GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 17/5/2005

 

1)  Các Giám Mục Pakistan tấn công Luật Lộng Ngôn của Hồi Giáo

2) TGM William Levada, Tân Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin: Lời Ngỏ Mở Đầu

3) Giáo Hội: 4 Dấu Chỉ Thời Đại Cánh Chung: 1) “Tất cả dân Do Thái sẽ được cứu

 


Các Giám Mục Pakistan tấn công Luật Lộng Ngôn của Hồi Giáo

Theo Zenit ngày 15/5/2005, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của hội đồng giám mục Pakistan đã phổ biến một bản tường trình, được cơ quan tín liệu Fides của tòa thánh cho biết trong tuần lễ trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, về bản liệt kê tên tuổi của 647 người bị tố cáo là lộng ngôn và bị bỏ tù chung thân từ năm 1988, và có ít là 20 lông ngôn nhân đã bị tử hình.

Luật lộng ngôn được bắt đầu có từ năm 1986, ở đoạn B và C của khoản 295 luật trừng phạt Pakistan. Đoạn B đề cập đến những xúc phạm đến Kinh Koran, một vi phạm có thể bị trừng phạt tù chung thân, và đoạn C trừng phạt tử hình hay tù chung thân “bất cứ ai làm nhục thánh danh tiên tri Mohammad bằng lời nói, chữ viết hay việc làm hoặc biểu hiệu hữu hình, bao gồm cả những gì bóng gió trực tiếp hoặc gián tiếp”.

Các vị giám mục Pakistan tuyên bố đó là một biện pháp “bất chính và kỳ thị”, và luật này được dùng để chống lại những địch thù cá nhân, như cách để trả đũa, hay thậm chí như phương tiện cho thành phần bảo thủ Hồi giáo bách hại Kitô hữu hoặc bất cứ ai không đồng ý với họ.

Giáo Hội ở Pakistan cũng chỉ trích những thay đổi bề ngoài của chính phủ vào Tháng 10/2004 là những thay đổi chỉ liên quan tới phương cách thi hành luật này mà thôi chứ không đụng chạm gì tới nội dung của nó cả.

Theo bản tường trình của các vị giám mục nước này thì có hơn 80 Kitô hữu đang bị tù tội lộng ngôn, một con số lớn so với thiểu số Kitô hữu ở quốc gia này. Cũng theo bản tường trình này thì trong số 647 người bị cáo buộc tội lộng ngôn, có 50% là người Hồi giáo, 37% là người Ahmadis, 13% là Kitô hữu và 1% là Ấn giáo.

Từ năm 1988, những tòa án cao cấp đã tha bổng 102 người bị tố phạm tội lộng ngôn. Những vụ này, theo tòa nhận định, được kiện cáo vì những lý do tôn giáo, tiền bạc và tư riêng.

Trong số 20 người bị tử hình vì tội lộng ngôn, có 14 người là Hồi giáo và 6 là Kitô hữu. Trong số người bị tử hình này có Thẩm Phán Tòa Án Cao Cấp ở Lahore là Arif Hussain Bhatto, vì ông đã bênh vực một người bị cáo bộc là lộng ngôn.

Ở Pakistan, trong tổng số dân 155 triệu người, có 75% là Hồi giáo phái Sunni và 20% phái Shiites. Kitô hữu chiếm 2.5%, trong đó có 1.2 triệu là Công giáo.

 

TOP


 

TGM William Levada, Tân Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin: Lời Ngỏ Mở Đầu

Sau đây là những lời ngỏ mở đầu của Đức tân tổng trưởng thánh bộ tín lý đức tin của Tòa Thánh, được phổ biến ngày Thứ Sáu 13/5/2005, ngày ngài được ĐTC Biển Đức bổ nhiệm thay thế vai trò trước đây của ĐTC.

“Nhân dịp thông báo về việc tôi được bổ nhiệm làm tân tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, trước hết tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi với ĐTC Biển Đức XVI, vào lòng tin tưởng ngài đặt nơi tôi trong việc yêu cầu tôi lãnh nhận vai trò được chính ngài đã hoàn thành rất tốt đẹp trên 24 năm qua. Tôi chỉ có thể nói rằng tôi sẽ làm hết sức mình để sống trọn niềm tin tưởng này của ngài, với ơn Chúa giúp.

