GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 17/6/2005,

THÁNG THÁNH TÂM

 

1) Fatima là một biến cố và là một sứ điệp hướng về và dẫn đến Lòng Thương Xót Chúa.

2) Vấn Đề Tha Nợ và Giảm Nợ Quốc Tế: với Tòa Thánh Vatican và Thượng Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8

3) Tương Lai của Bản Hiến Pháp Âu Châu sẽ đi về đâu?

 

 

Fatima là một biến cố và là một sứ điệp hướng về và dẫn đến Lòng Thương Xót Chúa.

 

Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima không phải chỉ là Biến Cố Thánh Mẫu và Sứ Điệp Thánh Mẫu, mà là một biến cố và là một sứ điệp hướng về và dẫn đến Lòng Thương Xót Chúa. Đó là lý do 3 Thiếu Nhi Fatima đã được thị kiến thấy hỏa ngục ngày 13/7/1917, và cũng trong cùng lần hiện ra thứ ba này, Đức Mẹ đã kêu gọi các em sau mỗi chụ Kinh Mân Côi hãy đọc: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin gìn giữ chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”.

 

Chưa hết, đúng như lời hứa vào lần hiện ra trên “Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng”, Đức Mẹ đã thực sự hiện ra với chị Lucia vào ngày 13/6/1929, tại tu viện dòng Đôrôthêô của chị ở thành Tuy nước Tây Ban Nha khi chị chầu Thánh Thể ban đêm, và cho chị thấy một thị kiến được chị kể lại như sau:

 

·         Bỗng nhiên, cả nhà nguyện bừng sáng, không còn lờ mờ với ngọn đèn chầu nhà tạm nữa. Một thánh giá bằng ánh sáng hiện ra trên bàn thờ cao lên tới trần nhà nguyện. Phần trên của cây thánh giá sáng hơn, có dung nhan cùng với thân mình của một người từ cạnh sườn trở lên; trên ngực của người này có một con chim câu bằng ánh sáng; bị đóng đanh vào thập giá là thân mình của một người khác. Dưới cạnh sườn chút xíu, có một chén thánh và một bánh thánh lớn lơ lửng trên không trung. Những giọt máu từ mặt của Chúa Giêsu Tử Giá và từ cạnh sườn của Người chảy xuống bánh thánh và nhỏ vào chén thánh. Bên phải cây thánh giá là Đức Mẹ với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội ở trong tay Mẹ. Bên trái cây thánh giá có những chữ lớn như thể bằng nước trong như thủy tinh chảy xuống trên bàn thờ làm thành những chữ: ‘Ân Sủng và Tình Thương’".

 

Như Mẹ Maria hiện ra ở Fatima là để đem loài người về với Lòng Thương Xót Chúa, qua lời Mẹ kêu gọi vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, ngay trước khi biến đi để chấm dứt Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917, đó là: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, và như gương 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi đã sống ơn gọi của mình, bằng cả một đời hy sinh cho các tội nhân và đền tạ Chúa, Thiếu Nhi Fatima TGP/LA cũng cố gắng để làm tông đồ cho Lòng Thương Xót Chúa, bằng việc cử hành Đường Thánh Giá trong Ngày Thánh Mẫu tại Missouri (4-7/8/2005), vào chiều Thứ Sáu 5/8/2005, như đã thực hiện trong năm 2003, một biến cố đã được cả giáo dân lẫn nhà dòng tổ chức Ngày Thánh Mẫu hoan hô và mong TNF tiếp tục công việc chẳng những mang lại lợi ích thiêng liêng cho người tham dự mà còn tăng thêm ý nghĩa cho Ngày Thánh Mẫu nữa. Xin trân trọng kính mời đón xem và cùng cử hành Lòng Thương Xót Chúa qua việc Đi Đàng Thánh Giá.

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

TOP

 

Vấn Đề Tha Nợ và Giảm Nợ Quốc Tế: với Tòa Thánh Vatican và Thượng Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8

 

Hôm Thứ Ba 14/6/2005, Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã phổ biến một văn thư sau đây để hoan nghênh thông báo của Hội Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8 trong việc hủy bỏ 40 tỉ nợ của 18 quốc gia đang phát triển và dự định sẽ thực hiện việc tha nợ này cho thêm 20 quốc gia khác nữa.

