GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 2/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.

 

Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.  

 

__________________

 NGÀY 8 THỨ BA

 

ĐTC GPII tại bệnh viện: đã hết sốt, ăn uống bình thường và cử hành Thánh Lễ

 

Vào trưa Thứ Hai 7/2/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí đã đọc tờ thông tin tại văn phòng này cho các ký giả biết về hiện tình sức khỏe của ĐTC như sau:

 

“Tình trạng của ĐTC tiếp tục khả quan. Ngài không còn bị sốt, đang ăn uống bình thường và mỗi ngày mấy tiếng ngồi ở ghế bành cạnh giường bệnh của ngài.

 

“Vì những lý do khôn ngoan, Đức Giáo Hoàng đã được khuyên là ở lại bệnh viện Gemelli thêm vài ngày nữa. Bản thông báo tới sẽ được phổ biến vào ngày Thứ Năm 10/2/2005 lúc 12 giờ trưa”.

 

Sauk hi đọc bản thông báo trên, vị giám đốc này còn cho biết “hằng ngày nhiều lời nhắn và thư tín tiếp tục gửi đến cho Đức Giáo Hoàng. Nhiều người đang dâng các khổ đau để cầu cho Đức Giáo Hoàng, vị đang nhớ đến mọi người trong lời kinh nguyện của mình, như đã được đề cập tới trong buổi nguyện Kinh Truyền Tin hôm qua. Nhiều điều rất ư là cảm động. Đức Giáo Hoàng hằng ngày vẫn cử hành Thánh Lễ tại phòng của ngài với sự tham sự của thành phần y khoa được mời đến. Đức Thánh Cha cũng lướt qua các tờ nhật báo, như ngài nói, ‘theo dõi biến chuyển về sức khỏe của tôi’”.

 

Trong số các thư tín gửi về sức khỏe của Đức Thánh Cha có thư của Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Nga Alexy II ở Moscow, hứa dâng lời “nguyện cầu huynh đệ” trong thời gian ĐTC nằm bệnh viện, để Chúa ban cho Vị Giám Mục Rôma bình phục và được sức mạnh tiếp tục thừa tác vụ của mình. Bức thư này cũng được phổ biến vào ngày 4/2/2005 trên mạnh điện toán toàn cầu www.mospat.ru

 

ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh về cuốn “Tổng Lược Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội”

Hôm Thứ Bảy 5/2/2005, tại Trường Huấn Luyện Những Cuộc Dấn Thân Về Xã Hội của Học Viện Rạng Ngời Chân Lý, Đức Hồng Y chủ tịch hội đồng này là Martino đã ra mắt cuốn “Tổng Lược Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội”, một tác phẩm được xuất bản vào 10/2004.

Trong bản thông báo của hội đồng này thì đức hồng y chủ tịch gọi Cuốn Tổng Lược đây là “tuyên ngôn về một tân nhân loại theo nghĩa là nơi cuốn tổng lược ấy người ta có thể tìm thấy nguồn cảm hứng và những chương trình, lý tưởng và lịch sử, cho một tân xã hội”.

Đối với vị hồng y chủ tịch này thì “chỉ có thể đạt được một chủ nghĩa nhân bản nguyên vẹn và kết đoàn bằng những dự án được phác họa và hiện thực bằng quyền lực của văn hóa xã hội và các chính sách chung mà thôi”.

Ngài hồng y chủ tịch cũng nhấn mạnh đến “nhu cầu cần phải thống nhất hành động để cho thấy cái hiệu năng của những dự án được tác động bởi… nội dung chân thật nơi giáo huấn về xã hội của Giáo Hội”.

Ngài nhận định đúc kết là “việc hiện thực các dự án chung sẽ làm cho việc thành phần Công giáo dấn thân về xã hội và chính trị được dễ dàng hơn, chẳng những về lãnh vực đức tin và giá trị mà còn về văn hóa xã hội và chính trị nữa”.

 

 

Một làng Công giáo ở Ấn Độ bị Thành Phần Bảo Thủ Ấn giáo công hãm

 

Rujura là một làng Công giáo duy nhất ở Amravati, một trong sáu vùng của Maharashtra có quyền độc lập quản trị về dân sự.

 

Những người Công giáo thuộc tất cả mọi bộ lạc đều là giòng dõi của những người di dân từ Madhya Pradesh; gia đình của họ đã ở những làng này từ nhiều thế kỷ. Giờ đây họ đang sống trong lo âu sợ hại cho tính mạng của mình nếu họ không tái trở lại Ấn giáo của tổ tiên họ.

