GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 24/4/2005 |
1) Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Thánh Lễ Đăng Quang Chúa Nhật 24/4/2005
2) Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Chúc Mừng của Các Nhà Lãnh Đạo Chính Trị
3) Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Cảm Nhận của Chư Vị Giáo Phẩm trong Giáo Hội
4) Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Nhận Định của Chư Giới Kitô Giáo
Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Thánh Lễ Đăng Quang Chúa Nhật 24/4/2005
Theo đúng chương trình, vào đúng 10 giờ sáng
Chúa Nhật V Mùa Phục Sinh, 24/4/2005, Thánh Lễ Đăng Quang của Đức Thánh Cha Biển
Đức XVI đã được bắt đầu tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
|
Trước Thánh Lễ, tân Giáo Hoàng Biển Đức đã
xuống hầm mộ dưới lòng Đền Thờ Phêrô, tới mộ Thánh Phêrô kính viếng, bằng việc
xông hương mộ của ngài.
Khi đoàn đồng tế đoàn (gồm
150 vị
hồng y, mặc áo lễ bạc) tiến từ Đền Thờ Thánh
Phêrô ra ngoài Quảng Trưởng Thánh Phêrô, vị cuối cùng là Đức Giáo Hoàng Biển Đức
XVI, tất cả vỗ tay trong khi đó ca đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh.
Trong số giám mục, linh mục và tu sĩ hiện diện có cả người
anh linh mục của ngài là Đức Ông Georg Ratzinger.
|
Bài Phúc Âm được công bố bằng cả tiếng Latinh lẫn Hy Lạp bởi hai phó tế. Hai phó tế này cũng đã mang giây tông phẩm và nhẫn giáo hoàng từ bàn thờ tới chỗ ĐTC ngồi chủ lễ và đứng chung với 3 vị hồng y Angelo Sodano, Stephen Kim Sou-hwan và Jorge Arturo Medina Estevez.
Trước bài giảng là phần giây choàng giáo tông và tông nhẫn, sau đó có 12 người đại diện lên hôn nhẫn ngài để tỏ ra thần phục quyền bính giáo hoàng. Vị giám mục đã bỏ mũ ra như tỏ lòng tuân phục thượng quyền của ngài.
ĐHY Jorge Arturo Medina Estevez đã đeo giây tông phẩm (petrine
pallium) cho ĐTC, giây tông phẩm này mầu trắng, được làm bằng cả lông chiên và
cừu, với 5 hình thánh giá đỏ được thêu ở giây tông phẩm này. Giây tông phẩm này
tượng trưng cho cả Vị Chủ Chiên Nhân Lành vác con chiên lạc trên vai lẫn câu trả
lời ‘con mến Thày’ ba lần của Tông Đồ Phêrô là vị tông đồ được Thày trao cho sứ
vụ chăn dắt cả chiên lẫn cừu của Người.
ĐHY Angelo Sodano, trưởng hồng y đoàn, bấy giờ đặt nhẫn giáo hoàng vào bàn tay
phải của ĐTC. Chiếc nhẫn này có hình ảnh để làm dấu niêm ấn của ngài, đó là hình
ảnh Thánh Phêrô với chiếc thuyền mang lưới cá, nói lên ý nghĩa đức tin đích thực
và nhiệm vụ củng cố đức tin cho anh em mình của Tông Đồ Phêrô. Sở dĩ chiếc nhẫn
này được gọi là Nhẫn của Tay Đánh Cá (Ring of the Fishermen) là vì tông đồ Phêrô
là Tông Đồ đánh cá, vị đã tin vào lời Chúa Giêsu, thả lưới và đã bắt được mẻ cá
lạ.
12 người lên hôn nhẫn của ngài là 3 vị hồng y, 1 vị giám mục, 1 linh mục, 1 phó
tế, 1 nam tu và 1 nữ tu, 1 căp vợ chồng và hai người nam nữ trẻ vừa mới được
lãnh nhận bí tích thêm sức.
|
Trong bài giảng, ĐTC đã nhắc lại vị cố giáo
hoàng khả kính đáng nhớ của mình, chào tất cả mọi người, xin cầu nguyện cho ngài,
nói tới “sa mạc tâm linh” của con người thời đại, tới lời Chúa Giêsu nói “chỉ có
một đàn chiên và một chủ chiên”, và cuối cùng ngài nhắc lại lời của vị tiền
nhiệm của ngài đã kêu gọi con người vào ngày 22/10/1978 trong lễ đăng quang 26
năm rưỡi trước đây, là “đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, và ngài đặt vấn
đề tại sao con người sợ Chúa Kitô, vì họ sợ Người lấy đi của họ những gì họ có,
trái lại, Người lại ban cho họ tất cả, cho họ tự do.
Trong phần dâng lễ có phái đoàn giáo dân các nước, như Hung Gia Lợi, China,
Peru, Ý, Nhật v.v., từng cặp, bưng chén lễ lên cho ĐTC, được ngài chúc lành rồi
đưa chén lễ cho những vị giúp lễ.
Theo cảnh sát Rôma cho biết, Thánh Lễ đăng quang của vị tân giáo hoàng, tuy
không đông tới 3 triệu người bằng lễ an táng của vị cố giáo hoàng, song cũng
tràn ngập Quảng Trường Thánh Phêrô và con đường Via della Concilazione dẫn đến
quảng trường này, con số lên tới nửa triệu, trong đó có nhiều người Đức.
