GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 12/5/2005

NĂM THÁNH THỂ

 

1)  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 11/4/2005 về Ca Vịnh Khải Huyền (15:3-4): “Nhờ sợ Chúa mà không sợ sự dữ”

2) ĐTC Biển Đức XVI với các vị Giám Mục Sri Lanka về Thiên Tai Biển Động Sóng Thần Nam Á

3) CỬ HÀNH THÁNH LỄ: CẢM NGHIỆM PHỤNG VỤ THÁNH THỂ - Phần Thống Hối Đầu Lễ

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giáo Lý cho Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần 11/4/2005 về Ca Vịnh Khải Huyền (15:3-4): “Nhờ sợ Chúa mà không sợ sự dữ”.

 

Trước 17 ngàn người dự buổi triều kiến chung vào Thứ Tư hằng tuần ngày 11/5/2005 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức XVI tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Vịnh đã được ĐTC GPII dọn sẵn. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý:

 

“Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, những công cuộc của Chúa là những gì cao cả và diệu kỳ. Ôi vua các dân nước, đường lối của Chúa thì công minh và chân thật. Lạy Chúa, ai sẽ không kính sợ Chúa hay không tôn vinh danh Chúa đây? Vì chỉ một mình Chúa là thánh. Tất cả mọi dân nước đều đến tôn bái trước tôn nhan Ngài, vì Ngài đã thể hiện những việc công minh của Ngài” (Rev 15:3-4).

 

1.         Bài ca vịnh chúng ta giờ đây chúng ta suy niệm, nhìn tổng quát thì ngắn ngủi và long trọng, sâu sắc và uy nghi, chúng ta sử dụng như một bài thánh ca chúc tụng dâng lên “Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng” (Rev 15:3). Đây là một trong nhiểu bài nguyện cầu trong Sách Khải Huyền, cuốn sách của sự phán quyết, của ơn cứu độ, nhất là của niềm hy vọng.

 

Thật vậy, lịch sử không hoàn toàn ở trong tay của những quyền lực tăm tối, của may rủi hay của việc quyết định của con người. Vị Chúa tể đóng vai tài phán các biến cố lịch sử xuất hiện khống chế cuộc xổ lồng của các quyền lực sự dữ, cuộc bừng dậy dữ dội của Satan, và tình trạng khẩn cấp của rất nhiều tai ương hoạn nạn. Người khôn ngoan dẫn lịch sử hướng về rạng đông của một vùng trời mới đất mới, một vùng trời được ca tụng ở phần cuối cùng của cuốn sách này, qua hình ành của một tân Giêrusalem (x Rev 21-22).

 

Những ai ngâm nga bài ca vịnh chúng ta giờ đây đang suy niệm là thành phần công chính của lịch sử, thành phần chiến thắng con mãnh thú của Satan, thành phần, qua cuộc hiển nhiên thảm bại nơi việc tử đạo, thực sự là thành phần xây dựng một tân thế giới theo như Thiên Chúa là vị kiến trúc sư tối hậu.

 

2.         Họ bắt đầu bằng việc tôn tụng những việc “cao cả và diệu kỳ” cũng như những đường lối “công minh và chân thật” của Chúa (x Rev 15:3). Lời lẽ này là những gì mang đặc tính của cuộc dân Do Thái xuất hành thoát cảnh làm tôi cho người Ai Cập. Bài ca vịnh đầu tiên của Moisen, bài ca vịnh được vang lên sau cuộc vượt qua Biển Đỏ, là bài ca vịnh chúc tụng Vị Chúa “tiếng tăm lừng lẫy, Đấng thực hiện những kỳ công” (Ex 15:11). Bài ca vịnh thứ hai, bài được đề cập đến trong Sách Nhị Luật vào lúc cuối đời của vị đại luật gia này, khẳng định rằng “công việc của Ngài vô tì vết biết bao, tất cả mọi đường nẻo của Ngài chính đáng dường nào!” (Deut 32:4).

 

Bởi thế, cần phải tái xác nhận rằng Thiên Chúa không dửng dưng trước những biến cố của con người, song thấu triệt chúng bằng cách hiện thực những “đường lối” của Ngài, tức là những dự án của Ngài và những “việc làm” hiệu năng của Ngài.

