GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ SÁU 3/6/2005, LỄ THÁNH TÂM CHÚA |
1) “Dường như thể sự dữ cùng với các chước cám dỗ chế ngự được các ân sủng của Chúa vậy.”
2) Hy vọng bừng lên từ chân trời đại kết
“Dường như thể sự dữ cùng với các chước cám dỗ chế ngự được các ân sủng của Chúa vậy”
Có một em Thiếu Nhi Fatima gửi điện thư (email) đến cho tôi hôm 6/4/2005, sau Lễ Chúa Tình Thương 3 ngày, hỏi về một vấn đề sống đạo liên quan đến Lòng Thương Xót Chúa như sau.
“Cháu biết rằng mỗi lần chúng ta phạm tội, cháu được khuyên, hay buộc phải đi xưng tội ngay sau đó. Thế rồi trong khi xưng tội, cháu hết lòng tiếc xót về tội lỗi của mình và thành tâm cố gắng hết sức để không phạm tội nữa. Nhờ việc xưng tội này, nếu không lầm thì cháu nhận được ân sủng và phúc lành. Rồi nhờ bởi những ân sủng và phúc lành này mà cháu được nâng đỡ để khỏi sa ngã phạm tội. Thế nhưng, tất cả chúng ta đều biết rằng. ... đó là điều không thể nào xẩy ra được. Cháu lại lao đầu vào phạm đi phạm lại những tội cũ. Vậy vấn nạn của cháu là ơn phúc của Chúa hay sự dữ cùng với các chước cám dỗ, đằng nào mạnh hơn? Bởi vì, một điều tỏ tường là mọi người ai cũng tái phạm tội lỗi cả, dường như thể sự dữ cùng với các chước cám dỗ chế ngự được các ân sủng của Chúa vậy. Cháu muốn nghe thêm về sự suy nghĩ của chú. Xin cám ơn chú”.
Tôi đã hồi âm cho em vào ngày Thứ Sáu 8/4/2004, vào lúc 1 giờ 28 phút chiều như sau:
Cháu mến,
Về những gì cháu đặt ra, từ cảm nghiệm sống đạo đến vấn đề đức tin, có thể tóm như sau:
1) Cảm nghiệm sống đạo: Con người chúng ta không thể nào giữ mình sạch tội.
2) Vấn đề đức tin: Nếu con người không thể giữ mình sạch tội thì ơn cứu độ của Thiên Chúa không có công hiệu hay tác dụng (effect) gì nơi con người.
Vấn đề của cháu đặt ra ở đây có thể tóm lại như sau: Con người tội nhân chúng ta có thể nên thánh được hay chăng?
Trước hết, không ai có thể chối cãi được rằng trên thế gian này có những vị thánh, cho dù không phải là Kitô hữu.
Chẳng hạn Đức Phật (560-477 BC) bên Phật giáo, hay Đức Khổng (551-479 BC) bên Khổng giáo v.v., những con người không có hay chưa có ơn cứu độ của Chúa Kitô (vì sinh ra trước Ngài) mà cũng đã có thể sống vượt trên tầm mức của một con người tự nhiên, đến nỗi có thể giảng dạy cho con người con đường cứu độ, con đường giải thoát, làm cho con người cảm phục và tôn sùng cho tới nay cả 2500 năm.
Còn Kitô giáo chúng ta, ngay trong thời hiện đại của chúng ta đây, đã có những vị nổi tiếng là thánh ngay khi còn sống, điển hình nhất là Mẹ Têrêsa Calcutta, hay ngay khi vừa qua đời, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Những vị này có một đời sống phi thường, đến nỗi, đã làm cho cả thế giới phải cảm phục và suy tôn, một lòng cảm phục và suy tôn được tỏ ra một cách rõ ràng nhất qua tang lễ vĩ đại chưa từng thấy của các vị trong lịch sử loài người.
