GIÁO HỘI HIỆN THẾ

Tháng 3/2005

Ý Chỉ Ðức Thánh Cha

 

Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.

 

Ý Truyền Giáo: Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa.  

 

__________________

 NGÀY 4 THỨ SÁU

        

ĐTC GPII: Thông báo từ văn phòng báo chí của tòa thánh về hiện tình sức khỏe tại bệnh viện và những sinh hoạt tới

Hôm Thứ Năm 3/3/2005, đúng như đã hứa hẹn, vị giám đoôc văn phòng báo chí tòa thánh là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến tin tức sau đây về hiện tình bệnh trạng của ĐTC tại bệnh viện:

“Sức khỏe của ĐTC GPII tiếp tục tiến triển khả quan.

“Như đã nói trước đây là ĐGH đang ăn uống bình thường và mỗi ngày ngồi ở ghế mấy tiếng đồng hồ.

“Những vết mổ đang lành lại.

“Hằng ngày ĐTC vẫn tiếp tục tích cực tham dự vào các buổi phục hồi việc hít thở và nói năng.

“Bản thông tin mới sẽ được phổ biến vào Thứ Hai, 7/3/2005 vào lúc 12 giờ 30 trưa”.

Vị giám đốc văn phòng báo chí này còn thêm rằng:

“Trong những ngày vừa qua ĐGH đã tiếp một số vị cộng sự viên của ngài, những vị hằng ngày ngài sát cánh theo dõi hoạt động của Tòa Thánh và sinh hoạt của Giáo Hội. Ngài thường gặp một vị cộng sự viên của mình mỗi ngày một vị”.

Về vấn đề bao giờ ĐTC xuất viện, vị giám đốc này đáp chưa biết ngày nào. Về vấn đề chương trình Lễ Phục Sinh, cũng vị này cho biết: “Chương trình lễ Phục Sinh vẫn không có gì thay đổi, thế nhưng sẽ tùy ĐGH quyết định tham phần”. Về buổi huấn từ truyền tin Chúa Nhật 6/3, ông cho biết: “cũng sẽ xẩy ra cùng cảnh ngộ như Chúa Nhật vừa rồi. Tôi sẽ xác nhận về việc này vào Thứ Bảy khi chúng tôi nói về nó hôm nay tại bệnh viện”.


 

“Bản Hướng Dẫn Cho Việc Đạo Đức Thông Dụng” của Tòa Thánh về Việc Đi Đàng Thánh Giá

 

“Bản Hướng Dẫn Cho Việc Đạo Đức Thông Dụng” phổ biến năm 2001 đã đề cập đến việc Đi Đường Thánh Giá ở những khoản số 131-135 như sau:

 

131.     Trong tất cả các việc thực hành đạo đức liên hệ tới vấn đề tôn kính Thánh Giá, không có việc nào thông dụng hơn nơi tín hữu bằng việc Đi Đường Thánh Giá. Bằng việc thực hành đạo đức này, tín hữu cảm mến đi theo cuộc hành trình cuối cùng trên trần gian của Chúa Kitô: từ Núi Olive, nơi Chúa “ở trong một khu vườn nhỏ được gọi là Gethsemane” (Mk 14:32), cảm thấy sầu thảm (x Lk 22:44), đến Đồi Canvê là nơi Người bị đóng đanh giữa hai kẻ trộm (x Lk 23:33), đến ngôi vườn Người được chôn táng trong một ngôi mộ mới (Jn 19:40-42).

 

Tình yêu của tín hữu Kitô giáo đối với việc tôn sùng này được chứng thực rõ ràng nơi nhiều Chặng Đường Thánh Giá được thiết dựng ở trong rất nhiều nhà thờ, đền thánh, viện tu, miền quê, và trên triền núi là nơi có những chặng khác nhau rất linh động.

 

132.     Đường Thánh Giá là tổng hợp của các việc tôn sùng khác nhau, những việc tôn sùng đã xuất phát từ thời đầu trung cổ, như việc hành hương tới Thánh Địa để tín hữu sốt sắng viếng thăm các địa điểm liên quan đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; việc tôn sùng 3 lần ngã xuống đất của Chúa Kitô dưới sức nặng của cây Thập Giá; việc tôn sùng ‘cuộc hành trình đau thương của Chúa Kitô’ bao gồm việc rước từ nhà thờ này đến nhà thờ khác để tưởng nhớ đến Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; việc tôn sùng các chẳng đường của Chúa Kitô, những vị trí Chúa Kitô đã dừng lại trong cuộc hành trình tiến lên Đồi Canvê vì Người bị bắt buộc làm như thế bởi thành phần hành quyết Người hay vì kiệt sức bởi mệt mỏi, hoặc vì cảm thương muốn nói với những ai hiện diện trong Cuộc Khổ Nạn của Người. 

