GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 11/6/2005,

NGÀY THÁNH MẪU

 

1) ĐTC Biển Đức XVI: Đời Sống Hôn Nhân Gia Đình theo Nhân Loại Học Kitô Giáo

2) Kitô Hữu không được công khai hay lén lút hành đạo Ở Saudi Arabia

3) Nhà Cửa của Kitô Hữu ở Orissa Ấn Độ được lệnh Phá Hủy để làm đẹp thành phố

 

 

   

ĐTC Biển Đức XVI: Đời Sống Hôn Nhân Gia Đình theo Nhân Loại Học Kitô Giáo

 

Tối Thứ Hai 6/6/2005, tại Đền Thờ Gioan Latêranô, ĐTC đã khai mạc cho hội nghị được Giáo Phận Rôma tổ chức về đề tài: “Gia Đình và Cộng Đồng Kitô Hữu: Việc Huấn Luyện Con Người và Việc Truyền Đạt Đức Tin”. Ngài đã chia sẻ về “ý nghĩa đời sống hôn nhân gia đình theo dự án của Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng và là Đấng Cứu Tinh”. Sau đây là một số ý tưởng chính yếu tiêu biểu trong bài nói của ngài.

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Tôi rất hân hoan chấp nhận lời mời đến để khai mạc hội nghị giáo phận này bằng bài suy niệm, trước hết, là vì nó cho tôi cơ hội để gặp gỡ anh chị em, để được trực tiếp giao tiếp với anh chị em, cũng như bởi vì nó cho tôi có thể giúp anh chị em suy nghĩ hơn nữa về ý nghĩa và mục tiêu của chương trình mục vụ đang được Giáo Hội Rôma thực hiện… (ba đoạn tiếp theo ĐTC dùng để chào hỏi và nói về việc Giáo Hội Rôma với các chương trình mục vụ của giáo phận này).


Hai năm nay, việc dấn thân truyền giáo của Giáo Hội Rôma đã tập trung hơn hết vào gia đình, chẳng những bởi vì thực tại nồng cốt của nhân loại này ngày nay đang bị vô vàn những khó khăn và đe dọa, nên đặc biệt cần phải được cụ thể truyền bá phúc âm hóa và đỡ nâng, mà còn vì các gia đình Kitô giáo là những gì tạo nên một nguồn mạch quan trọng cho việc giáo dục đức tin, việc xây dựng Giáo Hội như mối hiệp thông cùng với khả năng hiện diện truyền giáo của Giáo Hội trong hầu hết những hoàn cảnh khác nhau nhất của đời sống, và làm dậy lên một cảm quan Kitô giáo nơi văn hóa và các cấu trúc xã hội.  

 

Chúng ta cũng sẽ tiếp tục theo những hướng dẫn ấy trong năm mục vụ tới đây, mà vì vậy mới có đề tài cho hội nghị của chúng ta đây là “Gia Đình và Cộng Đồng Kitô Hữu: Việc Huấn Luyện Con Người và Việc Truyền Đạt Đức Tin”. Giả thiết mà người ta cần phải có để bắt đầu hiểu được sứ vụ của gia đình nơi cộng đồng Kitô hữu cũng như những nỗ lực của nó trong việc đào luyện con người và truyền đạt đức tin, tiếp tục phải mãi mãi là cái ý nghĩa của hôn nhân và gia đình theo ý định của Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và là Đấng Cứu Độ. Đó là những gì chính yếu được tôi chia sẻ chiều hôm nay, căn cứ vào giáo huấn của tông huấn ‘Familiaris Consortio’ (Phần 2, các khoản số 12-16).