 

“Giáo Hội, qua nhiều năm, đã kêu gọi các quốc gia tân tiến giảm hay hoàn toàn tha nợ cho các quốc gia đang phát triển. Trong nhiều sứ điệp của mình cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, ĐGH GPII đã nói về gánh nặng của các món nợ đè nén niềm hy vọng phát triển được những quốc gia đang phát triển tìm kiếm một cách tuyệt vọng… Sau cùng, Hội Nghị Đệ Nhất Bát Cường G8 đã ngả theo chiều hướng ấy… Hội Đồng này có lời khen ngợi Thủ Tướng Hiệp Vương Quốc Tony Blair về việc ông gợi ý vào ngày sửa soạn cho cuộc Thượng Nghị G8 tới đây, cũng như tất cả mọi vị lãnh đạo thuộc những chính phủ khác đã tỏ ra đồng ý như vậy”.

 

“Hội Đồng này kêu gọi số tiền giờ đây không phải trả nợ sẽ được sử dụng vào việc thực hiện những cơ hội phát triển thực sự và khả thủ cho nhân dân của các quốc gia ấy. Điều này có thể được hoàn thành bằng việc cung ứng những sản vật cần thiết công cộng, như nước sạch, điều kiện vệ sinh an toàn, vấn đề chăm sóc sức khỏe căn bản cũng như những cơ hội học hành…. Các chính phủ thuộc tất cả mọi quốc gia cần phải tiếp tục trách nhiệm hoạt động để thực hiện những hứa hẹn đã được quyết định trên 30 năm qua. Đó là việc quyết tâm cung cấp .7% Tổng Sản Lượng của các quốc gia tân tiến để Chính Thức Trợ Giúp Phát Triển (ODA: Official Development Assistance) cho các quốc gia đang phát triển. Tuy đã hứa hẹn song mới chỉ có một tỉ lệ nhỏ tiền bạc được đáp ứng mà thôi.

 

“Hội Đồng Tòa Thánh đây hy vọng rằng quyết định tha 40 tỉ nợ đầu tiên này mới chỉ là bước đầu tiên được tất cả các quốc gia tân tiến thực hiện theo tinh thần đoàn kết thực sự với nhau”.

 

Hôm Chúa Nhật 12/6/2005, tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh Vatican là L’Osservatore Romano cũng đã có lời khen ngợi quyết định này của Thượng Nghị G8 họp ở Luân Đôn, một thượng nghị đã nhắc lại rằng ĐGH GPII đã nêu lên “đoạn đường” này cho “cộng đồng quốc tế” tiến bước “như là một mục tiêu của nền văn minh”.

 

Vị Trưởng Ngân Khố Hiệp Vương Quốc là Gordon Brown đã tuyên bố hôm Thứ Bảy 11/6/2005 là Thượng Nghị G8 đã đồng ý hủy nợ cho các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay hoàn toàn ở Phi Châu (và hầu hết thuộc vùng hạ mạc Sahara, một vùng có tổng số nợ quốc tế 68 tỉ) là Benin, Bolivia, Burkina Faso, Ethiopia, Ghana, Guyana, Honduras, Madagascar, Mali, Mauritania, Mazambique, Nicaragua, Niger, Rwanda, Senegal, Tanzania, Uganda và Zambia. Số nợ 40 tỉ mà 18 quốc gia nghèo nhất thế giới này là những gì họ cần phải trả cho Ngân Hàng Thế Giới, Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Phát Triển Phi Châu.

 

Tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh nhận định: “việc hủy bỏ nợ nần ngoại quốc của các quốc gia đang phát triển không còn là một ảo vọng nữa”.

