GIÁO HỘI HIỆN THẾ
Tháng 3/2005
Ý Chỉ Ðức Thánh Cha
Ý Chung: “Xin cho chính quyền ở hết mọi quốc gia luôn biết quan tâm đến những người nghèo, bị bỏ rơi và đàn áp, trong những phương sách chính trị và dự án phát triển của họ”.
Ý Truyền Giáo: “Xin cho mỗi một Giáo Hội địa phương nhận thức được nhu cầu cần phải huấn luyện những Kitô hữu thánh thiện, nhờ đó có thể đáp ứng các đòi hỏi của việc tân truyền bá phúc âm hóa”.
__________________
NGÀY 5 THỨ BẢY, NGÀY THÁNH MẪU TRONG NĂM THÁNH THỂ |
ĐTC GPII: sinh hoạt ngoại giao tại bệnh viện
Trong thời gian nằm bệnh viện, ĐTC chẳng những được các nhân vật cao cấp trong giáo hội Công giáo tới viếng thăm và bàn hỏi về nội bộ Tòa Thánh, còn được các vị chức sắc quốc tế gửi lời kính thăm nữa, trong đó có vị trưởng tôn sư Do Thái và tổng thống Iran.
Ông Obed Ben-Hur, vị lãnh sự của Do Thái tại Tòa Thánh, đã đến viếng thăm ĐGH tại bệnh viện hôm nay, và sau đó ông nói với các ký giả rằng: “thay mặt cho Shlomo Amar, vị tôn sư trưởng của Do Thái, mang một bức thư nguyện chúc cho ĐGH chóng bình phục, vì tôi không thể đích thân gặp ngài”.
Như trường hợp của vị lãnh sự Bulgaria đến trao tặng bức ảnh Mẹ Maria cho ĐTC đã được Đức Ông Tommaso Caputo, vị trưởng nghi của Vatican, đã thay mặt ĐTC tiếp đón thế nào thì vị lãnh sự Do Thái cũng được tiếp đón như thế. Vị lãnh sự Do Thái cho biết: “Tôi đã đọc bức thư này cho ngài nghe, ngoài việc bày tỏ những lời nguyện chúc tốt đẹp, là lời nguyện được viết bằng Do Thái ngữ. Bức thư này là những gì liên kết các tư tưởng của nhân dân Do Thái lẫn quốc gia Do Thái giành cho Đức Thánh Cha là vị đang chịu khổ đau nhiều trong những ngày này”. Sau hết, vị lãnh sự này cũng không quên nhấn mạnh đến giáo triều của Đức Gioan Phaolô II là một giáo triều cổ võ “hòa bình cho nhận loại và vấn điề đối thoại liên tôn”.
Tổng Thống Iran là Mohammed Jhatami cũng gửi “những lời chúc nguyện tốt đẹp nhất cùng với niềm hy vọng mong cho ngài được chóng bình phục”. ĐTGM Angelo Mottola, vị khâm sứ của tòa thánh ở Iran đã cho cơ quan tín vụ Fides biết rằng, báo chí, chính quyền dân sự và quần chúng đang theo dõi những diễn tiến về sức khỏe của ĐTC. Ngài cho biết thêm là tổng thống Iran “luôn nhớ đến mối liên hệ của mình với ĐTC. Trong một cuộc họp mới đây, khi ông hỏi thăm sức khỏe của tôi, ông đã nói rằng ông mong muốn Đức Giáo Hoàng và toàn thể Giáo Hội được khỏe mạnh và thịnh đạt. Đức Giáo Hoàng được thấy và kính trọng như là một vị đại lãnh đạo về tinh thần và bảo vệ nhân quyền”.
Ông lãnh sự của nước Ukraine tại Tòa Thánh là Grygorii Khoruzhyi cũng viếng thăm bệnh viện hôm nay, Thứ Sáu 4/3/2005, bày tỏ những lời chào hỏi của tân tổng thống nước ông là Viktor Yushenko.
Vị chủ tịch Hiệp Hội Ukraine ở Ý quốc là Anna Unleva đã lấy một bức ảnh từ xứ sở của bà để tặng cho ĐTC.