 

3.         Theo bài thánh ca của chúng ta thì việc can thiệp thần linh có một mục đích rất đặc biệt: đó là dấu hiệu mời gọi tất cả mọi dân tộc trên mặt đất này hãy hoán cải. Các quốc gia cần phải biết “đọc” thấy nơi lịch sử sứ điệp của Thiên Chúa. Lịch sử của nhân loại không phải là một thứ lịch sử mù mờ chẳng có nghĩa lý gì, cũng không phải là thứ lịch sử bị cưỡng ép phó mặc cho hoạt động phi pháp của thành phần ngông cuồng bại hoại. Có thể nhận ra hoạt động thần linh trong lịch sử. Theo hiến chế về mục vụ “Vui Mừng và Hy Vọng – Gaudium et Spes”, Công Đồng Chung Vaticanô II cũng mời gọi tín hữu hãy thấu triệt, trong ánh sáng Phúc Âm, những dấu chỉ thời đại để thấy nơi những dấu chỉ này việc bộc lộ của chính hoạt động Chúa làm (x khoản số 4 và 11).

 

Thái độ này của đức tin giúp con người nhận biết quyền năng của Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử, nhờ đó hướng họ về sự kính sợ thánh danh Chúa. Thật thế, theo ngôn ngữ Thánh Kinh thì “niềm kính sợ” này không trùng nghĩa với nỗi kinh sợ mà là việc nhìn nhận mầu nhiệm siêu việt tính thần linh. Vì thế mà nó là cơ bản của đức tin và liên kết với yêu thương: “Chúa là Thiên Chúa của các người không đòi hỏi các người điều gì khác ngoài việc kính sợ Chúa là Thiên Chúa của các người, bước đi theo mọi nẻo đường của Ngài, mến yêu Ngài, phụng sự Chúa là Thiên Chúa của các người hết lòng và hết linh hồn của các người” (x Deut 10:12).

 

Theo chiều hướng ấy mà trong bài thánh ca ngắn ngủi của chúng ta được trích từ Sách Khải Huyền đây, niềm kính sợ và việc tôn vinh mới liên kết với nhau: “Lạy Chúa, ai là kẻ kính sợ Chúa hay tôn vinh danh Ngài đây?” (15:4). Nhờ niềm kính sợ Chúa con người ta mới không sợ sự dữ tung hoành trong lịch sử và mới mạnh mẽ bắt đầu lại cuộc hành trình cuộc sống, như tiên tri Isaia đã công bố: “Hãy kiên cường những bàn tay rã rời, hãy làm cho vững mạnh những đầu gối mỏi mòn, hãy nói với những ai tâm can đang run hãi rằng mạnh bạo lên, đừng sợ!” (Is 35:3-4).

 

4.         Bài thánh ca này được kết thúc bằng một niềm trông mong về một đoàn rước dân chúng đến trước nhan Vị Chúa Tể của lịch sử, Đấng tỏ mình ra qua các “hành động chính trực” của Ngài (x Rev 15:4). Họ sẽ phục mình tôn thờ Ngài. Và Vị Chúa và là cứu thế duy nhất dường như muốn lập lại cùng họ những lời đã được Ngài nói vào đêm cuối cùng cuộc sống trần gian của mình là “hãy can đảm lên, Thày đã chiến thắng thế gian” (Jn 16:33).

 

Chúng ta muốn kết thúc bài suy niệm ngắn ngủi của chúng ta về bài ca vịnh con chiên thắng trận này (Rev 15:3), bài ca vịnh được ngân nga bởi thành phần công chính trong Khải Huyền, bằng một bài thánh ca cổ về ban chiều, tức là bài nguyện cầu ban tối được Thánh Basiliô thành Caesarea thuộc lòng: “Khi mặt trời lặn, thấy ánh sáng của đêm tối, chúng ta hãy hát khen Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần của Thiên Chúa. Chúa đáng chúc tụng mọi lúc bởi những thánh âm, Lạy Con Thiên Chúa, Chúa là Đấng ban sự sống. Bởi thế mà thế giới tôn vinh Chúa” (S. Pricoco and M. Simonetti, "La Preghiera dei Cristiani," [The Prayer of Christians], Milan, 2000, p. 97).