 

Vị Tổng Trưởng Ngân Khố Hiệp Vương Quốc trên đây đã công bố việc hủy nợ quốc tế này sau hai ngày họp của các viên chức về tài chính và ngân quĩ của Đệ Nhất Bát Cường G8, một cuộc họp trước để sửa soạn cho cuộc Thượng Nghị G8 vào ngày 6-8/7/2005 ở Gleneagles Tô Cách Lan tới đây của cấp lãnh đạo 8 quốc gia đệ nhất bát cường.

 

Ngoài ra, theo mạng điện toán toàn cầu CNN ngày 12/6/2005, thì vị tân chủ tịch của ngân hàng phát triển của 184 quốc gia là Paul Wolfowitz hôm Chúa Nhật 12/6, cũng đã thôi thúc G8 tha nợ cho cả nước Nigeria nữa, một quốc gia nợ nhiều nhất ở Phi Châu.

 

Các vị bộ trưởng G8 trong cuộc họp 2 ngày vừa rồi cũng cho biết là 20 quốc gia nữa cũng có thể được giảm nợ nếu họ đạt được những tiêu chuẩn về việc quản trị tốt và tiêu diệt băng hoại. Tổng số tiền vừa tha nợ (cho 18 quốc gia trên đây) vừa giảm nợ (cho 20 quốc gia tới đây) sẽ lên đến 55 tỉ Mỹ kim. Nigeria là một quốc gia đông dân nhất Phi Châu và là quốc gia nặng nợ nhất (35 tỉ) ở châu lục này không hợp lệ về tiêu chuẩn lợi tức thấp đối với G8 để được giảm nợ, vì nước này là nước xuất cảng dầu hỏa đứng hàng thứ 7 trên thế giới.

 

ĐTGM Desmond Tutu ở Nam Phi cũng hôm Chúa Nhật nói rằng việc đồng ý tha nợ này là “một khởi đầu sáng lạn” nhưng vẫn xin G8 nới rộng vấn đề giảm nợ cho khoảng 62 quốc gia đang nặng nợ khác. Vị này đang du hành ở Hiệp Vương Quốc cũng kêu gọi các viên chức hãy kiểm soát việc sử dụng số tiền được tha nợ trong việc làm ích cho dân chúng:

 

“Tổ Chức Tân Hiệp Tác Phát Triển Phi Châu NEPAD (New Partnership For Africa's Development) và Khối Liên Hiệp Phi Châu (African Union) rất cần phải hết sức để ý tới vấn đề áp dụng đường lối kiểm điểm của mình để bảo đảm là tiền bạc không phải trả nợ ấy thực sự đến được với thành phần cần đến nó nhất”.

 

Thượng Nghị Đệ Nhất Bát Cường là cuộc họp hằng năm giữa các vị lãnh đạo thuộc 8 quốc gia kỹ nghệ chính là Hiệp Chủng Quốc, Hiệp Vương Quốc, Gia Nã Đại, Nhật, Pháp, Đức, Nga, Ý.

 

Vai trò chủ tịch (kiêm việc đứng ra tổ chức và soạn thảo chương trình) của thượng hội này được luân chuyển theo phiên cho các quốc gia hội viên hằng năm. 

 

Thượng Nghị G8 này được bắt đầu như là một diễn đàn về kinh tế mà thôi, thế nhưng sau đó nó cũng giải quyết cả những vấn đề về chính trị, xã hội (vấn đề nghèo khổ, môi sinh và nợ nần) và an ninh (như vấn đề năng lực và chống nạn khủng bố) nữa. Khối Hiệp Nhất Aâu Châu bao giờ cũng tham dự với các phần tử của G8, trong khi các vị lãnh đạo khác được mời tham dự thay đổi từng năm.

 

Ý tưởng đầu tiên tiến đến cuộc họp thượng đỉnh này là để các vị lãnh đạo thế giới bàn đến những vấn đề trong một khung cảnh thân tình. Những cuộc họp ban đầu vào thập niên 1970 này như là một “Nhóm Tự Do” được thành lập bởi Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ bấy giờ là George Shultz, cho đến năm 1975 bắt đầu thường xuyên hằng năm.