 

Nền tảng nhân loại học của gia đình

Hôn nhân và gia đình không phải là những cấu trúc xã hội học thời trang vậy thôi, hoa trái của một tình trạng đặc biệt về lịch sử và kinh tế. Trái lại, vấn đề liên hệ giữa người nam và người nữ được bắt nguồn từ yếu tính sâu xa nhất của con người, và mối liên hệ này chỉ có thể tìm được giải đáp nơi yếu tính căn gốc này mà thôi. Nó không thể nào tách rời khỏi vấn đề luôn cổ lại luôn mới này của con người về chính bản thân mình: Tôi là ai? Và vấn nạn này cũng không thể tách khỏi vấn nạn về Thiên Chúa: Thiên Chúa có hiện hữu nhay chăng? Và Thiên Chúa là Đấng nào? Dung nhan của Ngài ra sao? Câu trả lời cho hai vấn nạn này là những gì đồng nhất và tất yếu, ở chỗ: Con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, và chính Thiên Chúa là tình yêu. Đó là lý do
, ơn gọi yêu thương là những gì làm cho con người thực sự là hình ảnh của Thiên Chúa: Họ trở nên như Thiên Chúa ở mức độ họ trở thành một kẻ biết yêu thương.

 

Từ mối liên kết căn bản này giữa Thiên Chúa và loài người mới phát xuất một mối liên kết khác, đó là mối liên kết bất khả phân ly giữa tinh thần và thể xác. Thật vậy, con người là hồn sống được diễn đạt mình nơi thân xác và thân xác được sống động bởi tinh thần bất tử. Bởi thế, có thể nói rằng thân thể của người nam và người nữ có tính cách thần học, nó không phải chỉ là thân thể, và những gì là thể lý nơi con người không phải chỉ là thể lý mà là một biểu hiện và viên trọn nhân tính của chúng ta. Tính dục của con người không phải là những gì thân cận với con người mà thuộc về con người. Chỉ khi nào tính dục được trọn vẹn nơi con người nó mới đạt được ý nghĩa của việc ban tặng chính mình


Nhờ thế, từ hai mối liên hệ này, mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa, và, nơi con người, mối liên hệ giữa thân xác và tinh thần, xuất phát một mối liên hệ thứ ba, đó là mối liên hệ giữa con người và cơ cấu. Tổng thể con người bao gồm chiều kích thời gian, và tiếng ‘vâng’ của con người vượt ra ngoài giây phút hiện tại, ở chỗ: nơi tổng thể của mình, tiếng ‘vâng’ có nghĩa là ‘mãi mãi’, nó thuộc về lãnh vực thủy chung. Chỉ ở nơi nội tâm của họ niềm tin này mới tăng trưởng là những gì mang lại tương lai và giúp con cái là hoa trái của yêu thương có thể tin tưởng nơi con người cũng như vào tương lai của mình khi gặp khó khăn.


Cái tự do của tiếng ‘vâng’ bởi thể hiện lên như thứ tự do có thể nắm bắt được những gì là tối hậu, ở chỗ:
Điều thể hiện tuyệt vời nhất của tự do do đó không phải là việc theo đuổi tìm kiếm khoái lạc mà lại thiếu  quyết định chân chính. Hình như cái cởi mở thường xuyên này có vẻ là hiện thực hóa của tự do, thế nhưng không phải thế, trái lại, đó là khả năng chọn lựa một tặng ân tối hậu mà tự do khi hy hiến mình đi lại hoàn toàn được nên trọn vẹn.

 

Nói một cách cụ thể, tiếng ‘vâng’ của bản thân và với nhau giữa con người nam nữ là những gì cởi mở   cho tương lai, cho một thứ nhân tính chân thực nơi mỗi người, đồng thời cũng nhắm đến cả việc trao tặng một sự sống mới nữa. Đó là lý do tiếng ‘vâng’ của bản thân này cần phải trở nên tiếng ‘vâng’ có một trách nhiệm chung, một trách nhiệm chung cần đôi phối ngẫu phải đảm nhận trong phận sự công khai trung thành với nhau, một lòng trung thành cũng bảo đảm cho cả tương lai của cộng đồng nữa. Không ai trong chúng ta hoàn toàn thuộc về bản thân mình. Bởi thế, mỗi người được kêu gọi để lãnh nhận nơi bản thân sâu xa của mình cái trách nhiệm chung này. Là một cơ cấu mà hôn nhân không phải là một thứ can thiệp bất xứng hợp của xã hội hay của các thẩm quyền, một áp đặt  ngoại tại nơi một thực tại riêng tư nhất của đời sống; trái lại, nó là một nhu cầu nội tại của giao ước yêu thương phối ngẫu cũng như của nội tâm con người.

