GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 2/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.  

 

__________________

 NGÀY 2 THỨ TƯ

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được đưa vào bệnh viện gấp

Ngày Thứ Ba 1/2/2005, theo CNN, vì bị nhiễm trùng bộ phận hô hấp nguy kịch, ĐTC GPII được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rôma vào khoảng 11 giờ đêm. Ngài đã được chữa trị tại bệnh viện này một số lần. Tuy nhiên, việc nhập viện gấp vào ban đêm như thế này là chuyện bất bình thường.

Tại bệnh viện này, vị giáo hoàng 84 tuổi đã được khám nghiệm đủ thứ, kể cả chụp quang tuyến X, để xem bệnh tình trầm trọng tới đâu. Ngài chưa một lần ở trong phòng khẩn trị ICU (Intensive Care Unit) như lần này.

Từ hôm Thứ Hai, văn phòng báo chí đã tuyên bố ĐTC bãi các cuộc triều kiến vì vấn đề sức khỏe. Sáng Thứ Ba Tòa Thánh lại thông báo ngài hủy bỏ các cuộc gặp gỡ chung riêng trong mấy ngày tới, kể cả buổi triều kiến chung hằng tuần vào ngày Thứ Tư.

Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh thì “Đức Giáo Hoàng cũng bị cúm như cả hằng triệu người Ý”.

Sức khỏe của ngài tương đối khá trong mấy tháng gần đây. Ngài thấy có vẻ khỏe mạnh hơn trong mùa hè và mùa thu năm 2003, thời điểm ngài viếng thăm Croatia và Slovakia rồi trở về Vatican và tưởng ngài đi luôn từ hồi ấy. Vào tháng 9/2003, cũng vì sức khỏe ngài đã bãi việc đi thăm các giáo xứ ở Roma vào Chúa Nhật hằng tuần theo thói quen.

Sáng Thứ Tư, 2/2/2005, Lễ Đức Mẹ Dâng Con, vị giám đốc của văn phòng báo chí của tòa thánh là Navarro-Valls đã phổ biến tại bệnh viện Gemelli Plyclinic một công báo cho các ký giả biết về tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha tại bệnh viện qua đêm. Theo bản công báo này thì nhờ vấn đề trị liệu y khoa nói chung và phương pháp trị liệu về hô hấp nói riêng được liên tục sử dụng đã giúp làm cho “Đức Thánh Cha nghỉ ngơi được mấy tiếng trong đêm hôm qua. Giáo sư Rodolfo Proitetti, giám đốc phân bộ cấp cứu, đã canh chừng tình trạng của sức khỏe của Đức Thánh Cha trong thời gian ngài ở bệnh viện”.

 

Cũng vị giám đốc này còn cho biết sau khi nghỉ ngơi khá ngon trong đêm vừa rồi, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tại giường bệnh của ngài ở bệnh viện này lúc 10 giờ 15 sáng với thư ký của ngài là ĐTGM Stanislaw Dziwisz và điểm tâm nhẹ “với chút cà phế” nữa. Chứng cảm cúm của ngài “rất là nhẹ”. Vị giám đốc cho biết việc đưa ngài vào bệnh viện gấp đêm hôm qua vào lúc 10 giờ 50 là “một cách thức cẩn trọng” đối với 1 vị giáo hoàng 84 tuổi bị khó thở.  

 

Vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh cũng là một y sĩ này đã phủ nhận tin tức cho rằng Đức Thánh Cha đã bất tỉnh nhân sự, đã được chụp CAT scan hay được giải phẫu khí quản. ĐTC cũng không vào phòng khẩn trị (ICU) như được CNN loan báo tối hôm qua: “Đức Giáo Hoàng ở phòng được giành cho ngài ở lầu thứ 10 của bệnh viện Gemelli. Ngài không được đưa vào phòng khẩn trị của bệnh viện này”.

 

Đầy là lần thứ chín Đức Thánh Cha được mang vô bệnh viện trong giáo triều của ngài, trong đó, có hai lần, một vào 7/1993 và một vào 8/1996, chỉ có mấy tiếng để được chụp CAT scan. Những lần ngài nhập bệnh viện này đó là:

 

13/5/1981: bệnh viện Gemelli sau khi bị ám sát chết hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô, và đã trải qua 6 tiếng bị mổ xẻ.

