GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 26/5/2005 |
1) Đức Thánh Cha Đi Kiệu Thánh Thể Lễ Mình Máu Thánh Chúa 26/5/2006
2) Thái Độ của Báo Chí Hiệp Vương Quốc về cuộc bầu ĐTC Biển Đức XVI nói riêng và về Giáo Hội nói chung
3) GIÁO HỘI VỚI ĐỜI SỐNG TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI
Đức Thánh Cha Đi Kiệu Thánh Thể Lễ Mình
Máu Thánh Chúa 26/5/2006
Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ vào một buổi tối ấm áp tại Quảng Trường Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô ngày hôm nay, trước tiền đường của Vương Cung Thánh Đường Giám Mục Roma. Khi màn đêm buông xuống là lúc buổi lễ được kết thúc với cuộc kiệu Thánh Thể đến Đền Thờ Đức Bà Cả, để tiếp tục truyền thống được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô IỊ yêu chuộng.
|
Trong bài giảng thuyết, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã so sánh giữa cuộc Kiệu Thánh Thể ngày Thứ Năm Tuần Thánh, một cuộc kiệu Giáo Hội thực hiện để "tháp tùng Chúa Giêsu vào nơi thanh vắng, hướng đến con đường thập giá", với cuộc kiệu Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô này, một cuộc kiệu “tượng trưng cho việc đáp ứng lệnh truyền của Đấng Phục Sinh" trong việc truyền bá phúc âm hóa. ĐTC nói: "Chúng ta mang Chúa Kitô, Đấng hiện diện trong hình bánh, qua những con đường ở thành phố chúng ta sống".
ĐTC nói tiếp: "Chúng ta giao phó cho lòng lành của Người những con đường này, những căn nhà này, và cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chớ gì những con đường của chúng ta đây là những con đường của Chúa Giêsu! Chớ gì những căn nhà của chúng ta đây là những căn nhà cho Người và với Người! Chớ gì sự hiện diện của Người thấm đậm đời sống hằng ngàỵ của chúng ta. Bằng cử chỉ ấy, chúng ta hãy đặt trước mắt của Người những nỗi khổ đau của thành phần bệnh nhân, tâm trạng cô đơn lẻ loi của tuổi trẻ và người già, những chước cám dỗ và sợ sệt, và cả cuộc đời chúng ta nữa”.
ĐTC nói thêm: "Cuộc kiệu Thánh Thể này là để trở thành một ơn phúc cao cả chung cho thành phố của chúng ta: Chính bản thân Chúa Kitô là ơn phúc Thiên Chúa ban cho thế giới vậy”.
Trần Đại (dịch theo Zenit ngày 26/5/2005)
(Xin xem trọn bài giảng của ngài vào Chúa Nhật 29/5)
Thái Độ của Báo Chí Hiệp Vương Quốc về cuộc bầu ĐTC Biển Đức XVI nói riêng và về Giáo Hội nói chung
Ông Peter Jennings, vị thư ký về báo chí cho ĐTGM Vincent Nichols ở Birmingham, đã từng bàn về những biến cố thuộc Giáo Hội Công Giáo trên thế giới từ biến cố phong thánh cho 40 vị tử đạo của Anh Quốc và Wales vào Tháng 109/1970. Ông là tác giả của một số tác phẩm, trong đó có cuốn “Giáo Hoàng ở Hiệp Vương Quốc”, một biên bản chính thức về cuộc tông du của Đức Gioan Phaolô II năm 1982. Hiện nay ông đang soạn thảo một cuốn sách về Giáo Hoàng Biển Đức và Hồng Y John Henry Newman. Sau đây là bài phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit.
Vấn: Báo chí Hiệp Vương Quốc phản ứng ra sao với việc bầu cử Đức Biển Đức XVI?
Đáp: Điều này có thể đoán được như thế nào rồi. Truyền thông Hiệp Vương Quốc hoạt động từ một chiều hướng trần tục cấp tiến và không hiểu các thứ biến cố theo quan điểm đức tin. Bởi thế nó luôn sử dụng từ ngữ “bảo thủ” và “cấp tiến” để nói đến các vị hồng y tuyển bầu trong mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng.
Ở một số cuộc phỏng vấn truyền hình “tại chỗ” tôi đã thực hiện từ Rôma ngay sau Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI được tuyển bầu thì vị tân Giáo Hoàng này luôn được nói đến như là ĐHY Joseph Ratzinger “tổng bảo thủ”.
Tôi nhấn mạnh rằng các vị hồng y, theo sự hướng dẫn của Thánh Thần, đã tuyển chọn Hồng Y Joseph Ratzinger làm vị tân Giáo Hoàng chỉ vào lần bỏ phiếu thứ tư.
Tôi cũng giải thích là ĐHY Ratzinger, với tư cách là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, có một vai trò rất đặc biệt trong Giáo Hội. Thế nhưng, giờ đây, là Giáo Hoàng Biển Đức, ngài gắn bó với và khuyến khích tất cả mọi Kitô hữu và Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau, cũng như dân chúng thuộc các niềm tin khác nhau hay chẳng có tin tưởng gì.