Hôm qua, Thứ Năm 3/3, còn có hai vị lãnh sự Mễ Tây Cơ và Colombo tại Tòa Thánh đến thăm bệnh viện và bày tỏ những lời hỏi thăm của chính quyền và nhân dân của các vị này.
Ngoài ra, cũng vào hôm Thứ Sáu 4/3, ĐTC đã tỏ ra vui mừng khi nghe tin nữ ký giả người Ý 56 tuổi là Giuliana Sgrena đã bị bắt làm con tin ở Iraq ngày 4/2 trước đây, người được ĐTC vào ngày 13/2/2005 kêu gọi trả tự do. Nữ ký giả này đã bị bắt cóc gần Đại Học Bagdad sau vài giờ bà ở trong một trại tị nạn của người Hồi giáo phái Shiite. Cuối tháng 2 vừa rồi, bà đã được thấy xuất hiện trong một cuốn băng hình xin cứu mạng bà và kêu gọi chính quyền của bà hãy hoạt động để chấm dứt việc ngoại quốc xấm chiếm Iraq. Ý hiện có 3000 quân ở Iraq, một lực lượng quân sự đông thứ tư sau Hoa Kỳ, Hiệp Vương Quốc và Nam Hàn
Rất tiếc, vào lúc 8 giờ 55 phút tối giờ địa phương trong ngày bà được thả ra và trên đường bà ra phi trường để về nước, bà đã bị thương và người đi hộ tống bà là Nicola Calipari, một nhân viên tình báo Ý, đã bị bắn chết, bởi Lực Lượng Liên Quốc ở một trạm kiểm soát dân sự vì chiếc xe của bà không chịu dừng lại sau khi lực lượng này đã làm nhiều dấu hiệu.
Thủ Tướng Ý đã lên tiếng hỏi Hoa Kỳ về lý do nội vụ, và Tổng Thống Bush đã gọi điện thoại vào đêm Thứ Sáu bày tỏ tiếc thương và hứa sẽ điều tra nội vụ.
Các Vị Bác Sĩ chữa trị cho ĐTC GPII
Bác sĩ Renato Buzzonetti được ủy thác cho việc làm bác sĩ riêng của ĐTC GPII từ năm 1978. Tưởng rằng vị giáo hoàng trẻ trung, mạnh khỏe và đầy thể thao tính này sẽ khoi6ng cần đến tài năng y khoa chuyên môn của ông. Không ngờ, biến cố bị ám sát vào ngày 13/5/1981 đã đấy vị giáo hoàng này vào con đường khổ nạn, với một loạt 7 lần nhập bệnh viện Đa Khoa Gemelli ở Rôma, những lần đòi vị bác sĩ này phải trổ hết tài năng và vận dụng tất cả thời giờ của mình để chăm sóc cho ngài.
Những lời vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh tuyên bố về tình trạng sức khỏe của ĐTC đều được phát xuất từ những lời phát biểu bằng giấy tờ của vị y sĩ này, như chính vị giám đốc ấy xác nhận hôm qua, Thứ Năm 3/3/2005.
Vị bác sĩ năm nay 81 tuổi này là một chuyên gia về tiêu hóa học và huyết học chưa từng cho thực hiện một cuộc phỏng vấn nào và tỏ ra hết sức thận trọng. Ông cũng đã phục vụ các vị giáo hoàng khác, bao gồm cả mấy tháng với Đức Phaolô VI, vị qua đời ngày 6/8/1978, một cái chết đã được ông xác nhận ngài 29/9 cùng năm.
Ông ra trường bác sĩ ở Đại Học Perugia năm 1965 và bắt đầu làm việc 5 năm ở bệnh viện Thánh Camillô ở Rôma. Bắt đầu năm 1965 ông làm việc cho cả Vatican nữa. Vào năm 1979, ông được bổ nhiệm làm giám đốc văn phòng Phục Vụ Sức Khỏe của Quốc Đô Vatican, một chức vụ ông vẫn hành sự cho tới nay. Ông cũng là một phần tử của hội đồng quản trị Quĩ Hỗ Trợ Sức Khỏe Thành Vatican.