Để giữ an ninh cho lễ đăng quang này, chính quyền Ý đã phải vận dụng tới 7 ngàn
nhân viên, bao gồm cả thành phần bảo vệ các vị lãnh đạo hay đại diện các quốc
gia. Không phận Rôma trong vòng 5 dặm, từ 8 giờ sáng tới 4 giờ chiều, không có
một thứ không vận nào. Vấn đề cấp cứu đã có 100 bác sĩ, 100 y tá, 50 nhóm cấp
cứu, 80 xe cứu thương và 8 trạm cứu thương.
|
Có 141 phái đoàn đại biểu đại diện các vị lãnh đạo quốc gia và chính quyền tham dự lễ đăng quang. Có 70 vị đại diện đại kết, bao gồm các Giáo Hội Chính Thống, các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, Các Giáo Hội và cộng đồng Kitô hữu Tây Phương, và các tổ chức Kitô giáo thế giới. Trong số các vị lãnh đạo chính quyền các quốc gia gồm có Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder, Thủ Tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin, và Quốc Vương Tây Ban Nha Juan Carlos và Nữ Hoàng Sofia, Tổng Thống Lebanon Emile Lahoud, Thống Đốc Florida Jeb Bush, lãnh đạo phái đoàn Hoa Kỳ 5 người, ĐTGM Rowan Williams Giáo Chủ Anh Giáo, riêng tôn sư trưởng Do Thái ở Rôma được tân giáo hoàng mời song không tới được vì Chúa Nhật là ngày đầu tiên của Lễ Vượt Qua.
Kết Lễ, trong khu chuông rung, ĐTC đã lên chiếc tông xa (không bọc kính an toàn) để đi vòng Quảng Trường Thánh Phêrô (lần đầu tiên trên chiếc tông xa này) chào tất cả mọi người đến tham dự Thánh Lễ Đăng Quang của ngài.
Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Chúc Mừng của Các Nhà Lãnh Đạo Chính Trị
Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder, theo thông tấn Reuters, đã gọi việc vị giáo
hoàng người Đức được chọn bầu này là “một đại vinh dự cho toàn quốc của chúng ta:
“Nơi Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một vị giáo hoàng đã được chọn bầu này biết được
Giáo Hội hoàn vũ không như bất cứ một ai khác. Ngài là một đại thần học gia nổi
tiếng trên thế giới. Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một vị thừa kế xứng đáng thay
thế cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”
Tổng Thống Goerge Bush Hoa Kỳ (đã nói với phóng viên báo chí ở Washington DC
rằng)
“Tôi muốn gửi lời chúc mừng đến Giáo Hoàng Biển Đức XVI, một con người rất khôn
ngoan và hiểu biết. Ngài là một con người phục vụ Chúa. Chúng tôi còn nhớ rõ bài
giảng trong lễ an táng của đức cố giáo hoàng ở Rôma, những lời của ngài đã đánh
động tâm can chúng ta cũng như tâm can của hằng triệu triệu con người ta. Chúng
ta hợp với đồng bào của chúng ta và hằng triệu triệu người trên thế giới đang
nguyện cầu xin ơn cho ngài được tiếp tục mạnh mẽ và khôn ngoan khi ngài dẫn dắt
Giáo Hội Công Giáo”.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan:
“Liên Hiệp Quốc và Tòa Thánh chia sẻ một cuộc dấn thân mạnh mẽ cho hòa bình, cho
công bằng xã hội, cho phẩm giá con người, cho tự do tôn giáo và cho việc tương
kính giữa các quốc gia trên thế giới. Văn phòng tổng thư ký này mong đợi những
đóng góp sẽ được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thực hiện để củng cố những giá trị
ấy”.
Thủ Tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero:
“Tôi… xin nói rằng chính phủ Tây Ban Nha mong muốn bảo trì mối liên hệ lịch sử
giữa Tây Ban Nha và Tòa Thánh và hợp tác với Đức Giáo Hoàng trong sứ vụ của ngài.
Trọng Kính Đức Thánh Cha, tôi xin lợi dụng cơ hội này, để gửi đến ngài chứng từ
của lòng tôi hết sức mến trọng ngài”.
Tổng Thống Pháp Jacques Chirac (gửi cho Reuters):
“Tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất và những lời nguyện chúc tốt đẹp chân
thành của tôi đến sứ vụ cao cả vừa được trao phó cho vị lãnh đạo Giáo Hội Công
Giáo…. Pháp quốc, trung thành với lịch sử của mình cũng như với những nguyên tắc
hướng dẫn hành động của nó, sẽ theo đuổi cuộc đối thoại tin tưởng Pháp luôn có
với Tòa Thánh, nhất là trong những cuộc chiến chung cho hòa bình, công lý, đoàn
kết và phẩm giá của con người”.
Thủ Tướng Ý Silvio Berlusconi (được Reuters tường trình):
“Tôi thực sự muốn bày tỏ cảm tình của tất cả mọi người dân Ý Đại Lợi, và đặc
biệt hân hoan để gửi đến Đức Giáo Hoàng niềm kính tôn thiết tha của chính phủ Ý
quốc”.