Tôi cảm thấy mệt mỏi vào lúc tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn truyền hình toàn quốc cuối cùng của tôi vào lúc 11 giờ 45 đêm giờ Rôma thế nhưng tôi cảm thấy hân hạnh là đã trình bày Giáo Hội Công giáo một cách tích cực cho chung quần chúng ở Hiệp Vương Quốc.
Vấn:
Nhiều nhận định viên đã moi móc một thứ ý hệ chống Công giáo, chống Rôma nơi
báo chí mãi từ thế kỷ 19. Đâu là lý do cho việc thù hận này?
Đáp: Những thái độ đối với Giáo Hội Công Giáo ở Hiệp Vương Quốc đã thay đổi khá hơn đáng kể trên 3 thập niên qua. Tiếc thay vẫn còn dấu vết của một thứ ý hệ chống Rôma liên kết với tính cách ngờ vực tổng quan của người Hiệp Vương Quốc đối với tất cả những gì là “ngoại quốc”.
Ngoài ra, việc thù hằn hiện này còn xuất phát hơn nữa từ một hoạch trình trần tục tăng phát đang chi phối giới truyền thông Hiệp Vương Quốc.
Vấn:
ĐTGM Anh Giáo ở
Canterbury
đã bày tỏ những lời ca tụng Đức Gioan Phaolô II, và ngài đã đến tham dự lễ đăng
quang của Đức Biển Đức XVI. Phải chăng thời đại kết đã làm giảm bớt thái độ của
thành phần ký giả Hiệp Vương Quốc đối với Giáo Hội Công Giáo?
Đáp: Không hẳn là như vậy! Truyền thông Hiệp Vương Quốc cũng tỏ ra thù địch với cả Giáo Hội Anh Quốc nữa. Thật vậy, đối với một số ký giả, vẫn còn sự tôn kính cái ưu điểm và tính cách gắn bó của Giáo Hội Công Giáo.
Hiện nay Hiệp Thông Anh Giáo trên khắp thế giới đang bị truyền thông tấn công kịch liệt về việc truyền chức cho những người đồng tính làm giám mục, về việc chúc phúc cho những cuộc hôn nhân đồng phái tính, và việc tấn phong nữ giới làm giám mục.
ĐTGM Canterbury là Tiến Sĩ Rowan Williams đang làm mọi sự có thể để ngăn ngừa Hiệp Thông Anh Giáo khỏi xẩy ra ly giáo. Ngài cần chúng ta cầu nguyện và khích lệ vào thời điểm hệ trọng này.
Vấn:
Phản ứng nào báo chí đã tỏ ra đối với những biến cố mới đây ở Rôma cho chúng
ta thấy về xã hội Hiệp Vương Quốc nói chung?
Đáp: Xin đừng phán đoán xã hội Hiệp Vương Quốc qua báo chí Hiệp Vương Quốc! Báo chí nó có chương trình hoạt động riêng của nó.
Đã có rất nhiều chú trọng rộng lớn và tích cực nơi xã hội Hiệp Vương Quốc ở mọi tầng lớp về cái chết và Lễ an táng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và về mật nghị hồng y bầu tân giáo hoàng, việc tuyển chọn và Lễ đăng quang của Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Thành phần dân chúng, không bao giờ vào một Nhà Thờ Công Giáo, đã tham dự lễ mồ cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cử hành trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Chad, tọa lạc ở ngay trung tâm Birmingham, vào ngày Lễ an táng ở Rôma.
Một người đàn bà đã nói với tôi rằng: “Tôi đã nghe ông nói về Lễ đặc biệt ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Chad trên đài phát thanh địa phương hôm trước đây. Tôi chưa bao giờ vào một Nhà Thờ Công Giáo trước đây, nhưng tôi đã rất cảm kích khi thấy truyền hình phát chiếu về Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ Rôma mà tôi muốn tham dự một điều gì đó cho ngài”.
Vấn:
Báo chí có thử thách các tôn giáo khác giống như thế hay chăng? Tại sao lại
không chứ?
Đáp: Thái độ của báo chí Hiệp Vương Quốc đối với Kitô giáo nói chung là tỏ ra thù nghịch.
Thái độ của họ với Do Thái giáo và Hồi giáo lại hoàn toàn khác hẳn, bởi việc có thể phê phán xẩy ra theo lòng thù địch và việc tường trình tiêu cực về những niềm tin này.
Vấn:
Ông có lời khuyên ra sao với các viên chức của Giáo Hội đang phải hoạt động ở
một môi trường khó khăn?
Đáp: Vấn đề quan trọng là những vị đại diện của Giáo Hội Công Giáo cố gắng xây dựng các mối liên hệ riêng tư với các nhân vật truyền thông chính ở tầm cấp địa phương, vùng miền và quốc gia, trong khi đó bao giờ cũng phải nhìn nhận rằng vẫn đang xẩy ra những giá trị và chương trình hoạt động khác nhau.