Nếu chúng ta không thể chối cãi được trên thế gian này có những con người phi thường, dù rất hiếm, những con người được Kitô hữu chúng ta gọi là Thánh nhân (saint), như Mẹ Têrêsa Calcutta hay Đức Gioan Phaolô II, và gọi là thánh nhân quân tử hay vĩ nhân tôn giáo (great man), như Đức Phật hay Đức Khổng, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận vấn đề con người có thể nên thánh.
Đó là lý do vấn đề cần phải giải quyết hay giải đáp ở đây là làm sao những nhân vật được gọi là Thánh nhân hay vĩ nhân ấy, cũng là người tội lỗi như chúng ta, lại có thể nên Thánh, nên cao cả như vậy?
Theo tín lý và tu đức Kitô giáo thì:
1) Con người không thể tự cứu độ, như bên Phật giáo chủ trương. Đó là lý do, sau khi hai nguyên tổ sa ngã phạm tội theo tự do của mình, làm điều nghịch lại ý muốn tối cao của Đấng Tạo Dựng nên mình, thì Thiên Chúa đã tự động hứa ban đấng cứu độ cho con người là Chúa Giêsu Kitô (xem Genesis 3:15);
2) Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể thực sự đã cứu độ con người bằng cuộc Vượt Qua của Người, tức bằng việc Người Tử Nạn và Phục Sinh, để chẳng những giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết (free human being from sin and death), mà còn ban sự sống thần linh cho con người bằng Thánh Thần Người thông cho con người nữa (xem John 3:1-5 and 20:22).
3) Con người mắc nguyên tội được cứu độ, tức được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết cũng như được sự sống thần linh khi họ lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, một bí tích làm cho họ trở thành con cái Thiên Chúa, làm cho họ được hiệp thông với Thiên Chúa, nhờ Thánh Thần ngự trong họ, vị Thánh Thần sẽ làm cho họ nhận biết Chúa Kitô, nên một với Chúa Kitô, nên giống Chúa Kitô, cho đến khi họ thực sự trở thành chứng nhân của Chúa Kitô, như một Mẹ Têrêsa Calcutta hay một Đức Gioan Phaolô II.
4) Cho dù con người, nhờ Bí Tích Rửa Tội, đã được cứu độ, thế nhưng, sự sống thần linh con người lãnh nhận từ ban đầu ấy mới chỉ như là một hạt giống gieo vào mảnh đất nhân tính của con người Kitô hữu mà thôi, một hạt giống thần linh chỉ có thể nẩy nở thành một cây cao lớn khi gặp được một mảnh đất tốt, bằng không, theo tự nhiên, nó sẽ bị chết đi hay chẳng sinh hoa trái gì, như trong dụ ngôn người gieo giống cho thấy (xem Mt 13:4-23).
5) Như thế, việc nên thánh của con người tội nhân chúng ta, nhất là của thành phần tội nhân song đã được thánh hóa (santification), đã trở nên Thánh, nhờ sự sống thần linh nơi linh hồn của chúng ta khi chúng ta lãnh nhận Phép Rửa, là việc chúng ta cộng tác với ơn Chúa, tức là việc chúng ta làm sao cho tâm hồn mình trở thành một mảnh đất tốt, để cho sự sống thần linh như một hạt giống được gieo nơi chúng ta sau khi chúng ta lãnh nhận Phép Rửa ấy có thể nẩy mầm, mọc lên và phát triển.
6) Để cho mảnh đất tâm hồn của chúng ta có thể trở thành một mảnh đất tốt cho sự sống thần linh như hạt giống nẩy mầm, mọc lên và phát triển trọn vẹn, Kitô hữu chúng ta cần phải làm hai điều, nhổ cỏ (về tiêu cực) và chăm bón (về tích cực): "Nhổ cỏ" ở chỗ hy sinh hãm mình, tránh dịp tội và sửa các tính mê nết xấu; "chăm bón" ở chỗ đọc kinh cầu nguyện và năng chịu các bí tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể. Không một vị thánh Kitô giáo nào đã nên thánh mà lại không làm hai điều căn bản tối ư quan trọng và bất khả châm chước này.