Tổng Thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese:
“Thế giới đã cảm thấy buồn thương và ngỡ ngàng về việc ra đi của Đức Gioan
Phaolô II. Việc tuyển bầu người kế vị ngài đã là mối quan tâm của rất nhiều
người trên thế giới. Ngài đã làm hiện thực niềm hy vọng cho một cuộc hiệp nhất
hơn nữa nơi các dân tộc cũng như cho một gia đình nhân loại chân chính và yêu
thương chăm sóc nhau hơn. Việc ngài hướng dẫn và lãnh đạo giữa những phức tạp
rắc rối của cuộc sống tân tiến này sẽ là những gì trọng yếu”.
Tôn Sư Israel Singer, chủ tịch Hội Nghị Thế Giới Do Thái:
Chúng tôi đã làm việc gần gũi với ĐHY Ratzinger về nhiều vấn đề, bao gồm cả mối
liên hệ của Tòa Thánh với dân Do Thái, cũng như việc giáo hội lên án nạn bài Do
Thái. ĐHY Ratzinger đã cung cấp những nền tảng về thần học cho nhiều thứ tiến bộ
nơi mối liên hệ Công Giáo với Do Thái trong một phần tư thế kỷ vừa qua”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
theo CNN 23/4/2005
Tổng Thống Nam Phi Thabo Mbeki:
“Giáo Hoàng Biển Đức XVI lãnh nhận vai trò lãnh đạo vào một thời điểm quan trọng,
một thời điểm rất cần phải có một đức khôn ngoan và vai trò lãnh đạo chung thế
giới và cộng đồng tôn giáo để đối đầu với những thách đố về tình trạng nghèo khổ
và kém phát triển trầm trọng đang đọa đầy nhiều người trên thế giới”.
Tổng Thống Thẩm Quyền Palestine Mahmoud Abbas:
“Chúng tôi chúc mừng Ngài và chúc ngài mọi thành đạt. Chúng tôi hy vọng những
mối liên hệ mạnh mẽ và lịch sử giữa Palestine và Vatican sẽ mãi vững mạnh và
việc Vatican hỗ trợ cho một nền hòa bình chân chính ở Thánh Địa sẽ vẫn tiếp tục”.
Thủ Tướng Jan Peter Balkenende của Netherlands:
“Tôi hy vọng vị giáo hoàng này sẽ tiếp tục theo cùng đường lối như Đức Gioan
Phaolô II, để ngài tìm cách đối thoại với người khác, chiến đấu cho hòa bình và
dân chủ cùng chống lại tình trạng nghèo khổ”.
Thủ Tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates:
”Tôi xin bày tỏ niềm hân hoan chân thành của tôi với Giáo Hội Công Giáo về việc
chọn được một vị tân giáo hoàng. Hy vọng vị Giáo Hoàng này tiếp tục tinh thần
đại kết của vị tiền nhiệm, chú ý tới việc đối thoại với các tôn giáo quan trọng
về nền hòa bình thế giới”.
Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair:
“Tôi xin gửi đến Ngài Giáo Hoàng, trong dịp ngài lãnh nhận vai trò cao cả của
mình, những lời chúc mừng và những lời cầu chúc tốt đẹp nhất cho sự thành đạt
của giáo triều của ngài. Tôi mong được tiếp tục việc hợp tác của chúng tôi với
Tòa Thánh về những vấn đề có tầm vóc quốc tế quan trọng như Phi Châu và phát
triển”.
Tổng Thống Pervez Musharraf nước Pakistan:
“Tôi hy vọng vị Giáo Hoàng này sẽ giúp mang lại hòa hợp giữa hai thế giới (Hồi
giáo và Kitô giáo). Vị Giáo Hoàng này có thể mang lại thuận hòa cho cách thức
con người nghĩ tưởng và có thể tạo nên một môi trường tốt đẹp hơn để giải quyết
những cuộc tranh cãi giữa các dân tộc”.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin:
”Nga quyết tâm tiếp tục cuộc đối thoại xây dựng về chính trị và việc giao tiếp
với Tòa Thánh để giải quyết các vấn đề hoàn vũ, củng cố các giá trị thiện hảo,
công lý và nhân bản”.
Tổng Thống Ba Tây Luiz Inácio Lula da Silva:
Hy vọng rằng vị tân giáo hoàng sẽ cổ võ “hòa bình và công lý xã hội cũng như làm
sống lại những giá trị về tinh thần và luân lý của Giáo Hội”.
Tổng Thống Mễ Tây Cơ Vicente Fox:
“Tôi xin nói với ngài là chúng tôi ở bên phía của ngài, là chúng tôi muốn xây
dựng và phát triển mối liên hệ cao cả phi thường đã từng được thiết lập giữa
quốc gia chúng tôi và Vatican”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
theo Zenit 23/4/2005, Zenit cũng phổ biến những lời đã được CNN phổ biến trước
đây về thành phần lãnh đạo chính trị này, như đã được chuyển dịch trên đây.
Tân Giáo Hoàng Biển Đức
XVI: Cảm Nhận của Chư Vị Giáo Phẩm trong Giáo Hội
ĐTGM Mario Conti ở Glasgow, Tô Cách Lan
Bản thân tôi biết vị tân Giáo Hoàng này. Tôi đã được hân hạnh gặp ngài mấy lần
qua những năm ở Rôma. Ngài là một con người rất khiêm tốn, dễ thương, hoàn toàn
khác với “hình ảnh” nghiêm khắc thường mô tả về ngài.