 

Đức Giám Mục Edwin Colaco, 67 tuổi, ở Maharashtra, đã nói với Cơ Quan Tín Vụ Á Châu, như được Zenit phổ biến ngày 7/2/2005, biết rằng:

“Tất cả dân chúng ở làng này đều là người Công giáo, rất nghèo, mù chữ, chính yếu làm nghề nông, nhưng rất trung thành với đạo giáo.

 

“Ít ngày trước đây, có một Munni, hay một người thánh thiện Ấn giáo, ở Ayadhya… đã tổ chức một cuộc họp đông đảo về tôn giáo ở đấy; cuộc họp này được tham dự khá nhiều” bởi tín đồ Ấn giáo.

 

“Một người Munni bịt mặt và cầm giáo đã tấn công Nhà Thờ Công giáo và lên án những nhà truyền giáo. Anh ta đã tung ra một tràng luận cáo chống lại các bộ lạc ở Rajura cho là những vị thừa sai lúc đầu đã áp bức họ phải trở lại, và nói rằng anh ta có nhiệm vụ phải làm cho họ tái trở lại với Ấn giáo. 

 

Theo vị giám mục này thì biến cố ấy “đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi Cuộc Hội Nghị Về Tôn Giáo của Người Ấn Giáo. Tay Munni đã thực hiện bài sai của mình một cách ngon lành và biết được nơi chốn… Tay này thúc giục những người làng Ấn giáo hãy ‘dùng gươm sát hại các bộ lạc Kitô giáo’”.

 

Vị giám mục tiếp tục tường trình là có nhóm “đã phóng những chiếc xe díp vào ngôi làng Kitô giáo này, mang các thứ gươm kiếm và hô hoán các khẩu hiệu cuồng tín của Ấn giáo. Thế nhưng họ chỉ thấy toàn là phụ nữ, vì nam giới đã đi làm việc.

 

“Họ đã đe dọa sát hại nữ giới nếu thành phần nữ giới này không theo họ tới phiên họp Ấn giáo. Thế rồi những người nữ hãi sợ này bị tống lên những chiếc xe díp và chở đến trước vị Munni.

 

“Tình hình rất ư là nghiêm trọng. Vị Munni đã đe dọa dân chúng ở các làng lân cận, bảo họ rằng họ sẽ bị khai trừ và bị phạt 10 ngàn đồng tiền Ấn (rupees) nếu họ cứ liên hệ với những người Kitô hữu trong bộ tộc.

 

“Đây là một việc làm vi phạm đến nhân quyền. Các làng Kitô giáo nghèo nàn, thất học và lệ thuộc vào việc làm ăn của những người Ấn giáo. Nếu họ bị khai trừ họ sẽ không còn phương tiện sinh sống nữa. Tệ hơn nữa là nhiều làng Kitô giáo có con gái và chị em lấy naă nhân Ấn giáo và đang sống ở các làng khác. Giờ đây các tay bảo thủ Ấn giáo cấm họ không được liên lạc với gia đình của họ”.

 

Đức giám mục này cho biết ngài đã viết một bức thư cho Union Home Minister và cho người làm đầu cơ quan này ở Maharashtra để yêu cầu họ điều tra việc bạo động leo thang phạm đến những người Kitô hữu ở Amravati ấy. Đức giám mục cũng xin hội đồng giám mục Ấn Độ rat ay can thiệp vào vụ này nữa.

 

 

Các Vị Giám Mục Canada tiếp tục  vận động chống đạo luật C-38 cho hôn nhân đồng tính

 

Theo tin của Zenit ngày 6/2/2005, các vị giám mục Canada tiếp tục cuộc vận động chống đạo luật C-38 là đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính. Các vị giám mục đã thực hiện điều này bằng cách gửi 1 bức thư cho vị lãnh đạo của Đảng Bảo Thủ.

 

ĐTGM Brendan O’Brien, chủ tịch hội đồng giám mục Canada, đã kêu gọi trong 1 bức thư gửi hôm Thứ Năm 3/2/2005, cho Stephen Harper để bỏ phiếu chống lại đạo luật được goị là Đạo Luật Hôn Nhân Dân Sự:

 

“Các vị giám mục Công giáo Rôma và và Đông phương ở Canada đồng loạt chống lại việc lập pháp muốn tái định nghĩa hôn nhân không còn được nhìn nhận là mối liên hệ đặc thù, thiết yếu và nồng cốt của một người nam và một người nữ. Tính cách thiết nghĩa vợ chồng giữa một người nam và một người nữ mang lại thiện ích chuyên biệt cho xã hội, vì cung cấp một môi trường vững chắc và tích cực cho con cái nhờ đó cho các thế hệ mai hậu”.