 

Những hình thức ly hôn khác nhau ngày nay, cũng như những cuộc tự do luyến ái sống chung với nhau và ‘những cuộc hôn nhân thử’, kể cả cuộc hôn nhân giả tạo giữa thành phần đồng phái tính, đều là những biểu hiện của một thứ tự do hỗn loạn, thứ tự do tiêu biểu sai lầm về một cuộc thực sự giải phóng con người. Thứ ngụy tự do như thế là thứ tự do được phát xuất từ việc làm cho thân thể trở thành thấp hèn, do đó là những gì chắc chắn cũng làm cho con người trở thành vô nghĩa nữa.

 

Thứ ngụy tự do ấy cho rằng con người có thể làm nên bản thân mình những gì họ thích: Bởi thế, thân thể của họ trở thành một cái gì đó thứ yếu, một cái gì đó có thể được mạo dụng theo quan điểm con người, một cái gì đó có thể được sử dụng tùy ý con người. Chủ nghĩa duy tự do, một thứ chủ nghĩa có vẻ như là những gì khám phá về thân thể cùng với những giá trị của nó, thực ra là một thứ nhị nguyên thuyết làm cho thân thể bị coi thường, có thể nói là loại nó ra khỏi cái hữu thể đích thực và phẩm vị con người.

 

(còn tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit 9-10/6/2005

 

TOP

 

Kitô Hữu không được công khai hay lén lút hành đạo Ở Saudi Arabia

 

Hôm 28/5/2005, có 8 Kitô hữu bị bắt ở Riyadh nước Saudi Arabia vì niềm tin của mình. Họ hàng và bạn hữu của họ đã kêu gọi chính quyền thả những nạn nhân này ra. Lời kêu gọi này đã được gửi đến cơ quan Tín Vụ Á Châu là Viện Giáo Hoàng Đặc Trách Truyền Giáo Hải Ngoại. Trong số bị thành phần cảnh sát tôn giáo gọi là muttawa bắt có ông John Thomas, 37 tuổi, người bản xứ Kerala Ấn Độ và người đồng hương Vijay Kumar, 45 tuổi, ở Tamil Nadu.

 

Ông Thomas bị tố cáo là “dụ giáo”, nhưng họ hàng của ông cho biết là trong 8 năm qua tất cả những gì ông làm đó là tổ chức những buổi qui tụ nguyện cầu tại chung cư của ông với anh chị em Kitô hữu Ấn độ đồng đạo mà thôi. Đây là lần đầu tiên ông trở thành mục tiêu bắt bớ và “đã bị hành hạ dã man”. Cơ quan Tín Vụ Á Châu cho biết như thế.

 

Cũng theo cùng nguồn tin thì cùng với thành phần cảnh sát thông thường, nhóm cảnh sát tôn giáo đã đến đón ông Thomas từ chỗ làm việc và chở ông về nhà của ông, nơi ông bị đánh đập trước mặt đứa con trai 5 tuổi và một người giữ trẻ, người cũng bị đánh đập nữa.

 

Sauk hi các thứ đồ đạo như Sách Thánh Kinh bị tịch thu, ông đã bị tống ngục. Khi vợ của ông, đang có thai được 5 tháng về nhà, chị thấy nhà cửa bị phá hoại. Cùng với họ hàng của mình, chị đã thực hiện việc kêu gọi thả chồng chị ra và quyền cho gia đình chị được trở về Ấn Độ.

