GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BẢY 21/5/2005 |
1) ĐTC Biển Đức XVI với buổi triều kiến chung 18/5/2005: Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 113 (112) – “Chúc Tụng Danh Chúa”
2) ĐTC Biển Đức XVI xem phim về cố GH GPII và lên án Chủ Nghĩa Nazi Đức Quốc Xã và Cộng Sản Vô Thần
ĐTC Biển Đức XVI với buổi triều kiến chung
18/5/2005: Bài Giáo Lý về Thánh Vịnh 113 (112) – “Chúc Tụng Danh Chúa”
Anh Chị Em thân mến,
Trước khi chúng ta bắt đầu dẫn giải ngắn gọc về bài Thánh Vịnh chúng ta vừa nghe,
tôi xin nhắc anh chị em là hôm nay là ngày sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II
thân yêu của chúng ta. Ngài đáng lẽ ở vào tuổi 85, nhưng chúng ta tin rằng ngài
thấy chúng ta từ trời cao và ở với chúng ta. Nhân dịp này chúng ta muốn dâng lời
tạ ơn Chúa về tặng ân Người đã ban cho chúng ta vị Giáo Hoàng này, và chúng ta
cũng muốn ngỏ lời cám ơn đến chính vị Giáo Hoàng ấy về tất cả những gì ngài đã
làm và đã chịu đựng. (khi nghe ĐTC nói về ngày sinh nhật 85 tuổi của cố giáo
hoàng GPII như trên đây, 25 ngàn người tham dự buổi triều kiến chung này đã
nhiệt liệt vỗ tay).
1. Bài Thánh Vịnh 112 đã vang vọng tính cách giản dị và duyên dáng của mình,
những gì góp phần vào việc mang lại một loạt ít bài Thánh Vịnh từ 112 đến 117
vẫn được gọi là “the Egyptian Hallel”. Bài Thánh Vịnh này là bài alleluia, tức
là bài ca ngợi khen chúc tụng, bài ca chúc tụng việc giải phóng khỏi cảnh làm
tôi người Ai Cập cùng niềm vui của dân Do Thái trong việc phụng sự Chúa một cách
tự do ở Đất Hứa (x Ps 112[113]}.
Không phải là ngẫu nhiên mà truyền thống Do Thái đã liên kết loạt bài Thánh Vịnh
này với phụng vụ vượt qua đâu. Việc cử hành của biến cố ấy, theo những chiều
kích về lịch sử xã hội nhất là chiều kích thiêng liêng, được coi như dấu hiệu
của việc giải phóng khỏi sự dữ dưới muốn vàn hình thức tỏ hiện của nó.
Bài Thánh Vịnh 112 là một bài thánh ca ngắn, một bài thánh ca theo nguyên ngữ Do
Thái được làm nên bởi 6 chữ, tất cả đều thấm đậm những cảm quan tin tưởng, chúc
tụng và hân hoan.
2. Đoạn thứ nhất (x 1-3) là đoạn chúc tụng “danh Chúa”, một biểu hiệu mà theo
ngôn ngữ Thánh Kinh vốn ám chỉ về chính bản thân của chính Thiên Chúa, về việc
hiện diện sống động của Ngài trong lịch sử.
“Danh Chúa” được vang lên ba lần một cách hết sức thiết tha nơi tâm điểm của
việc cầu nguyện tôn thờ. Tất cả mọi hữu thể và hết mọi lúc – “từ khi mặt trời
mọc lên cho tới khi lặn xuống”, Thánh Vịnh gia viết (câu 3), đều được liên kết
với nhau nơi tác động tạ ơn duy nhất. Nó như thể một hơi thở liên tục từ đất bay
lên trời cao để tôn tụng Chúa là Đấng hóa công của vũ trụ và là vua của lịch sử.