 

20/6/1981: tái nhập bệnh viện này và chịu một cuộc giải phẫu thứ hai vào ngày 5/8, Lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết.

15/7/1992: vào cùng bệnh viện để được mổ vì cục bưới lành ở ruột.

 

2/7/1993: Được chụp CAT scan xem tình hình ra sao sau cuộc giải phẫu năm 1992, và ở cùng bệnh viện này chỉ mấy tiếng vào buổi tối.

 

11/11/1993: cũng tại cùng bệnh viện sau khi bị gay xương vai bên phải.

 

29/4/1994: Lại nhập bệnh viện này vì bị ngã gay xương đùi tối hôm trước.

 

14/8/1996: Ở Regina Apostolorum Clinic ở Albano để được chụp CAT scan.

 

8/10/1996: ở bệnh viện Gemelli để cắt ruột dư.

 

Giá Trị Cao Cả của Việc Cầu Nguyện trong Cơn Thất Vọng

(ĐTC GPII: Bài giáo lý 131 Thứ Tư 26/1/2005 về Thánh Vịnh 114 [116]: 1-2, 5, 7-9, cho Kinh Tối Thứ Sáu, Tuần Thứ Hai)

1.     Nơi Thánh Vịnh 114 (116) vừa được loan báo, tiếng của Thánh Vịnh gia bày tỏ tình yêu tri ân cảm tạ của mình đối với Chúa, sau khi Ngài đã nghe lời thiết tha khẩn cầu của ông: “Tôi kính mến Chúa là Đấng đã lắng nghe tiếng tôi kêu cầu. / Đấng lắng tai nghe tiếng tôi” (câu 1-2). Liền sau lời tuyên xưng tình yêu thương này là một cuộc diễn tả sống động về cơn ác mộng tử thần đã chộp bắt mạng sống của con người nguyện cầu (x các câu 3-6).

Thảm kịch này được phác tả với những biểu hiệu thông dụng nơi các bài Thánh Vịnh. Những cuộn khúc quấn lấy mạng sống là những cuộn khúc tử thần, những cái bẫy khiến cho đời sống sầu thương là những thứ nhức nhối của âm phủ là nơi cố gắng lôi kéo kẻ sống đến với mình mà không bao giờ họ được xoa dịu (x Prov 30:15-16).

2.     Đó là hình ảnh của một con mồi bị rơi vào bẫy của một tay săn bắt tàn nhẫn. Sự chết giống như một cái kìm kẹp thắt lại (Ps 114[116]: 3). Bởi thế, đằng sau con người cầu nguyện là nguy cơ chết chóc, một thứ chết chóc được kèm theo bởi một cảm nghiệm tâm thần đớn đau: “Tôi cảm thấy thống khổ và khiếp hãi” (câu 3). Thế nhưng, từ vực thẳm thảm khốc ấy ông đã kêu lên Đấng duy nhất có thể vươn tay ra giật lấy con người sầu thương nguyện cầu khỏi tình trạng rối rít bất khả tháo gỡ ấy: “Vậy tôi kêu cầu danh Chúa, ‘Ôi Chúa, xin cứu lấy mạng sống của tôi!’” (câu 4).

Đầy là một lời nguyện cầu ngắn ngủi nhưng tha thiết của con người, khi thấy mình ở trong tình trạng tuyệt vọng, nắm chắc lấy tấm ván cứu độ duy nhất. Cũng thế, các vị môn đệ trong Phúc Âm đã kêu lên khi gặp bão tố (x Mt 8:25), và cũng thế tông đồ Phêrô bước đi trên mặt biển van xin khi bắt đầu chìm xuống (x Mt 14:30).

3.     Một khi được cứu độ, con người nguyện cầu tuyên xưng rằng Chúa là Đấng “từ ái và chính trực”, hơn thế nữa, là Đấng “xót thương” (câu 5). Tĩnh từ “xót thương” này, theo nguyên ngữ Do Thái, liên quan tới sự dịu dàng của một người mẹ, làm khơi lên “thẳm cung” của bà.

