GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 19/5/2005 NĂM THÁNH THỂ |
2) Tính Cách Chân Thực của Phép Lạ Thánh Thể ở Lanciano
3) Phái Đoàn Hành Hương Nga Sô viếng thăm mộ Đức Gioan Phaolô II mở màn cho Năm Kính Ngài
Tình Hình Thế Giới Công Giáo
25 Năm (1978-2003) theo Giáo Hội Niên Giám Thống Kê 2003: Phi Á lên, Âu Úc
xuống, Mỹ vẫn vậy
Ấn bản mới của cuốn “Niên Giám Thống Kê về Giáo Hội Năm 2003” do Văn Phòng Thống
Kê Trung Ương của Vatican. Những con số thống kê của cuốn sách này đã được phổ
biến trên tờ nhật báo bán chính thức của tòa thánh là L’Osservatore Romano đã
được phổ biến tuần vừa qua (tuần trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 15/5/2005).
Giữa năm 1978 và năm 2003, con số Công giáo tăng 329 triệu, từ 757 tới 1,085 tỉ.
Nếu con số này so với con số dân thế giới tăng cùng thời khoảng, từ 4.2 đến 6.3,
người ta thấy tỷ lệ hơi giảm người Công giáo trên thế giới, từ 18% đến trên 17%
một chút. Ở Âu Châu con số cho thấy tình trạng hầu như “giậm chân tại chỗ”.
Trong năm 2003, con số tín hữu ở châu lục này gần 280 triệu, tăng khoảng 13
triệu so với năm 1978, và trên 300 ngàn so với năm 1988. Vì con số dân chúng ở
châu lục này không tăng bao nhiêu bởi nạn phá thai nên trong 25 năm qua,
1978-2003, con số tín hữu chỉ hơi giảm chút xíu, từ 40.5% còn 39.6%.
Giáo Hội Công giáo gia tăng nhanh nhất là ở Phi Châu, đến độ gần gấp 3 lần trong
thời khoảng này: năm 1978 mới có 55 triệu Kitô hữu (tức 12.4% trong tổng số dân
ở châu lục này), đến năm 2003 đã tăng lên 144 triệu tín đồ (17% trong tổng số
dân).
Giáo Hội cũng tăng mạnh ở Mỹ Châu và Á Châu, từ 47.6% tới 78.2%, vì vấn đề tăng
dân số ở hai châu lục này. Ở Mỹ Châu có 62% Công giáo, trong khi đó ở Á Châu
không quá 3% vào năm 2003. Đại Dương Châu vẫn không thay đổi cho lắm.
Tóm lại, trong 25 năm từ 1978 – 2003, người Công giáo Phi Châu tăng lên (từ 7%
đến 13%), và tỉ lệ người Công giáo Âu Châu giảm (từ 35% xuống dưới 26%). Gần như
một nữa số người Công giáo trên thế giới là ở Mỹ Châu.
Theo Thống Kê của cuốn “Các Tôn Giáo trên Thế Giới” do Viện De Agostini
Geographic Institute cho Năm 2000, thì Kitô giáo chiếm 36.6% dân số thế giới,
trong đó 17.5% là Công giáo, 5.6% là Tin Lành, 3.6% là Chính Thống, 1.3% là Anh
giáo, 6.8% thuộc bất cứ niềm tin Kitô giáo nào, và 1.8% không thuộc về bất cứ
giáo hội nào. Theo bản thống kê này thì vào năm 2000, người Hồi giáo đã qua mặt
Công giáo, ở tỉ lệ 19.6% dân số thế giới.
Xét riêng về vấn đề tu trì là lãnh vực liên quan đến đời sống nội tâm và hoạt
động mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội, chủng sinh tăng gấp đôi trong thời
khoảng 25 năm 1978-2003, nhờ Á Châu và Phi Châu. Vào năm 1978 với con số 64 ngàn,
năm 2003 lên tới 112 ngàn.
Vào năm 1978, ở Âu Châu có tỉ lệ 37%, Mỹ Châu có 34%, Á Châu 18% và Phi Châu ít
hơn 9%. Vào Năm 2003, Âu Châu tụt xuống còn 22%, Mỹ Châu hầu như không thay đổi,
ở mức 33%, trong khi Á Châu lên 25% và Phi Châu lên 20%.