 

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô,

 

Hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em về bài ca vịnh trong đoạn 15 của Sách Khải Huyền. Nó là một bài ca loan báo cuộc chiến thắng của Chúa Kitô, con chiên đã bị sát tế vì phần rỗi của chúng ta. Ngôn từ của bài thánh ca này nhắc nhở chúng ta về bài hát được Moisen và dân Do Thái hát sau khi họ được giải thoát khỏi cảnh làm tôi ở Ai Cập.

 

Bài ca vịnh này chúc tụng công việc cứu độ của Thiên Chúa, một công cuộc bao trùm tất cả mọi dân tộc trên trái đất này. Nó mời gọi tất cả mọi dân nước hãy đến tôn thờ “Vị Chúa là Thiên Chúa toàn năng” cùng kính sợ và tôn vinh thánh danh của Ngài.

 

Chúng ta hãy tham dự vào cuộc kiệu rước linh đình này của tất cả mọi dân nước để “đến thờ lạy” Chúa. Chúng ta hãy phủ phục trước Con Chiến thắng trận của Thiên Chúa và hãy lắng nghe Người lập lại với chúng ta lời Người nói vào đêm trước khi Người chịu chết, đó là “Các con hãy can đảm lên, vì Thày đã chiến thắng thế gian” (Jn 16:33).

 

Vào cuối Buổi Triều Kiến Chung tuần này, ĐTC đã nhắc nhở thế này: “Ngày mốt sẽ là lễ nhớ Đức Trinh Nữ Maria Fatima. Anh chị em thân mến, tôi kêu gọi anh chị em hãy luôn tin tưởng hướng về Đức Trinh Nữ, hãy dâng cho Người từng nhu cầu của anh chị em”.

 

Màn trào phúng tin tức Canal Plus đã trình chiếu cảnh “Les Guignols de l’Info” (Những Anh Hề Tin Tức) bằng việc sử dụng những con nộm để nhạo cười những biến cố đang xẩy ra. Hôm 20/4, tức sau ngày đức tân giáo hoàng Biển Đức được bầu chọn, ngài đã bị màn hài hước này hí nhạo như là một “Adolf II” (Hitler đệ nhị).

 

Hội Đồng Thẩm Quyền Thính Thị CSA (Superior Audiovisual Council) hôm Thứ Tư 11/5/2005 đã nhận định rằng màn trình chiếu do Canal Plus thực hiện ấy đã vi phạm nguyên tắc “tôn trọng tính cách tế nhị về chính trị, văn hóa và tôn giáo quần chúng”, và đã cảnh cáo là cơ quan vi phạm này sẽ phải đối diện với một số tiền phạt lớn nếu tái phạm qui tắc ấy một lần nữa.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 11/5/2005

 

TOP


 

ĐTC Biển Đức XVI với các vị Giám Mục Sri Lanka về Thiên Tai Biển Động Sóng Thần Nam Á

 

Vào ngày Thứ Bảy 7/5/2005, ĐTC Biển Đức đã chia sẻ với các vị giám mục Sri Lanka nhân dịp các vị viếng thăm Tòa Thánh Ngũ Niên. Sau đây là nguyên văn bài chia sẻ của ngài.

 

Chư Huynh Giám Mục thân mến,

 

1.         Trong những ngày vẫn còn sớm sửa của giáo triều tôi đây, tôi hân hoan chào mừng chư huynh, những vị mục tử của Giáo Hội ở Sri Lanka, nhân dịp chư huynh viếng thăm Tòa Thánh ngũ niên, cuộc viếng thăm đầu tiên xẩy ra từ khi tôi được chọn làm giáo hoàng. Tôi xin cám ơn những lời lẽ ưu ái ngỏ cùng tôi từ Đức Giám Mục Joseph Vianney Fernando, vị chủ tịch hội đồng giám mục chư huynh, thay mặt cho chư huynh. Chư huynh đến từ một châu lục đầy những kho tàng văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống (x Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu, 50), và chư huynh làm chứng cho niềm tin sâu xa của nhân dân chư huynh tỏ ra hết sức tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc duy nhất thế giới. Tôi cầu xin để chuyến viếng thăm của chư huynh nơi mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô làm tái sinh động việc chư huynh dấn thân phụng sự và xác tín tuyên xưng Chúa Kitô, nhờ đó dân của chư huynh có thể trưởng thành trong việc hiểu biết và mến yêu Người là Đấng đến cho tất cả mọi người “được sự sống và được sự sống viên mãn” (Jn 10:10).