 

Nơi hình thức hiện hành của mình, Đường Thánh Giá, được phát động rộng rãi bởi Thánh Leonardo da Porto Maurizio (+1751), đã được Tòa Thánh, từ giữa thế kỷ 17, chuẩn nhận và ban ân xá, bao gồm 14 chặng.

 

133.     Đường Thánh Giá là một cuộc hành trình được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, một ngọn lửa thần linh đã nung nấu trong tâm can của Chúa Giêsu (x Lk 12:49-50) và đã mang Người lên tới Đồi Canvê. Đây là cuộc hành trình được Giáo Hội coi trọng vì nó bảo trì một ký ức sống động về những lời nói và cử chỉ nơi những ngày cuối cùng trên trần gian của Vị Phu Quân và là Chúa của mình.

 

Nơi Đường Thánh Giá, những tâm tưởng đạo đức của Kitô hữu được liên kết lại với nhau: như ý nghĩ về đời sống là một cuộc hành trình hay hành hương; là một cuộc vượt qua từ chốn lưu đầy trần gian về quê hương thực suư của chúng ta trên Thiên Đình; ước vọng sâu xa muốn được liên kết với Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; những đòi hỏi theo Chúa Kitô, Đấng muốn là thành phần môn đệ của Người phải theo bước chân của Sư Phụ, bằng cách vác thập giá hăèg ngày của mình (x Lk 9:23).

 

Việc Đi Đường Thánh Giá là việc đạo đức đặc biệt thích hợp cho Mùa Chay.

 

134.     Sau đây là những gợi ý hữu ích cho việc cử hành hiệu quả việc Đi Đường Thánh Giá:

 

·        Hình thức truyền thống của Đường Thánh Giá với 14 chặng, cần phải được duy trì như là một hình thức mô phạm của việc thực hành đạo đức này; tuy nhiên, qua giòng thời gian, tùy hoàn cảnh cho phép, một chặng truyền thồng này nọ có thể được thay thế bằng việc suy niệm về các khía cạnh khác của trình thuật Phúc Âm nơi cuộc hành trình lên Đồi Canvê, những khía cạnh theo truyền thống được gồm tóm nơi những Chặng Thánh Giá.

 

·        Những hình thức thay thế Đường Thánh Giá đã được Tòa Thánh chuẩn nhận hay được công khai sử dụng bởi Đức Giáo Hoàng Rôma đều được coi là những hình thức chân thực cho việc tôn sùng này và có thể được sử dụng khi hoàn cảnh cho phép.

 

·        Đường Thánh Giá là một việc tôn sùng đạo đức liên hệ tới Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô; tuy nhiên, nó cần phải được kết thúc một cách làm sao khiến cho tín hữu cảm thấy ngưỡng vọng về cuộc phục sinh trong đức tin và đức cậy; theo mẫu của Đường Thánh Giá ở Giêrusalem được kết thúc tại một chẳng ở Anastasis, việc cử hành này có thể kết thúc bằng việc tưởng niệm Chúa Kitô phục sinh.

 

135.     Có vô số kinh bản cho việc cử hành Đường Thánh Giá. Nhiều bản được biên soạn bởi những vị chủ chăn thành thực chú trọng đến việc thực hành đạo đức này và tin vào tính cách hiệu nghiệm thiêng liêng của việc này. Có những bản được soạn thảo bởi các tác giả giáo dân có tiếng sống đời đạo hạnh gương mẫu, thánh đức, hiểu biết tín lý và có khả năng văn chương.

 

Lưu ý tới những điều hướng dẫn được các vị giám mục ấn định về vấn đề này, việc chọn các kinh bản để Đi Đường Thánh Giá cần phải chú trọng đến hoàn cảnh của những ai tham dự vào việc cử hành này cũng như đến nguyên tắc mục vụ khôn ngoan của việc dung hợp giữa tính cách đổi mới và liên tục. Bao giờ cũng nên chọn những kinh bản âm vang trình thuật thánh kinh và được viết một cách đơn sơ dễ hiểu.