 

Sau đây là những năm chính trong lịch sử của cuộc thượng nghị đệ nhất bát cường G8 này: 1975: cuộc họp ở Rambouillet, Pháp mới có 6 trong 8 (bấy giờ chưa có Nga và Gia Nã Đại); 1976: Gia Nã Đại tham gia thành 7; 1977: Cộng Đồng Aâu Châu gửi đại diện tới tham dự lần đầu tiên; 1994: Nga tham dự lần đầu tiên; 1997: Nga bắt đầu trở thành hội viên; 2001 họp ở Genoa Ý quốc đã xẩy ra những đám biểu tình chống đối làm cho 1 người chết. Trong những năm gần đây có những nhóm chống vấn đề toàn cầu hóa vẫn nhắm vào cuộc thượng nghị này và gây nhiều rắc rối.

 

Năm 2002 Thượng Nghị G8 diễn ra vào ngày 26-27/6 tại làng Kananaskis ở Alberta Canada, bàn đến những vấn đề như việc củng cố việc phát triển kinh tế toàn cầu và việc phát triển khả thủ, việc chống nạn khủng bố, và việc xây dựng một hiệp tác mới cho vấn đề phát triển Phi Châu.

 

Năm 2003 Thượng Nghị G8 diễn ra vào ngày 1-3/6 tại tỉnh Evian Pháp quốc, một năm bàn đến vấn đề phát động việc giáo dục căn bản trên thế giới, chống lại việc lan tràn hội chứng và khuẩn liệt kháng cũng như các chứng bệnh lây nhiễm khác, và vấn đề giảm nợ quốc tế.

 

Năm 2004 Thượng Nghị G8 được tổ chức tại Hoa Kỳ (lần thứ 5) vào ngày 8-10/6 tại Sea Island duyên hải tiểu bang Georgia, do Tổng Thống Bush điều hành. Thượng Nghị lần này cũng bị xuống đường chống đối ở Brunswick và Savannah tiểu bang Georgia, nhưng không thể tới được Sea Island là địa điểm hộp họp. Các vấn đề được bàn đến trong thượng nghị 2004 này là tình hình kinh tế thế giới, vấn đề cải tiến Trung Đông, vấn đề phát triển Phi Châu, tình hình an ninh thế giới và vấn đề Iraq liên quan đến việc chuyển nhượng quyền bình và giảm nợ cho Iraq.

 

 

 

TOP

 

 

Tương Lai của Bản Hiến Pháp Âu Châu sẽ đi về đâu?

 

Phải chăng việc Pháp quốc và Hòa Lan, qua cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi, bác bỏ bản hiến pháp Âu Châu là những gì họ tỏ ra phủ nhận Âu Châu hay những chính sách được khối này theo đuổi thực hiện? Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị phó chủ tịch Quốc Hội Âu Châu là Mario Mauro đã phân tích vấn đề như sau:

 

Vấn:     Sau Pháp, việc bỏ phiếu của dân chúng ở Hòa Lan cũng bác bỏ Bản Hiệp Định Hiến Pháp Âu Châu. Theo ý của ông thì đâu là những lý do gây ra việc phản đối này?

 

Đáp:    Cuộc chiến thắng của tiếng “không” ở Pháp cho thấy người ta không thể nào chấp nhận một cách không không một Bản Hiến Pháp chẳng có gì cả, một bản hiến pháp chắn chắn sẽ được ủng hộ nhiều hơn nếu mang những ý nghĩa dấn thân hơn và chính trị sâu xa hơn.

 

Thật vậy, Pháp và Hòa Lan đã phủ nhận một Bản Hiệp Ước Hiến Pháp trống rỗng không có một lý tưởng nào, không có một dự án chính trị nào và không có một hoạch định nào cho tương lai hết.

 

Chính tiếng “không” chống lại việc biến Âu Châu, như được Robert Schuman, Alcide De Gasperi và Konrad Adenauer dự định, thành một bộ phận quan lại là những gì không quang minh chính đại và chỉ phục vụ cho thành phần vận động mà thôi.

 

Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu của nhân dân Pháp quốc không được coi là một thứ chiến thắng. Nơi cuộc bỏ phiếu này chất chứa một dấu hiệu cần phải được những ai muốn thiện ích cho Âu Châu chú trọng.

