GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 2/2005
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho thành phần bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân bần cùng nhất, được quan tâm và săn sóc về y khoa xứng với nhân phẩm làm người”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho thành phần phụ trách việc truyền giáo mỗi ngày một ý thức hơn là việc loan truyền tin mừng hữu hiệu và thu phục lòng người nhờ ở lòng say mến Chúa Kitô ”.
__________________
NGÀY 9 THỨ TƯ |
Cuộc Trình Bày Bản Hướng Dẫn Về Những Nố Hủy Hôn
Sáng Thứ Ba 8/2/2005, tại văn phòng báo chí của tòa thánh đã diễn ra một cuộc trình bày về văn kiện “’Dignitas connubii’ (Phẩm Giá Hôn Nhân), Bản Hướng Dẫn Cần Được Các Tòa Hôn Phối Giáo Phận và Liên Giáo Phận Tuân Giữ Trong Việc Cứu Xét Các Lý Do Hủy Hôn”. Bản hướng dẫn dầy 209 trang với 15 chương gồm 308 khoản này do Hội Đồng Tòa Thánh Về Các Văn Kiện Lập Pháp soạn thảo cùng với sự hợp tác của các phân bộ khác.
Thành phần tham dự gồm có ĐHY Julian Herranz, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Các Văn Kiện Lập Pháp, ĐTGM Angelo Amato S.D.B., thư ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ĐTGM Domenico Sorrentino, thư ký Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích, ĐGM Valesio De Paolis C.S., thư ký của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh Signatura, và ĐGM Antoni Stankiewicz, pháp viện trưởng Tòa Án Rôma Rota.
ĐHY Julian Herranz đã dẫn giải là Bản Hướng Dẫn Dignitas connubii được soạn thảo và ban hành là để cống hiến cho các vị thẩm phán ở các tòa án giáo hội “một văn kiện thực tiễn, một loại vademecum để sử dụng như là một bản hướng dẫn tiện lợi trong việc thi hành phận sự của họ ở những cuộc điều trần được qui định liên quan đến vấn đề hủy hôn”. Một văn kiện tương tự như thế, đó là Bản Hương Dẫn “Provida Mater”, cũng đã được phổ biến vào năm 1936 liên quan tới Bộ Giáo Luật Năm 1917.
Theo vị hồng y này thì bản hướng dẫn Dignitas connubii là văn kiện tìm cách làm dễ dàng hóa việc tham khảo và áp dụng Bộ Giáo Luật ấn bản 1983, bằng cách tổng hợp tất cả mọi qui tắc liên quan đến tiến trình được qui định để hủy hôn (không giống như CIC có những qui tắc ấy rải rác những nơi khác nhau trong bản văn), và bao gồm cả những diễn tiến về pháp lý phát hiện từ khi ban hành Bộ Giáo Luật ấy, như những dẫn giải đích thực của Hội Đồng Tòa Thánh Về Các Bản Văn Lập Pháp, những giải đáp của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh Signatura, khoa luật pháp học của Tòa Án Rôma Rota. Bản Hướng Dẫn này “không chỉ lập lại văn từ của các khoản Giáo Luật mà còn chất chứa những dẫn giải, những điều sáng tỏ về những khoản luật ấy, và những khoản luật khác về các phương thức áp dụng nó.
“Bản Hướng Dẫn này ra đời như là một khẳng định về nhu cầu cần phải trình vấn đề thành hiệu hay bất thành hiệu nơi hôn nhân của tín hữu cho một tiến trình pháp lý thật sự”. Vì, theo vị hồng y chủ tịch nhận định, có những lúc diễn ra những giải quyết “dễ dàng”, thậm chí giải quyết vấn đề một cách trực tiếp “theo lòng của cá nhân con người, bằng một thứ được gọi là ‘hủy hôn theo lương tâm’”, một thứ hủy hôn mà Giáo Hội “chẳng đóng một vai trò nào khác ngoài việc ghi nhận niềm xác tín của chính đôi phối ngẫu liên quan đến tính cách hiệu thành hay chăng nơi hôn nhân của họ”. Cũng có những lúc “Giáo Hội chối từ bất cứ hình thức điều trần nào, mặc kệ cho những vấn đề về pháp lý này cho các tòa đời”.