3. Chính bằng tác động hướng về trời này mà bài Thánh Vịnh dẫn chúng ta đến mầu
nhiệm thần linh. Đoạn thứ hai (x 4-6) thực sự là đoạn chúc tụng siêu việt tính
của Chúa, một siêu việt tính được diễn tả bằng những hình ảnh hướng thượng vượt
trên chân trời thuần nhân. Bài Thánh Vịnh loan báo rằng: Chúa “Cao hơn mọi quốc
gia”, “ngự trên cao”, và không ai bằng Ngài; ngài thậm chí còn nhìn “xuống” các
tầng trời, vì “vinh quang của Ngài” là những gì “ở trên các tầng trời!” (câu 4).
Ánh mắt thần linh nhìn xuống toàn thể thực tại, trên các hữu thể trên trời dưới
đất. Tuy nhiên, cái nhìn của Ngài không phải là một cái nhìn kiêu kỳ và xa cách,
như cái nhìn của một vị hoàng đế lạnh lùng. Chúa, theo Thánh Vịng gia, là Đấng
nhìn “xuống” (câu 6).
4. Bởi thế, chúng ta tiến đến diễn tiến cuối cùng của bài Thánh Vịnh (x câu
7-9), một diễn tiến hướng chú ý của chúng ta từ trời cao đến chân trời trần thế
của chúng ta. Chúa hạ mình xuống quan tâm tới những cái nhỏ nhoi và bần cùng của
chúng ta, một tình trạng bắt chúng ta phải hãi sợ ẩn lánh mình đi. Ngài hướng
ánh mắt yêu thương của Ngài cùng với việc dấn thân thần hiệu của Ngài về thành
phần hèn mọn và khốn cùng nhất thế gian này: “Chúa nâng thành phần túng bần lên
khỏi bụi đất, thành phần nghèo nàn từ chỗ tro tàn” (câu 7).
Thiên Chúa cuí mình xuống trên thành phần túng bần và khổ đau để an ủi họ là như
thế đó. Và lời diễn đạt này đã đạt tới ý nghĩa tối hậu của nó, tới thực tại cao
cả nhất của nó vào giây phút Thiên Chúa cúi mình xuống cho tới chỗ hóa thành
nhục thể, trở thành một người như chúng ta, như một con người nghèo khổ trên thế
gian này. Người đã ban cho thành phần nghèo khổ được hưởng một vinh dự lớn lao
nhất, Người “đặt họ ngồi với bậc quân vương”; phải, “với những bậc quân vương
của dân chúng” (câu 8). Thiên Chúa đã ban vinh dự và niềm vui lớn lao được có
một số con cái cho người đàn bà cô đơn hiếm muộn bị xã hội cổ thời hạ nhục như
thể bà là một cánh cây khô héo vô dụng (câu 9). Bởi thế, Thánh Vịnh gia chúc
tụng một Vị Thiên Chúa, Đấng rất khác với chúng ta nơi sự cao cả của Người, song
đồng thời lại rất gần gũi với những tạo vật khổ đau của Người.
Thật dễ dàng trực giác thấy nơi những câu của Bài Thánh Vịnh 112 này hình ảnh
tiền thân về những lời của Mẹ Maria nơi bài “Ngợi Khen”, bài ca vịnh về con
người được Thiên Chúa chọn “coi mình thấp hèn và là nữ tỳ của Người”. Còn sâu xa
hơn cả bài Thánh Vịnh của chúng ta đây, Mẹ Maria đã công bố rằng Thiên Chúa “đã
hạ người thế lực xuống khỏi ngai tòa của họ, và đã nâng người hèn mọn lên” (x Lk
1:48,52; Ps 112:6-8).
5. Có một bài “Dạ Thánh Ca” đã được tồn tại trong “Các Hiến Bản của Chư Vị Tông
Đồ” (VII,48), đã tiếp tục và khai triển cái mở màn hân hoan nơi bài Thánh Vịnh
của chúng ta đây. Chúng ta nhắc lại bài này ở đây, vào cuối bài chia sẻ của
chúng ta, để làm sáng tỏ vấn đề Kitô hữu đọc lại về việc cộng đồng sơ khai cử
hành các bài Thánh Vịnh:
“Hỡi các con, hãy chúc tụng Chúa, hãy ngợi khen danh Chúa. Chúng tôi chúc tụng
Chúa, chúng tôi ngợi khen Chúa, chúng tôi tôn tụng Chúa vì vinh quang vô cùng
của Chúa. Chúa là vua, là Cha của Chúa Kitô con chiên vô tì tích, Đấng xóa tội
trần gian. Chúc tụng, ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa là Cha qua Chúa Kitô và
trong Chúa Thánh Thần, khi nay và muôn đời. Amen. (S. Pricoco and M. Simonetti,
"La Preghiera dei Cristiani," (The Prayer of Christians), Milan, 2000, p. 97).
Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô,
Bài chia sẻ hôm nay là bài chia sẻ về Thánh Vịnh 112. Bài thánh ca tuyệt vời này
là bài góp phần vào việc đưa đến một loạt Thánh Vịnh chúc mừng việc giải phóng
của dân Do Thái khỏi tình trạng làm nô lệ. Bài này cũng bày tỏ niềm vui họ cảm
thấy khi phụng sự Chúa nơi Đất Hứa.
Cụm từ “danh Chúa”, nghĩa là chính Chúa, được lập lại khắp bài Thánh Vịnh và trở
thành tâm điểm của lời nguyện cầu tôn tụng. Thật vậy, sự cao cả của Thiên Chúa
đòi chúng ta phải chúc tụng, tuy nhiên, “Đấng Tối Cao” không bao giờ ngừng chăm
sóc cho thành phần nghèo khổ và túng bần trên thế gian này. “Chúa nâng thành
phần túng bần lên khỏi bụi đất, thành phần nghèo nàn từ chỗ tro tàn” (Ps 112:7).
Đoạn cuối cùng của bài Thánh Vịnh này cho thấy trước những lời của Mẹ Maria
trong “Ca Vịnh Ngợi Khen”. Chúng ta hãy liên kết lời nguyện cầu của chúng ta với
của Mẹ khi chúng ta chúc tụng Thiên Chúa là Cha, để ca ngợi hiển vinh của Ngài,
nhờ Chúa Con và Thánh Thần, khi nay và cho đến muôn đời. Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày
18/5/2005
ĐTC Biển Đức XVI xem phim về cố GH GPII và
lên án Chủ Nghĩa Nazi Đức Quốc Xã và Cộng Sản Vô Thần
Tối Thứ Năm 19/5/2005, cùng với mấy ngàn người tại Sảnh Đường Phaolô VI, ĐTC đã
xem cuốn phim “Karol un uomo deventato Papa – Karol, Một Người đã Trở Thành Giáo
Hoàng”. Sau khi xem xong phần đầu của cuốn phim cho tới khi Đức Karol lên làm
giáo hoàng, ĐTC đã bày tỏ nhận định của mình bằng những lời lẽ chính yếu tiêu
biểu liên quan đến hai chế độ độc tài chuyên chế của sự dữ như sau.
ĐTC cho biết cuốn phim phần thứ nhất “nhấn mạnh đến những gì đã xẩy ra ở Balan
dưới thời Nazi chiếm đóng” và ngài nói tới “tình trạng bị đàn áp của nhân dân
Balan cũng như cuộc diệt chủng Do Thái. Đây là những tội ác tàn bạo cho thấy tất
cả cái xấu xa dữ ác nơi ý hệ Nazi. Rùng mình trước quá nhiều khổ đau và quá
nhiều bạo lực, con người trẻ Karol đã quyết định biến đổi cuộc đời của mình, khi
đáp lại tiếng gọi thần linh đi làm linh mục”.
ĐTC cho biết cuốn phim có những cảnh “có tính cách thô bạo, khiến khán giả tự
nhiên cảm thấy kinh hoàng, làm họ nghĩ đến những gì sâu xa của tội lỗi có thể ẩn
náu nơi linh hồn con người. Khi khơi lên những gì lầm lạc như thế thì đồng thời
nó cũng làm nổi lên nơi tất cả những ai biết suy nghĩ đúng đắn quyết tâm thực
hiện tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng những hành động man di mọi rợ phi
nhân ấy không bao giờ còn tái diễn nữa”.