 

2.         Cùng với vô số người khác trên khắp thế giới, tôi hết sức cảm thấy buồn khổ khi nhận thấy những hậu quả khốc liệt của cơn biển động sóng thần Tháng 12 vừa rồi, một cơn biển động sóng thần đã cướp đi mất một số lớn mạng sống con người ở nguyên Sri Lanka, và đã khiến cho hằng trăm ngàn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Xin hãy chấp nhận niềm cảm thương sâu xa của tôi cũng như của ngươờ Công giáo khắp nơi giành cho tất cả những ai đã phải chịu đựng những mất mát khủng khiếp ấy. Trước thành phần tang quyến và thành phần bị trở thành vô sản, chúng ta không thể nào không nhận ra dung nhan của Chúa Kitô, và thực sự chính Người là Đấng chúng ta phục vụ khi chúng ta bày tỏ lòng yêu thương và cảm thương của chúng ta đối với những ai đang cần đến chúng ta (x Mt 25:40).

 

Cộng đồng Kitô hữu có nhiệm vụ đặc biệt trong việc chăm sóc những trẻ em bị mất cha mẹ gây ra bởi cuộc thiên tai này. Vương quốc của Thiên Chúa thuộc về những phần tử mềm yếu thượng thặng này (x Mt 19:14), thế nhưng chúng lại thường bị quên lãng và khai thác một cách ô nhục như là những quân nhân, lao công hay nạn nhân vô tội ở cuộc buôn chuyển con người. Phải hết sức nỗ lực để kêu gọi các thẩm quyền dân sự và cộng đồng quốc tế trong việc chiến đấu với những thứ lạm dụng này cũng như trong việc cống hiến cho thành phần trẻ em non nớt ấy vấn đề bảo vệ về phương diện pháp lý mà các em  thực sự đáng được.

 

Ngay cả trong những lúc tối tăm nhất của đời sống chúng ta, chúng ta biết rằng Thiên Chúa không bao giờ vắng bóng cả. Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta rằng “Thiên Chúa làm hết mọi sự cho lợi ích của những ai mến yêu Ngài” (Rm 8:28), và điều này đã được thể hiện nơi lòng quảng đại đáp ứng về nhân đạo chưa từng thấy đối với thiên tại biển động sóng thần này. Tôi xin có lời khen ngợi tất cả chư huynh về đường lối đặc biệt Giáo Hội ở Sri Lanka sử dụng để cố gắng đáp ứng các nhu cầu về vật chất, luân lý, tâm lý và thiêng liêng của thành phần nạn nhân. Chúng ta có thể nhận ra những dấu hiệu hơn nữa về sự thiện hảo của Thiên Chúa nơi tình đoàn kết và hợp tác của rất nhiều tổ chức khác nhau trong xã hội để thực hiện những nỗ lực xoa dịu. Thật là cảm kích khi thấy những phần tử thuộc các nhóm tôn giáo và sắc dân khác nhau ở Sri Lanka cũng như khắp cộng đồng thế giới cùng nhau bày tỏ tình gắn bó với thành phần chịu khổ đau, và tái nhận thức được những liên hệ huynh đệ vốn liên kết họ lại với nhau. Tôi tin tưởng rằng chư huynh sẽ tìm được những cách thức xây dựng hơn nữa theo những hoa trái gặt được từ việc hợp tác này, nhất là bảo đảm rằng việc viện trợ được cống hiến một cách tự nguyện cho tất cả mọi người đang cần thiết đến nó.