Ông đã đi hộ tống ĐTC trong 26 năm giáo triều của Đức Gioan Phaolô II ở tất cả mọi cuộc xuất hành ngoài Vatican trong Ý quốc cũng như hải ngoại, kể cả những lần đi nghỉ hè của ngài. Nghĩa là lúc nào cũng kề cận ĐTC dường như còn hơn cả vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh nữa.
Phụ tá của vị bác sĩ này là Nữ Tu Tobiana, một trong những nữ tu Balan săn sóc cho ĐTC. Nữ tu này có cấp bằng về y khoa và tiếp tục giúp cho ĐTC ở bệnh viện Gemelli.
Bác sĩ Rodolfo Proietti, vị bác sĩ trưởng phòng cấp cứu và nhập viện, đã cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhập viện từ đầu Tháng 2/2005. Là một giáo sư về khoa đánh mê, vị bác sĩ này đã thực hiện việc đánh mê cả người ĐTC trước cuộc giải phẫu ngày 24/2.
Nói với tờ nhật báo Ý quốc Avvenire sau cuộc nhập viện lần hai này của ĐTC, vị bác sĩ đánh mê ấy đã nói về “cảm xúc rất nhiều” liên quan tới “vinh dự được coi sóc cho ĐTC”. Ông cho biết cảm nhận của mình rằng trong việc làm này ông đã hiểu được những gì “một bác sĩ cần phải tỏ ra với hết mọi bệnh nhân và cách thức một vị bác sĩ cần phải sống sứ vụ của mình”.
Ông nói thêm: “Tôi đã đi đến chỗ ý thức được rằng tôi đã lãnh nhận nhiều hơn là tôi cống hiến. Có những cảm giác sâu xa hơn nữa, những cảm giác tôi sẽ không bao giờ có thể quên được và là những cảm giác tôi muốn giữ lấy cho riêng mình.
Giữa hai lần nằm bệnh viện hiện đang diễn tiến đây, việc tiến triển của ĐTC được theo dõi tại phòng ngài ở Vatican bởi một vị bác sĩ chuyên về vấn đề hồi tỉnh, cũng như bởi bác sĩ tai mũi họng là Angelo Camaioni của Bệnh Viện Thánh Gioan ở Rôma. ĐGH cũng có một y tá thường trực ở Vatican.
Cuộc mổ khí quản của ngài trong lần nhập viện thứ hai vừa rồi được thực hiện bởi bác sĩ Gaetano Paludetti, một chuyên viên tai mũi họng ở Đại Học Thánh Tâm Công Giáo Rôma, bởi bác sĩ Camaioni và bác sĩ Giovanni Almadori. Theo vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh cho biết thì hiện diện tại cuộc giải phẫu ấy còn có bác sĩ Encino De Campora, giáo sư về tai mũi họng ở Đại Học Florence và là cố vấn cho văn phòng Phục Vụ Sức Khỏe của Quốc Đô Vatican, cũng như bác sĩ Buzzonetti.
THÀNH THẬT SÙNG KÍNH ĐỨC TRINH NỮ
TREATISE ON TRUE DEVOTION TO THE BLESSED VIRGIN
Nguyên tác Thánh Long Mộng Phố (Louis Grignion Montfort)
Bản dịch Việt Ngữ: Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Phần Một
Tổng Quan về Việc Thành Thật Sùng Kính Đức Mẹ
Chương Thứ Nhất (TIẾP)
Tôn Sùng Mẹ Maria: Cần Thiết
II. Mẹ Maria tham dự vào việc thánh hóa các linh hồn
22. Dự án được Ba Ngôi Thiên Chúa thỏa thuận nơi Việc Nhập Thể là lần đến thứ nhất của Chúa Giêsu Kitô, là những gì có liên hệ đến từng ngày một cách vô hình ở khắp Giáo Hội, và là những gì Ba Ngôi sẽ thực hiện cho đến khi Chúa Kitô đến lần thứ hai vào lúc ngày cùng tháng tận.