“Ngày 8/5/1945 là ngày đánh dấu việc chấm dứt của một thảm cảnh khủng khiếp đã
gieo rắc hủy diệt và chết chóc ở Âu Châu cũng như trên thế giới với một mức độ
chưa từng có…. Bất cứ lúc nào con người bị một ý hệ độc tài nào đó đè nén thì
toàn thể nhân loại bị đe dọa một cách trầm trọng.
“Những hồi niệm ấy không được phai nhạt theo thời gian, trái lại, chúng phải tồn
tại như một bài học thực sự cho các thế hệ của chúng ta cũng như mai hậu. Chúng
ta có nhiệm vụ phải nhắc nhở mình và kẻ khác, nhất là giới trẻ, về những hình
thức bạo lực chưa từng thấy có thể xẩy ra bởi thái độ khinh bỉ con người và việc
vi phạm đến các thứ nhân quyền”.
“Chúng ta lại không thấy được hay sao dự án thần linh nơi sự kiện là trên Ngài
Tòa Thánh Phêrô vị Giáo Hoàng Balan được kế vị bởi một người công dân Đức Quốc,
nơi chế độ Nazi đã củng cố mình bằng tính chất cực kỳ độc hại, trước khi tấn
công láng giềng của mình, nhất là Balan? Cả hai vị Giáo Hoàng này, trong thời
còn trẻ, mặc dù ở hai bên khác nhau và ở hai trường hợp khác nhau, đều bị buộc
phải trải qua cái dã man của Thế Chiến Thứ Hai cũng như tình trạng bạo lực vô
nghĩa được con người và các dân tộc sử dụng để phạm đến nhau”.
Không gì có thể cải tiến trên thế giới này, nếu không thắng vượt sự dữ; và sự dữ
chỉ có thể bị chế ngự bằng lòng thứ tha. Chớ gì việc cùng nhau thành tâm lên án
chủ nghĩa Nazi và chủ nghĩa Cộng Sản vô thần góp phần vào việc làm cho mọi người
dấn thân xây dựng vấn đề hòa giải và hòa bình theo chiều hướng thứ tha”.
Trần Đại (dịch theo VIS ngày 20/5/2005)
Nếu căn cứ theo Sấm Truyền nổi tiếng (xuất bản từ năm 1559), mà người ta cho là của vị thánh tổng giám mục người Ái Nhĩ Lan và gọi ngài là tiên tri Malachy (1095-1148), thì có tất cả là 112 vị giáo hoàng, kể từ đời Đức Cêlestinô II (1143-1144).
Thật ra, chỉ có Lời Chúa, Thánh Truyền và Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội mới là những gì đáng tin và buộc phải chấp nhận mà thôị Tuy nhiên, người ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi thấy những lời sấm Malachy không phải hoàn toàn là sai trệch cho đến thời 33 ngày của Đức Gioan-Phaolô I mà lời sấm ám chỉ như là hiện tượng "về nửa vầng trăng" (De Medietate Lunae). Sau đó, cũng theo lời sấm này, còn ba đời giáo hoàng nữa thôi, được ám chỉ bởi ba biểu hiệu chưa ứng nghiệm: "De Labore Solis", "Gloria Olivae" và "Petrus Romanus".
"Gloria Olivae": nghĩa là "vinh quang của cây Ô-Liu". Phải chăng câu này ám chỉ về giáo triều tột đỉnh vinh quang của Đức Gioan-Phaolô II trước lịch sử thế giới trong một giai đoạn đầy những biến động và đổi thay từ sau Công Đồng Chung Vatican IỊ Điển hình là biến cố Đông Âu xẩy ra vào cuối năm 1989 và khối Cộng Sản Liên bang Sô Viết sụp đổ năm 1991, mà những hoạt động trong phạm vi thuần túy tôn giáo của ngài chẳng khác gì cành Ô-Liu hòa bình được chim câu tha về con tầu Noe cứu rỗi (x. Gen 8:11). Nhờ đó, như Chúa Giêsu từ trên núi Ô-Liu xuống (x. Lc 19:37) vinh quang tiến vào thành Giêrusalem thế nào, vị lãnh đạo tối cao thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo cũng được toàn thể thế giới ngưỡng mộ và nghênh đón như vậy, như được tỏ hiện rõ ràng nhất qua Thánh Lễ an táng của ngài vào Thứ Sáu 8/4/2005.