 

3.         Giáo Hội ở Sri Lanka là một giáo hội trẻ, với con số 1/3 dân số ở xứ sở của chư huynh dưới 15 tuổi, và sự kiện này mang lại nhiều hy vọng cho tương lai. Việc giáo dục tôn giáo nơi các học đường, bởi thế, phải được lấy làm tối ưu tiên. Bất cứ những gì khó khăn chư huynh có gặp phải trong lãnh vực này, chư huynh cũng đừng đình trệ việc thi hành trách nhiệm của chư huynh. Cũng thế, các chủng viện đòi các vị giám mục phải đặc biệt chú tâm (Bản Hướng Dẫn Thức Tác Mục Vụ của Giám Mục, 84-91), và tôi xin chư huynh hãy luôn tỉnh táo trong việc gìn giữ việc huấn luyện chủng sinh của mình về tu đức và thần học lành mạnh. Họ cần được phấn khích trong việc thực hành vai trò tông đồ sau này của họ để làm sao có thể thu phục kẻ khác theo Chúa Kitô – Họ càng thánh đức, càng vui tươi và càng hăng say trong việc thi hành thừa tác vụ linh mục của mình, họ càng sinh hoa kết trái (Thư Đức GPII gửi Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 2005, 7). Thật là hân hoan khi biết rằng xứ sở của chư huynh đang được chúc phúc bởi có nhiêà ơn gọi làm linh mục, và tôi cầu xin rằng nhiều giới trẻ hơn nữa sẽ nhận ra và đáp ứng ơn Chúa gọi trong việc hoàn toàn hiến mình cho Vương Quốc của Thiên Chúa.

 

4.         Để kết thúc những lời tôi ngỏ cùng chư huynh hôm nay, tôi xin gợi lên trước mắt chư huynh hình ảnh của những người môn đệ trên đường đi Emmau, hình ảnh vừa được vị tiền nhiệm thân yêu của tôi khơi lại để hướng dẫn chúng ta trong Năm Thánh Thể này. Chính Chúa Kitô đã đồng hành với các vị trong cuộc hành trình của các vị. Người đã mở mắt của các vị ra trước chân lý được chất chứa trong các Sách Thánh Kinh, Người đã thắp lại niềm hy vọng của các vị và tỏ mình ra cho các vị qua việc bẻ bánh (x Tông Thư Xin Chúa Ở Với Chúng Con, 1). Người cũng đồng hành với chư huynh khi chư huynh dẫn dắt dân của chư huynh tiến bước trên con đường sống vai trò làm môn đệ của Người. Xin chư huynh hãy lập lại niềm tin tưởng của mình nơi Người! Chư huynh hãy mở lòng mình ra cho Người! Hiệp với toàn thể Giáo Hội trên khắp thế giới, chư huynh hãy nài xin Người rằng: “Xin Chúa ở với chúng con”.

 

Trao phó chư huynh, cùng với hàng linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân của chư huynh cho lời chuyển cầu của Mẹ Maria, người nữ Thánh Thể, tôi ưu ái ban phép lành tòa thánh cho mọi người như bảo chứng của ân sủng và sức mạnh nơi Con của Mẹ là Đức Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Cứu Thế của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 8/5/2005

 

TOP

 

Để tiếp tục loạt bài về Thánh Thể trong Năm Thánh Thể bị ngắt quãng bởi biến cố cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ đầu Tháng 4/2005, thoidiemmaria xin trở lại vào các Ngày Thứ Năm và Chúa Nhật hằng tuần.

 

Xin xem lại các bài cũ ở NĂM THÁNH THỂ

 

CỬ HÀNH THÁNH LỄ: CẢM NGHIỆM PHỤNG VỤ THÁNH THỂ - Phần Thống Hối Đầu Lễ

Vì Mầu Nhiệm Thánh Thể được hiện thực tất cả bản chất của mình nơi việc cử hành Thánh Lễ, ở những chiều kích là Hiện Diện Thần Linh, là Hy Tế Thập Giá, là Sự Sống Hiệp Thông và là Bảo Chứng Cánh Chung, mà Mầu Nhiệm Thánh Thể thực sự là một Mầu Nhiệm Đức Tin, một Mầu Nhiệm Thánh, một mầu nhiệm cần phải cử hành một cách trọn vẹn ý thức và chủ động đối với từng tác động phụng vụ đầy ý nghĩa, để làm sao có thể chẳng những trung thực phản ảnh đức tin sâu xa và lòng yêu mến “tôn thờ đích thực” (Jn 4:23) của mình đối với Thiên Chúa Chí Thánh, Toàn Thiện và Toàn Ái, mà còn lãnh nhận được dồi dào thần lực để bỏ mình tránh tội, thánh hóa phận vụ, chịu đựng khổ đau và hoạt động tông đồ.