Lòng tin tưởng chân thực bao giờ cũng thấy Thiên Chúa là tình yêu, cho dù có những lúc khó lòng hiểu được những hành động của Ngài. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là “Chúa bảo vệ kẻ hèn mọn” (câu 6). Thế nên, trong cơn khốn cùng và bị bỏ rơi, người ta bao giờ cũng tin tưởng nơi Ngài là “Cha của thành phần không cha, là Đấng bênh vực thành phần góa bụa” (Ps 67[68]:6).

4.     Thế rồi xẩy ra một cuộc đàm đạo giữa Thánh Vịnh gia và linh hồn của ông, một cuộc đàm được tiếp tục ở bài Thánh Vịnh 115 tới đây, và cần phải được coi như là một tổng hợp với bài Thánh Vịnh chúng ta đang chia sẻ với nhau đây. Đó là những gì truyền thống Do Thái đã thực hiện, khi lấy nguyên bài Thánh Vịnh 116 làm gốc, theo số thứ tự nơi Sách Thánh Vịnh của Do Thái. Thánh Vịnh gia mời gọi linh hồn của ông hãy tái phục hồi niềm an bình thanh thản sau cơn ác mộng tử thần (câu 7).

Được đánh động bởi đức tin, Chúa đã ra tay, đã chặt đứt những trói buộc con người cầu nguyện, đã lau khô châu lệ cho họ, và đã ngăn chặn lại việc họ lao nhào xuống âm ty vực thẳm (câu 8). Tình trạng đổi thay này là những gì tỏ tường và bài thánh vịnh được kết thúc bằng một cảnh tươi sáng, đó là cảnh con người cầu nguyện trở về với “mảnh đất của kẻ sống”, tức là trở về với những đường lối của thế giới, là “bước đi trước nhan Chúa”. Ông tham dự vào việc cầu nguyện cộng đồng ở đền thờ, ngưỡng vọng mối hiệp thông với Thiên Chúa đang đợi chờ ông vào lúc cuối đời của ông (câu 9).

5.     Để kết luận, một lần nữa chúng ta hãy để ý tới những đoạn quan trọng nhất của bài Thánh Vịnh, bằng cách theo dõi lời dẫn giải của một đại văn hào Kitô giáo ở vào thế kỷ thứ ba là Origen, lời dẫn giải bằng Hy ngữ về bài Thánh Vịnh 114 (116) chúng ta có được trong bản Latinh của Thánh Giêrônimô.

Khi đọc thấy là Chúa “ghé tai về bên tôi”, ông nhận định rằng: “Chúng ta nhỏ bé và thấp hèn, chúng ta không thể vươn mình và nâng mình lên cao. Vì thế mà Chúa ghé tai đoán thương nghe chúng ta. Khi đã nói và làm tất cả mọi sự, bởi chúng ta là con người không thể trở thành thần thiêng, Thiên Chúa đã trở nên con người và hạ mình xuống, như những gì đã viết: ‘Ngài hạ thấp các tầng trời mà ngự đến’ (Ps 17[18]:10).

Thật vậy, bài Thánh Vịnh tiếp tục: “Chúa bảo vệ thành phần đơn thành” (câu 6): “Nếu con người cao cả, nếu họ nâng mình lên và huyênh hoang, thì Chúa không bảo vệ họ; nếu người ta nghĩ mình cao cả, Chúa sẽ không thương xót họ; nhưng nếu người ta hạ mình xuống thì Chúa thương xót họ và bảo vệ họ. Đến nỗi như theê họ nói rằng: ‘Này đây tôi và con cái Chúa đã ban cho tôi’ (Is 8:18). Và ‘Khi tôi bị hạ bệ thì Ngài đã cứu tôi’”.