Phải chăng vị giáo hoàng thứ 264 là Đức Gioan Phaolô II này là vị giáo hoàng đóng vai trò như “Giáo Hội trong thế giới tân tiến”, một vị giáo hoàng đã đưa Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba Kitô giáo qua ngưỡng cửa Đại Năm Thánh 2000, và là vị giáo hoàng, qua giáo triều dài 26 năm rưỡi của mình, đã làm đủ thứ và rất là nhiều sự cho cả Giáo Hội lẫn thế giới này chính là vị giáo hoàng, vào một ngày kia, chị Thánh Faustina đã được Chúa Giêsu tiên báo cho biết, như chị ghi lại trong Nhật Ký của mình như sau:
· “Khi tôi đang cầu nguyện thì tôi nghe thấy những lời của Chúa Giêsu như sau: ‘Cha đặc biệt yêu thương Balan, mà nếu Balan tuân theo ý muốn của Cha thì Cha sẽ nâng Balan lên trong quyền năng và thánh thiện. Từ Balan sẽ phát ra một tia sáng để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha - From her will come forth the spark that will prepare the world for My final coming”. (Nhật Ký về Lòng Chúa Thương Xót trong Hồn Tôi của chị Faustina, khoản số 1732)
Đúng thế, vị giáo hoàng “đến từ một xứ sở xa xôi” là Balan này, như ngài nói ngay sau khi được giới thiệu là vị tân giáo hoàng 264 của Giáo Hội ngày Thứ Hai 16/10/1978, đã kêu gọi Giáo Hội nói riêng và thế giới nói chung qua bài giảng cho Thánh Lễ đăng quang giáo triều của mình hôm Chúa Nhật 22/10/1978 là “Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”. Trong khi đó, chính Chúa Giêsu, qua “vị thánh đầu tiên của đệ tam thiên niên kỷ”, như chị được vị giáo hoàng đồng hương gọi như thế trong bài giảng phong thánh Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh 30/4/2000, và qua dịp phong thánh này ngài cũng đã chính thức lập Lễ Chúa Tình Thương như Chúa muốn vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, Người đã khẳng định về ngày cùng tháng tận, về dấu báo ngày cùng tháng tận này, đặc biệt về ý nghĩa của “cửa” được vị giáo hoàng của Lòng Thương Xót Chúa đã kêu gọi trên đây như sau:
· "Hãy nói cho thế giới biết về tình thương của Cha; tất cả loài người hãy nhân biết tình thương khôn dò của Chạ Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lý - Speak to the world about My mercy; let all mankind recognize My unfathomable mercỵ It is a sign for the end times; after it will come the day of justice”. (Nhật Ký, 848)
· "Con hãy viết xuống như sau: trước khi Cha đến như một quan phán công chính, trước hết Cha mở rộng cửa tình thương của Chạ Ai không chiu qua cửa tình thương của Cha thì phải qua cửa công lý của Chạ.. Write: before I come as a just Judge, I first open wide the door of My mercỵ He who refuses to pass through the door of My mercy must pass through the door of My justicẹ.." (Nhật Ký, 1146)
· “Tình thương của Cha hoạt động nơi tất cả mọi tâm hồn mở cửa đón nhận nó. Cả tội nhân lẫn chính nhân đều cần đến tình thương của Chạ Việc hoán cải cũng như việc bền đỗ đều là ân huệ của tình thương Cha - My mercy works in all those hearts which open their doors to it. Both the sinner and the righteous person have need of My mercỵ Conversion, as well as perseverance, is a grace of My mercỵ” (1577)