“Ngược lại, Giáo Hội lập lại năng quyền của mình trong việc quan tâm đến những căn do ấy, vì việc hiện hữu của hôn nhân tùy thuộc vào những căn do này, trước hết bằng việc coi hôn nhân là một trong 7 phép bí tích được chính Chúa Kitô thiết lập”. Nếu không để ý tới vấn đề này thì trong thực hành “chẳng khác gì làm lu mờ đi bản chất bí tích của chính hôn nhân. Điều này lại càng khó thấu triệt ở những hoàn cảnh hiện nay, liên quan tới vấn đề lầm lẫn về căn tính tự nhiên của hôn nhân cũng như của gia đình ở một số hình thực lập pháp dân sự chẳng những đón nhận và giúp dễ dàng cho việc ly dị mà còn, ở một số trường hợp, đặt vấn đề về tính chất dị tính là khía cạnh thiết yếu của hôn nhân nữa”.
Để kết thúc, vị hồng y chủ tịch này đã xác nhận là trong môi trường của một tâm thức “ly dị”, “thậm chí những cuộc điều trần hủy hôn theo giáo luật cũng có thể bị giải thích sai lạc một cách dễ dàng, như thể chúng chính là những cách thức để được lý dị bằng việc chuẩn nhận rõ ràng của Giáo Hội”. Bởi thế, tính cách khác nhau giữa hủy hôn và ly dị sẽ “chỉ hoàn toàn thuần túy về danh xưng, và bằng việc khéo léo mạo dụng những lý do triệt tiêu tất cả mọi cuộc hôn nhân đổ vỡ đều được giải hôn”. Trái lại, Các Vị Giáo Hoàng Rôma “thường bày tỏ ý nghĩa thực sự của việc hủy hôn, một ý nghĩa bất khả tách biệt khỏi việc tìm kiếm sự thật vì việc hủy hôn không có nghĩa là giải tỏa một mối liên hệ đang có mà là việc nhân danh Giáo Hội nhìn nhận việc vốn không hiện hữu của một cuộc hôn nhân đích thực ngay từ ban đầu. Ngoài ra, Giáo Hội thiên về việc thành hiệu của các cuộc hôn nhân bị triệt tiêu khi việc hiệu thành này có thể thực hiện. Đức Gioan Phaolô II đã giải thích vấn đề này bằng những lời lẽ như sau: ‘Chính đôi phối ngẫu phải là những người đầu tiên nhận thấy rằng chỉ trong việc trung thành tìm cầu sự thật họ mới có thể tìm thấy được thiện ích đích thực của mình, mà không loại trừ đi tính cách hiệu thành khả dĩ của một cuộc hiệp nhất mà, cho dù nó chưa phải là một cuộc hôn nhân theo bí tích, một cuộc hiệp nhất chất chứa những yếu tố thiện ích, cho chính họ cũng như cho con cái họ, một thiện ích cần phải thận trọng thẩm định theo lương tâm trước khi tiến đến một quyết định khác đi’(Address to the Roman Rota, January 28, 2002).”
Về vấn đề tìm kiếm sự thật trong các cuộc điều trần về việc hủy hôn, ĐTGM Angelo Amato SDB cũng nhấn mạnh đến sự kiện là khoản 65, đoạn 2 trong Bản Hướng Dẫn nói rằng vị thẩm phán phải thúc giục đôi bên hãy thành tâm tìm kiếm sự thật. Nếu vị thẩm phán không làm cho đôi phối ngẫu đi đến chỗ thành hiệu cuộc hôn nhân của họ và tái thiết cuộc sống hôn nhân, thì “vị thẩm phán cần phải thôi thúc đôi phối ngẫu hãy chân tình làm việc với nhau, loại trừ đi bất cứ ước muốn tư riêng nào và sống sự thật theo đức ái, để có thể tiến đến được sự thật khách quan, như chính bản chất của lý tưởng hôn nhân đòi hỏi”.