“Tôi đã biết Đức Biển Đức XVI từ năm 1981, khi ngài đến Vatican như là vị tân tổng trưởng bấy giờ của thánh bộ này, nơi tôi đang làm việc lúc ấy. Việc tôi trở về California vào năm 1982 đã được vị tiền nhiệm của ngài là ĐHY Franjo Seper, sắp xếp, trước khi vị tiền nhiệm này về hưu và trước khi xẩy ra việc bổ nhiệm vị tân tổng trưởng Joseph Ratzinger được thông báo.

“Vào năm 1987, Đức Gioan Phaolô II xin ĐHY Ratzinger thành lập một dự án thực hiện cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo mới cho Giáo Hội hoàn vũ, và tôi đã được đức hồng y bổ nhiệm vào tiểu ban soạn thảo, một nhóm có 7 vị giám mục, với nhiệm vụ sửa soạn một bản thảo cho cuốn giáo lý, tham vấn với các vị giám mục trên thế giới cũng như nhiều học giả, và hoàn thành một bản văn đúc kết dưới sự hướng dẫn của một ủy ban 12 vị hồng y do Đức Hồng Y Ratzinger làm chủ tịch. Tôi nhớ nhiều lần khi ngài bất ngờ cùng chúng tôi bàn luận, xắn tay áo lên, xem xét những thay đổi và điều chỉnh được nêu lên, hỏi ý kiến chúng tôi và bàn với chúng tôi về những gì chúng tôi nghĩ – chúng tôi cảm thấy may mắn có được những minh thức của ngài và lời khích lệ của ngài cũng như tinh thần thực sự làm việc theo đoàn tính của ngài.

“Từ năm 2000, tôi là phần tử của thánh bộ này, bằng việc tham dự nhiều cuộc họp dưới sự hướng dẫn của ngài với tư cách là một vị tổng trưởng. Vie5cêngài chọn tôi chắc chắn là vì, một phần, tôi đã quen thuộc với công việc của thánh bộ này nhiều năm. Việc chọn lựa ấy cũng là những gì tỏ lòng ngưỡng mộ Giáo Hội ở Hiệp Chủng Quốc, và là việc nhìn nhận việc góp phần quan trọng của chúng ta cho hoạt động của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi hy vọng 22 năm kinh nghiệm làm giám mục ở Hiệp Chủng Quốc sẽ giúp tôi thể hiện tốt đẹp Giáo Hội đây tại Tòa Thánh, và làm cho những liên hệ giữa Tòa Thánh Phêrô và các vị giám mục Hoa Kỳ trở nên vững mạnh hơn bao giờ hết.

“Công việc của thánh bộ này chính yếu là tìm cách phát động một kiến thức lành mạnh về nội dung của đức tin Kitô giáo, như đã được truyền đạt qua Giáo Hội từ thời của Chúa Kitô, cũng như hỗ trợ ĐGH cùng các vị giám mục của Giáo Hội trên khắp thế giới trong công việc tinh tế để làm sáng tỏ những chủ trương sai lầm về tín lý khi thấy cần thiết.

“Tôi mong đảm nhận công việc này như là việc phục vụ cho thừa tác vụ Thánh Phêrô của Đức Biển Đức XVI, vị đã được Chúa Kitô kêu gọi để phục vụ dân Chúa – nhất là các vị giám mục – trên khắp thế giới. Đồng thời tôi cũng nuối tiếc phải rời San Francisco, nơi tôi đã phục vụ gần 10 năm trời, và đã có được những mối giây liên hệ thân thiện với linh mục và dân chúng. Thế nhưng, thật là an ủi khi biết được rằng những mối liên hệ giữa tôi với San Francisco vẫn không bị gián đoạn, vì với vai trò mới của mình, tôi sẽ giữ mối liên hệ ấy với giáo hội địa phương này bằng tước hiệu TGM hồi hưu của San Franciscô, một tước hiệu cũng là niềm vui của vị tiền nhiệm của tôi là ĐTGM John Quinn.