Ngài là một con người có đại khiếu về thần học, có khiếu về ngôn ngữ học, nhân
ái về phong cách cũng như phong phú về kinh nghiệm mục vụ và quản trị. Dĩ nhiên
là ngài rất gần gũi với Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, biết được tâm tưởng của vị
giáo hoàng này, và hợp tác chặt chẽ với vị giáo hoàng ấy. Thế nhưng, ngài vẫn là
một con người khác, và sẽ mang lại cho vai trò làm giáo hoàng của mình, cho Giáo
Hội và cho thế giới những tặng ân riêng của ngài.
Ngài sẽ nói và viết một cách tỏ tường. Ngài đã tỏ ra qua bài giảng của mình
trong lễ an táng của đức cố Giáo Hoàng là ngài được ơn truyền đạt với vô vàn con
người ta. Ngài đã nói một cách giản dị, đi thẳng vào vấn đề và có sức tác động.
Nhiều người chỉ biết được ngài là một vị kềm kẹp gắt gao đã lấy làm lạ lùng bỡ
ngỡ trước những lời từ tốn, dịu dàng, thân ái của ngài ngày hôm đó.
Việc chọn danh hiệu giáo hoàng của ngài là một điều hay hay, tôi có thể nói là
một điều linh ứng. Vị cố Giáo Hoàng mang danh hiệu này là Đức Biển Đức XV, là
một con người hết sức khiêm tốn, vì đã dấn thân cho hòa bình. Tôi nghĩ chúng ta
có thể thấy được cái gợi ý cho thấy một mẫu giáo triều ở việc chọn danh hiệu ấy.
ĐHY Keith O’Brien, TGM giáo phận Thánh Anrê và Edinburgh, Tô Cách Lan
Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi được chia sẻ với anh em hồng y của mình
trong cuộc bầu ĐHY Ratzinger làm Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ngài là một con người
có một nền tu đức sâu xa, là một thần học gia nổi tiếng và có một chọn lựa tuyệt
vời với tư cách là Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo.
Việc tuyển chọn một vị Giáo Hoàng là thời gian hân hoan và hy vọng cho những
người Công giáo ở Tô Cách Lan cũng như trên khắp thế giới. Tôi tin rằng những
người Công Giáo Tô Cách Lan và tất cả những ai thành tâm thiện chí nơi xứ sở của
chúng ta đây đều sẽ cùng tôi nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn đầy phúc lành xuống
trên vị tân Giáo Hoàng của chúng ta, tước hiệu cao cả nhất của ngài có lẽ là một
tước hiệu giản dị nhất, ‘Tôi tớ của mọi tôi tớ Thiên Chúa’; chớ gì ngài thực sự
phục vụ tất cả mọi dân tộc như Chúa Kitô đã phục vụ và như vị tiền nhiệm thánh
đức Gioan Phaolô II của ngài đã làm.
Chớ gì vị tân Giáo Hoàng của chúng ta hoạt động cho hòa bình trên khắp thế giới
theo gương của vị tiền nhiệm trước kia của ngài là Giáo Hoàng Biển Đức XV, vị đã
chết vào thời điểm Thế Chiến Thứ Nhất.
Thánh Biển Đức là một trong các vị thánh quan thày của Âu Châu; chớ gì ngài tác
động chúng ta để chúng ta nhớ đến các căn gốc Kitô giáo của Âu Châu và chớ gì vị
tân Giáo Hoàng của chúng ta cũng luôn luôn nhắc nhở mình và chúng ta những lời
cuối cùng trong luật của Thánh Biển Đức đó là ‘Đừng coi ai hơn Chúa Kitô’.
Giám Mục Peter Moran ở Aberdeen, Tô Cách Lan
Những vị tuyển bầu, thành phần chọn một vị Giáo Hoàng, đã căn cứ vào sự khôn
ngoan và kinh nghiệm của các vị: thế nhưng, còn hơn thế nữa, các vị đã thực hiện
việc chọn lựa này sau khi đã cầu nguyện nhiều. Chúng ta tin rằng việc chọn bầu
của các vị được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn. Chúng ta tin rằng Giáo Hoàng
Biển Đức XVI là việc chọn lựa của Thiên Chúa.
Về lãnh vực nhân loại cũng như về phương diện chính trị thì việc chọn bầu này
rất ư là hay ho.
Trước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, việc tuyển chọn một người Đức làm Giáo Hoàng
sẽ là một chuyện kinh hoàng, hầu như không thể tưởng tượng nổi; hôm nay đây,
chúng ta coi khía cạnh đặc biệt này hầu như là được phép. Thế nhưng, một lần nữa,
chúng ta lại thấy xuất hiện một vị Giáo Hoàng sinh trưởng ở một thời điểm khốn
khó, dưới một chế độ hà khắc, và trong thời thanh niên của mình đã thấy xứ sở
của mình bị cắt chia.
Còn về tuổi tác của Giáo Hoàng Biển Đức thì sao? Ngài đã 78 tuổi rồi. Tôi đã
sống ở Rôma gần 50 năm khi Đức Giovanni Roncalli là Giáo Hoàng Gioan XXIII được
bầu năm 78 tuổi, và dân chúng gật gù nói rằng: ‘Ôi chao ơi, chỉ là một vị Giáo
Hoàng tạm thời thôi mà’. Ngài đã làm cho tất cả chúng ta phải lạ lùng. Đức
Joseph Ratzinger cũng có thể làm cho chúng ta lạ lùng nữa. Ngài có thể là già
đời về năm tháng, nhưng ngài lại cường tráng, sáng suốt, đọc rộng hiểu nhiều,
học thức và rất ư là nhiều kinh nghiệm.