Trong mấy năm mới đây, thành phần phát ngôn viên chuyên nghiệp đã được Giáo Hội Công giáo thuê mướn và hoạt động của họ với truyền thông Hiệp Vương Quốc thật là quan trọng trong cơn khủng hoảng.
Có những lúc Giáo Hội Công Giáo và truyền thông cùng nhau hoạt động một cách tốt đẹp và có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc truyền bá phúc âm hóa. Đây là điều luôn ở trong tâm trí của tôi khi tôi trích dẫn hay thực hiện một cuộc phỏng vấn truyền thông.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 23/5/2005
GIÁO HỘI VỚI ĐỜI SỐNG TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI
Cuộc sống hiện tại đã đưa đẩy con người đến những vấn nạn liên quan đến đời sống tâm lý, ảnh hưởng đời sống tâm linh đạo đức. Sự hòa nhập và quan tâm đến đời sống tâm lý con người của Giáo Hội đã cho thấy Giáo Hội thật sự gần gũi và chia sẻ với con người. Điển hình là Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 18 với chủ đề về Hội Chứng Trầm Cảm, một trong những hội chứng hiện đang ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống của con người thời đại.
Giáo Hội qua Hội Đồng Tòa Thánh Về Chăm Sóc Sức Khỏe đã bảo trợ Hội Nghị Thế Giới về Hội Chứng Trầm Cảm trong 3 ngày từ 13-15 tháng 11 năm 2003 tại Vatican. Thành viên tham dự gồm các bác sĩ tâm thần, các bác sĩ tâm lý, các giáo sư và phân tâm học nổi tiếng khắp thế giới, trong đó có ông Benedetto Saraceno, Giám Đốc phân bộ tâm thần của cơ quan sức khỏe thế giới (WHO – Worlk Health Organization) cùng tham dự.
Trong ba ngày thảo luận, Hội Nghị sẽ bàn đến những đề tài liên quan đến hội chứng trầm cảm như tâm trạng buồn chán, tình trạng khủng hoảng đạo đức, nguyên nhân đưa đến tự tử. Ngoài ra, hội nghị còn đi sâu vào những định nghĩa và lịch sử của tâm bệnh liên quan đến hội chứng trầm cảm. Và sau cùng là những đối chiếu khách quan cũng như chủ quan của tình trạng căng thẳng buồn chán theo quan điểm một số tôn giáo lớn như Do thái, Hồi Giáo, Aán Giáo, và Phật Giáo, cũng như những ứng dụng y khoa và các phương pháp trị liệu.
Lịch sử của Kitô Giáo, qua Thánh Kinh cũng đã đề cập nhiều đến hội chứng tâm lý này khi nói đến những từ liên quan như buồn chán, thiếu phấn khởi, giảm cân, mất ăn, mất ngủ, và có ý nghĩ chán đời, muốn tự tử….. Và cũng qua thánh kinh, ta tìm thấy một phương pháp trị liệu rất quí hóa là niềm xác tín và tin vào tình thương của Thiên Chúa. Chính do niềm tin và nhất là tin rằng mình được Thiên Chúa yêu thương, săn sóc, sẽ đưa con người đến những ý nghĩ lạc quan, tin tưởng và tự tin hơn vào giá trị cuộc sống, vào hành động và cái nhìn xuyên thấu đến ý nghĩa của đời đời. Thánh Kinh đã cho thấy điều này, vì Thiên Chúa không hề quên lãng ai, và bỏ rơi ai. Con người và từng người chính là tâm đeỉm của tình yêu thương Thiên Chúa.
Theo linh mục Tony Anatrella, một nhà phân tâm học, và là một bác sĩ tâm thần tại Paris, thì tâm trạng buồn chán, hội chứng trầm cảm hiện nay của con người chỉ nói lên một điều là sự trống vắng, thất vọng và bất mãn về chính mình, vì sự mặc cảm nơi những bất toàn của mình. Và do đó, thì theo Ngài, thì con người ngày nay cần phải học hỏi để yêu mạng sống mình, cần phải yêu mến cuộc sống mình để qua đó, hoàn thiện hóa nơi bản thân và cuộc đời mình ý nghĩa hiện hữu của mình.
Sự quan tâm của Giáo Hội về những vấn đề liên quan đến đời sống tâm lý đã nói lên điều này là con người không những chỉ có cuộc sống vật chất, mà còn có cuộc sống tâm lý và tâm linh nữa. Tất cả đều cần phải được vun trồng, và phát triển một cách đồng đều với nhau và nâng đỡ nhau. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ngày 14 tháng 11, đề cập đến đại hội, Ngài đã nói: “Thật là cần thiết để khám phá ra những con đường mới để mọi người có thể có khá năng thăng hoa con người của họ, phát triển đời sống tâm linh mình là điều căn bản của sự hiện hũu trưởng thành”.
Trần Mỹ Duyệt