“Tôi có dự tính viếng thăm thánh bộ này để gặp gỡ nhân viên và tổng quan những công việc trước mắt trong tuần đầu tiên của Tháng Sáu. Tôi sẽ dời chỗ luôn tới Rôma trong Tháng 8, vào ngày chính thức từ nhiệm làm TGM San Francisco 17/8, kỷ niệm đúng 10 năm thông báo việc bổ nhiệm tôi làm TGM ở đây. Tôi xin Chúa chúc lành và ban ơn cho thừa tác vụ mới Ngài đã kêu gọi tôi ấy, và tôi tha thiết xin tất cả mọi người nghe thấy hay đọc được sứ điệp này cầu nguyện cho tôi. Xin Mẹ Fatima là vị được Giáo Hội cử hành phụng vụ tưởng kính hôm nay chuyển cầu cho tôi và hướng dẫn tôi.
 

 

TOP

 

 

Giáo Hội: 4 Dấu Chỉ Thời Đại Cánh Chung: 1) “Tất cả dân Do Thái sẽ được cứu

 

Qua ba buổi phát thanh Tin Mừng Sự Sống trong Tháng 4/2005, ở tần số 106.3 FM Nam California vào mỗi tối Thứ Sáu hằng tuần từ 9 đến 9:30 tối (những buổi phát thanh đồng thời cũng được phổ biến qua mạng điện toán toàn cầu www.tinmungsusong.org), căn cứ vào những “dấu chỉ thời đại”, dấu chỉ từ vị giáo hoàng trước, tôi đã suy đoán hay phỏng đoán, (hơn là tiên báo, vì cũng có cả những điều hơi sai lẫn hoàn toàn chính xác), những gì chính yếu cũng đã thực sự xẩy ra cho vị cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVỊ 

 

Về vị cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, theo tôi, trong buổi phát thanh Tin Mừng Sự Sống 238, Thứ Sáu 1/4/2005, ngài sẽ qua đời vào Lễ Chúa Tình Thương, Chúa Nhật 3/4/2005, và ngài đã tạ thế vào lúc 9 giờ 37 phút tối ngày Thứ Bảy 2/4, tức vào thời điểm áp Lễ Chúa Tình Thương, và thực sự đã có một Thánh Lễ kính Chúa Tình Thương được cử hành ở phòng ngài lúc 8 giờ tối, trước khi ngài tạ thế nhắm mắt lìa đời sau 26 năm rưỡi là hiện thân sống động của Lòng Thương Xót Chúa, qua vai trò mục tử nhân lành của mình, một vị chủ chiên đã đi khắp thế giới để trấn an và kêu gọi mọi người rằng “Đừng sợ… Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô” (bài giảng Lễ đăng quang ngày 22/10/1978), vì Người là “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” (nhan đề của bức Thông Điệp đầu tiên của ngài ban hành Chúa Nhật 1 Mùa Chay 4/3/1979).

 

Về vị tân Giáo Hoàng Biển Đức, vào buổi phát thanh Tin Mừng Sự Sống 240, Thứ Sáu 15/4/2005, tức vào thời điểm gần đến mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng (Thứ Hai 18/4/2005), căn cứ vào vinh hiển của giáo triều đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một vinh hiển tột đỉnh được thể hiện rạng ngời nơi lễ an táng của ngài có thể nói vô tiền khoáng hậu, chẳng khác nào như Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, tôi tự nhiên linh cảm thấy rằng vị tân giáo hoàng phải là một vị giáo hoàng của Bữa Tiệc Ly, một bữa tiệc ly có liên quan tới vấn đề hiệp nhất Kitô giáo; để rồi, vào ngày 20/4/2005, Thứ Tư, cuối Thánh Lễ đầu tiên sau khi được bầu làm giáo hoàng, chính Vị Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ngỏ lời cùng hồng y đoàn để minh định chủ trương và quyết tâm của mình trong việc dân thân thực hiện ưu tiên đệ nhất của giáo triều ngài là vấn đề Đại Kết Kitô giáọ 