 

Cùng ngày ông Thomas bị bắt, còn có 7 Kitô hữu khác cũng bị bắt giữ và tống ngục. Một người trong họ đã sử dụng điện thoại di động để gọi cho một người bạn kể cho biết họ bị hành hạ ra sao.

 

Cuộc bách hại Kitô giáo ở Riyadh xẩy ra sau một vụ bắt nhốt khác vào tháng 3/2005 vừa rồi, đó là vụ bắt ông Samkutty Varghese, một Kitô hữu tin lành cũng ở Ấn Độ. Thành phần cảnh sát tôn giáo đã tìm thấy nơi bịch của người này một cuốn Thánh Kinh ấn bản Hindi cùng với một danh sách điện thoại được họ thường sử dụng để thực hiện các cuộc giam bắt khác.

 

Theo cơ quan Quan Tâm Kitô Giáo Quốc Tế ở Washington DC thì vụ bắt bớ ngày 28/5/2005 là vụ lớn nhất vi phạm đến thành phần tôn giáo thiểu số tại xứ sở này trong những thập niên qua. Ở Saudi Arabia chỉ có niềm tin Hồi giáo mới được phép công khai tuyên xưng mà thôi.

 

Hôm Thứ Tư 8/6/2005, có 7 Kitô hữu đã được thả ra, trong đó có 6 người Tin Lành, với điều kiện (được ký kết đàng hoàng) là họ không được thi hành những việc đạo đức của họ tại gia nữa. Người Kitô hữu thứ bảy được thả ra là người bị bắt hôm tháng 3 trên đây, người đã bị tịch thu danh sách điện thoại để nhóm cảnh sát tôn giáo căn cứ vào đó tìm bắt các Kitô hữu đồng đạo khác của người này. Ngoài ra, còn 2 người nữa chưa được thả vì cần phải “điều tra thêm”.

 

Theo cha Bernardo Cervellera, giám đốc cơ quan Tín Vụ Á Châu thì cho đến mấy năm trước đây “Kitô hữu thậm chí không được phép cầu nguyện tư riêng nữa”. Hiện nay, như vị linh mục này cho biết, vì áp lực quốc tế, vương gia Saudi đã cho phép thành phần không phải Hồi giáo được thự chành tôn giáo của mình riêng tư tại gia. Thế nhưng, cha nói: “Tiếc thay, cảnh sát và một phần khá đông của xã hội Saudi vẫn không chấp nhận việc giải thoát hóa này, bởi thế mà Kitô hữu mới bị bắt nhốt”.

 

TOP

 

Nhà Cửa của Kitô Hữu ở Orissa Ấn Độ được lệnh Phá Hủy để làm đẹp thành phố

 

Theo cơ quan Tín Vụ SAR, được mạng điện toán Zenit phổ biến ngày 9/6/2005, thì Giáo Hội ở Ấn Độ đã phản ứng trước lệnh của chính quyền thuộc quận hạt Koraput truyền hủy hoại các nhà cửa của trên 100 “bộ tộc” Kitô Hữu ở tiểu bang Orissa miền đông Ấn Độ.

 

Các nguồn tin địa phương cũng xác nhận là lệnh này đã được khơi động từ RSS (Rashriya Swayamsevak Sangh), Tổ Chức Thiện Nguyện Viên Quốc Gia, một trong những tổ chức Ấn Giáo bảo thủ chủ trương phát động ý hệ Ấn Giáo Dân Tộc.

 

Tổ chức RSS này là một tổ chức có quyền lực ở tiểu bang này, và là một ngành võ trang thuộc Đảng Bharatiya Janata Ấn Giáo, một Đảng đang cầm quyền cai trị Orissa.

 

Đây không phải là lần đầu tiên dân chúng ở Koraput và Jeypore chứng kiến thấy những màn bất dung nhượng và bạo lực gây ra bởi thành phần cực đoan Hồi giáo.