 

Đường Thánh Giá có những bản thánh ca, có giây phút thinh lặng, có việc tiến hành và có những chỗ đừng chân suy niệm được dung hợp một cách hòa điệu, là đường thánh giá góp phần đáng kể vào việc chiếm hưởng những hoa trái thiêng liêng của việc thực hành đạo đức này.

 

 

Lý Thuyết về Pháp Lý của Công Giáo (TIẾP)

 

Vấn:    Tại sao lại cần có một pháp thuyết Công giáo?

 

Đáp:   Xã hội Tây phương hiện đang dính dáng đến một bước tiến nguy hiểm, khi nỗ lực kiến tạo một nền văn minh với dầy đặc quan niệm về các thứ quyền lợi được đặt trên một nền tảng trên một quan niệm rất mong manh về con người. Đó là một ngôi nhà được xây trên cát chưa từng có, và cái cấu trúc lung lay của nó chắc chắn sẽ đi đến chỗ sụp đổ.

 

Như thế là tôi muốn nói gì đây? Thế hệ sáng lập Mỹ quốc ở Hiệp Chủng Quốc này đã nhìn nhận như là những gì minh nhiên về quyền con người được hưởng “sự sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc”. Những quyền lợi này được thấy như là những gì bất khả tách biệt vì chúng không do con người mà là Tạo Hóa ban cho.

 

Thế hệ tiền phong này cũng biết rằng loài tạo vật cao cả này dễ bị băng hoại nên họ đã phác tạo ra một thể chế biệt phân những thứ quyền lực và những thứ kiểm soát cũng như cân bằng để giảm thiểu mối nguy hại có thể xẩy ra nơi thành phần cai trị.

 

Họ có cái tôi gọi là một thứ quan niệm dầy hay dầy đặc về con người.

 

Xã hội Tây phương ngày nay đang thấy một cách xác đáng là con người có một giá trị về phẩm vị và tự do. Và chúng ta đang hoan hưởng một cách tích cực một thứ bình đẳng hơn nữa về quyền lợi và tự do hiện nay hơn vào thời Hiệp Chủng Quốc được thành lập.

 

Xã hội của chúng ta đồng thời cũng đang cảm thấy một kinh nghiệm muốn xem là chúng ta có thể bảo tồn cái quan niệm dầy đặc này về tự do trong khi chối bỏ nguồn gốc và nền tảng của nó. Vì loại trừ Thiên Chúa ra rìa cùng với kiến thức về con người như một tạo vật được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, mà chủ trương hiện nay đang muốn tư nhân hóa các quan niệm về con người cùng với những thiện ích của con người. Thay vì một chủ trương chung về nguồn gốc, mục đích và định mệnh của chúng ta thì mỗi cá nhân lại trở thành một bản vị hóa công thượng chủ.


Khoa nhân loại học này đã được diễn đạt bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nơi vụ án Planned Parenthood cự Casey qua một đoạn văn tước đoạt “mầu nhiệm ngọt ngào của sự sống” khi cho rằng “ở tâm điểm của tự do đó là quyền được xác định quan niệm của mình về sự hiện hữu, về ý nghĩa, về vũ trụ và về mầu nhiệm sự sống con người”.

Theo chính sách này thì quyền tự do cá nhân bị vi phạm khi cộng đồng soạn thảo các khoản luật phản ảnh quan niệm đặc con người.

 

Cuộc thí nghiệm này không thể tiến hành. Một ngôi nhà không thể đứng vững mà lại thiếu nền tảng. Thuyết thế tục phóng khoáng đang nỗ lực kiến tạo nên nhiều chỗ hơn trong ngôi nhà này đồng thời cũng đang hủy hoại đi nền tảng của nó.

 

Đây không phải là vấn đề chống đỡ một nền tảng bị rạn nứt hay di chuyển ngôi nhà này đến một địa điểm mới ở trên một nền tảng khác. Chẳng có một thứ nền tảng tưởng bở nào hết, thật là ngây ngô lạc quan cho rằng ngôi nhà này sẽ không bị sụp đổ.

 

Pháp thuyết Công giáo cống hiến một lăng kính xác thực hiệu năng để có thể thấy được những yếu kém nguy hiểm nơi dự án thế tục phóng khoáng, đồng thời cống hiến những gì thay thế hợp lý để phát triển một thể chế pháp lý trần thế trong một xã hội đa dạng.

Vấn:    Phải chăng pháp thuyết Công giáo là một hiện tượng mới mẻ?

 

Đáp:   Vứa đúng vừa không.