 

Và vào buổi phát thanh Tin Mừng Sự Sống 241, Thứ Sáu 22/4/2005, tôi đã kêu gọi thính giả đón đọc tác phẩm: “Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhật Kitô Giáo và của Một Tân Âu Châu” do tôi biên soạn sẽ được phổ biến trong Tháng 5/2005; thế rồi, vào ngày Thứ Tư 27/5/2005, trong buổi triều kiến chung đầu tiên của giáo triều mình, vị Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã xác nhận ý nghĩa danh hiệu giáo hoàng Biển Đức của ngài, một danh hiệu chẳng những liên quan tới vị tiền nhiệm Biển Đức XV thời Thế Chiến Thứ Nhất trong Thế Kỷ 20, còn liên quan cả đến vị Thánh Quan Thày Âu Châu và là vị thánh hình thành văn hóa Âu Châu ngay từ ban đầu để làm cho Âu Châu trở thành một Khối Hiệp Nhất Âu Châu Kitô giáọ

 

Qua những suy đoán (nhờ theo dõi những dấu chỉ thời đại xẩy ra trong thời Giáo Hội hiện đại) không ngờ thật sự xẩy ra đúng như thế nơi cả vị cố giáo hoàng và tân giáo hoàng, tôi lại linh cảm thấy đó còn là những “dấu chỉ thời đại” cho thấy những gì sắp xẩy ra cho riêng Giáo Hội cũng như cho chung thế giới trong thế kỷ 21 mở màn cho đệ tam thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo nữạ Theo tôi, những gì sẽ xẩy ra thứ tự có thể diễn tiến như sau: thứ nhất, Hiệp Nhất Kitô giáo; thứ hai, dân Do Thái nhận biết Chúa Kitô, thứ ba, Tận Thế. Các suy đoán này được căn cứ vào lời tiên báo của Phúc Âm, của Thánh Phaolô, của Khải Huyền, của tiên tri Malachy, của Thánh Long Mộng Phố, của Bí Mật La Salette, của Bí Mật Fatima, của Thánh Nữ Faustina, và của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáọ

 

Lời tiên báo của Thánh Tông Đồ Phaolô: “Tất cả dân Do Thái sẽ được cứu

 

Trước hết, lời tiên báo của Thánh Tông Đồ Phaolô như thế này: “Dân Do Thái bị mù tối cho đến khi đủ số Dân Ngoại, thì bấy giờ tất cả dân Do Thái sẽ được cứu” (Rm 11:25-26).

 

Qua câu tiên báo này, lời tiên báo xuất phát từ Thánh Kinh, từ những gì được Thánh Thần linh ứng viết ra và được Giáo Hội công nhận là chân thật, buộc phải tin tưởng, thì không thể nào xẩy ra tận thế nếu dân Do Thái nói chung chưa trở lại, tức họ chưa tỏ ra nhận biết Chúa Kitô, và nếu dân Do Thái càng ngày càng xích lại gần Giáo Hội Công Giáo là dấu chứng tỏ tận thế đã đến gần.

Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cũng minh nhiên xác nhận sự kiện được mạc khải Thánh Kinh Tân Ước này khẳng định ở số 674 như sau: “Việc tái lâm của Chúa Kitô vinh hiển được trì hoãn ở hết mọi giây phút trong lịch sử, cho tới khi Người được ‘tất cả mọi người dân Yến Duyên’ nhận biết.”

 

Theo lịch sử thế giới thì dân Do Thái đã bị phân tán đi khắp nơi trên thế giới sau khi Thành Thánh Giêrusalem và Đền Thờ Giêrusalem của họ bị tướng Titô của đế quốc Rôma tàn phá vào năm 70, đúng như những gì đã được Chúa Giêsu tiên báo trước về số phận của biểu tượng tôn giáo Do Thái này, lời tiên báo được Phúc Âm Thánh Marcô (được viết cũng vào khoảng năm 70) ghi nhận ở đoạn 13 câu 2: “Các con có thấy những dinh thự nguy nga ấy chăng? Tất cả sẽ bị hủy hoại, không còn một hòn đá nào trên hòn đá nào”. 