23. Thiên Chúa Ngôi Cha đã tập trung tất cả mọi giòng nước lại với nhau và gọi chúng là biển cả (maria). Ngài cũng qui tụ tất cả mọi ân sủng của Ngài lại với nhau và gọi hết mọi ân sủng ấy là Maria (Maria) Vị Thiên Chúa cao cả này có một kho tàng hay một kho chứa đầy những báu vật được Ngài cất giữ toàn là những gì đẹp đẽ, sang trọng, hiếm có và quí giá, kể cả Con riêng của Ngài. Kho tàng lớn lao này chính là Mẹ Maria là vị được các thánh gọi là “kho tàng của Chúa”. Tất cả mọi người được giầu có nhờ ở mức độ tràn đầy của Mẹ.
24. Thiên Chúa Ngôi Con đã ban cho Mẹ của Người tất cả những gì Người có được nơi đời sống và cuộc tử nạn của Người, tức là những công nghiệp vô cùng của Người cùng với những nhân đức xuất chúng của Người. Người đã làm cho Mẹ trở thành kho tàng của tất cả những gì Cha Người đã ban cho Người làm gia sản. Qua Mẹ, Người đã áp dụng công nghiệp của Người cho các chi thể của Người, và nhờ Mẹ Người truyền đạt các nhân đức của mình và phân phối các ân sủng của Người. Mẹ là con kênh đào huyền nhiệm của Người, là máng nước của Người, nhờ đó Người có thể tràn lan tình thương của Người ra một cách êm ái và dạt dào.
25. Thiên Chúa Thánh Linh ký thác các tặng ân diệu kỳ của Ngài cho Mẹ Maria, vị hiền thê tủy chung của Ngài, và đã chọn Mẹ làm một bình chứa đựng tất cả những gì Ngài có, nhờ đó, Mẹ phân phối tất cả những tặng ân của Ngài và những ân sủng của Ngài cho ai Mẹ muốn, bao nhiêu Mẹ muốn, cách nào Mẹ muốn và khi nào Mẹ muốn. Không có một tặng ân thiên đình nào được ban cho con người mà lại không qua bàn tay trinh nguyên của Mẹ. Điều này thực sự là ý muốn của Thiên Chúa, Đấng đã muốn rằng chúng ta cần phải có tất cả mọi sự qua Mẹ Maria, để, khi làm cho mình trở nên nghèo khó và thấp hèn, và ẩn mình đi trong thẳm sâu của hư không suốt cuộc đời của mình, Mẹ được Thiên Chúa toàn năng làm cho nên phong phú, được tôn tụng và vinh danh. Đó là quan điểm của Giáo Hội cũng như của các vị Giáo Phụ từ thời ban đầu.
26. Nếu tôi nói với thành phần được gọi là trí thức ngày nay, tôi sẽ chứng minh dài dòng bằng những câu Latinh được trích dẫn từ Thánh Kinh cũng như từ các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh về tất cả những gì giờ đây tôi đang nói đến một cách hết sức đơn giản. Tôi cũng có thể trưng dẫn những chứng cớ vững chắc có thể đọc thấy đầy đủ trong cuốn “Triều Thiên Tam Cấp của Đức Trinh Nữ” của Cha Poir. Thế nhưng, ở đây tôi chủ yếu nói với thành phần nghèo nàn và đơn thành là những người có thiện chí và đức tin hơn phần đông các vị học giả. Vì họ tin tưởng một cách đơn sơ hơn và xứng đáng hơn, nên tôi chỉ nói sự thật với họ một cách hoàn toàn bình dị, không cần phải trích dẫn các đoạn Latinh họ chẳng hiểu gì. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ trưng lại một số câu khi chúng nẩy lên trong đầu tôi khi tôi trình bày vấn đề.
