GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 19 THỨ BẢY, NGÀY THÁNH MẪU

TRONG NĂM THÁNH THỂ

        

 

Terri Schiavo: vẫn bị triệt sinh an tử theo phán quyết của tư pháp nhưng vẫn được lập pháp và hành pháp cố gắng can thiệp

 

Luật sư George Felos của người chồng nạn nhân, người chồng đã xin tòa loại bỏ ống dinh dưỡng của vợ mình đi, đã cho phóng viên báo chí biết rằng vào khoảng 1 giờ 45 chiều địa phương ngày 18/3/2005, bà Terri Schiavo đã bị người ta loại bỏ ống dinh dưỡng ở dạ dầy của bà đi để cho chết đói. Luật sư của người chồng này đã biện hộ bằng giọng điệu như sau: “Bà có quyền để được chết bằng an”. (Hình bên là luật sư George Felos của người chồng muốn người vợ nạn nhân bị triệt sinh an tử)

Đây là lần thứ ba người ta làm điều này cho bà. Lần thứ hai mới xẩy ra vào năm 2003, lần đã được Thống Đốc Florida là Jeb Bush gấp rút can thiệp bằng một khoản lập pháp để bà được tiếp tục dinh dưỡng bằng ống như cũ, sau 6 ngày bà đã bị bỏ đói cho chết. Sau đó Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang này đã phán quyết là khoản luật ấy là vi hiến.

Cũng theo luật sư Felos, hiện diện trong phòng của nạn nhân này vào giây phút triệt sinh an tử theo lệnh tòa đây có vị bác sĩ của bà, một số nhân viên chăm sóc sức khỏe cho bà, một vị đại diện chồng của bà và người chồng bảo hộ của bà là Michael. Bà là người Công giáo, đã được lãnh nhận bí tích Thánh Thể từ vị linh mục tuyên úy bệnh viện trước khi ống dinh dưỡng được rút ra.

Luật sư Felos cũng nói với các ký giả rằng: “Tôi được nói cho biết là đó là một giây phút xúc động. Bấy giờ các kinh nguyện đã được xướng lên, và rồi ống dinh dưỡng đã bị tháo gỡ. Ông Schiavo hiện đang ở với bà vợ của mình, bên cạnh giường của bà. Đó là một phương thức rất yên hàn nhẹ nhàng”.

Không có chất lỏng nạn nhân này có thể sẽ chết thực sự trong vòng từ hai cho tới 4 tuần lễ. Luật sư Felos cho biết cha mẹ của nạn nhân là ông bà Mary và Bob Schindler có thể đến viếng thăm người con gái nạn nhân của mình ở Dưỡng Viện Florida Suncoast ở Pinellas Park.

“Giờ đây họ được tự do đến thăm cô ta. Tôi hoàn toàn chắc chắn về điều ấy. Không có một ngăn trở nào đối với việc họ viếng thăm cả. Hiện nay họ có thể đến thăm cô ấy. Họ có thể ở đó bao lâu tùy ý”.

Vị luật sư của cha mẹ nạn nhân là ông David Gibbs đã nói gia đình này đang khiếu nại lên 11th Circuit Court of Appeals và vận động Quốc Hội Florida thông qua một luật can thiệp vào nội vụ. Vị luật sư này cho biết:

“Giờ đây chúng tôi có rất ít thời giờ vì bàTerri đang ở trong tiến trình bị bỏ đói cho chết. Càng như thể Washington DC hay Tallahassee (thủ đô của tiểu bang Florida) sắp tiến hành việc cứu sống bà Terri. Gia đình này đang chán nản. Đó là người con gái của họ. Đó là người thân yêu của họ. Đó là người chị em của họ. Và họ quan sát thấy cô ta đang chịu đựng, theo họ nghĩ, một cái chết không được xẩy đến cho cô”.

 

Trường hợp của người nữ nạn nhân bị hoại não gây ra bởi chứng trụy tim 15 năm trước đây đã được các tòa án cấp thấp cho rằng bà ở trong một “trạng thái thực vật miên trường - persistent vegetative state". Đó là lý do 7 năm trước đây chống của nạn nhân và cha mẹ của nạn nhân đã đã bắt đầu cuộc chiến về việc loại bỏ ống dinh dưỡng của bá đi cho chết đói. Vụ của bà đã làm cho cả nước chú ý và tranh cãi về quyền được chết. (Hình bên mẹ của nạn nhân hôn nạn nhân vào tháng 8/2001)


Ông chồng của nạn nhân thì nói rằng bà vợ không muốn được sống bằng cách dinh dưỡng nhân tạo, song cha mẹ của nạn nhân lại cho rằng nạn nhân không hề có ý muốn ấy và tin rằng nạn nhân có thể phục hồi nếu được trị liệu. Rất tiếc chính nạn nhân lại không để lại một di bút nào về ý muốn của mình trong trường hợp như đã bất ngờ xẩy ra cho bà. Trong thời gian này, các tòa án đã đứng về phe của người chồng hơn cả chục vụ như thế.