ĐGM De Paolis nhận định rằng “Bản Hướng Dẫn này liên quan đến gần 850 tòa án giáo phận và liên giáo phận thuộc Giáo Hội Latinh hầu như hoàn toàn giải quyết vấn đề hủy hôn”, một vấn đề “gia tăng khủng khiếp trong các thập niên gần đây, nhất là ở những xứ sở có truyền thống Kitô giáo lâu đời”. Vị giám mục này còn thêm là trong số các căn nguyên đưa đến những cuộc hủy hôn này đó là “khuynh hướng tục hóa đang thịnh hành có một quan niệm sai lầm về hôn nhân so với lý tưởng được Giáo Hội đề ra; một kiến thức xác đáng hơn về tâm lý con người giúp cho việc quyết định được tốt đẹp hơn khi cho rằng việc đồng ý kết hôn vẫn không đủ, và sự kiện có “nhiều tín hữu, khi được phép ly dị ở tòa đời và có thể tái hôn theo luật đời, ngỏ ý muốn được tuyên bố hủy hôn vì họ biết rằng, đối với một người Công giáo, cuộc hôn nhân thành hiệu chỉ có thể là cuộc hôn nhân cử hành theo luật lệ của Giáo Hội”.
Vị giám mục này đã đưa ra một số thống kê vào năm 2002 như sau: trong 56.236 cuộc điều trần bình thường để xin hủy hôn có 46.092 được chấp thuận, trong số này có 343 vụ ở Phi Châu, 676 vụ ở Đại Dương Châu, 1.562 vụ ở Á Châu, 8.855 vụ ở Âu Châu và 36.656 vụ ở Mỹ Châu (30.968 ở Bắc Mỹ và 5.688 ở Trung Mỹ và Nam Mỹ).
ĐGM Antoni Stankiewicz giải thích là “những kỷ luật trong bản Hướng Dẫn vừa được trình bày trong 61 khoản (155-216 ở Tiết VII: “Những Chứng Cớ”) là những dụng cụ, tức là phương tiện minh chứng việc tìm kiếm chân lý khách quan nơi những cuộc điều trần về hôn nhân, những cuộc điều trần tùy thuộc vào đôi bên và vị thẩm phán, để có thể nắm vững được những sự kiện do đôi bên cáo buộc và liên quan tới việc hủy hôn của một cuộc hôn nhân có vấn đề. Chỉ căn cứ vào sự hiệu nghiệm của thành quả nơi phương tiện về chứng cớ có được trong các cuộc điều tra về hôn nhân, như những lời công bố của hai bên (khoản 177-182), những tài liệu (khoản 183-192), những chứng nhân (khoản 193-202), các chuyên viên (khoản 203-213), và những luận tưởng (khoản 214-216), vị thẩm phán mới có thể tiến đến việc chắc chắn về luân lý liên quan tới lý do để quyết định bằng một án lệnh hay sắc lệnh vững vàng”.
Vị giám mục này nói rằng: “Đây không phải là vấn đề tuyệt đối chắc chắn,… hay chỉ chắc chắn một cách chủ quan,… mà là chắc chắn một cách khách quan về luân lý, được căn cứ một cách khách quan vào những việc làm và thành quả của các chứng cớ. Thật vậy, theo qui tắc mới, ‘để tuyên bố hủy hôn cần phải có trong tâm trí vị thẩm phán cái chắc chắn về luân lý của việc hủy hôn này (khoản 247, đoạn 1)’”.
Tòa Thánh nói thêm về vấn đề sử dụng bọc cao su làm tình an toàn
ĐHY Javier Lozano Barragán, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Các Cán Sự Xã Hội Chăm Sóc Sức Khỏe, đối với cuộc tranh luận gần đây liên quan tới Tòa Thánh và hội chứng liệt kháng, đã cho biết sứ điệp chính yếu của Giáo Hội còn có một ý nghĩa sâu xa hơn là vấn đề có được phép sử dụng bọc cao su làm tình an toàn hay chăng. Sau đây là những tư tưởng của vị đại diện tòa thánh này liên quan đến dự định của Tòa Thánh trong việc ngăn ngừa và chiến đấu chống hội chứng liệt kháng, trong cuộc phỏng vấn của Zenit:
Vấn: Truyền thông dường như có một ấn tượng là sứ điệp duy nhất của Giáo Hội được phổ biến ngày nay đó là vấn đề được hay không được sử dụng bọc cao su làm tình an toàn? Điều này có thực sự là như vậy hay chăng?