Tôi mong thấy được một giáo triều vững chắc nhưng đầy sinh động.
TGM Brendan O’Brien, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada
Trọng Kính Đức Thánh Cha …
Thừa tác vụ được ĐTC bắt đầu có một tầm quan trọng hơn bao giờ hết đối với một
thế giới đang thực sự trở thành một ‘ngôi làng hoàn vũ’ qua những việc truyền
đạt chớp nhoáng của Mạng Điện Toán Toàn Cầu và của các phương tiện truyền thông
đại chúng. Ý thức được những chiều kích toàn cầu nơi các thách đố và trục trặc
của mình, xã hội hiện đại đang tìm kiếm một vị chủ chăn và một vị thày hoàn vũ
để loan truyền tin mừng cứu độ, vị nói lên được niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và
âu lo của thời đại này, và là vị nhắc nhở thành phần môn đệ của Chúa Kitô rằng
tất cả những gì là nhân bản đích thực đều vang vọng nơi tâm trí của cộng đồng
đức tin này.
Với những lời của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, kêu cầu nhờ Chúa Giêsu Kitô
Chúa chúng ta và theo tình yêu của Thánh Thần, anh chị em trong đức tin của con
hợp cùng con để hết sức thiết tha nguyện cầu cùng Cha chúng ta để xin Thiên Chúa
của niềm hy vọng ban cho ĐTC tràn đầy niềm vui và an bình.
ĐTGM Sean Brady ở Armagh và là giáo chủ Toàn Ái Nhĩ Lan
Việc tuyển bầu vị tân Giáo Hoàng của chúng ta chẳng những là nguồn vui và hy
vọng lớn lao cho những người Công giáo khắp thế giới, mà còn là một biến cố quan
trọng cho toàn thể gia đình nhân loại nữa. Vàoi lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ,
chúng ta được ơn cảm thấu hơn nữa nhân loại chung của mình và ơn cảm nhận được
trách nhiệm chung để tranh đấu cho một thế giới chân chính và an bình hơn.
Giáo Hoàng Biển Đức XVI sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng việc
tìm kiếm này, bằng việc gắn bó với con người thuộc tất cả mọi niềm tin và vô tín
ngưỡng để thực hiện một cuộc đối thoại xây dựng về niềm vui và hy vọng, về những
thách đố và lo âu của thế giới. Đó là một viễn tượng ngất ngưởng.
Bởi thế tôi xin những người Công giáo khắp Ái Nhĩ Lan cũng như tất cả mọi người
thành tâm thiện chí hãy nguyện cầu cho Giáo Hoàng Biển Đức XVI, vị thừa kế thứ
264 của Thánh Phêrô, khi ngài bắt đầu giáo triều của ngài.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
theo Zenit 19/4/2005
Tân Giáo Hoàng Biển Đức
XVI: Nhận Định của Chư Giới Kitô Giáo
Âu Châu
Thượng Phụ Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Nga Alexiy II:
“Tôi xin gửi lời chúc mừng về việc Ngài được chọn vào sứ vụ Rôma xưa. Tôi chúc
Ngài đưoơc Chúa giúp đỡ trong việc phục vụ cao cả để dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo
Rôma. Giáo Hội của chúng ta, những giáo hội có thẩm quyền và ảnh hưởng, cần phải
liên kết nổ lực của mình lại để truyền bá những giá trị Kitô giáo cho nhân loại
tân tiến. Thế giới trần thế này đang lạc mất linh đạo của nó và cần chứng từ
chung của chúng ta hơn bao giờ hết”.
ĐTGM Giáo Chủ Giáo Hội Anh Giáo Rowan Williams:
“Chúng tôi xin chúc Giáo Hoàng Biển Đức XVI mọi phúc lành để thi hành nhiều
trách nhiệm lớn lao ngài sắp sửa đảm nhận cho những người Công Giáo Rôma khắp
thế giới. Tôi mong được gặp ngài và cùng làm việc với nhau để xây dựng trên di
sản được vị tiền nhiệm của ngài để lại, khi chúng ta tìm cách phát động việc
hiểu biết nhau giữa các Giáo Hội của chúng ta để phục vụ Phúc Âm cũng như cho
mối hiệp nhất Kitô giáo”.
Stanislas Lalanne, phát ngôn viên của HĐGM Pháp quốc và là cựu học sinh của
HY Ratzinger:
“Khi tôi gặp ngài, tôi thích cái rõ ràng nơi việc diễn tả của ngài, cái thông
minh hiếm có của ngài, cái hiểu biết sâu xa ngoại thường của ngài, đức tin hết
sức sâu xa của ngài, và ngài đồng thời cũng có cách nói chuyện với quí vị bằng
một thứ ngôn từ bình dị”.
Javier Echevarria, Chủ Hội Opus Dei, Tây Ban Nha:
“Đầy là giây phút rất vui mừng cho toàn thể Giáo Hội. Người Công giáo trên khắp
thế giới tạ ơn Thiên Chúa về tặng ân tân giáo hoàng Biển Đức XVI”.
ĐTGM Ba Lê Andre Vingt-Trois:
“Điều này cho thấy rằng những chia rẽ bất khả giải hòa chúng ta đã diễn tả trong
mấy ngày vừa qua không phải là tất cả những gì bất khả giải hòa nữa”.
