa Thánh Thần
13. Cái thách đố lớn của thời đại chúng ta đối với thành phần tín hữu cũng như đối với tất cả mọi con người thành tâm thiện chí đó là thách đố bảo trì việc truyền thông trung thực và tự do giúp vào việc củng cố sự tiến bộ toàn diện trên thế giới. Hết mọi người đều biết cách để làm sao nuôi dưỡng một thứ cẩn thận nhận thức và liên lỉ tỉnh táo, bằng việc phát triển một thứ khả năng nhận định lành mạnh về mãnh lực thu hút của các phương tiện truyền thông.
Cũng trong ngành truyền thông này, thành phần tin tưởng nơi Chúa Kitô biết rằng họ có thể trông cậy vào ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Ơn trợ giúp này lại càng cần thiết hơn nữa khi người ta để ý tới vấn đề những trở ngại nội tại nơi vấn đề truyền thông có thể gia tăng nhiều là dường nào bởi các thứ ý hệ, bởi ước muốn lợi lộc hay quyền lực, cũng như bởi những thứ kình địch cùng xung khắc giữa cá nhân và đoàn thể, đồng thời cũng bởi nỗi yếu kém của con người cùng với các thứ rắc rối trong xã hội. Các khoa kỹ thuật tân tiến gia tăng đến độ đáng kể về tốc độ, lượng chất và tính cách khả dụng của truyền thông, thế nhưng chúng trước hết lại không thuận lợi cho một thứ trao đổi khéo léo diễn ra giữa trí khôn với trí khôn, giữa con tim với con tim, song là một thứ trao đổi cần phải làm nên đặc tính của bất cứ việc truyền thông nào muốn phục vụ tình đoàn kết và yêu thương.
Trải qua suốt lịch sử cứu độ, Chúa Kitô hiện diện với chúng ta như là “một vị trền đạt” của Chúa Cha: “Thiên Chúa, vào những ngày cuối này, đã nói với chúng ta qua Con của Ngài” (Heb 1:2). Lời hằng hữu nhập thể, nơi việc thông đạt Bản Thân Mình, bao giờ cũng tỏ ra tôn trọng những ai lắng nghe Người, giảng dạy cho họ biết về tình trạng và các nhu cầu của họ, cảm thương trước nỗi khổ đau của họ cũng như dứt khoát chỉ nói với họ về những gì họ cần nghe mà không áp đặt hay ve vuốt, lừa đảo hay mạo dụng. Chúa Giêsu dạy rằng việc truyền đạt là một hành động về luân lý: “Một con người tốt thì xuất ra những gì chất chứa tốt lành, song kẻ dữ thì xuất ra những gì chất chứa xấu xa. Tôi nói cho quí vị hay, vào Ngày Phán Xét, người ta sẽ phải trả lẽ về hết mọi lời nói vô trách nhiệm của họ. Quí vị sẽ bị xét xử theo những lời nói của mình, và quí vị sẽ bị án phạt vì lời lẽ của mình” (Mt 12:35-37).
14. Thánh tông đồ Phaolô đã rõ ràng nhắn nhủ những ai đi làm truyền thông (chính trị gia, chuyên gia truyền thông, khán thính giả), rằng “Bởi thế, bằng việc loại trừ đi điều sai lạc, mỗi người hãy nói điều chân thật với tha nhân của mình, vì chúng ta là phần tử của nhau… Miệng lưỡi của anh em không được thốt ra thứ ngôn từ gian manh dối trá, mà là những gì tốt lành cần cho việc xây dựng, hầu mang lại ân huệ cho người nghe” (Eph 4:25,29).
Đối với những ai đang hoạt động trong ngành truyền thông, nhất là đối với thành phần tín hữu tham gia vào lãnh vực quan trọng này của xã hội, thì tôi muốn gửi đến họ lời mời gọi mà, ngay từ đầu thừa tác vụ làm Mục Tử Giáo Hội Hoàn Vũ, tôi đã muốn bày tỏ cho toàn thế giới là “đừng sợ!”.
Đừng sợ những khoa kỹ thuật mới! Những khoa kỹ thuật mới này thuộc về “số những điều tuyệt diệu” – inter mirifica – Thiên Chúa đã trao vào tay của chúng ta để khám phá, sử dụng và làm cho sự thật được nhận biết, một sự thật về cả phẩm giá của chúng ta cũng như về thân mệnh của chúng ta là con cái của Ngài, thành phần thừa tự Vương Quốc hằng hữu của Ngài.