Đáp: Chúng ta hãy nới rộng đề tài này. Chúng ta, nhất là ở hội đồng Tòa Thánh này, có nhiệm vụ phải chống lại hội chứng liệt kháng, vì Đức Giáo Hoàng đã chỉ định chúng tôi đương đầu về mục vụ với những thứ bệnh tật phát hiện. Vấn đề chúng tôi đối diện đó là chúng tôi, ở phân bộ này, làm thế nào để có thể giải quyết được vấn đề chăm sóc về mục vụ cho hội chứng liệt kháng đây?
Câu trả lời đi liền với các Giới Răn. Tình trạng thách đố này đặc biệt liên quan đến 2 Giới Răn: một là giới răn thứ năm “Chớ giết người”, một giới răn cho thấy hai giới răn đệ nhất đó là mến Chúa và yêu người. Giới răn kia là giới răn thứ sáu: “Chớ làm sự dâm dục”.
Với giới răn “Chớ giết người” chúng ta không được sát hại bất cứ một ai, đồng thời cũng không để mình bị sát hại, tức là việc bảo vệ sự sống mình. Cho tới độ, theo tín lý truyền thống của Giáo Hội, một tín lý không hề đổi thay, để bênh vực sự sống vô tội của bản thân mình, thậm chí người ta có thể sát hại kẻ tấn công. Nếu kẻ tấn công mang khuẩn Ebola, cúm, hay liệt kháng và muốn giết tôi, tôi phải tự vệ. Nếu họ muốn sát hại tôi bằng hội chứng liệt kháng, tôi cần phải tự vệ cho khỏi bị hội chứng liệt kháng này. Tôi tự vệ như thế nào đây? Bằng những phương tiện thích hợp nhất. Tôi phải quyết định lấy. Nếu nó là một cái duì cui thì tôi sử dụng cái dùi cui. Nếu là một khẩu súng lục thì tôi sử dụng khẩu súng lục. Với bọc cao su làm tình an toàn thì sao? Được, nếu nó là hiệu lực để bảo vệ tôi trong trường hợp bị tấn công bất chính này.
Vấn: Đức Hồng Y có những đề nghị nào trong việc ngăn ngừa hội chứng liệt kháng?
Đáp: Chúng ta cần phải thấy được việc hội chứng liệt kháng truyền nhiễm bằng những cách thức nào. Có 3 cách là máu huyết, mẹ con và tình dục.
Về việc truyền nhiễm qua đường máu huyết, chúng ta nói rằng: “Hãy thận trọng với những thứ truyền máu! Hãy cẩn thận với những thứ kim chích thuốc!”
Về việc truyền nhiễm giữa mẹ con, chúng ta nói rằng: “Hỡi những bà mẹ, hãy cẩn thận về việc truyền đạt cho con cái!” Tạ ơn Chúa đã có những viên thuốc rất hiệu nghiệm. “Hãy thận trọng với chính việc sinh sản! Hãy thận trọng trong việc cho con cái bú mớm, vì có thể là việc rất ư là nguy hiểm!”
Về việc truyền nhiễm về tình dục mà cách chữa trị là việc chế dục và thủy chung vợ chồng. Tại sao? Vì Giới Răn Thứ Sáu Thiên Chúa ban bố cho chúng ta là những gì thể hiện cao quí nhất của yêu thương. Nó nhắm đến một tình yêu thương sống còn và sự sống là tận tuyệt trao ban. Tức là tình dục giữa người nam và người nữ đòi hai người không được giành nó cho người thứ ba.
Bởi thế, để thực sự sống tính dục của mình, người ta cần phải làm tình trong đời sống hôn nhân duy nhất và trọn đời. Để bênh vực tính chất quí giá của tình dục, Thiên Chúa đã ban bố một Giới Răn triệt để, được diễn tả một cách tiêu cực là “Chớ làm sự dâm dục”. Ngài không nói rằng “Chớ giao hợp tình dục”. Việc giao hợp tình dục thực sự là biểu hiệu cao cả nhất của tình yêu nhân loại, một tình yêu được nên trọn nơi cuộc sống hôn nhân. Sống độc thân còn cao cả hơn nữa, thế nhưng cuộc sống này phải là vấn đề yêu thương thần linh.