Cha Juan Antonio Martinez Camino, Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha:
“Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một con người có một tầm cỡ thần học lớn lao, có một
tầm vóc mục vụ cao cả, người hiểu được suy tư tân thời với tư cách là một thần
học gia và một triết gia như ít người hiểu được”.
Giám Mục Wolfgang Huber, Chủ Tịch Giáo Hội Thệ Phản Đức Quốc:
“Một mặt thì đây là một quà tặng lớn lao cho thành phần đại kết khi có một con
người đầy kinh nghiệm về thần học, kiến thức và khôn ngoan như Joseph Ratzinger
lãnh nhận sứ vụ này. Đồng thời, người ta phải nói rằng trong những năm gần đây
ngài đã đối xử với thành phần đại kết ở một mức độ khá tẩy chay và thành kiến…
và đó chính là điểm tôi hy vọng vai trò mới này sẽ mang lại cho ngài một tinh
thần bao rộng mới mẻ”.
Bernd Goegring, Nhóm Đại Kết Đức Quốc Kirche Von Unten:
“Chúng tôi coi việc chọn bầu Ratzinger như là một thứ tai họa. Thật là thất vọng,
cho dù đã được tin đoán trước. Chúng tôi có thể cho rằng không có vấn đề cải tỏ
nào từ ngài trong những năm tới đây… Tôi nghĩ rằng càng có nhiều người quay lưng
lại với giáo hội”.
Mỹ Châu Latinh:
Thần học gia Ruben Dri người Á Căn Đình và là giáo sư Đại Học Buenos Aires:
“Đây là một chiến thắng cho thành phần thiên hữu tín điều và tư bản. Đối với tôi,
đây là một việc chọn lựa tầm bậy nhất họ có thể thực hiện. Nó bao gồm cả cái xấu
xa nhất của vai trò làm giáo hoàng của Gioan Phaolô II, một vai trò không mang
lại những tính chất khá hơn vốn là đặc sủng và là khả năng chính trị của vị này”.
Leonardo Boff, thần học gia chủ trương thần học giải phóng người Ba Tây đã bỏ
làm linh mục ra lấy vợ năm 1992:
“Đối với vị này (Mỹ Châu Latinh)… vẫn sẽ là mối âu lo, vì tương lai của giáo hội
lệ thuộc vào Mỹ Châu Latinh”.
Jurandir Arauj, Ban Đặc Trách về Người Ba Tây Phi Châu của HĐGM Ba Tây:
“Dường như là ngài quá bảo thủ. Hy vọng rằng Thánh Linh sẽ giúp ngài đổi thay.
Chúng tôi mong thấy một con người như Gioan Phaolô”.
Alfredo Petit, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Havana, Cuba:
“Tên tuổi được chọn thật là thích hợp cho những lúc này đây, vì Biển Đức XV là
một con người chiến đấu để thiết lập công lý và hòa bình sau Thế Chiến I. Tôi
nghĩ rằng đó cũng sẽ là chương trình của vị tân giáo hoàng này nữa’.
Linh mục dòng Tên ở Chí Lợi Antonio Delfau:
“Kiểu cách của ngài khác với của Đức Gioan Phaolô II… (Ratzinger) là kiến trúc
sư của các văn kiện lớn liên quan đến thần học giải phóng. Văn kiện đầu tiên là
một văn kiện lên án gắt gao thần học giải phóng và văn kiện sau đó phục hồi
những điều tốt của thần học giải phóng này. Chắc chắn hồng y Ratzinger ở hậu
trường của nhiều bản tuyên ngôn về tín điều khác nữa của Đức Gioan Phaolô II,
mặc dù Đức Gioan Phaolô II là một con người có lối suy tư riêng của mình”.
Chủ Bút tờ Nguyệt San Công Giáo Criterio Á Căn Đình Jose Maria Poirier:
“Ngài có thể là người Âu Châu thế nhưng những người Âu Châu thường có một nhãn
quan bao rộng hơn những người Mỹ Châu Latinh. Ngài biết vấn đề của Mỹ Châu
Latinh rất rõ. Chúng tôi không mong là sẽ có những gì lạ lùng xẩy ra ngay. Ngài
là một con người khôn ngoan mà tôi đã có dịp gặp gỡ. Ngài là một con người thinh
lặng lâu dài và có những lời từ ái, một con người suy tư và có tư tưởng”.
Trung Đông
Trưởng Tôn Sư Israel Meir Lau ở thủ đô Tel Aviv:
“Ngài được biết đến như là một người bạn của nhân dân Do Thái. Và tôi hy vọng,
nguyện cầu và ước mong ngài theo bước chân của Đức Gioan Phaolô II… nơi việc
ngài tiến đến và thân tình một cách tốt đẹp với nhân dân Do Thái trên thế giới
cũng như với riêng nước Do Thái”.
Bắc Mỹ:
Tôn Sư David Rosen, Tiểu Ban Do Thái Hoa Kỳ:
“Hồng y Ratzinger đã tỏ ra cho thấy một quyết tâm sâu xa trong việc tiến triển
mối liên hệ Công Giáo và Do Thái và chúng tôi mong tiếp tục mối liên hệ hoạt
động sát cánh với Giáo Hội”.