7) Nếu thực sự chúng ta đã cố gắng hết sức để thực hiện cả hai phương diện tiêu cực lẫn tích cực như thế, tức chúng ta tỏ ra thực sự muốn nên thánh, muốn sống xứng đáng với ơn gọi làm con Thiên Chúa của mình, thì chắc chắn 100%: "Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no thỏa vậy - (Matthew 5:6).
8) Nếu chúng ta thực sự có lòng khao khát nhân đức trọn lành này, chúng ta chẳng những không nản chí khi thấy mình cứ sa đi ngã lại hoài một tội mình muốn chừa và xưng thú, trái lại, còn vì thế và chính vì thế (vì cảm thấy mình vô cùng yếu đuối bất lực) mà tin tưởng mãnh liệt hơn nữa vào lòng thương xót Chúa, để rồi, chính khi chúng ta biết mình và vào sâu trong lòng thương xót Chúa là chúng ta đã nên thánh một cách short cut rồi vậy, như trường hợp của người trộm lành treo phải phải thập giá Chúa Kitô (xem Luca 23:39-43).
9) Như thế, nên thánh ở đây còn là và chính là biết mình vô cùng yếu đuối bất lực và hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương xót Chúa, nhờ đó, con người tội nhân chúng ta chẳng những không dám khinh thường bất cứ một tội nhân nào (x Lk 18:9-14), trái lại, còn biết cảm thông với những ai sa ngã phạm tội, để hy sinh cầu nguyện cho họ như Thiếu Nhi Fatima Giaxinta, nhất là biết tha thứ cho cả những người làm khốn mình, phạm đến mình, thì không phải mình đã nên giống Chúa Kitô (x Lk 23:34), đã nên trọn lành như Cha trên trời (x Mt 5:43-48; Lk 6:35-36) rồi hay sao?
10) Tóm lại, việc nên thánh là do Chúa hơn là do con người. Chúa muốn chúng ta nên thánh thế nào thì chúng ta nên thánh như vậy. Nếu chúng ta không thể nên thánh như Mẹ Têrêsa Calcutta hay như Đức Gioan Phaolô II, chúng ta vẫn có thể nên thánh short cut như người trộm lành, bằng cách không thôi khao khát nhân đức trọn lành, một lòng khao khát được tỏ ra bằng nhận thức con người vô cùng yêu đuối bất lực của mình để hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương xót Chúa.
Dù nên thánh cách nào đi nữa, Kitô hữu chúng ta cũng gặp nhau ở chỗ lòng thương xót Chúa: Nếu con người nên thánh "lớn" là con người đã được lòng thương xót Chúa chiếm đoạt để trở thành dụng cụ ban phát lòng thương xót Chúa cho tội nhân, như Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II, thì con người nên thánh "nhỏ" là con người cần đến lòng thương xót Chúa hơn, để càng ngày họ càng nhật biết mình yếu đuối bất lực mà tin tưởng vào lòng thương xót Chúa.
Lời Nguyện Fatima sau mỗi chục kinh như Đức Mẹ dạy: "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn". Lời than thở Chúa Giêsu dạy chị Thánh Faustina viết ở dưới bức ảnh Chúa Tình Thương: "Chúa Giêsu ơi, con tin tưởng nơi Chúa".
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, bài phát thanh Tin Mừng Sự Sống 247 ngày 3/6/2005 về Lòng Thương Xót Chúa
Hy vọng bừng lên từ chân trời đại kết
Mới đây, vào lúc mở màn cho giáo triều của vị giáo hoàng chủ trương ưu tiên đệ nhất vấn đề hiệp nhất Kitô giáo này, chúng ta quả thực đã thấy hiện lên một cách bất ngờ ở chân trời những dấu hiệu hướng về hiệp nhất hết sức phấn khởi như sau, một đối với Kitô Giáo Anh Quốc và một đối với Kitô Giáo Luthêrô.