Có giữ hai Giới Răn này, “Chớ giết người” và “Chớ làm sự dâm dục”, sự sống mới được bảo vệ. Làm sao chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi hội chứng liệt kháng? Bằng việc bảo vệ sứ sống, ở tính cách tuyệt hảo về tình dục của nó cũng như khỏi cuộc tấn công xấu xa của nó. Nếu chúng ta chống lại cuộc tấn công xấu xa của nó, mà không làm vỡ mất cái vẻ đẹp đẽ nhất của những thứ pha lê là tình dục thì chúng ta sẽ không bị hội chứng liệt kháng.
Vấn: Như thế là Giáo Hội không cống hiến những thứ phương thức mà là loan truyền Thập Giới?
Đáp: Chúng ta hãy làm sáng tỏ vấn đề ở chỗ này, chúng tôi đang nói về yếu tính của Kitô giáo, vì nó là việc mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như bản thân mình. Những vấn đề liên quan đó là việc chế dục, thủy chung vợ chồng và “chớ giết người”.
Thành quả sơ khởi của việc tuyển cử dân chủ ở Iraq
Theo những nguồn tin cận kề với việc tuyển cử cho hay liên danh được đỡ đầu của Đại Tôn Ayatollah al-Sistani đang dẫn đầu trong cuộc kiểm phiếu ở miền nam đa số Hồi giáo phái Shiite, ở hạt tỉnh Diyala cũng như ở hải ngoại.
Con số cử tri đi bầu và thành quả hoàn toàn của cuộc tuyển cử này vẫn chưa được biết cho đến tuần tới, nếu không gì thay đổi. Thế nhưng, thành quả sơ khởi từ miền nam của thành phần Hồi giáo phái Shiite hôm Thứ Sáu 4/2/2005 cho biết miền này đã bầu cho Liên Minh Thống Nhất Iraq do vị đại tôn trên đây đỡ đầu, qua mặt hai liên minh Liệt Danh Iraq của vị thủ tướng lâm thời Ayad Allawi do Hoa Kỳ đỡ đầu.
Liên Minh Thống Nhất Iraq cũng thắng phiếu nơi thành phần cử tri Iraq vắng mặt đang sinh sống ở 14 quốc gia hải ngoại, như được Tổ Chức Quốc Tế Về Di Dân tổ chức cuộc bỏ phiếu này cho biết cũng vào hôm Thứ Sáu.
Abdel-Aziz al-Hakim, vị đứng đầu của liên danh đang thắng thế trong cuộc kiểm phiếu sơ khởi này đã sống nhiều năm lưu vong ở Iran, nơi ông đã tham gia phong trào lớn mạnh chống Saddam Hussein. Liên danh này có một số giáo sĩ trong đó, nhưng vị đứng đầu này cho biết nhóm của ông sẽ không sử dụng võ lực để buộc giữ luật Hồi giáo trên đất nước Iraq.
Trong khi đó, kết quả sơ khởi của việc kiểm phiếu ở hạt tỉnh Diyala cũng cho biết liên minh thống nhất Iraq hơn liên minh được Hoa Kỳ đỡ đầu 1 chút. Dân chúng ở đây có 40% theo phái Hồi giáo Sunni, 35 theo Shiite, 30 là người Kurt và 5 phần trăm còn là người Thổ Nhĩ Kỳ cùng các thành phần khác. Sở dĩ thành phần Hồi giáo Sunni nói chung ở Iraq tẩy chay việc tuyển cử dân chủ này, nhưng ở đây họ lại đi bầu là vì những vị lãnh đạo tôn giáo của phái này ở thủ đô Baghdad đã ban lệnh cho phép họ đi bầu. Tổng số cử tri đi bầu ở đây là 36% trong tổng số 614 ngàn cử tri hợp lệ. Kết quả cuộc bỏ phiếu ở đây cho thấy có 41.894 phiếu bầu cho liên minh thống nhất Iraq, 32.095 cho liên minh của thủ tướng lâm thời được Hoa Kỳ đỡ đầu, và 28.119 cho liên minh người Kurt.
Đảng của vị Tổng Thống Lâm Thời Sheik Ghazi al-Yawar chỉ nhận được có 5.167 phiếu.