Đó là lý do, trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân, ở khoản số 11, Công Đồng cũng xác nhận: “Thánh lễ là nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô Giáo”. Hiến Chế Tín Lý về Phụng Vụ Thánh, ở ngay đầu khoản số 10, Công Đồng Chung Vaticanô II cũng đã khẳng định: “Phụng vụ là tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội qui hướng về, đồng thời cũng là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội”. Ngoài ra, ở cuối khoản số 7 của cùng hiến chế này, Công Đồng còn tuyên nhận giá trị của việc cử hành phụng vụ như sau: “Vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và thân thể của Người là Giáo Hội mà mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”.

Chính vì việc cử hành phụng vụ nói chung và Thánh Lễ nói riêng vô cùng cao trọng như thế mà Kitô hữu cần phải, theo tinh thần canh tân phụng vụ của Giáo Hội từ Công Đồng Chung Vaticanô II, cử hành một cách trọn vẹn ý thức và chủ động. Để giúp cho Kitô hữu Công Giáo có thể cử hành Thánh Lễ một cách trọn vẹn ý thức, Công Đồng Chung Vaticanô II đã canh tân phụng vụ, ở chỗ cho cử hành Thánh Lễ bằng tiếng địa phương. Và để giúp cho con cái mình có thể cử hành Thánh Lễ một cách trọn vẹn chủ động, việc canh tân Phụng Vụ của Công Đồng này cũng đã cho giáo dân, ngoài việc ứng đáp nhiều hơn trong Lễ, được đóng góp những phần của mình trong Thánh Lễ, như việc dâng lễ vật, đọc các bài đọc (trừ Phúc Âm), thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ v.v.

Như chúng ta biết, tổng quan, Thánh Lễ, ngoài nghi thức đầu lễ và nghi thức kết lễ, gồm có hai phần chính, đó là phần Phụng Vụ Lời Chúa và phần Phụng Vụ Thánh Thể. Trước khi đi sâu vào những cảm nghiệm Phụng Vụ Thánh Thể.

5) Phần Thống Hối Đầu Lễ

“Chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh”. Đó là lời kêu gọi thống hối đầu lễ của vị chủ tế. Thật vậy, vì cử hành Thánh Lễ là cử hành Mầu Nhiệm Thánh mà con người tội nhân Kitô hữu, dù đã được thánh hóa trong Phép Rửa, cũng cần phải tự thanh tẩy bản thân bằng việc thống hối.

Đúng thế, bản thân tội lỗi của chúng ta, ngoại trừ trường hợp mắc trọng tội cần phải lãnh nhận bí tích hòa giải mới được hiệp lễ, sẽ được thanh tẩy bằng việc thống hối ăn năn của chúng ta. Bởi vì, chúng ta, từ vị mang danh xưng Đức Thánh Cha hay Đức Cha đi nữa, được chân lý giải phóng (x Jn 8:32) khi chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta “đã phạm tội nhiều”, cả “trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót”, những tội nhiều ấy hoàn toàn do chính mình, “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, chứ không do ai hay bởi bất cứ một lý do nào khác.

Tuy nhiên, trong tất cả những thứ “tội nhiều” ấy, chúng ta cần phải để ý đến một tội mà chúng ta thường hay coi thường, đúng hơn cho rằng không phải tội nên không cần phải ăn năn thống hối, thế nhưng lại là một tội mà nếu không thực lòng thống hối chúng ta sẽ hết sức bất xứng trong việc cử hành Mầu Nhiệm Thánh, vì tội này là tội phạm đến chính cốt lõi của Mầu Nhiệm Thánh chúng ta sắp cử hành. Tội ấy là gì, nếu không phải tội không chịu tha thứ cho nhau, đúng như lời Chúa Giêsu nhắc nhở và kêu gọi: “Khi các con đem của lễ đến bàn thờ mà ở đó các con nhớ lại rằng anh em của mình có điều gì phạm đến các con, thì các con hãy để của lễ đó mà về làm hòa cùng an hem trước đã, rồi hãy trở lại dâng lễ vật” (Mt 5:23-24).