Riêng ở Âu Châu, từ 1978 đến 1985 tăng từ 24 ngàn tới 30 ngàn, giữ nguyên mức độ
này cho đến năm 1994-1995, rồi từ đó giảm xuống con số như 25 năm trước. Mỹ Châu
tăng đều đặn cho đến năm 1998 thì đứng nguyên tại chỗ giữa con số 36 ngàn và 37
ngàn. Ở Phi Châu cứ 100 linh mục có 72 chủng sinh, và ở Á Châu cứ 100 linh mục
có 60 chủng sinh; còn ở Âu Châu, cứ 100 vị linh mục chỉ có 12 chủng sinh vào năm
2003, mặc dù năm 1978 còn ít hơn nữa, thậm chí chưa đạt tới con số 10 nữa.
Qua cùng bản thống kê này, người ta còn thấy linh mục dòng xuống nhưng linh mục
triều lại lên. Nói chung thì con số linh mục trong thời khoảng 25 năm
(1978-2003) đã bị suy giảm, từ con số 421 còn 405 vị, thế nhưng, từ năm 1998,
Năm Chúa Thánh Thần trước Đại Năm Thánh 2000, đã xuất hiện khuynh hướng phục hồi
rất nhẹ.
Số linh mục tăng 79% ở Phi Châu và 69% ở Á Châu. Nếu so sánh tỉ lệ con số giáo
dân Công giáo ở từng châu lục, nếu Á Châu là ít nhất, chưa đầy 3% tổng dân số
của châu lục này, mà lại tăng số chủng sinh lẫn linh mục gần tương đương với Phi
Châu thì phải công nhận là Á Châu là miền đất dồi dào phong phú ơn gọi nhất thế
giới Công Giáo. Con số linh mục ở Mỹ Châu vẫn không thay đổi lắm trong khi đó
Đại Dương Châu xuống 12% và Âu Châu xuống 19%.
Linh mục giáo phận xuống thấp nhất vào năm 1988, với con số 257 ngàn vị, trong
khi đó năm 1978 là 262 ngàn vị, và năm 2003 có 268 ngàn, tức đang phục hồi chầm
chậm. Còn linh mục dòng vào năm 1978 với con số 158 ngàn, vào năm 2003 chỉ còn
137 ngàn vị. Sở dĩ linh mục triều lên là nhờ ở Phi Châu tăng hơn gấp 3 lần và ở
Á Châu tăng lên gấp đôi.
Ngày nay, mỗi linh mục coi 2700 giáo dân, trong khi vào năm 1978 chỉ có 1800
người.
Tính Cách Chân Thực của Phép Lạ Thánh Thể ở Lanciano
|
Trong các phép lạ Thánh Thể, phép lạ cả thể
nhất là phép lạ ở Lanciano Ý Quốc. Phép lạ này xẩy ra vào thế kỷ từ VIII, khi vị
linh mục dòng Basiliô đang khi dâng lễ ở 1 nhà thờ kính Thánh Legontian thuộc
tỉnh Lanciano hồ nghi về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong các hình thánh.
Khi vị linh mục này đọc lời truyền phép thì bánh thánh biến đổi thành thịt thực
sự và rượu thành máu thực sự. Sau đó máu được đông lại còn thịt vẫn y nguyên như
thế. Những thánh tích này được giữ trong vương cung thánh đường.
Bác sĩ Edoardo Linoli, giáo sư giải phẫu học và mô học bệnh lý, và là giáo sư
hóa học và soi vi kính, vị lãnh đạo trước đây của Phòng Thí Nghiệm Phẫu Thuật
Bệnh Lý cho Bệnh Viện ở Arezzo, là vị bác sĩ duy nhất đã phân tích các thánh
tích của phép lạ Thánh Thể Lanciano. Những khám phá của ông đã gây chú ý của
giới khoa học.
Được khởi xướng bởi ĐTGM Pacifico Perantoni ở Lanciano cũng như của vị giám tỉnh
Dòng Phanxicô ở Abruzzo, và với phép của Tòa Thánh Rôma, vào Tháng 11 năm 1970,
các tu sĩ dòng Phanxicô ở Lanciano đã quyết định khảo nghiệm các thánh tích này
theo khoa học.