Tiểu Ban Cải Cách Chính Quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ đã cố gắng chặn đứng việc loại bỏ ống dinh dưỡng của bà Terri theo phán lệnh của thẩm phán George Greer ở tòa Pinellas Circuit. Những biện pháp của tiểu ban Hạ Viện này xẩy ra sau khi có những đạo luật ở Quốc Hội Hoa Kỳ và Ngành Lập Pháp ở Florida nhằm cứu mạng của bà Terri. Nhưng thẩm phán Greer lập lại phán lệnh của ông buộc phải thi hành.


Theo luật sư của người chồng nạn nhân là Felos thì vẫn có những nỗ lực khác đang diễn tiến để làm sao tái tấu việc sử dụng ống dinh dưỡng cho nạn nhân. Người luật sư này cùng với thẩm phán Greer và chồng nạn nhân đã phải ra trước tòa liên bang trong địa hạt Middle District of Florida vì cha mẹ của nạn nhân nộp đơn kiện. Luật sư Felos gọi việc can thiệp của Hạ Viện là “một thứ côn đồ” và nói Terri Schiavo là “một con chốt trong một trò chơi húc banh chính trị. Bà Schiavo có quyền chọn đường lối của mình”.

 

Hôm Thứ Tư 16/3/2005, Tòa Khiếu Nại Địa Hạt Nhì ở Lakeland đã phủ quyết đơn khiếu nại của cha mẹ nạn nhân về hai điều, ở chỗ không hủy bỏ án quyết của thẩm phán Geroge Greer thuộc Tòa Pinellas Circuit, đồng thời tòa này cũng không chấp thuận yêu cầu mở một phiên xử khác vì cha mẹ của nạn nhân cho rằng cần thiết vì người con gái nạn nhân của ông bà đã không được chỉ định cho một luật sư độc lập để biện hộ cho lợi ích của cô. (hình bên là cô Revekah Gatlynat trong cuộc xuống đường phò sự sống ở địa điểm Tòa Pinellas Circuit)


Hôm Thứ Năm 17/3/2005, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cũng đã phủ quyết đơn khiếu nại của cha mẹ nạn nhân, và án quyết của thẩm phán Greer vẫn có công hiệu và đã được thi hành.

Gia đình cha mẹ của nạn nhân khẩn cấp khiếu nại với tối cao pháp viện Hoa Kỳ vào sáng sớm Thứ Năm 17/3, bằng cách nại đến quyền tự do tôn giáo, nhưng vào lúc 7 giờ tối cùng ngày đơn khiếu nại của họ đã bị bác không nói một lý do nào.

Tuy nhiên, dù ngành tư pháp ở mọi cấp theo cùng một chiều hướng phó quyền triệt sinh an tử, ngành lập pháp ở cả Tiểu Bang lẫn Liên Bang vẫn tiếp tục tìm cách ngăn chặn. Kể cả ngành hành pháp cũng lên triếng bênh vực sự sống qua những lời phát biểu thành văn của chính Tổng Thống Goerge Bush nói rằng xã hội và các tòa án “cần phải có quan niệm phò sự sống” về những vấn đề như thế:

“Những ai sống dựa vào tình thương của kẻ khác thì xứng đáng được chúng ta đặc biệt chăm sóc và quan tâm. Mục tiêu của xứ sở chúng ta cần phải nhắm đến việc xây dựng một thứ văn hóa sự sống, một thứ văn hóa trân quí, tiếp nhận và bảo vệ tất cả mọi người Hoa Kỳ, và là một thứ văn hóa sự sống cần phải được bao gồm cả những con người bị tật nguyền nữa”.

Tối Cao Pháp Viện Florida cũng bác bỏ một yêu cầu của Phân Bộ Trẻ Em và Gia Đình của tiểu bang này, vì lý do không phân bộ này không đủ thẩm quyền tài phán. Phân bộ này đã cho rằng cần phải có thêm thời gian để điều tra những luận điệu lạm dụng của chồng nạn nhân.

Dù vậy, ở ngành lập pháp cũng không hoàn toàn hợp ý với nhau về cách thức can thiệp vào vụ này. Ở Washington, hôm Thứ Tư 16/3, Hạ Viện đã thông qua một đạo luật bao rộng hơn cho phép các tòa án liên bang quyền tài phán chẳng những trong trường hợp của nữ nạn nhân Schiavo này mà còn cho cả các trường hợp tương tự khác nữa. Trong khi đó, Thượng Viện lại thông qua một đạo luật hạn hẹp hơn đạo luật của Hạ Viện, cho phép các tòa án liên bang quyền tài phán về vụ của bà Terri mà thôi.