 

Những ai bỏ phiếu chống thực sự muốn có một bản Hiến Pháp, ở nhiều khía cạnh, còn tệ hơn cả bản đã được ký ở Rôma vào Tháng 11 năm 2004 nữa.

 

Những người công dân Pháp và Đức, lo âu về nạn thất nghiệp, đã bày tỏ sự bất đồng của mình với Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã không thể kéo Âu Châu ra khỏi tình trạng bế tắc và suy thoái về kinh tế.

 

Về khía cạnh này, tôi coi đó là những gì hợp lý khi cho tiếng “không” này như là một phản ứng trước vấn đề cắt giảm an sinh được những người Lục Xâm Bảo yêu cầu. Thế nhưng, còn bao lâu nữa tình trạng an sinh này sẽ kéo dài ở Âu Châu bị suy sụp bởi một hệ thống kinh tế như thế?

 

Những cuộc trưng cầu dân ý ở Pháp và Hòa Lan đã phủ nhận một Âu Châu không thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị quốc tế. Việc phủ nhận nguyên tắc chiến tranh thực sự là những bằng cớ cho thấy rằng Âu Châu không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng ở vùng Balkans, mà vì thế nó chỉ tác dụng một chút xíu trong các cuộc khủng hoảng quốc tế khác thôi. Pháp và Hòa Lan muốn một Âu Châu, ngoài trào lưu chống chủ nghĩa Mỹ quốc đang lan rộng, thực sự có khả năng can thiệp vào các vụ khủng hoảng quốc tế đến cỡ nào đây?

 

Vấn:     Việc bác bỏ Bản Hiệp Ước Hiến Pháp này trùng hợp đến cỡ nào với những lời chỉ trích của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI , vì chủ nghĩa tương đối về luân lý và tôn giáo theo đuổi những cái không tưởng phi Thiên Chúa và phạm đến gia đình hay chăng?

 

Đáp:    Trở lại với vấn đề trước, tôi nghĩ rằng không biết là có phải Pháp và Hòa Lan muốn bày tỏ qua việc bỏ phiếu của họ là họ bất đồng với việc không nhìn nhận những căn tính của Kitô giáo nơi Bản Hiến Pháp Âu Châu. Rất tiếc câu trả lời của tôi là không.

 

Tuy nhiên, đối với các cơ cấu của cộng đồng này cũng như với thành phần chủ thể về chính trị Âu Châu thì nhiệm vụ bắt buộc lại là những gì cần phải đáp ứng vấn đề “Âu Châu tin tưởng những gì?” theo chiều hướng kiến thức về các căn gốc của chúng ta.

 

Nếu Âu Châu không muốn chỉ là một thứ liên minh về kinh tế, mà là một khối hiệp nhất thực sự các dân tộc và các quốc gia thì trước hết nó phải nhìn nhận các căn gốc của nó. Âu Châu không phải là một châu lục hoàn toàn được đóng khung theo ý nghĩa về địa dư mà còn cả ý niệm về văn hóa và lịch sử nữa.

 

Một Bản Hiến Chương Hiến Pháp có thể phục hồi và bảo đảm được trọn vẹn giá trị của mình đối với tất cả mọi người trong chân trời tập trung và hiệp nhất về công ích không thể nào gạt bỏ đi căn tính về văn hóa Âu Châu.

 

Tiếng “không” của Pháp và Hòa Lan phải là những gì mở màn cho một cuộc chiến mới đối với vấn đề tôn trọng tự do tôn giáo đang bị Âu Châu càng ngày càng lãng quên. Con người cần phải ý thức được ý nghĩa tối hậu của các sự vật. 

 

Đó là một cuộc chiến đấu cho tự do, một cuộc chiến đấu của thời đại chúng ta trong việc làm cho xã hội của chúng ta trở thành một xã hội tự do liên quan tới những thứ mô thức bảo thủ và tương đối chúng ta đang có nguy cơ gặp phải.