Á Châu:
TGM Ramon Arguelles ở Lipa City, Nam Manila, Phi Luật Tân:
“Ngài là kết quả của một cuộc chọn bầu tốt đẹp. Chúng ta hãy nguyện cầu Chúa ban
cho ngài sức mạnh và khôn ngoan để dẫn dắt một giáo hội sinh động”.
Cha Henry D’souza, Thư Ký Điều Hành của Uỷ Ban truyền thông xã hội của Hội
Đồng Giám Mục Ấn Độ:
“Chúng ta trông đợi hòa bình và hòa giải giữa các nền văn hóa và tôn giáo dưới
thời của vị tân giáo hoàng này. Tôi nghĩ ngài có một cá thể xuất chúng, ngài là
một nhà trí thức, sâu xa tu đức và rất là từ ái. Tôi nghĩ ngài sẽ thi hành di
sản của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”.
Thày Mani Mekkunnel, Thư Ký Hội Đồng Tu Sĩ Toàn Quốc Ấn Độ:
“Sẽ có những cuộc bàn tán phòng trà riêng tư về việc chọn bầu ĐHY Ratzinger có
tốt cho Ấn Độ hay chăng. Đa số có lẽ không thoải mái, thế nhưng cũng có những
người nói rằng: ‘Tạ ơn Chúa giờ đây Giáo Hội được cứu rồi”.
Masduki Maidlowi, nhân vật cao cấp của nhóm Hồi Giáo lớn nhất ở Nam Dương:
“Tôi hy vọng vị tân giáo hoàng sẽ thực thi cùng một tinh thần hòa bình và hòa
hợp liên tôn như Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”.
Phi Châu
TGM Anh Giáo Nam Phi Desmond Tutu:
“Chúng tôi hy vọng một người cởi mở hơn với những phát triển gần đây hơn trên
thế giới, với tất cả vấn đề về thừa tác vụ của nữ giới cũng như với một chủ
trương hợp lý hơn về vấn đề bọc cao su và hội chứng liệt kháng và vi khuẩn liệt
kháng”.
Cha Michel Kama ở vương cung thánh đường ở Dakar, Senegal là nơi có 95% Hồi
giáo:
“Ngài là một người bảo thủ theo ý nghĩa cao quí của chữ nghĩa. Tôi tin rằng ngài
sẽ tiếp tục công cuộc của Đức Gioan Phaolô II, nhất là vấn đề đối thoại giữa
Kitô hữu với tín đồ Hồi giáo. Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta một vị giáo
hoàng. Giờ đây chúng ta đã có một vị mà chúng ta không được quên rằng các vị
hồng y da đen cũng đã bầu cho ngài”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
theo CNN 20/4/2005
Chủ Tịch hiệp hội Do Thái ở Đức Paul Spiegel:
“Tôi tin rằng ngài sẽ tiến triển hơn trên con đường thành đạt hướng tới việc
hiểu biết giữa Kitô hữu và người Do Thái để mang lại thiện ích cho cả hai tôn
giáo”.
Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương Người Hồi Giáo ở Đức Nadeem Elyas:
“Vị hồng y này luôn là bàn tay phải của Đức Gioan Phaolô II và chắc chắn đã góp
phần nhiều vào việc cởi mở chiếm được điều ưu tiên này (đối thoại giữa Công giáo
và Hồi giáo)”.
Liên Hiệp Thế Giới Tin Lành:
“Khi Giáo Hoàng Biển Đức XVI sửa soạn đảm nhận những trách nhiệm cao cả về
thiêng liêng và trần thế của ngài, tổ chức Liên Hiệp Thế Giới Tin Lành hỗ trợ
ngài bằng lời nguyện cầu để ngài được ân sủng tiếp tục thừa tác vụ của các vị
tiền nhiệm trong một tiến trình luôn canh tân cho lợi ích của giáo hội toàn cầu
cũng như nhân loại”.
Tổng Thư Ký của Hội Đồng Thế Giới Chư Giáo Hội Samuel Kobia:
”Chúng ta dâng lời tạ ơn Vị Chúa chung của chúng ta là Đức Giêsu Kitô vì đã ban
cho Giáo Hội Công Giáo Rôma một vị tân Giám Mục Rôma, một vị nổi tiếng về tính
cách nguyên tuyền về thần học và lòng trung thành theo giáo hội, về tính cách
đơn thành theo phúc âm và cảm quan về mục vụ, một vị thừa kế Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II và Giáo Hoàng Biển Đức XV, cả hai vị đều được nổi tiếng là ‘các vị
Giáo Chủ của hòa bình’.
“Việc ngài được tuyển chọn trùng hợp với biến cố kỷ niệm 40 40 năm Công Đồng
Chung Vaticanô II, một cuộc mở màn cả thể cho cuộc hành trình đại kết trong Giáo
Hội Công Giáo Rôma.
“Chúng ta hãy nguyện cầu cùng Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, xin Người ban cho
Giáo Triều của ngài biến Giáo Triều của ngài thành một thời điểm cho Giáo Hội
Công Giáo Rôma áp dụng , bằng một quyết tâm mới, các giáo huấn và tinh thần cởi
mở đại kết được gia tăng từ Công Đồng Chung Vaticanô II cho đời sống tín hữu của
Giáo Hội cũng như đời sống của toàn Giáo Hội”.
ĐGM Hilarion Alfeyev ở Vienna và Áo, đại diện cho Giáo Hội Chính Thống Nga
cho các tổ chức Âu Châu:
”Là một vị giám mục Chính Thống sống và làm việc ở Âu Châu, tôi mong đợi gì nơi
tân giáo triều này?