Về đạo luật được Thượng Viện thông qua ấy, Phát Ngôn Viên của Hạ Viện là ông Dennis Hastert và Vị Lãnh Đạo Đa Số Hạ Viện là ông Tom Delay đã cùng viết chung một bản văn như sau: “Những vị dân biểu Cộng Hòa ở Hạ Viện đã biết rằng chúng tôi có trách nhiệm về luân lý phải tác hành và chúng tôi vừa làm điều ấy đêm hôm qua. Trong khi bà Terri Schiavo nằm bất lực ở Florida, chỉ còn có một ngày không thể tưởng tượng nổi và không thể thứ tha, thì các vị Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ lại không chịu hợp tác với các vị Cộng Hòa tác hành vì bà ấy”.

Đáp lại, Vị Lãnh Đạo Đảng Dân Chủ Thượng Viện là Harry Reid đã phản công như sau: “Nếu các vị Cộng Hòa ở Hạ Viện không chịu thông qua đạo luật của lưỡng viện thì họ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả tai hại của nó”.

Còn vị Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện là ông Bill First (cũng là một bác sĩ) cho biết ông lấy làm hài lòng về đạo luật của Thượng Viện và kêu gọi Hạ Viện hãy cứ thế mà theo: “Ý thức và cố tình bỏ đói bà Schiavo cho chết sẽ là những gì tàn nhẫn, độc ác và vô luân. Tôi hy vọng rằng Hạ Viện sẽ cứu xét và thông qua đạo luật này một cách nhanh chóng”.

Vấn đề xung khắc giữa hai viện quốc hội này sẽ không giải quyết kịp để có thể cho Tổng Thống phê chuẩn, vì Hạ Viện sẽ đóng cửa đi nghỉ Phục Sinh.

Tối Thứ Sáu là ngày nạn nhân Terri Schiavo bị tháo gỡ ống dinh dưỡng, các vị luật sư cho Hạ Viện Hoa Kỳ đã nạp bản khiếu nại với Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ yêu cầu các vị thẩm phán hãy can thiệp vào vụ này. Thẩm Phán Anthony Kennedy là vị có quyền tài phán đối với các khiếu nại khẩn trương trong các trường hợp thuộc 11th US Circuit là nơi xẩy ra vụ bà Terri Schiavo.

 

Vị giám đốc hành sự của văn phòng phò sự sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là Gail Quinn đã lên tiếng ca ngợi ngành lập pháp của Hoa Kỳ như sau:

“Chúng tôi ca ngợi những vị Dân Biểu Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua H.R. 1332 hôm 16/3/2005, và Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua S.653 vào ngày hôm sau. Chúng tôi hết sức ủng hộ vấn đề lập pháp để tạo cơ hội cho bà Terri Schiavo được khiếu nại lên tòa án Liên bang để bà có thể được trình bày vị của mình ở tòa liên bang”.


 

Tòa Thánh tại LHQ về Những Vấn Đề Phi Châu


Hôm Thứ Năm 10/3/2005, Đức Ông Foutunatus Nwachukwu, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ ở Geneva, đã đại diện tòa thánh bày tỏ chủ trương và nhận định của Giáo Hội Công giáo về các vấn đề Phi Châu trong cuộc họp lần thứ 32 của Tiểu Ban Đặc Trách của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Tị Nạn. Sau đây là nguyên văn bài nói của ngài:


Thưa ông trưởng tiểu ban, tình trạng tị nạn ở Phi Châu vẫn là một vế sẹo lớn trên gia đình nhân loại khắp nơi. Điều kiện bấp bênh và thảm thương của hằng triệu triệu người này đã buộc họ phải rời bỏ làng nước quê quán của họ là những gì kêu gọi phải có những quyết định cụ thể và cấp thời hầu làm giảm bớt nỗi đau thương của họ và bảo vệ các quyền lợi của họ. Cộng đồng quốc tế không được trì hoãn một đáp ứng đã lỡ làng. Cuộc trì hoãn này bao hàm việc chấp nhận một tiêu chuẩn hai lòng nơi tình đoàn kết mà thành phần không có tiếng nói và bị hất hủi nhất phải chịu thiệt thòi.