Đừng sợ bị thế giới chống đối! Chúa Giêsu đã bảo đảm với chúng ta rằng “Thày đã thắng thế gian” (Jn 16:33). Đừng sợ ngay cả đến nỗi yếu hèn và thiếu kém của mình! Vị Sư Phụ Thần Linh đã phán: “Thày luôn ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20). Hãy thông đạt sứ điệp của Chúa Kitô, ân sủng và yêu thương, hãy làm cho sống động trong thế giới qua đi này cái viễn ảnh vĩnh hằng thiên quốc, một viễn ảnh không một phương tiện truyền thông nào có thể trực tiếp truyền đạt, đó là “Những gì mắt chưa hề thấy, tai chưa hề nghe, và những gì lòng chưa từng cảm, những gì Thiên Chúa đã sửa soạn cho những ai yêu mến Ngài” (1Cor 2:9).
Tôi xin ký thác cuộc hành trình của Giáo Hội trong thế giới ngày nay cho Mẹ Maria, vị đã ban cho chúng ta Lời sự sống và là vị lưu giữ những lời bất đổi thay trong lòng Mẹ. Xin Đức Trinh Nữ giúp chúng ta biết sử dụng mọi phương tiện để truyền đạt vẻ đẹp và niềm vui của sự sống trong Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng ta.
Tôi ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người!
Tại Vatican ngày 24/1/2005, Lễ Thánh Phanxicô Salêsiô, Quan Thày Thành Phần Phóng Viên Ký Giả
Gioan Phaolô II
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_20050124_il-rapido-sviluppo_en.html
NOTES
[1] No. 1.
[2] Apostolic Exhortation Evangelio Nuntiandi (December 8th, 1975): AAS 68 (1976), 45.
[3] Cf. John Paul II, Apostolic Exhortation Christifideles Laici (December 30 th , 1988), 18-24: AAS 81 (1989), 421-435; cf. Pontifical Council for Social Communications, Pastoral Instructive Ae tatis Novae (February 22 nd , 1992), 10: AAS 84 (1992), 454-455.
[4] Cf. John Paul II, Encyclical Letter Fides et Ratio (September 14 th , 1998), 91: AAS 91 (1999), 76-77.
[5] cf. Pontifical Council for Social Communications, Pastoral Instructive Ae tatis Novae (February 22 nd , 1992), 4: AAS 84 (1992), 450.
[6] Cf. John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation, Pastores Gregis, 30: L’Osservatore Romano, October 17 th , 2003, p. 6.
[7] John Paul II, Post-Synodal Apostolic Exhortation, Vita Consecrata (March 25 th , 1996), 99: AAS 88 (1996), 476.
[8] Cf. John Paul II, Encyclical Letter, Redemptoris Missio (December 7 th , 1990), 37: AAS 83 (1991), 282-286.
[9] Cf. Pontifical Council for Social Communications, The Church and Internet (February 22 nd , 2002), 6: Vatican City, 2002, p. 13-15.
[10] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Inter Mirifica, 15-16; Pontifical Council for Social Communications, Pastoral Instructional Communio et Progressio (May 23 rd , 1971), 107: AAS 63 (1971), 631-632; Pontifical Council for Social Communications, Pastoral Instructional Aetatis Novae (February 22 nd , 1992), 18: AAS 84 (1992), 460.
[11] Cf. Ibid., 19: l.c.
[12] Cf. The Catechism of the Catholic Church, num. 2494.
[13] Cf. John Paul II, Message for the 37 th World Communications Day (January 24 th , 2003): L’Osservatore Romano, January 25 th , 2003, p. 6.
[14] Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Lumen Gentium, 37; Pontifical Council for Social Communications, Pastoral Instruction Communio et Progressio (May 23 rd , 1971), 114-117: AAS 63 (1971), 634-635.
[15] Can. 212, ậ3: According to the knowledge, competence, and prestige which they possess, they have the right and even at times the duty to manifest to the sacred pastors their opinion on matters which pertain to the good of the Church and to make their opinion known to the rest of the Christian faithful, without prejudice to the integrity of faith and morals, with reverence toward their pastors, and attentive to common advantage and the dignity of persons.
[16] Second Vatican Ecumenical Council, Lumen Gentium, 37.
Anh giáo phân rẽ trầm trọng về vấn đề đồng tính nam nhân
Trong khi bên Anh quốc, nữ hoàng Elizabeth tuyên bố không tham dự lễ cưới của thái tử Charles về vấn đề tôn giáo, bởi người vợ tương lai của vị thái tử này đã từng ly dị chồng, không xứng đáng cùng với thái tử sẽ lên ngôi vua sau này làm đầu giáo hội Anh giáo, một giáo hội đã tách khỏi Giáo Hội Công giáo từ năm 1535, bởi vua Henry VIII, vì vua này bị phạt vạ tuyệt thông bởi cuộc hôn nhân bất hợp pháp của vua.