Như thế ai là kẻ bé mọn và nghèo nàn là người có thể phục hồi an bình, nghỉ ngơi, như bài Thánh Vịnh nói (câu 7), cũng như giáo phụ Origen nhận định: “Khi nói ‘Hãy trở về với sự nghỉ ngơi của mình’ tức là dấu hiệu cho thấy thoạt tiên họ được nghỉ ngơi rồi đánh mất nó… Thiên Chúa đã duưng nên chúng ta tốt lành và làm cho chúng ta thành những kẻ có quyền quyết định, rồi đặt tất cả chúng ta cùng với Adong trong vườn địa đường. Thế nhưng, bởi quyết định tự do của mình, chúng ta đã bị tụt xuống khỏi tình trạng diễm phúc ấy, đến thung lũng châu lệ này, người công chính khuyên nhủ hồn mình rằng hãy trở về với nơi từ đó nó đã bị rơi xuống… ‘Hãy trở về, hỡi hồn tôi ơi, với nơi nghỉ ngơi của mình: vì Chúa đã làm cho ngươi điều thiện hảo’ Nếu ngươi, hỡi linh hồn, trở về với địa đường, không phải vì ngươi xứng đáng, mà là vì công cuộc của tình thương Chúa. Chúng ta cũng hãy nói với linh hồn mình rằng: ‘Hãy trở về với chốn nghỉ ngơi của mình’. Nơi nghỉ ngơi của chúng ta là Đức Kitô, Thiên Chúa của chúng ta” (Origen-Jerome, "74 Omelie sul Libro dei Salmi" [74 Homilies on the Book of Psalms], Milan, 1993, pp. 409,412-413).


Anh Chị Em thân mến,

Bài Thánh Vịnh 114 nhắc nhở chúng ta về giá trị cao cả của lời nguyện cầu. Bài này nói về lời kêu cầu giúp đỡ được ngỏ cùng Thiên Chúa trong một trường hợp cực kỳ hiểm nghèo. Người tín hữu gắn bó với Chúa như niềm hy vọng cứu độ duy nhất của mình và bày tỏ tình yêu tri ân cảm tạ của mình về việc họ được Ngài bảo vệ.

Đức tin chân chính bao giờ cũng thấy Thiên Chúa là tình yêu, cho dù có những lúc chúng ta cảm thấy khó lòng hiểu được trọn vẹn các hành động của Ngài. Việc cầu nguyện giúp cho chúng ta tái khám phá ra dung nhan yêu thương của Thiên Chúa. Ngài không bao giờ bỏ rơi dân của Ngài nhưng bảo đảm là cho dù thử thách và khổ đau cuối cùng sự thiện sẽ vinh thắng.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 26/1/2005.
 


Thị Trường Các Tay Tử Đạo: Kỹ Nghệ Khủng Bố Tự Sát (tiếp và hết)

Vấn:     Có hay chăng một thứ “kỹ nghệ khủng bố tự sát” như ông nói đến?

 

Đáp:    Có. Chúng tôi đã phân biệt các thứ nguyên động lực thúc đẩy các con người được chúng tôi nói tới cũng như những nguyên động lực của những tổ chức khủng bố.

 

Nơi nhiều nền văn hóa có những con người, đối với họ, cách thức giải thích tôn giáo, cách riêng Hồi giáo, dẫn họ tới những hành động bạo lực, bao gồm cả việc khủng bố tự sát. Thế nhưng, không phải đâu đâu cũng có “những thứ làm ăn thương mại” (và) “những thứ kỹ nghệ” đáp ứng một ước muốn khả dĩ nào đó, thực hiện việc tuyển mộ và tạo cơ hội trở thành những tay khủng bố đích thực.

 

Không có nạn khủng bố Hồi giáo ở Senegal hay Mali, những xứ sở có nhiều người Hồi giáo nhiệt thành, thành phần cũng nghèo khổ. Có nạn khủng bố, mặc dù không căng thẳng, ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi các tay khủng bố Hồi giáo tấn công thành phần ngoại kiều hay tấn công các tay khủng bố thuộc một tổ chức Cộng Sản hay Kurdish biệt lập có những nguyên động lực không phải là tôn giáo.

 

Có nạn khủng bố ở Saudi Arabia, một xứ sở giầu thịnh, ở Ai Cập, Nam Dương, Pakistan, ở các cộng đồng Do Thái lưu vong Ý quốc, Tây Ban Nha, Pháp (và) Đức, vì nơi những xứ sở ấy có những tổ chức có khả năng chiêu mộ các tay có thể trở thành những kẻ khủng bố.

 

Dĩ nhiên, cũng có nạn khủng bố ở cả Chechnya, Palestine, Kashmir. Thế nhưng, nhóm al-Qaida tuyển mộ hầu hết các phần tử của mình ở Saudi Arabia, Ai Cập và nơi thành phần di dân Hồi giáo ở Âu Châu, những nơi không thuộc vùng chiến tranh.