Sở dĩ chúng ta không cho đây là điều cần phải thống hối trước khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh là vì chúng ta thấy chúng ta đâu có lỗi, người khác phạm đến chúng ta thì phải đến xin lỗi chúng ta, chứ chúng ta sao lại phải đến xin lỗi họ, phải về làm hòa với họ. Thế nhưng, nếu chúng ta hiểu được thế nào là Mầu Nhiệm Thánh của Thánh Lễ, hay Mầu Nhiệm Thánh của Thánh Lễ chính yếu ở chỗ nào, chúng ta mới thấy được thật sự chúng ta cần phải thống hối cả về “những điều thiếu sót” này.

Mầu Nhiệm Thánh trong Thánh Lễ đây là mầu nhiệm yêu thương, mầu nhiệm của Hy Tế Thập Giá và Sự Sống Hiệp Thông. Thiên Chúa đã không yêu thương chúng ta khi chúng ta còn là những tội nhân (chứ không phải là thánh nhân) hay sao (x Rm 5:8)? Nghĩa là Thiên Chúa đã tự động đến làm hòa với loài người tội lỗi chúng ta nơi Con của Ngài (x 2Cor 5:18), chứ không phải chúng ta đến xin lỗi Ngài trước hay sao? Thiên Chúa đã không yêu thương chúng ta đến nỗi đã không dung tha cho Con Một của Ngài một đã phó nạp Người vì chúng ta hay sao? (x Rm 8:32)? Và Chúa Kitô đã không yêu thương chúng ta là thành phần thuộc về Người cho đến cùng (x Jn 13:1) hay sao, tức cho đến tận cùng khốn nạn của mỗi một người chúng ta, đến nỗi, Người đã không ngần ngại quì xuống rửa chân của chúng ta là phần thể thấp hèn nhất trong thân thể con người? Hy Tế Thập Giá của Người, một Hy Tế được hiện thực và tái diễn một cách bí tích trên bàn thờ trong mỗi Thánh Lễ, không phải là tất cả những gì chứng tỏ tình Người yêu thương chúng ta đến cùng hay sao, một tình yêu tận tuyệt (x Jn 15:13) trong thân phận làm người của Người đối với chúng ta hay sao?

Đó là lý do chúng ta cần phải tự động đi làm hòa với những ai, dù vô tình hay cố ý, phạm đến chúng ta. Không phải bằng cách trực tiếp đến gặp mặt những người phạm đến chúng ta để nói lời xin lỗi họ, mà chỉ cần chúng ta sẵn sàng tha thứ cho họ tận đáy lòng và thật lòng của chúng ta ngay lúc thống hối đầu lễ là chúng ta chẳng những “xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh” mà còn xứng đáng rước lấy vị “Thiên Chúa là tình yêu” (1Jn 4:8,16) vào tâm hồn của chúng ta nữa. Có chân nhận lỗi lầm của mình bằng một tấm lòng thống hối trọn vẹn như thế, chúng ta cũng mới có thể nghe được Lời Chúa và Lời Chúa mới như hạt giống gieo vào mảnh đất tốt tâm hồn của chúng ta.

Ở đây còn một điểm nữa cần lưu ý, đó là trường hợp của những ai không thể rước lễ vì ngăn trở về giờ giấc kiêng cữ ăn uống trước khi rước lễ, nhất là vì ngăn trở tâm linh đang vướng mắc trọng tội. Nếu cử hành Thánh Lễ là cử hành Mầu Nhiệm Thánh thì thành phần tội nhân đang mắc trọng tội bất xứng rước Thánh Thể làm sao xứng đáng cử hành mầu Nhiệm này. Vả lại, đang ở trong tình trạng mất ơn nghĩa Chúa, tức đang ở trong sự chết, theo giáo lý, họ có dự trăm ngàn Thánh Lễ là Hy Tế Thập Giá hiện thực tự bản chất vô cùng cao trọng đi nữa cũng chẳng có công lênh gì. Vậy thì họ có nên dự lễ hay chăng, hay cần phải đi xưng tội đã rồi hãy đến dự lễ và rước lễ?