Trước hết, dấu hiệu hướng về hiệp nhất phát hiện từ Kitô Giáo Anh Quốc, một Giáo Hội đã tác khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma từ năm 1535, và là một Giáo Hội vẫn bất đồng với Giáo Hội Công Giáo về hai tín điều Thánh Mẫu là Tín Điều Vô Nhiệm Nguyên Tội và Tín Điều Mông Triệu, cũng như về việc tôn sùng Thánh Mẫu của những người Công giáọ Thế mà, Ủy Ban Quốc Tế Anh Giáo và Công Giáo Rôma (ARCIC: Anglican Roman Catholic International Commission), bao gồm 18 thần học gia thuộc 10 quốc gia của cả hai bên, hôm Thứ Hai 16/5/2005, đã phổ biến văn kiện đúc kết 6 năm bàn luận về hình ảnh Đức Maria, với tựa đề “Đức Maria: Ân Sủng và Hy Vọng trong Chúa Kitô”.
Bản văn kiện này được phổ biến trong một cuộc cử hành tại vương cung Thánh Đường Công Giáo ở TGP Seattle, với sự hiện diện của cả 2 vị đồng chủ tịch là TGM Công Giáo Alexander Brunett và TGM Anh Giáo Peter Carnley, giáo chủ Úc Châụ Bản văn này còn được gọi là “Bản Tuyên Cáo Seattle” không phải là một bản tuyên ngôn có thẩm quyền hoặc bởi Công giáo hay Anh giáo nhưng có mục đích để đôi bên bàn luận hơn nữạ
Ủy ban này đã được bắt đầu từ năm 1970 và đã viết những văn kiện về Thánh Thể, thẩm quyền thừa tác vụ trong Giáo Hội, ơn cứu độ và công chính hóa cùng bản chất của Giáo Hộị
Cha Donald Bolen, linh mục Công giáo đồng thư ký của ủy ban này và là trợ tá cho ngành Tây Phương của Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Hiệp Nhất Kitô Giáo, trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit (và bài phỏng vấn đã được Zenit phổ biến ngày 18-19/5/2005), đã cho biết các nhà thần học Anh Giáo đã công nhận hai tín điều Thánh Mẫu và việc tôn sùng Thánh Mẫu của Giáo Hội Công Giáo là những gì hợp với Thánh Kinh.
Trước hết, về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, vị linh mục này cho biết khoản số 59 viết rằng:
· “Theo ơn gọi là Mẹ Đấng Thánh của Người (x Lk 1:35), chúng ta có thể cùng nhau xác nhận là công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô đã đạt đến ở nơi Đức Maria tầm mức sâu thẳm hữu thể của Người cũng như vào những giây phút ban đầu của Ngườị Điều này không ngược với giáo huấn của Thánh Kinh, và chỉ có thể hiểu được theo chiều hướng Thánh Kinh. Những người Công giáo Rôma có thể nhìn nhận nơi điều này những gì đã được tín điều ấy xác nhận – tức là vấn đề ‘được gìn giữ khỏi tất cả mọi tì vết nguyên tộí và ‘từ giây phút đầu tiên khi Người được hoài thaí”.
Sau nữa, về tín điều Mông Triệu, vị linh mục này cũng cho biết những chi tiết liên quan đến khoản số 56 và 58 như thế này:
· “Dù ‘không có chứng cớ trực tiếp trong Thánh Kinh liên quan đến việc kết thúc cuộc sống của Đức Mariá (56), ‘Kitô hữu Đông Tây từ đời nọ đến đời kia vẫn nghĩ về công cuộc của Thiên Chúa nơi Đức Maria, họ đều ý thức một cách tin tưởng rằng… thật là xứng hợp việc Chúa đã triệu Người về với Ngài một cách trọn vẹn: trong Chúa Kitô, Người đã là một tạo vật mới…’ (58). Một lần nữa, khi liên kết ý thức về ân sủng và niềm hy vọng này nơi đời sống của Đức Maria với tín điều Mông Triệu của Đức Maria, bản văn nhận định là: ‘chúng ta có thể cùng nhau xác nhận giáo huấn Thiên Chúa đã mang Đức Trinh Nữ Maria vào vinh quang tất cả con người của Người là những gì hợp với Thánh Kinh, và giáo huấn ấy thực sự chỉ hiểu được theo chiều hướng Thánh Kinh như thế mà thôị Những người Công Giáo Rôma có thể nhìn nhận rằng giáo huấn này về Đức Maria được tuyên bố bằng một tín điềú” (58).