"De Labore Solis": câu này có hai nghĩa, một là "về cuộc nhật thực", hai là "từ cuộc khổ ải của vầng dương". Vào buổi phát thanh Tin Mừng Sự Sống 240, Thứ Sáu 15/4/2005, trước khi diễn ra cuộc mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng ngày 18/4/2005, tôi đã suy đoán về vị tân giáo hoàng thế này:
“Nếu chiều hướng của vị giáo hoàng quá cố là ‘thả lưới ở chỗ nước sâu - duc in altum’, một chiều hướng ngài phác họa cho cả Giáo Hội vào thời điểm trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba Kitô giáo, như Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ ban hành vào Ngày Lễ Hiển Linh 6/1/2001 để bế mạc Đại Năm Thánh 2000, thì vị giáo hoàng thay ngài phải là vị giáo hoàng nội tâm hơn hoạt động, đau khổ nhiều hơn thành đạt. Có thể nói, nếu giáo triều Gioan Phaolô II là giáo triều huy hoàng nhất lịch sử Giáo Hội Công giáo, chẳng khác nào như Chúa Kitô tiến vào thành thánh Giêrusalem, thì vị giáo hoàng sau ngài sẽ là vị giáo hoàng của Bữa Tiệc Ly (có thể đó là lý do Năm Thánh Thể chưa kết thúc, liên quan đến Hiệp Nhất Kitô giáo, theo lời nguyện kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô), vị giáo hoàng của Vườn Nhiệt (với những nhức nhối nội bộ) và của Khổ Nạn (gây ra bởi cả dân Chúa lẫn thế giới)”.
Giáo Hội đã cảm thấy được “cuộc khổ ải của vầng dương” Biển Đức XVI, vị giáo hoàng đại thần học gia với kiến thức “tín lý đức tin” chiếu sáng như mặt trời này đã trải qua “cuộc khổ ải” gây ra bởi truyền thông cũng như bởi thành phần thần học gia cấp tiến trong Giáo Hội ngay khi tên tuổi của ngài gắn liền với vị tân giáo hoàng 265 của giáo hội hôm 19/4/2005. Ngoài ra, “cuộc khổ ải của vầng dương” này còn được hiểu về cả những nỗ lực rất ư là khốn khổ trong vấn đề Đại Kết Kitô Giáo là những gì ngài đã quyết tâm thực hiện trên hết và trước hết trong giáo triều của ngài, như ngài công khai và mãnh mẽ bày tỏ trong sứ điệp ngỏ cùng Hồng Y đoàn cuối Thánh Lễ hôm 20/4/2005, ngay sau ngài được bầu làm giáo hoàng.
"Petrus Romanus": có nghĩa là "Phêrô người Rôma". Về vị lãnh đạo sau hết mang cùng danh với vị lãnh đạo đầu tiên này, theo Lời Sấm Truyền kết thúc thì: "Trong cuộc bắt bớ cuối cùng của Hội Thánh Rôma sẽ là triều đại của Phêrô người Rôma, vị sẽ chăn nuôi đàn chiên mình giữa những tai biến, sau đó, thành đô có 7 ngọn đồi sẽ bị phá hủy và có Vị Thẩm Phán đáng sợ sẽ xét xử dân gian". (The Prophecies of Malachy, Tan Books and Publishers, Illinois 61105, 1973, trang 96).
Căn cứ vào ý nghĩa khác của "De Labore Solis" là "về một cuộc nhật thực", và theo những lời cuối cùng kết thúc của Sấm Truyền Malachy trên đây về vị giáo hoàng cuối cùng "Phêrô người Rôma", “vị sẽ chăn nuôi đàn chiên mình giữa những tai biến, sau đó, thành đô có 7 ngọn đồi sẽ bị phá hủy và có Vị Thẩm Phán đáng sợ sẽ xét xử dân gian”, phải chăng đoạn Bí Mật La Salette (Apparition of the Blessed Virgin on the Mountain of La Salette, published by the Shepherdess of La Salette, 1879, simple reproduction from Gregorian Press, trang 19-20) kết thúc sau đây đã bắt đầu được ứng nghiệm.