 

Thế rồi, có ngờ đâu, gần 20 thế kỷ sau, thành phần Dân Chúa Cựu Ước này, chính sau khi bị Đức Quốc Xã thời Thế Chiến Thứ II diệt chủng, với con số lên tới 6 triệu người tại Âu Châu, đã chính thức lập quốc ở ngay chính mảnh đất hứa của họ, một quốc gia Do Thái được tổ chức Liên Hiệp Quốc công nhận năm 1948, một quốc gia Do Thái ở giữa thành phần dân Palestine Hồi giáo Ả Rập đã chiếm mảnh đất của họ nhưng cho tới nay, sau hơn nửa thế kỷ họ lập quốc (1948-2005), dân Palestine vẫn chưa thể nào trở thành một quốc gia như họ.

 

Với nỗ lực của vị Giáo Hoàng “đến từ một xứ sở xa xôi” là Balan, một xứ sở đã có trại tù diệt chúng Do Thái nổi tiếng là Auschwitz (nơi đã có hai vị Thánh là Têrêsa Benedicta Thánh Giá dòng Carmêlô được phong thánh ngày 11/10/1998, và Thánh Maximilianô Kolbe dòng Phanxicô được phong thánh ngày 17/10/1982), vị giáo hoàng đầu tiên đã vào Hội Đường của họ ở Rôma ngày 13/4/1984, nước Do Thái đã chính thức thiết lập bang giao với Tòa Thánh Vatican vào ngày 30/12/1993.

 

Hy vọng, với nỗ lực của vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, vị giáo hoàng đến từ Đức quốc, một quốc gia, qua chủ nghĩa Đức Quốc Xã thời Thế Chiến Thứ II, đã chủ trương bài Do Thái và dã man thực hiện mưu đồ tru diệt dân Do Thái, dân Do Thái sẽ xích lại gần với Giáo Hội Công Giáo hơn. Cử chỉ đầu tiên được thể hiện đó là trong tất cả mọi thành phần lãnh đạo Liên Tôn và Đại Kết, tân Giáo Hoàng Biển Đức, hôm 20/4/2005, chỉ đích thân viết mấy lời hồi âm vị tôn sư trưởng Riccardo di Segni về lời ông mừng chúc tân giáo hoàng, và đã chính thức ngỏ lời mời vị tôn sư trưởng ở Hội Đường Do Thái Rôma này đến tham dự Lễ Đăng Quang giáo triều của ngài vào Chúa Nhật 24/4/2005.

 

Tuy nhiên, để dân Do Thái có thể cùng với Kitô giáo nhận biết và tuyên xưng nhân vật lịch sử Giêsu Nâarét rằng: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), Kitô giáo nói chung, phải làm sao để tỏ ra cho Do Thái giáo thấy được rằng thực sự vị giáo tổ Giêsu của Kitô giáo quả là Đấng Thiên Sai họ đã phủ nhận và đòi đóng đanh trên thập tự giá ngày xưạ Đây là một công việc thật là khó khăn vượt sức tự nhiên của loài ngườị Ở chỗ, chính Chúa Giêsu ngày xưa, khi còn ở giữa dân Do Thái, mà còn không làm cho họ nhận biết Người, thì làm sao Giáo Hội đầy những yếu đuối nơi các chi thể của mình có thể qua mặt Thày mình được chứ?

 

Vả lại, vấn đề dân Do Thái nhận biết Chúa Giêsu, giáo tổ của Kitô giáo chính là Đấng Thiên Sai họ đợi trông càng trở nên khó khăn hầu như bất khả hơn nữa, ở chỗ, giờ đây họ đang đóng vai trò chủ chốt ở Trung Đông nói chung và ở Thánh Địa nói riêng.