Có một số những dấu hiệu tích cực trong năm qua khi việc hồi hương tự nguyện có tổ chức của các người tị nạn đã bắt đầu thực hiện để bình thường hóa cho cả hằng chục ngàn người. Tuy nhiên, tất cả tiến trình này hiện nay vẫn bị bao phủ bởi tình trạng thiếu ngân quĩ cũng như bởi việc trở nên tồi bại hơn về tình trạng bạo loạn và việc đối xử tàn tệ với thành phần di tản ở Darfur, nơi tình hình nhân đạo đang bị nguy ngập. Những cuộc tấn công có tổ chức vào các thành phần dân sự, việc hủy diệt các hạ tầng cơ sở và tất cả các làng mạc cùng diệt trừ súc vật lẫn hoa mầu là những gì khiến cho dân chúng càng phải sống trong cảnh di tản. Những cuộc tấn công tàn nhẫn và dữ dội và những cuộc vi phạm nhân quyền xẩy ra hằng ngày. Nữ giới là thành phần nạn nhân đặc biệt bởi bị hãm hiếp và những hình thức hạ nhục khác. Một tai ương về môi sinh đang được tạo nên là những gì cần phải mất nhiều năm mới lấy lại được.

Những bản tường trình khác nhau của LHQ là những gì rất rõ ràng và mạnh mẽ, cho thấy nhiều biến cố như là những tội ác phạm đến nhân loại và/hay những tội ác chiến tranh, “không kém phần trầm trọng và tàn ác như tộỉi diệt chủng” (Report of the International Commission of Inquiry on Darfur to the United Nations Secretary-General. Pursuant to Security Council Resolution 1564 of 18 September 2004. Geneva, 25 January 2005).

Nếu ai đó may mắn được tị nạn ở vùng bên kia biên giới trong một trại tị nạn ở Chad thì mới được bảo vệ và tương đối an toàn. Trường hợp cá nhân nào hay gia đình nào chậm chân thì họ đi đến chỗ ở vào một trong những thành phần bị lưu lạc ở nội quốc đông nhất trên thế giới, thường gặp nhiều nguy hiểm và là nơi không bảo đảm an ninh. Thành phần thanh tra quân đội thuộc Khối Liên Hiệp Phi Châu vẫn không đủ số người và thiếu hụt việc được nâng đỡ về hậu cần và khó có thể thấy được sự hiện diện của họ. Những vị thẩm quyền Sudan dường như không thể hay chủ trương bảo vệ quyền lợi nhân dân của họ.

Người ta phải kết luận là việc bảo vệ nhu cầu cho dân chúng còn ở Darfur khó có thể thực hiện, bất chấp sự hiện diện can trường và hỗ trợ của UNHCR, của các cơ quan LHQ và nhiều cơ quan Không Thuộc Các Chính Phủ NGO (Non-Goverments Organizations). Vẫn không thể nào tiến tới được với tất cả mọi thành phần nạn nhân và bị lưu lạc.

Thưa ông trưởng ủy ban, đương đầu với một tình trạng phức tạp như thế, rất cần phải thực hiện một vai trò lãnh đạo LHQ mạnh mẽ và việc điều hợp chung của một cơ quan duy nhất trong việc trợ giúp ở ngoài nước cũng như trong việc bảo vệ những trại của các người di tản trong nước IDP (internally displaced persons) cùng những nơi tập trung khác của họ.

Đó là trách nhiệm quốc tế trực tiếp đối với chúng ta, đối với gia đình chư quốc của nhân loại. Cần phải nêu lên vấn đề rộng lớn hơn một lần nữa, đó là cơ cấu nào sẽ phải chịu trách nhiệm về tổ chức đối với việc bảo vệ thành phần IDP? Là một cộng đồng quốc tế, chúng ta cần phải phác họa một tổ chức đáng kể để hữu hiệu bảo vệ những ai đang sống trong xứ sở của họ nhưng di tản khỏi nhà cửa của họ.

Đại biểu Tòa Thánh khích lệ thực hiện việc phát triển hơn nữa một hệ thống rõ ràng hơn về trách nhiệm đối với thành phần IDP, trong khi công nhận rằng việc dấn thân bảo vệ cũng như vấn đề các thứ nhân quyền đòi hỏi những nguồn nhân lực và tài chính rộng lớn hơn, nhất là ý muốn chính trị trong việc tác hành, trong việc can thiệp và tước đoạt khí giới khỏi tay của thành phần tấn công. Càng chậm trễ hành động càng thêm nguy hiểm cho thành phần mất quê cha đất tổ và bị lạm dụng cũng như cho việc làm suy yếu đi những hiệp ước hòa bình khó đạt.

Con đường trước mặt đó là chặn đứng việc tuôn các thứ vũ khí vào cuộc xung đột, là bắt các cá nhân phải trả lẽ về các tội ác chiến tranh và các tội ác phạm đến nhân loại, là rat ay hành động lúc này đây để mang lại niềm hy vọng cho Phi Châu cũng như cho tất cả mọi người tị nạn.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 14/3/2005

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