Sau hết, về việc tôn sùng Thánh Mẫu của Giáo Hội Công Giáo, vị linh mục này tiết lộ như sau:
· “Phần chính yếu cuối cùng của bản văn (64-75) nói đến vị trí của Đức Maria trong đời sống Giáo Hội, vấn đề liên quan tới việc tôn sùng Thánh Mẫụ Phần này được bắt đầu bằng việc mạnh mẽ xác nhận là: ‘Chúng ta cùng nhau đồng ý rằng với ý thức Đức Maria là mẫu gương trọn vẹn nhất của con người về đời sống ân sủng, chúng ta được kêu gọi để suy nghĩ đến những bài học về đời sống của Người được ghi nhận trong Thánh Kinh và liên kết với Người như một vị thực sự chưa qua đi song vẫn thực sự sống trong Chúa Kitô’ (65). Bản văn này nhấn mạnh là việc tôn sùng Thánh Mẫu và việc kêu cầu Đức Maria không thể nào làm lu mờ hay suy giảm vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô. Bản văn kết luận: ‘Cùng nhau xác nhận một cách ý thức vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, một vai trò mang lại hoa trái trong đời sống của Giáo Hội, chúng ta không coi việc kêu xin Đức Maria và các thánh nguyện cầu cho chúng ta như là một việc chia rẽ mối hiệp thông của chúng ta… chúng ta tin rằng không có lý do về thần học nào nữa về việc chia rẽ giáo hội liên quan tới các vấn đề nàý”.
Chưa hết, dấu hiệu hướng về hiệp nhất thứ hai phát hiện (còn rạng ngời hơn nữa) từ Kitô Giáo Luthêrô. Thật vậy, trong Hội Nghị Thánh Thể Ý Quốc ở Bari, nơi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến để bế mạc hội nghị này vào Chúa Nhật 29/5/2005, thì hôm Thứ Tư, 25/5/2005, ngày hội nghị giành để bàn về vấn đề đại kết Kitô giáo, có một vị Giám Mục Luthêrô ở Helsinki là Eoro Huovinen đã bày tỏ trong hội nghị này là các người Luthêrô Phần Lan muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô.
Sau khi giải thích rằng Martin Luthêrô không muốn thành lập một giáo hội mới mà chỉ muốn canh tân giáo hội thôi, vì giám mục này nói:
· “Những người Luthêrô Phần Lan chúng tôi muốn trở thành phần tử thuộc Giáo Hội Công Giáo của Chúa Kitô”.
Vị giám mục này đã cắt nghĩa rằng trong năm 2005, cùng với những người Công giáo và các Kitô hữu khác, những người Luthêrô cử hành 850 năm Giáo Hội ở Phần Lan. Những người Luthêrô chiếm 85% trong tổng số 5.2 triệu dân ở nước nàỵ
“Cùng với anh chị em Công Giáo, chúng ta hãy cầu nguyện để có thể là một trong Chúa Kitô”. Đối với đề tài về Chúa Nhật của Hội Nghị Thánh Thể này, vị giám mục Luthêrô nói rằng người ta không thể nào sống “không có bí tích Thánh Thể, không có Chúa Kitô và không có Thiên Chúạ Chúa Nhật là ngày Chúa Kitô phục sinh. Thánh Thể là bí tích của việc Chúa Kitô thực sự hiện diện. Hiệp nhất không có hiệu lực khi thiếu sự thật… Tận đáy lòng của mình, tôi muốn tham dự vào ngày mà người Luthêrô và Công giáo cùng nhau hiệp nhất một cách hữu hình”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Tin Mừng Sự Sống 248 ngày 10/6/2005
Thông Điệp Mùa Chay năm 2004 với tính cách thời sự và sự quan trọng của những tư tưởng dính liền với thực tế sống của con người thời đại, hôm nay chúng tôi lại một lần nữa đi sâu vào Sứ Điệp này trước tệ trạng bạo hành tuổi trẻ mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu lên trong Thông Điệp Mùa Chay của Ngài. Đặc biệt, là vấn đề phá thai hiện nay.