 

Thật thế, theo lịch sử cứu độ của mình trong thời Cựu Ước, dân Do Thái chỉ mong vị cứu tinh khi nào họ bị khổ ải, bị đô hộ mà thôi; còn khi họ được bằng an thịnh trị họ lại đâm ra ngoại tình với các thần ngoại lai, với các ngẫu tượng của họ. Theo chiều hướng này thì hiện nay, dân Do Thái có thể không còn hay ít thiết tha trông đợi Đấng Cứu Thế nữa, vì họ, một quốc gia nhỏ bé ở giữa cả một khối Ả Rập Hồi giáo mấy chục quốc gia, trong đó có cả Ai Cập khổng lồ, nhất là từ sau khi phản công thắng thế trước cuộc đánh úp của lực lượng liên minh Ả Rập trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, khối Ả Rập Hồi Giáo này đã phải cúi mình khuất phục họ và cảm thấy vừa khiếp đảm vừa nhức nhối với cái gai tiểu quốc Do Thái nằm ngay giữa vùng đất này của mình. 

 

Hiện nay, nhất là từ sau biến cố 911, biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ, một đệ nhất cường quốc về chính trị và kinh tế trên thế giới, thế giới đang chứng kiến thấy tỏ tường một hiện tượng có thể được một số Kitô hữu cảm thấy như là một thứ “nạn Hồi Giáo” Thiên Chúa quan phòng vô cùng khôn ngoan muốn lợi dụng, như nạn Cộng Sản xưa, để “trừng phạt”, với mục đích “thanh tẩy”, thế giới Tây phương Kitô giáo, một thế giới đã và đang bị khủng hoảng đức tin, đang phá sản văn hóa Kitô giáo của mình, và đang tự chôn vùi dưới nấm mộ “văn hóa sự chết”. Hiện nay, trong khi ở các quốc gia Hồi giáo, Kitô giáo đã bị mai một và không thể nào phát triển nổi, thì ở các quốc gia Tây phương, nhờ chính sách dân chủ tự do tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm của văn minh Tây phương, Hồi giáo lại càng ngày càng phát triển, nhất là ở Âu Châu vốn là cái nôi Kitô giáọ

 

Đó là lý do, chính vì Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một tổ chức hiệp nhất chỉ nhắm đến lãnh vực chính trị và kinh tế, để trở thành một lực lượng sống còn, tranh thủ với hai khối khác được lãnh đạo bởi Hoa Kỳ ở Mỹ Châu và Nhật Bản ở Á Châu, nhờ đó làm cho thị trường quốc tế được cân bằng vững chắc như chiếc kiềng ba chân, mà Giáo Hội Công Giáo nói riêng và khối Kitô Giáo Tây phương nói chung, cần phải đẩy mạnh tiến trình Đại Kết Kitô Giáo đã được bùng lên mãnh liệt từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965), để làm cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu có một hồn sống thực sự, nhờ đó, mới có thể kịp thời chặn đứng được “nạn Hồi Giáo”.

 

Biết đâu, vì một lý do nào đó, do sự quan phòng thần linh của Đấng Làm Chủ lịch sử thế giới, trước tình trạng sống hoang đường như không có Thiên Chúa của Tây Phương, sống cao ngạo như không mong cầu  Đấng Thiên Sai của dân Do Thái, “nạn Hồi Giáo” với hơn cả tỉ người thắng thế, làm chủ tình hình thế giới, thống trị được cả Do Thái lẫn Tây phương. Nếu bấy giờ Kitô giáo đã trở thành một Khối Hiệp Nhất, hay trong tình thế bị bắt bớ đẫm máu tử đạo của vô vàn Kitô hữu, Kitô Giáo trở thành Đại Kết, và chỉ duy lực lượng Kitô Giáo này bấy giờ mới có thể, như đã xẩy ra trong Thời Trung Cổ với các cuộc Thánh Chiến Quân, đương đầu nổi với “nạn Hồi Giáo” mà thôi, và cuối cùng sẽ chiến thắng, cứu được cả dân Do Thái, khiến họ nhận ra Chúa Giêsu, vị giáo tổ Kitô Giáo, chính là Đấng Thiên Sai của họ.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