Các vị đại diện thuộc cánh Hoa Kỳ và Canada của Giáo Hội Hiệp Thông Anh Giáo đã được Hội Đồng Cố Vấn Anh Giáo, một trong bốn cơ cấu chính của giáo hội này, yêu cầu tách lìa khỏi cơ cấu giáo hội Anh giáo vì những bất đồng về sự kiện một giáo phận ở Canada ủng hộ vấn đề hôn nhân đồng tính cũng như về việc thăng chức một vị giám mục công khai đồng tính ở New Hampshire.
Thật vậy, 38 vị đại diện Anh giáo các quốc gia trên thế giới đã họp nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan tuần này, và vào ngày Thứ Năm 24/2/2005, trong bản công bố được 38 vị đại diện ký nhận, đã nói rằng bao lâu “còn vấn đề về việc các Giáo Hội Bắc Mỹ có muốn chấp nhận cùng một giáo huấn đối với các vấn đề luân lý tình dục như được mọi nơi khác chung chung chấp nhận trong Giáo Hội, thì thực tại chính yếu của mối hiệp thông của chúng ta trong Thiên Chúa Ba Ngôi Thánh bị lu mờ, và tính cách hiệu nghiệm nơi sứ vụ chung của chúng ta bị ngãng trở cách trầm trọng”.
Bản công báo này tái xác nhận quyết nghị được toàn thể các vị giám mục Anh giáo chấp thuận năm 1998 là quyết nghị tuyên bố là những việc làm của nam nhân đồng tính “không hợp với Thánh Kinh” và chống lại vấn đề truyền chức cho nam nhân đồng tính cũng như chống lại việc làm phép cho các cặp hôn nhân đồng tính.
Bản công báo này cũng cho biết nhiều nghị viên trong cuộc họp tuần này “hết sức cảnh giác là tiêu chuẩn giáo huấn Kitô giáo về các vấn đề tính dục của con người”, được diễn tả trong quyết nghị 1998, đã “bị suy giảm trầm trọng bởi những diễn tiến mới đây ở Bắc Mỹ”.
Các nghị viên của cuộc họp 10 năm 1 lần này khuyên là các giáo hội Hoa Kỳ và Canada phải trả lời những câu hỏi được đặt ra trong 1 bản tường trình của Giáo Hội năm 2004. Giáo Hội Anh giáo gồm có 38 giáo hội tự trị, trong đó có Giáo Hội Episcopal của Hoa Kỳ. Anh Giáo có 77 triệu tín đồ ở trên 160 quốc gia.
Ủy Ban Quốc Hội Ý: Tái xét vụ ám sát ĐTC GPII
Căn cứ vào những chi tiết mới nhất từ tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ĐTC GPII về vụ ngài bị ám sát, một ủy ban của quốc hội Ý đã quyết định mở lại hồ sơ vụ này. Vị chủ tịch của Ủy Ban Điêà Tra của Quốc Hội này là ông Paolo Guoãanti đã cho các cơ quan Ý biết hôm Thứ Tư 23/2/2004 là “Chúng tôi sẽ lập tức mở lại vụ tấn công Đức Giáo Hoàng này”.
Ông này nói thêm là cuộc tái điều tra ấy sẽ được bắt đầu bằng “việc thu tích hồ sơ theo thủ tục liên quan đến tội ác ghê tởm ấy, bằng cách mở lại đạo lộ Nga Sô, cả KGB lẫn GRU” là cơ quan tình báo quân sự của Nga. Vị chủ tịch này khẳng định là quyết định tái điều tra vụ này được thực hiện “sau những điều được chính Đức Giáo Hoàng chứng thực về nguồn gốc ý hệ của tội ác này”.
Trong tác phẩm của mình, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng cuộc tấn công ấy là “một trong những chấn động cuối cùng của những ý hệ về quyền lực xuất phát trong thế kỷ 20”.
Ông Guoãanti nhận định rằng “trong việc tái xét tội ác này thì điều duy nhất vẫn từng thiếu vắng đó là động lực của nó”.
Vị này giải thích thêm là giáo triều của ĐTC GPII “là nguyên cớ đầu tiên cho việc sụp đổ của Cộng Sản, ở vào lúc nỗ lực về quân sự đến độ găng nhất đối với các chế độ quân chủ Tây phương, một nỗ lực cuối cùng đã trở thành vô dụng vì tình trạng nhiễu loạn và tê liệt sau đó bởi Balan Công giáo qui tụ quanh vị Giáo Hoàng này, Công Đoàn Liên Kết và ông Lech Walesa”.