Khi nói về những tội trạng mà thế giới đang làm xúc phạm đến thân phận và cuộc sống tuổi thơ, Đức Gioan Phaolô II đã nêu lên một tệ trạng kinh hoàng nhất mà con người và thế giới hôm nay đang làm đối với tuổi thơ, đó là tệ trạng phá thai.
Theo cái nhìn luôn lý và đạo đức và theo lời giảng dậy của Giáo Hội thì việc ngừa thai ngoài phương pháp tự nhiên cũng đã là một hành động phải tránh chứ chưa nói đến hành động giết thai nhi trong lòng mẹ. Dù con người thời nay, với những lý luận dựa theo những hình thức cắt nghĩa nào đi nữa, thì việc một người mẹ hay người cha giết hại con mình cũng vẫn là một hành động không thể chấp nhận được. Và người ta không thể nào giải thích thỏa đáng hành động giết người ấy.
Tại một trung tâm phụ nữ ở Orange County, California trong khi hằng chục người đứng ngoài trời nắng, giang tay cầu nguyện và tìm cách khuyên can những người cha, người mẹ, người tình đến đó hãy thay đổi ý định đừng phá thai, thì cũng từng chục cặp đến đó để tìm cách phá thai. Trong số những người đến phá thai, người ta thấy đủ mọi sắc dân, và mọi lứa tuổi. Có những em nhỏ tuổi đời chưa đến 20, ngơ ngác và trông còn rất thơ trẻ cũng mang nhau đến đó để phá thai. Khi được hỏi lý do, thì một em trai đã ngây thơ trả lời: “Em đâu muốn phá đâu. Tại con bạn em nó muốn đi thì đi thôi”. Thỉnh thoảng cũng có người còn chút lương tâm, nên khi nghe khuyên can đã bỏ ý định. Hoặc một bên bỏ ý định, nhưng bên kia vẫn không chịu. Thí dụ, một thanh niên gốc Mễ sau khi nghe khuyên can, đã tranh luật với người bạn gái của mình. Anh đã rốt cuộc phải bỏ về một mình, vì người bạn gái của anh nhất định ở lại và phá thai. Tuy nhiên, vẫn có những người mẹ mà tấm lòng còn chai cứng và tàn ác một cách khiếp sợ. Đó là trường hợp của một cặp vợ chồng người Việt. Người chồng khoảng gần 50, và cô vợ mới ngoài 20. Khi được hỏi tại sao lại đến đây, thì người chồng đã thẳng thắn trả lời: “Đến đây để móc nó ra. Để móc nó ra, chứ đến để làm gì”. Còn người vợ thì mặt lạnh như tiền, không thèm trả lời một tiếng, và nhất định đi vào bên trong để chờ được phá thai. Những người đứng đó khuyên bảo, không những không được một lời cảm ơn, ngược lại còn bị nghe chửi thề, và được những cái nhìn khinh bỉ của những người đến phá thai hôm đó.
Khi đưa ra hình thức xúc phạm và coi thường tuổi trẻ, nhất là khi nhắc đến một hình thức coi thường tuổi trẻ qua hành động phá thai, hiển nhiên Giáo Hội đã có đủ bằng chứng và đã nhìn thấy con số các thai nhi bị ghiết vì phái thai mỗi năm không phải là con số nhỏ. Thật vậy, ngay trên nước Mỹ, con số phá thai đã lên đến gần 1. 4 triệu mỗi năm. Trong nhiều trường hợp, các em bị phá đã có thể nuôi sống được, vì các em đã tiến vào thời gian chót của thai kỳ. Để có thể làm công việc phá thai những bào thai nay, người ta đã phải làm cho các em chết đi trong bụng mẹ, rồi mới cắt nát thân thể các em để hút ra. Chỉ nghĩ đến đó một người có lương tâm bình thường cũng đủ cảm thấy rùng mình sợ hãi nói chi đến trường hợp có người phá thai đến 2 hoặc 3 lần. Đối với trường hợp này, lương tâm con người kể như đã chết. Và đó cũng là lý do tại sao cũng theo lời Đức Thánh Cha, là con người ngày nay đang phải hít thở và sống trong một nền văn hóa sự chết.