Về vấn đề này, Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’ Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh”, ở khoản số 80 và 81 sau đây cho biết thế này:

• “Một trong những lý do Thánh Thể được cống hiến cho tín hữu đó là để ‘làm như một chất giải độc giúp chúng ta thoát khỏi lầm lỗi hằng ngày và gìn giữ chúng ta khỏi vấp phạm những trọng tội’ (Ecumenical Council of Trent, Session XIII, 11 October 1551, Decree on the Most Holy Eucharist, Chapter 2: DS 1638; cf. Session XXII, 17 September 1562, On the Most Holy Sacrifice of the Mass, Chapters 1-2: DS 1740, 1743; S. Congregation of Rites, Instruction, Eucharisticum mysterium, n. 35: AAS 59 [1967] p. 560), như được sáng tỏ nơi một số phần khác nhau trong Thánh Lễ. Như ở phần Thống Hối đầu Lễ là phần có mục đích sửa soạn cho tất cả mọi người dọn lòng cử hành các mầu nhiệm thánh (Cf. Missale Romanum, Ordo Missae, n. 4, p. 505); dầu sao ‘phần này vẫn thiếu hiệu năng của Bí Tích Thống Hối’ (Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 51), và không thể coi như thay thế cho Bí Tích Thống Hối trong việc xá giải các trọng tội. Các vị Chủ Chiên chăn dắt linh hồn tín hữu phải lưu tâm siêng năng hướng dẫn giáo lý để dạy tín lý Kitô Giáo về vấn đề này cho tín hữu Chúa Kitô”.

• “Theo thông lệ của Giáo Hội thì mỗi người cần phải xét mình kỹ lưỡng và ai ý thức được trọng tội của mình thì không được cử hành hay lãnh nhận Mình Thánh Chúa Kitô trước khi lãnh nhận bí tích giải tội, trừ khi có lý do quan trọng như trường hợp không có cha giải tội; trong trường hợp ấy họ phải nhớ rằng họ buộc phải ăn năn tội cách trọn, và phải có ý hướng đi xưng tội sớm bao nhiêu có thể”.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

Sách Mới Tinh về Nhị Vị Cố và Tân Giáo Hoàng

Để thấy được “Dấu Chỉ Thời Đại” Thiên Chúa muốn tỏ ra cho thế giới biết trong thời điểm đầu thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo đầy biến động và bạo loạn này, xin đón đọc gấp hai tác phẩm mới tinh của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh:

“GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II:

SỐNG LÀ CHÚA KITÔ – CHẾT LÀ VINH THẮNG”

(Sách dày 268 trang, bìa mầu và nhiều hình ảnh cùng tài liệu lịch sử, giá 13$)

 

“TÂN GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI:

VỊ GIÁO HOÀNG CỦA HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO

VÀ CỦA MỘT TÂN ÂU CHÂU”

(Sách dày 236 trang, bìa mầu và nhiều hình ảnh cùng tài liệu lịch sử, giá 12$)

 

Ngoài ra, xin mời đọc lại các tư tưởng của vị Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua những tác phẩm sau đây:

1.   Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời (1998): 322 trang 13$

      ĐTC GPII: 33 bài Giáo Lý về Chúa Thánh Thần

2.   Là Tất Cả Trong Mọi Sự (1998): 272 trang 12$

      ĐTC GPII: 36 bài Giáo Lý về Chúa Cha

3.   Giới Trẻ của Ngàn Năm Thứ Ba (1999): 320 trang 10$

      ĐTC GPII: sứ điệp và huấn dụ giới trẻ

4.   Thời Điểm Hồng Ân (2000): 470 trang 15$

      ĐTC GPII: 79 bài Giáo Lý của về Ba Ngôi Thiên Chúa

5.   Di Sản Hồng Ân (2001): 424 trang 15$

      ĐTC GPII: Giáo lý Chúa Ba Ngôi và huấn từ cho các giới

 

Trong Năm Thánh Thể 10/2004-2005, cũng xin mời đọc cả  3 tác phẩm mới của cùng tác giả sắp xuất bản vào cuối Tháng Hoa 5/2005:

  1. 1.  Nguồn Sống Thần Linh (sách dày  200 trang, giá 10$)

  2. 2.  Cơn Khát Núi Sọ (sách dày 212 trang, giá 10$

  3.       Hãy Đến Với Cha (sách dày 144 trang, giá 7$)

Giá sách bao gồm cả miễn phí bưu điện. Ngân/chi phiếu xin đề và gửi về:

Cao Bùi 12173 Highgate Court – Rancho Cucamonga, CA 91739

(xin lỗi không nhận order qua email)

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