 

Cha Babu Joseph là phát ngôn viên của hội đồng Giám Mục Ấn Độ, qua lời phát biểu với cơ quan Fides của Tòa Thánh Vatican đã cho biết là “chính quyền địa phương thậm chí không cho biết gì về nhà cửa mới khác cho những gia đình bị mất nhà mất cửa nữa. Lệnh này là những gì vi phạm đến quyền tự do và quyền lợi của các gia đình Ấn Độ này. Đạy là một hành động trầm trọng phản lại quyền tự do và các quyền lợi được Hiến Pháp Ấn Độ thừa nhận. Chúng tôi kêu gọi chính quyền hãy bảo đảm và bảo vệ các quyền lợi này và hãy có biện pháp ngăn chặn việc lan tràn chủ nghĩa bảo thủ do nhóm RSS phát động”.

 

Nhóm RSS gần đây mới thiết lập một trại huấn luyện căn bản ở Jeypore, một trại huấn luyện đã khai báo với Bộ Trưởng Tài Chính ở Orissa là Manmohan Samal và Bộ Trưởng Nước Nôi Rabi Nanda, hai vị đại diện hội đồng được tuyển chọn của Jeypore.

 

Ông Shubha Sarma, thu viên quận hạt Koraput, đã ra lệnh phá hủy ngay lập tức 109 ngôi nhà thuộc Kitô hữu. Thành phần Kitô hữu địa phương tin rằng, ông Nanda, với sự ủng hộ của Samal, phải chịu tránh nhiệm về việc hủy hoại này, họ sợ rằng cả hai ông ấy đang có ý định “thanh lọc” tỉnh này.

 

ĐGM Alphonse Bilung ở Rourkela, thuộc một quận hạt khác của Orissa, đã phát biểu với cơ quan Tín Vụ Á Châu rằng: “Đó là một trường hợp rất ư là thê thảm. Những căn nhà ấy là những căn nhà thuộc vùng nội địa, trong một vùng bán lâm, hầu hết cư ngụ là thành phần bộ tộc rất là nghèo khổ”.

 

Vị giám mục này cho biết tiếp, những người ấy “chấp nhận Kitô giáo nên đã làm cho thành phần bảo thủ yức giận vì trẻ em thuộc các bộ tộc này, như những trẻ em thuộc tất cả mọi niềm tin khác và các tầng lớp dân chúng khác, được giáo dục nhờ đó chúng không thể bị khai thác cho đến độ” họ đã bị trước đó.

 

“Thành phần bảo thủ tiếp tục thực hiện những mưu đồ để đe dọa tâm trí những con người nghèo khổ ấy, bằng cách đe dọa về tâm lý cũng như về kinh tế”.

 

Những người đại diện cho cộng đồng Kitô hữu địa phương đã yêu cầu ông Bộ Trưởng Xếp của Orissa là Naveen Patnaik hãy ngăn chặn “việc trục xuất coi thường những người nghèo này vào ngay trước mùa mưa ấy”. Vị giám mục cho thấy rằng những người dân này có rất ít của cải:

 

“Họ hiếm có được một tủ trà và một ít đồ dùng nhà bếp vất vả lắm mới mua nổi. Khi nhà cửa của họ bị phá hủy, họ sẽ mất đi những gì họ có và họ sẽ không thể nào có được một chỗ trú ẩn sơ sài trú mưa tới đây nữa”.

 

Theo tường trình của cơ quan Tín Vụ SAR thì hội đồng giám mục Ấn Độ hôm Thứ Sáu 10/6 cho biết, ông Naveen Patnaik, Tổng Bộ Trưởng Tiểu Bang đã can thiệp yêu cầu thu viên quận hạt là Subha Sarma ngưng “tiến trình thu hồi tài sản bất hợp pháp ở Christianpeta tạm thời”.

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