27. Vì ân sủng thăng hóa bản tính nhân loại của chúng ta và vinh hiển còn làm gia tăng mức độ thiện toàn hơn nữa cho ân sủng, mà chắc chắn một điều là Chúa của chúng ta ở trên trời cũng là Con của Mẹ Maria giống như khi Người còn ở trên thế gian. Như thế, Người vẫn tỏ ra thái độ thuận phục và vâng lời của một người con trọn hảo nhất đối với người mẹ tuyệt vời nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận không được coi việc lụy thuộc này như là một cái gì thấp hèn hay bất toàn nơi Chúa Giêsu Kitô. Đối với Mẹ Maria, con người vô cùng thua kém Con mình là Thiên Chúa, không truyền khiến Người theo kiểu cách như một người mẹ trần gian đối với con cái dưới quyền họ. Vì Mẹ được hoàn toàn biến đổi trong Thiên Chúa bởi ân sủng và vinh hiển biến đổi các thánh trong Ngài mà Mẹ không đòi hỏi, mong muốn hoặc làm bất cứ điều gì phản lại với ý muốn vĩnh hằng và bất biến của Thiên Chúa. Bởi thế, khi chúng ta đọc thấy trong những bản văn của Thánh Bênađô, Thánh Bêđađinô, Thánh Bônaventura, và các thánh khác là tất cả mọi sự trên trời dưới đất, kể cả chính Thiên Chúa, đều tùy thuộc vào Đức Trinh Nữ, các vị cố ý nói rằng thẩm quyền Thiên Chúa vui lòng ban cho Mẹ lớn lao đến nỗi Mẹ dường như có quyền lực tương tự như Thiên Chúa. Những lời cầu nguyện và yêu cầu của Mẹ có quyền lực đối với Ngài đến nỗi Ngài chấp thuận chúng như là những lệnh truyền, ở chỗ là Ngài không bao giờ cưỡng lại lời mẹ dấu ái của Ngài nguyện cầu, vì lời cầu nguyện ấy bao giờ cũng khiêm tốn và hợp với ý muốn của Ngài.
Bằng quyền lực của lời nguyện cầu, Moisen đã ngăn được cơn thịnh nộ của Thiên Chúa muốn giáng xuống trên con cái Do Thái, hiệu nghiệm đến nỗi vị Chúa vô cùng cao cả và xót thương không thể nào cưỡng được ông và xin Moisen hãy để cho Ngài giận dữ trừng phạt đám dân phản loạn ấy. Như thế thì mãnh liệt hơn biết bao lời nguyện cầu của Trinh Nữ Maria khiêm hạ, xứng đáng làm Mẹ Thiên Chúa, lời nguyện cầu có quyền lực đối với Vua trời hơn các lời nguyện cầu và chuyển cầu của tất cả mọi thần trời và thánh nhân trên trời dưới đất.
28. Mẹ Maria có thẩm quyền trên các thiên thần và các thánh trên trời. Như phần thưởng cho việc Mẹ hết sức khiêm hạ, Thiên Chúa đã ban cho Mẹ quyền hạn và phận sự chỉ định cho các thánh nhân những tòa trống của thành phần thiên thần bội nghĩa sa đọa bởi kiêu căng ngạo mạn.
Ý muốn của Thiên Chúa toàn năng, Đấng nâng cao kẻ hèn mọn, là thế, là các quyền lực trên trời, dưới thế và trong hỏa ngục, dù muốn hay không, cũng phải tuân phục các lệnh truyền của Trinh Nữ Maria khiêm hạ. Vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ trở thành nữ vương trời đất, làm vị thống lãnh các đạo quân của Ngài, làm vị canh giữ các kho báu của Ngài, làm nơi chất chứa các ân sủng của Ngài, làm cán sự viên thì hành các kỳ công của Ngài, làm vị phục hồi của nhân loại, làm trung gian cho loài người, làm đấng hủy diệt các kẻ thù địch của Ngài, và làm cộng sự viên thực hiện các công cuộc và chiến thắng vẻ vang của Ngài.
29. Thiên Chúa Ngôi Cha muốn Mẹ Maria làm mẹ của con cái Ngài cho đến ngày cùng thánh tận, bởi thế Ngài mới nói với Mẹ rằng “Hãy ở trong nhà Giacóp”, tức là, hãy vĩnh viễn ở với con cái của Ta, nơi những kẻ thánh đức được hiện thân nơi Giacóp, chứ đừng ở nơi con cái của ma quỉ và tội nhân được hiện thân nơi Esau.
(còn tiếp)