Vị bác sĩ trên đây được ủy thác để làm việc này. Ông được phụ tá bởi bác sĩ
Ruggero Bertelli, vị giáo sư hồi hưu về khoa phẫu thuật con người ở Đại Học
Siena. Bác sĩ Linoli đã tách các phần của thánh tích ra một cách hết sức kính
cẩn rồi phân tích những di tích “thịt và máu nhiệm lạ”. Ông đã trình bày những
khám phá của ông vào ngày 4/3/1971.
|
Việc nghiên cứu của ông đã cho thấy thịt và
máu ấy thật sự là của con người. Thịt là mô sợi tim và máu thuộc loại AB. Được
mạng điện toán toàn cầu Zenit hỏi, ông đã giải thích là “về thịt, tôi đang có
trong tay tôi màng tim. Bởi thế chắc chắn đó là mô sợi tim”. Về máu, nhà khoa
học này nhấn mạnh rằng “nhóm máu giống như máu của người trong Khăn Liệm Turin,
và đặc biệt vì nó có đặc tính của một con người được sinh ra và sống ở những
miền đất Trung Đông. Nhóm máu AB của những người ở miền này thực sự chỉ từ 0.5
đến 1%, trong khi ở Palestine và những miền ở Trung Đông thì 14-15%”.
Cuộc nghiên cứu và khám phá của vị bác sĩ này được phổ biến trên “Quaderni
Sclavo di Diagnostica Clinica e di Laboratori” năm 1971.
|
Vào năm 1973, Hội Đồng Cao Cấp của Tổ Chức
Sức Khỏe Thế Giới (WHO: World Health Organization) đã chỉ định một ủy ban khoa
học để chứng thực những đúc kết của vị bác sĩ người Ý này. Công việc đã được
thực hiện trên 15 tháng với tất cả là 500 cuộc khám nghiệm. Những kết luận của
tất cả mọi cuộc nghiên cứu này đều xác nhận những gì đã được phổ biến ở Ý.
Những chi tiết trích dẫn về cuộc nghiên cứu của ủy ban y khoa WHO đã được phổ
biến ở Nữu Ước và Geneva năm 1976, xác nhận việc bất lực của khoa học trong việc
giải thích hiện tượng này.
Hôm Thứ Năm 5/5/2005, bác sĩ Linoli đã tham dự một hội nghị về các phép lạ Thánh
Thể được tổ chức bởi Đại Học Tòa Thánh Regina ở Rôma và Học Viện Thánh Giáo
Hoàng Tử Đạo Clementê I nhân dịp Năm Thánh Thể.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến
ngày 5/5/2005
Phái Đoàn Hành Hương Nga Sô
viếng thăm mộ Đức Gioan Phaolô II mở màn cho Năm Kính Ngài
Một phái đoàn hành hương đầu tiên đến Rôma từ Nga sau khi Đức Gioan Phaolô II
qua đời sẽ đến kính viếng mộ của vị giáo hoàng không thỏa nguyện lòng mong ước
muốn viếng thăm Nga. ĐTGM Tadeusz Kondrusiewicz nói với cơ quan tín liệu
AsiaNews biết rằng: “Đức Gioan Phaolô II không thể đến Moscow được thì giờ đây
chúng tôi sẽ đến với ngài”.
Vị TGM của TGP Mẹ Thiên Chúa ở Moscow này lãnh đạo phái đoàn 40 người hành hương
đã cho biết chính giáo dân đã đến với ngài gợi lên ý tưởng này: “Họ cứ yêu cầu
tôi tổ chức chuyến đi này là chuyến đi chúng tôi đã không làm được vào thời điểm
an táng vì vấn đề giờ giấc cung ứng. Ngày được chọn cho chuyến đi này là ngày
18/5, ngày sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II”.
Cao điểm của chuyến đi này là Thứ Tư 18/5, ngày phái đoàn sẽ dự lễ ở mộ Thánh
Phêrô, sau đó cầu nguyện ở mộ Đức Gioan Phaolô II: “Chúng tôi cũng sẽ có mặt ở
buổi triều kiến chung Thứ Tư, và chúng tôi sẽ được gặp Đức Biển Đức XVI lần đầu
tiên”.
Vị giáo chủ Công giáo Nga này cho biết những người Công giáo Nga lấy làm biết ơn
Đức Biển Đức XVI về việc cấp tốc tiến hành tiến trình phong chân phước cho vị
tiền nhiệm của ngài: “Ngay sau khi nghe tin bất ngờ về việc bắt đầu tiến trình
phong thánh, hàng trăm giáo dân đã đến vương cung thánh đường cầu nguyện và tham
dự thánh lễ”.