“Giáo Hội sẽ lâm vào tình trạng nhật thực, thế giới sẽ ở trong tình trạng hoảng sợ. Thế nhưng bấy giờ Ênóc và Êlia sẽ đến, đầy Thần Linh Thiên Chúạ Các vị sẽ dùng quyền năng Thiên Chúa mà rao giảng, và con người thiện tâm sẽ tin vào Thiên Chúa, nhiều linh hồn sẽ được an ủị Họ sẽ đạt được những bước tiến cao nhờ nhân đức của Thánh Linh và sẽ lên án những mưu mô qủi quyệt của tên Phản Kitô. Khốn thay những dân cư trên mặt đất! Sẽ có những trận chiến đẫm máu và đói khát, dịch tễ và những bệnh truyền nhiễm.
“Sẽ có mưa đá rùng rợn những con thú vật. Sẽ có những trận sấm sét làm rung chuyển cả những thành phố, các trận động đất sẽ nuốt trửng những xứ sở. Trên không trung có những tiếng phát rạ Con người sẽ đập đầu vào tường tìm kiếm cái chết, trong khi cái chết lại là một cực hình của họ. Máu sẽ lênh láng mọi phiá. Ai sẽ là kẻ thắng cuộc nếu Thiên Chúa không rút ngắn cuộc thử thách lạỉ Tất cả máu lệ và nguyện cầu của kẻ lành làm Thiên Chúa nương taỵ Ênóc và Êlia sẽ bị giết. Rôma vô đạo sẽ biến mất. Lửa Trời sẽ đổ xuống thiêu hủy 3 thành phố. Tất cả vũ trụ sẽ bị một trận kinh hoàng và nhiều người sẽ để mình bị lừa đảo lầm lạc vì họ không tôn thờ Chúa Kitô đích thực là Đấng ở giữa họ. Thời điểm là đây 'mặt trời đang mờ tốí chỉ còn Đức Tin là sống sót.
“Đây là thời điểm hố thẳm đang mở rạ Kìa Vua các Vua tăm tối, kìa Con Mãnh Thú với bọn lâu la của hắn, xưng mình là Đấng Cứu Thế. Hắn sẽ nghênh ngang vươn mình trên không trung, lên đến tận Trờị Hắn sẽ bị hạ bởi hơi thở của Thánh Tổng Thần Micaẹ Hắn sẽ rơi xuống, và trái đất, nơi sẽ xẩy ra một loạt biến hoá liên tục trong ba ngày, sẽ mở toang những bụng lửa của mình ra để đời đời hắn cùng với bọn bộ hạ của hắn sẽ bị dìm ngập trong hỏa ngục muôn kiếp. Đoạn nước và lửa sẽ tẩy rửa trái đất và sẽ tiêu hủy tất cả những công trình hình thành do sự kiêu ngạo của con người, rồi tất cả sẽ được đổi mớị Thiên Chúa sẽ được phụng thờ và tôn vinh”.
Phải chăng những tiên báo của Bí Mật La Salette trên đây đang ứng nghiệm một cách chính xác hơn bao giờ hết những gì đã được Chúa Giêsu cảnh báo trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24 (10-14) sau đây:
· “Thật vậy, vì Thày các con sẽ bị tất cả mọi dân nước thù ghét. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã, họ phản bội và thù ghét nhaụ Rất nhiều tiên tri giả sẽ xuất hiện để lừa đảo nhiều ngườị Vì sự dữ gia tăng mà lòng mến nơi nhiều người trở nên nguội lạnh. Tuy nhiên, ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ. Tin mừng về vương quốc của Thiên Chúa sẽ được loan báo khắp thế giới như chứng từ cho tất cả mọi dân tộc. Chỉ sau đó mới tới ngày cùng tháng tận”.
Theo tôi, nếu cuối cùng, như Sách Khải Huyền tiên báo về Giáo Hội cánh chung xuất hiện như “một Giêrusalem, thành thánh, xuống từ nơi Thiên Chúa, diễm lệ như cô dâu sửa soạn nghênh đón phu quân của mình” (Rev 21:2), thì Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965) chính là Công Đồng về Giáo Hội, Công Đồng chủ trương canh tân Giáo Hội để Giáo Hội trở thành “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), mang “Vui Mừng và Hy Vọng” (Gaudium et Spes) cho Thế Giới Tân Tiến, bằng “Lời Chúa” (Dei Verbum) và đời sống hiệp thông Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium).