 

Vị chủ tịch hội đồng giám mục này xin ông Harper hãy vững lập trường của ông “về việc định nghĩa hôn nhân là cuộc hiệp nhất của một người nam và một người nữ, và bảo đảm rằng tất cả mọi phần tử thuộc đảng của ông có thể bỏ phiếu theo lương tâm của họ về bản thảo lập pháp đang được trình bày trước Quốc Hội”.

 

Ngoài ra, các vị giám mục Canada đã phổ biến một công văn hôm Thứ Sáu 4/2/2005 nói lên chủ trương của các vị đối với C-38. Bản công bố này cho thấy mối quan tâm về các hậu quả về xã hội lâu dài ở việc cho phép các cuộc hôn nhân đồng tính.

 

Các vị giám mục thấy được “cuộc tranh chấp lâu dài và quyết liệt khắp Canada về các thứ quyền lợi theo sự tự do của lương tâm và tôn giáo, trong việc không chịu tham gia vào những cuộc hôn nhân được gọi là ‘Những cuộc hôn nhân đồng phái tính’, trong việc được tự do giảng dạy về hôn nhân và đồng tính luyến ái hợp với đức tin và lương tâm của họ, cũng như cho những tổ chức được đồng hóa với những nhóm đức tin đặc biệt không bị bắt buộc sử dụng những cơ sở của họ để sửa soạn cho hay để cử hành những gì liên hệ tới ‘các cuộc hôn nhân đồng tính’”

 

 

Các vị giám mục Tây Ban Nha phê bình về bản thảo hiến pháp của Âu Châu

 

Các vị giám mục Tây Ban Nha đã phổ biến một công văn tóm tắt những khía cạnh tích cực và tiêu cực của bản hiến pháp dự thảo của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, và khuyên tín hữu Công giáo hãy “bỏ phiếu theo lương tâm”.

 

Vào ngày 20/2/2005 Tây Ban Nha sẽ là phần tử đầu tiên của Khối Hiệp Nhất Âu Châu nộp bản hiến pháp dự thảo để trưng cầu dân ý.

 

Bản công báo của các vị giám mục này, được phổ biến hôm Thứ Sáu 4/2/2005, cho biết ý định của văn kiện này là để “giúp cho những người Công giáo và quần chúng nói chung, liên quan đến đường hướng luân lý của việc bầu cử hữu trách theo lương tâm”, vì có “nhiều lời yêu cầu từ các phần khác nhau của cộng đồng Công giáo muốn được hướng dẫn về vấn đề này”.

 

Trong khi bản văn kiện của các vị giám mục nêu lên những điểm tích cực về bản hiến pháp dự thảo, như bản hiến pháp này đề cao “những nguyên tắc trợ thuộc”, “tự do thiết lập các trung tâm giáo dục”, cũng như việc cha mẹ có quyền cha mẹ giáo dục con cái “theo những niềm xác tín về tôn giáo, triết lý và sư phạm của họ”, “tôn giáo là một trong những yếu tố nội tại của gia sản Âu Châu”, “các giáo hội là những thực tại xã hội của một giá trị đặc biệt”.

 

Bản văn kiện của các vị giám mục đồng thời còn nêu lên những yếu tố tiêu cực của bản hiến pháp dự thảo, đó là việc vắng thiếu một định nghĩa rõ ràng minh bạch “về một thứ quyền lợi căn như như quyền sự sống”. Ngoài ra, “bản hiến pháp dự thảo không loại trừ việc nghiên cứu sát hại phôi bào con người, hay phá thai hoặc triệt sinh an tử; nó cũng không loại trừ việc tạo sinh sao bản con người để làm thí nghiệm hay trị liệu”.

 

Các vị giám mục cũng than tiếc rằng bản công ước hiến pháp ấy không nêu lên một “định nghĩa dứt khoát về hôn nhân như là mối hiệp nhất vững bền của người nam và người nữ, cũng như việc bảo vệ quyền lợi của con cái không bị thừa nhận bởi các loại hiệp nhất khác”. Ngoài ra, bản hiến pháp dự thảo này cũng “không minh nhiên nhìn nhận tính chất cá nhân của con người”, và “việc tự ý bỏ qua Kitô giáo như là một trong những căn gốc sống động của Âu Châu cũng như của các giá trị của châu lục này”.

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