Vì TGM này nói thêm, ngày 18/5/2005 cũng đánh dấu việc mở màn cho một năm kính
nhớ Đức Gioan Phaolô II ở các giáo phận Nga: “Có một số sinh hoạt theo chương
trình của chúng tôi, chẳng hạn như luân chuyển việc triển lãm hình ảnh, tổ chức
các cuộc hội nghị, và phát hành những cuốn sách của Đức Karol Wojtyla chưa được
chuyển dịch sang Tiếng Nga”.
Vị TGM này còn nói người Công giáo Nga cảm thấy có một mối liên hệ mãnh liệt với
vị Giáo Hoàng này, vị “đã làm quá nhiều cho Nga Sô”, thế nhưng lòng mong ước của
ngài muốn đến thăm Nga không bao giờ hiện thực vì việc mạnh mẽ chống đối của
Giáo Hội Chính Thống Nga Sô cùng với những lời cáo buộc dụ giáo của họ. Tuy
nhiên, “ngày nay Giáo Hội Chính Thống cở mở đối thoại hơn trước nhiều”.
Vị giáo chủ Giáo Hộio Công giáo Nga sô nhận thấy là “giấc mơ của Đức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II sẽ thành sự thật”. Vì niềm hy vọng của ngài đã xoáy lấy Đức Biển
Đức XVI, vị được Giáo Hội Chính Thống cảm phục về “niềm tin vững chắc và những
chủ trương mạnh mẽ về các vấn đề tín lý, chẳng hạn như chủ trương lấy Chúa Kitô
làm tâm điểm, ngay cả khi ngài còn là hồng y”. Đó có thể là “một trong những
điểm chung” giữa hai giáo hội này.
Vị TGM kết luận và nhấn mạnh rằng trong thế giới ngày nay tất cả mọi người đều
“cần một chứng từ chung. Giữa việc toàn cầu hóa và các xung khắc hiện nay, vị
thế của Giáo Hội Kitô giáo gần như là vị thế của Shakespeare: ‘một là có hai là
không’. Để thắng vượt vị thế này cần phải hợp tác thân tình hơn, một bước tiến
quan trọng hướng tới mối hiệp nhất khả dĩ”.
Sách Mới Tinh về Nhị Vị Cố và Tân Giáo Hoàng
Để thấy được “Dấu Chỉ Thời Đại” Thiên Chúa muốn tỏ ra cho thế giới biết trong thời điểm đầu thiên niên kỷ thứ ba Kitô giáo đầy biến động và bạo loạn này, xin đón đọc gấp hai tác phẩm mới tinh của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh:
“GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II:
SỐNG LÀ CHÚA KITÔ – CHẾT LÀ VINH THẮNG”
(Sách dày 268 trang, bìa mầu và nhiều hình ảnh cùng tài liệu lịch sử, giá 13$)
“TÂN GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI:
VỊ GIÁO HOÀNG CỦA HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO
VÀ CỦA MỘT TÂN ÂU CHÂU”
(Sách dày 236 trang, bìa mầu và nhiều hình ảnh cùng tài liệu lịch sử, giá 12$)
Ngoài ra, xin mời đọc lại các tư tưởng của vị Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua những tác phẩm sau đây:
1. Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời (1998): 322 trang 13$
ĐTC GPII: 33 bài Giáo Lý về Chúa Thánh Thần
2. Là Tất Cả Trong Mọi Sự (1998): 272 trang 12$
ĐTC GPII: 36 bài Giáo Lý về Chúa Cha
3. Giới Trẻ của Ngàn Năm Thứ Ba (1999): 320 trang 10$
ĐTC GPII: sứ điệp và huấn dụ giới trẻ
4. Thời Điểm Hồng Ân (2000): 470 trang 15$
ĐTC GPII: 79 bài Giáo Lý của về Ba Ngôi Thiên Chúa
5. Di Sản Hồng Ân (2001): 424 trang 15$
ĐTC GPII: Giáo lý Chúa Ba Ngôi và huấn từ cho các giới
Trong Năm Thánh Thể 10/2004-2005, cũng xin mời đọc cả 3 tác phẩm mới của cùng tác giả sắp xuất bản vào cuối Tháng Hoa 5/2005:
1. Nguồn Sống Thần Linh (sách dày 200 trang, giá 10$)
2. Cơn Khát Núi Sọ (sách dày 212 trang, giá 10$
Hãy Đến Với Cha (sách dày 144 trang, giá 7$)
Giá sách bao gồm cả miễn phí bưu điện. Ngân/chi phiếu xin đề và gửi về:
Cao Bùi 12173 Highgate Court – Rancho Cucamonga, CA 91739
(xin lỗi không nhận order qua email)