Trong 16 văn kiện (4 Hiến Chế, 9 Sắc Lệnh và 3 Tuyên Ngôn) của Công Đồng canh tân Giáo Hội này, 4 Hiến Chế có tên được kể đến ngay đoạn trên đây là trụ cột của Công Đồng. Công Đồng Chung này đã được Đức Gioan XXIII (28/10/1958-3/6/1963) khai mở, sau đó được Đức Phaolô VI (21/7/1963-6/8/1978) tiếp nối và áp dụng, để rồi cả Đức Gioan Phaolô II (16/10/1978-2/4/2005) lẫn tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI (19/4/2005) đều minh nhiên chủ trương áp dụng Công Đồng. Căn cứ vào đường hướng của mỗi giáo triều từ Công Đồng này thì:
Giáo triều Đức Phaolô VI là giáo triều của Hiến Chế tín lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân”, với thông điệp đầu tiên của ngài về Giáo Hội mang tên “Giáo Hội của Người” (ban hành ngày Lễ Chúa Biến Hình 6/8/1964), đã tuyên tụng Mẹ Maria là “Mẹ Giáo Hội trong cuộc ban hành Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium ngày 21/11/1964, và đã qua đời vào chính Lễ Chúa Biến Hình (bức thông điệp đầu tiên cũng vào Lễ Biến Hình).
Giáo triều Đức Gioan Phaolô II là giáo triều của Hiến Chế mục vụ về Giáo Hội “Vui Mừng và Hy Vọng” của “Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến”, với lời kêu gọi thế giới ngay khi khai triều (22/10/1978) của mình là “Đừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” (Thông Điệp đầu tiên ngày 4/3/1979), và đã thực hiện 104 cuộc tông du khắp thế giới để đưa con người “vượt qua ngưỡng cửa hy vọng” (tác phẩm về triết lý thời sự xuất bản năm 1994) là Đại Năm Thánh 2000 hầu tiến vào Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáọ
Giáo triều Giáo Hoàng Biển Đức XVI là giáo triều của Hiến Chế Phụng Vụ Thánh và Lời Chúa, vì giáo triều này được bắt đầu ngay giữa Năm Thánh Thể, và vị giáo hoàng 265 này chẳng những đã đặt ưu tiên hàng đầu mối hiệp thông Giáo Hội (trực tiếp liên quan đến Đại Kết Kitô giáo) theo chiều hướng Thánh Thể là Bí Tích Hiệp Thông, mà còn nhận danh hiệu giáo hoàng là Biển Đức, vị Thánh Tổ Phụ của Dòng Khổ Tu Tây Phương là vị thánh chủ trương “tuyệt đối không coi gì hơn Chúa Kitô”.
Giáo triều "trong cuộc bắt bớ cuối cùng của Hội Thánh Rôma sẽ là triều đại của Phêrô người Rôma, vị sẽ chăn nuôi đàn chiên mình giữa những tai biến...", như Giáo Hội Công Giáo (Giáo Lý số 675) đã tự cảm nhận về số phận mình: “Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu (x. Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành của Giáo Hội trên mặt đất (x. Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy ‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi hình thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa bịp về đạo giáo thượng hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm con người tôn vinh mình hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến trong xác thịt (x. 2Thess 2:4-12;1Thess 5:2-3;2Jn 7;1Jn 2:18,22)”.
Nếu Giáo Hội là phản ảnh Chúa Kitô Vượt Qua từ Tử Giá đến Phục Sinh, thì Giáo Hội lữ hành cũng “diễm lệ như cô dâu điểm tô nghênh đón phu quân” vinh hiển ngự đến!
(Nếu cần xem lại toàn bài, xin vào Giáo Hội Dấu Chỉ Thời Đại Cánh Chung)