Vấn:     Ông nói rằng hay hơn thì nến giải quyết vấn đề “cung” của nạn khủng bố hơn là “cầu”. Xin ông làm ơn giải thích cho biết ở đây ông có ý muốn nói gì?

 

Đáp:    Ai nghĩ rằng nạn khủng bố tự sát phát xuất từ nghèo khổ là người tin rằng Các Dự Án Marshall để loại trừ tình trạng nghèo khổ ở Palestine hay ở những chỗ khác đều có thể giải quyết được vấn đề. Xin nói rõ là những dự án này là những gì hữu ích và thiết thực, nhưng vì những lý do khác, chúng tôi cho rằng những dự án ấy không giải quyết được gì lắm vấn đề khủng bố.

 

Như chúng tôi đã vạch ra cho thấy, hầu hết, chứ không phải là tất cả, các tay khủng bố xuất phát từ những gia đình khá giả cũng như từ các quốc gia giầu thịnh.

 

Thật vậy, các thứ giải pháp thường được đề ra đều thiếu đề cập tới việc cất đi khỏi đầu óc thành phần khủng bố ý nghĩ trở thành một “vị tử đạo” tự sát. Có thể làm một điều gì đó ở mức độ này, thế nhưng rất chậm và mang lại những thành quả cần phải được thẩm định một cách dài hạn.

 

Chúng tôi nghĩ rằng trong nhiều năm trời, giới trẻ sẽ tiếp tục ra đời hiểu Hồi giáo một cách, theo tâm trí của họ, cần phải trở thành cực đoan là những gì thậm chí có thể đưa đến nạn khủng bố. 

 

Điều này sẽ xẩy ra ngay cả trong những điều kiện kinh tế xã hội thượng thặng, cũng như nơi những miền không có chiến tranh và là những miền không có nhu cầu khủng bố hoặc bị Tây phương chiếm đóng như ở Saudi Arabia và Nam Dương. Ở đây tôi không nói đến những hải đảo hay những vùng biệt lập của quần đảo Nam Dương, nơi có nhiều tay khủng bố xuất thân  từ Jakarta.

 

Những gì có thể đạt được trong một thời gian ngắn hạn hơn đó là cái nhu cầu khủng bố ấy không được cung ứng; tức là, có thể nhổ tận gốc các tổ chức tuyên truyền và huấn luyện các tay khủng bố. Những tổ chức ấy có thể bị ngăn chặn ở lãnh vực quân sự, một sự kiện không thể lơ là, như một số “tâm hồn tốt lành” chủ trương cầu an mong muốn.

 

Cũng cần phải hạn chế những tổ chức này cả ở lãnh vực tài chính, vì họ tiếp tục nhận được những số tiền quá dễ dàng, thường từ các tổ chức “nhân đạo” giúp vào việc chi phí của các tay khủng bố.

 

Tác phẩm của chúng tôi cố gắng để trình bày một cách đặc biệt là những tổ chức khủng bố không thực hiện những cuộc tấn công hoàn toàn để thỏa mãn việc thi hành những cuộc tấn công ấy, hay vì họ được tác động bởi một ý muốn khải thị trong việc sát hại. Họ hoạt động như là “những thứ kỹ nghệ” khủng bố, theo lý lẽ giá cả và lợi nhuận của việc làm ăn thương mại bình thường.

 

Những lợi lộc về chính trị được đặt ra và đôi khi đạt tới. Nhóm Hamas đã từng làm cho hơn một dự án hòa bình thất bại ở Palestine. Cuộc tấn công ngày 11/3 đã ảnh hưởng tới cuộc tuyển cử ở Tây Ban Nha v.v. Vào lúc họ nhận thấy rằng những cuộc tấn công tự sát không “thích hợp” và chẳng mang lại kết quả gì, mà lại gây ra phản chứng, những tổ chức khủng bố liền thay đổi sách lược của họ.

 

Tuy nhiên, vấn đề giải quyết cho nạn khủng bố tự sát ở lãnh vực cung ứng, nói cho cùng, thì đó là một vấn đề chính trị vậy.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 20/1/2005

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