 

Không là ở chỗ truyền thống pháp lý Tây phương của chúng ta được xây dựng trên một tổng hợp Công giáo vừa Nhã Điển vừa Giêrusalem như được phát triển nơi các nền văn hóa Công giáo khắp Âu Châu 2 ngàn năm qua. Những nhà cải cách Thệ Phản, những tư tưởng gia Thời Minh Tri, các tân tiến gia và hậu tân tiến gia, tất cả đều đã hoàt động trong cái tổng hợp này.

 

Đúng vì pháp thuyết Công giáo là một hiện tượng mới ở chỗ, vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, và có lẽ để phản ứng lại với việc thử nghiệm trần thế hóa quá trớn như được diễn tả trên đây, mà dường như người ta đang thấy được tình trạng phục hưng tư tưởng pháp lý Công giáo.

 

Các pháp thuyết Công giáo viên hiện đang hoạt động ở một số tổ chức Công giáo và trần thế. Ở lãnh vực cơ cấu tổ chức, một ít trường luật Công giáo ở Hiệp Chủng Quốc đang lập lại việc dấn thân của mình đối với truyền thống tri thức Công giáo, và hai trường luật mới của Công giáo mới đây đã được thiết lập với sứ vụ được ôm ấp này.

 

Ngoài ra, Đại Học Villanova mới tung ra tờ Tạp Chí Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo, và năm ngoái một số học giả về luật đã bắt đầu Web log. “Tấm Gương Soi Công Lý”, một mạng điện toán dấn thân phát triển pháp thuyết Công giáo.

 

Vấn:    Làm thế nào các luật gia Công giáo có thể hỗ trợ các học viên trong việc giúp nuôi dưỡng tư tưởng pháp lý Công giáo nơi nghề nghiệp này cũng như trong thế chế pháp lý?

 

Đáp:   Trước hết, bằng việc làm những điều một luật gia Công giáo thường làm. Bằng việc đặt Chúa Kitô làm tâm điểm cuộc đời nguyện cầu và trung thành của mình; bằng việc trở thành một luật gia xuất sắc và coi pháp nghệ là một ơn gọi bởi trời; bằng việc sống một cuộc đời liêm chính khi hành nghề; bằng việc thân tình với thân chủ và thách thức họ sống cuộc đời đoan chính.

 

Nhiều thân chủ muốn làm điều ngay lẽ phải và chỉ cần một cái thúc nhẹ. Các luật gia Công giáo cần phải bỏ một số thời giờ nào đó làm đại diện cho thành phần nghèo khổ và thành phần sống bên lề xã hội. Mối liên đới với thành phần “bị hất ra ngoài” xã hội có thể là những gì làm biến đổi một cách không thể nào tưởng tưởng nổi.

 

Sau nữa, những luật gia hành nghề có thể nuôi dưỡng tư tưởng pháp lý Công giáo và việc xây dựng một nền văn hóa sự sống, bằng việc làm cho mình ý thức trọn vẹn hơn nữa những hậu quả tàn hại sâu xa của khoa nhân loại học duy tục đã thấm nhập khắp guồng máy pháp lý của chúng ta.

 

Các vị luật sư đã được vững chắc ở kiến thức Công giáo về con người, về cộng đồng và về sự thiện ích, có thể hoạt động, thường bằng những đường lối nhỏ bé lẫn lớn lao, để đặt nền văn minh của chúng ta trên một nền tảng vững mạnh hơn.

 

Bằng gương sáng, các vị luật gia, thành phần tấn công tình trạng bất chính về sự tách biệt chủng tộc Nam Phi ở Hiệp Chủng Quốc, thoạt tiên không thực hiện một cuộc tấn công ở tuyến đầu vào những thứ luật lệ phân biệt. Thế nhưng bằng việc thách thức những thứ chênh lệch về lương lậu giữa thày cô da đen và da trắng cũng như bằng việc đối đầu với tình trạng kỳ thị chủng tộc ở các đại học đường cấp cao, những vị luật sư ấy đã đẩy cuộc tranh luận này từ từ đến một kiến thức mới về bình đẳng và chấm dứt tình trạng biệt phân.

 

Các luật sư đang hành nghề ở bất cứ ngành nào của luật cũng có thể mang ra những lập luận được phác ra để thúc luật lệ và thể chế pháp lý hướng tới một nền tảng nhân bản hơn, miễn là tối thiểu những lập luận này ăn khớp với các mục đích chính đáng của thân chủ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo tài liệu của Zenit được phổ biến ngày 13/2/2005

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