Tình phụ mẫu, tình cha con, tình mẹ con là một tình cảm thiêng liêng và hết sức thánh thiện, ai có nhìn một bà mẹ chăm sóc và yêu thương đứa con tật nguyền của bà mới thấy rõ được cái cảm xúc tuyệt vời của mối tình này. Điều này chúng tôi thường ngày vẫn được chứng kiến tại văn phòng khi tiếp xúc với những bệnh nhân tâm lý, tâm thần và khuyết tật. Nhưng sao lại có người nhẫn tâm hủy diệt mạng sống của những đứa con mình. Đó là điều mà những Kitô hữu chúng ta phải suy nghĩ. Và đó cũng là lý do chúng ta cần cầu nguyện nhiều cho những người làm cha mẹ, những cặp tình nhân để họ ý thức được trách nhiệm mình.
Tệ nạn đối xử và lợi dụng tuổi trẻ ngày nay đang là một dịch vụ rất béo bở đối với nhiều người, nhất là tại các quốc gia nghèo túng. Nhưng đây cũng là một hành động vô luân lý và vô đạo đức nhất. Trong dịp tiến vào đền thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu đã được các em nhỏ đang cầm lá rước Chúa vào Giêrusalem, và Chúa vui thích nhìn các em như thế nào. Những em nhỏ chính là đề tài của Chúa dùng giáo huấn con người rất nhiều lần. Điều này khiến Kitô hữu chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với tệ trạng đối xử và lợi dụng tuổi trẻ như hiện nay. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thật đã có một cái nhìn rõ ràng và vượt thời gian khi Ngài ghi lại trong Sứ Điệp Mùa Chay của Ngài về những tệ trạng của thế giới đang đối xử tàn nhẫn với các thanh thiếu niên nam nữ.
Khi trình bày về những em nhỏ bị phá và giết chết ngay trong lòng mẹ, Ngài đã tỏ ra xót xa lắm rồi. Nhưng dầu sao vẫn là chưa ai biết chúng như thế nào và sẽ ra sao. Nhưng một khi chúng chào đời trở thành những thanh thiếu niên đẹp đẽ, khỏe mạnh thì sao đành hủy hoại tương lai và nhân phẩm các em vì những lợi ích và dục vọng riêng tư, thấp hèn, trong đó có những hình thức buôn bán các em vị thành niên nữ vào những dịch vụ mãi dâm, kết nạp các em vị thành niên nam vào những băng đảng, và đầu độc các em bằng những dịch vụ hút sách, nghiện ngập, cờ bạc. Nhất là dùng các em làm công cụ giết người bằng cách ép buộc phải gia nhập những đạo quân chiến đấu, dụ dỗ hoặc cững bức các em làm những vật tế thần như ôm bom tự sát.
Khi chúng ta nghe tin trên đài truyền thanh, truyền hình, chúng ta biết có em bé này, em nhỏ kia bị cha mẹ, anh chị em, bạn bè sách nhiễu tình dục, chúng ta đã cho là một việc làm tởm gớm. Nhưng khi chúng ta nghe có những kẻ lạm dụng quyền hành, tiền bạc của mình để cưỡng bức phá trinh một em nhỏ như trường hợp ở Việt Nam mà báo chí và truyền hình, truyền thanh trong và ngoài nước đã loan tin gần đây, thì đó là một hiện tượng quá sức quái gở. Nhưng nó còn quái gở hơn khi báo chí kể lại rằng có những em nhỏ chỉ năm hoặc sáu tuổi cũng đã được chiêu dụ và xử dụng vào dịch vụ mãi dâm thì sự quái gở này còn ghê gớm hơn nữa.