 

Đó là điều kiện cần thiết để không bị dừng lại trước những giới hạn của thành quả đã đạt tới cho tới nay, cũng như, theo những lời được Barroso diễn tả, “để biến thời điểm khó khăn này thành cơ hội mới” cho việc xây dựng một tân Âu Châu.


Vấn:     Dường như càng ngày càng cho thấy rằng có một thứ phân rẽ nào đó giữa vai trò của các lực lượng chính trị, những cơ cấu của người Lục Xâm Bảo và với dân chúng. Ở Pháp và Hòa Lan, dân chúng bỏ phiếu có một tỉ lệ cao hơn vào những cuộc tham vấn về chính trị, và đa số đã bỏ phiếu chống lại Bản Hiệp Ước Hiến Pháp Âu Châu. Có lẽ đây là lúc để bàn lại ý tưởng về Âu Châu đã được đề ra cho tới nay?

 

Đáp:    Việc xây dựng Âu Châu cần phải thắng vượt hai lầm lỗi đang được tỏ hiện ra như là những gì rất nguy hiểm hôm nay đây: đó là quyền làm chủ quốc gia và chế độ quan lại.

 

Những gì đang gặp nguy hiểm đều là những gì đặc biệt quan trọng, và tất cả mọi người công dân Âu Châu đều được kêu gọi ý thức như thế, nhờ đó họ có thể trở thành những vai chính trong việc xây dựng Âu Châu, một Âu Châu trong những năm vừa qua cứ luôn lơ lửng ở trên đầu của họ.

 

Hôm nay đây lại càng sáng tỏ là từ thập niên 1970, với việc diễn tiến được gọi bằng những từ ngữ của thành phần phóng viên báo chí Âu Châu là “eurocracies”, tức là Âu Châu của Người Lục Xâm Bảo, đang xẩy ra tình trạng tách biệt khỏi cái nguyên tắc về vấn đề có thể hiệp nhất trong những gì là thiết yếu.

 

Tư tưởng cao cả của thành phần cha ông thành lập Âu Châu là tư tưởng về một thứ Âu Châu liên quan đến rất ít điều.

 

Đối với Adenauer thì chính Âu Châu, một lần nữa lại tranh luận về vai trò của một tổ chức chư quốc và siêu quốc, một tổ chức, chẳng hạn như Đế Quốc Rôma Thánh, đã chủ trương một Âu Châu như là cơ cấu chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao, bênh vực, và vì thế mới hợp tình nêu lên quan điểm của mình với thế giới về các vấn đề quốc tế, về các vấn đề hòa bình, những vấn đề nhờ đó mới có thịnh vượng, tiền tài và thuế má. Ngày nay, về vấn đề này chúng ta mới chỉ ở mức độ lưng chừng.                                                                                                        


Vấn:     Những gì sẽ xẩy ra nếu những cuộc trưng cầu dân ý khác được tổ chức cũng phản lại Bản Hiệp Ước Hiến Pháp Âu Châu này?

 

Đáp:    Tiếng “không” được Pháp và Hòa Lan bày tỏ, thêm vào đó Thủ Tướng Tony Blair quyết định đình chỉ việc trưng cầu dân ý ở Hiệp Vương Quốc, là những gì tạo nên một điều kiện về chính trị đã vốn có, nhờ đó, những phủ quyết sau này đối với Bản Hiệp Định Hiến Pháp ấy cũng sẽ không gia tăng hơn nữa cơ hội sai lầm của việc Bản Hiến Pháp trở thành công hiệu được dự định vào đầu năm 2007.

 

25 vị nguyên thủ quốc gia và chính quyền giờ đây được kêu gọi để đáp ứng đầu tiên đối với vấn đề ấy trong Hội Đồng Âu Châu được dự trù vào ngày 16-17/6/2005.

 

Nếu việc trở thành công hiệu của Bản Hiến Pháp này bị hủy bỏ thì Khối Hiệp Nhất Âu Châu sẽ tiếp tục dựa vào Bản Hiệp Định Maastricht và những điều chỉnh của Các Hiệp Ước Amsterdam và Nice.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo điện thư VIS của Tòa Thánh ngày 13/6/2005

 

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