“Trước hết, mong rằng Giáo Hội Công Giáo tiếp tục bảo trì giáo huấn về tín lý và
luân lý tông truyền của mình, không nhượng bộ trước những áp lực từ các nhóm
‘cấp tiến’ đòi hỏi cho phụ nữ được truyền chức, chấp thuận thứ hôn nhân ‘được
gọi là đồng tính’, phá thai, ngừa thai, triệt sinh an tử, v.v. Chắc chắn giáo
hoàng Biển Đức XVI, người đã cho thấy rõ chủ trương của mình về các vấn đề ấy,
sẽ tiếp tục chống lại các nhóm ấy, những nhóm hiện hữu cả trong lẫn ngoài Giáo
Hội Công Giáo.
“Sau nữa, tôi hy vọng rằng tân giáo triều này được đánh dấu bằng một cuộc mở ra
những mối liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Chính Thống Nga, và sẽ có một
cuộc gặp gỡ giữa vị Giáo Hoàng Rôma và Thượng Phụ Moscow. Cuộc gặp gỡ này cần
phải được mở đầu bằng những bước cụ thể theo chiều hướng hiểu biết nhau hơn,
cũng như bằng bàn thảo kỹ lưỡng về một chủ trương chung đối với các vấn đề chia
rẽ chính.
“Rồi tôi hy vọng rằng sẽ có một sự cải thiện chung nơi mối liên hệ giữa Giáo Hội
Công Giáo và thế giới Chính Thống. Trong năm 2000, tôi đã đại diện Tòa Thượng
Phụ Moscow tham dự cuộc họp của Ủy Ban Thần Học Công Giáo và Chính Thống Chung
là phiên họp bàn về vấn đề ‘Giáo Hội Đông Phương hiệp nhất’. Phiên họp không đi
đến một thỏa thuận nào về vấn đề này, và việc bàn luận, đầy chán nản, thất vọng
và gay go ở cả đôi bên, đã được kết thúc mà không có một quyết định rõ ràng nào
về hoạt động của ủy ban này có được tái diễn nữa hay chăng. Tôi hy vọng rằng
dưới giáo triều mới ủy ban được bắt đầu lại, hay một ủy ban mới cho việc đối
thoại song phương được hình thành để bàn về vấn đề ‘hiệp nhất Giáo Hội Đông
Phương’, vấn đề quyền tối thượng và các vấn đề thần học cùng giáo hội học khác
là những gì vẫn còn chia rẽ hai giáo hội của chúng ta”.
Tiến Sĩ Jonathan Sacks, tôn sư trưởng ở Hiệp Vương Quốc:
“Chúng tôi chào mừng vị tân Giáo Hoàng và chúc ngài được mọi thành đạt nơi những
thách đố lớn lao trước mắt. Là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong một thời đại toàn
cầu hóa, tiếng nói của ngài là những gì hệ trọng trong việc điều chỉnh một số
thách đố lớn lao của thế kỷ 21 này”.
Giám đốc toàn quốc Hiệp Hội Chống Phỉ Báng Abraham Foxman:
“Chúng tôi chào mừng vai trò tân giáo hoàng của Hồng Y Joseph Ratzinger. Theo
quan điểm của Do Thái, sự kiện ngài xuất thân từ Âu Châu là những gì quan trọng,
vì ngài mang theo ngài một kiến thức và ký ức của một lịch sử Âu Châu đau thương
cũng như của một kinh nghiệm Do Thái Âu Châu thế kỷ 20.
“Sống trong Thế Chiến Thứ Hai, Hồng Y Ratzinger có nhiều cảm quan về lịch sử Do
Thái cũng như về Cuộc Diệt Chủng Do Thái. Ngài đã tỏ ra cảm tính này vô khối lần,
trong những cuộc họp với thành phần lãnh đạo Do Thái cũng như qua những bản văn
quan trọng lên án nạn bài Do Thái, và bày tỏ nỗi đau buồn sâu xa đối với nạn
Diệt Chủng Do Thái.
“Trong những năm chúng tôi làm việc để cải tiến những mối liên hệ Công Giáo và
Do Thái, ADL đã có những cơ hội làm việc với Hồng Y Ratzinger. Chúng tôi mong
được tiếp tục mối liên hệ ấy”.
ĐTGM Giáo Chủ Giáo Hội Anh Giáo Rowan Williams:
“Việc ngài được tuyển chọn cũng có mợt tầm vóc quan trọng đối với Kitô hữu khắp
nơi. Tôi mong được gặp ngài và cùng làm việc với nhau để xây dựng trên di sản
được vị tiền nhiệm của ngài để lại, khi chúng ta tìm cách phát động việc hiểu
biết nhau giữa các Giáo Hội của chúng ta để phục vụ Phúc Âm cũng như cho mối
hiệp nhất Kitô giáo.
“Ngài là một thần học gia có một tầm vóc lớn, người đã viết một số bài suy niệm
sâu xa về bản tính của Thiên Chúa và giáo hội. Việc ngài chọn danh hiệu Biển Đức
cho thấy rằng ngài muốn liên kết nhãn quan của mình về Giáo Hội với tinh thần
đan viện vừa phục vụ vừa chiêm niệm. Chúng tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho ngài
trong những ngày tháng tới đây”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
theo Zenit 23/4/2005