Tương lai của Gíao Hội, tương lại của xã hội, và tương lai nhân loại không thể thiếu sự xây đắp, đóng góp của những mầm non. Nhưng một khi những mầm non ấy bị cắt bỏ, bị thui chột và bị uốn nắn sai lại ngay từ ban đầu thì thử hỏi tương lai ấy làm sao sáng lạn được. Và đó là điều mà Giáo Hội đang thao thức, lo lắng kiếm tìm giải pháp.
Nhưng như Chúa Giêsu đã hỏi những Pharisiêu và bọn ký lục trước đây hai tuần khi bọn họ tố cáo và kết án một thiếu phụ ngoại tình rằng: “Ai trong các ông vô tội thì hãy ném hòn đá trước tiên vào chị đi”. Và Phúa Aâm kể tiếp rằng, sau khi nghe như vậy, “bọn họ đã lần lượt rút lui và bắt đầu từ người lớn tuổi nhất”, chúng ta có lý do để tự vấn lương tâm mình, và thái độ sống của mình. Sự tự vấn, và quay về này rất cần thiết cho Mùa Chay, nhất là chúng ta đang bước vào Chúa Nhật Thánh chuẩn bị đón mừng ơn Phục Sinh và giải thoát từ cái chết đau khổ của Chúa Giêsu trên thánh giá.
Nếu không có những người làm cha, làm mẹ, thiếu trách nhiệm và lơ là với việc giáo dục con cái, thì làm sao có những con cái hư hỏng. Nếu không có những người lớn tham gia vào việc hưởng lạc, và khai thác tình dục trẻ em thì làm sao có những nạn nhân đáng thương như thế. Và nếu không có những người làm đầu với dã tâm giết chết tuổi thơ cho những ý đồ chính trị thì làm sao hàng ngàn, hàng vạn trẻ em bị xua vào những trại huấn luyện như thế. Đó là việc làm và trò chơi của thế giới người lớn mà tuổi thơ là những nạn nhân.
Khi đi tìm một ý nghĩa của đời sống con người, và nhất là những hành động của mình đối với tuổi thơ, tuổi trẻ, bằng cách nhìn vào ánh mắt, nhìn vào tâm hồn và giá trị của các em, sẽ cho chúng ta một cái nhìn tự vấn về mình. Và cũng là cơ hội chúng ta tìm được sức sống của tâm linh khi biết rằng mình đang gần gũi với Thiên Chúa: “Ai tiếp rước một trẻ nhỏ này vì thầy là tiếp rước thầy”. Vẫn theo Đức Gioan Phaolô II, chỉ có những tâm hồn thơ trẻ, trong sáng, và khiêm tốn như trẻ thơ mới hiểu được trẻ thơ. Và khi đón tiếp, yêu thương những trẻ thơ như thế, chính là chúng ta đón tiếp, và yêu mến chính Thiên Chúa.
Trước những tệ nạn đang gây kinh hoàng cho tuổi trẻ, Kitô hữu chúng ta nghĩ sao? Im lặng hay ồn ào phản đối? Thiết tưởng hai cách này không phải là những cách thức tốt nhất để chận đứng những tội ác tầy trời này. Nhưng cách tốt nhất là phải có đời sống cầu nguyện, làm gương sáng, và thương yêu tuổi trẻ. Nhất là quyết tâm xa tránh để mình không dính dáng vào những dịch vụ làm ăn, buôn bán, hoặc hưởng thụ tuổi trẻ. Quyết tâm này sẽ làm cho chúng ta thật sự đóng góp phần tích cực trong việc xây dựng một tương lai nhân loại sáng sủa và lành mạnh, cũng như xây dựng Giáo Hội, và đem lại cho Giáo Hội những Kitô hữu tốt lành, thánh thiện.
Trần Mỹ Duyệt