GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
CHÚA NHẬT 5/6/2005, CN X QUANH NĂM |
1) Thân Phận Bần Cùng của Chúa Kitô là Mô Phạm cho Kitô Hữu
2) ĐTC Biển Đức XVI Tri Ân Việc Ủng Hộ của Người Ý
3) ĐGH Biển Đức XVI phấn khích Tinh Thần Truyền Giáo ở Cuba
4) ĐTGM Bí Thư của ĐTC GPII được bổ nhiệm làm TGM Krakow
Thân Phận Bần Cùng của Chúa Kitô là Mô Phạm cho Kitô Hữu
ĐTC Biển Đức XVI nói mọi tín hữu công giáo cần phải những cảm thức giống như
Chúa Kitô, Đấng đã sống một cuộc đời khiêm hạ và nghèo nàn.
ĐTC đã nói trong buổi triều kiến chung hôm nay rằng: " Việc đi sâu vào những cảm
thức của Chúa Giêsu tức là không coi quyền năng, giầu có và thế giá như là những
giá trị cao cả nhất trong đời sống, mà cuối cùng chúng cũng không đáp ứng được
nỗi khát vọng sâu xa nhất của tinh thần chúng ta".
Trái lại, lấy Chúa Kitô như là mẫu gương sống có nghĩa là " mở lòng mình ra
Người Khác, mang với Người Khác gánh nặng của cuộc đời và hướng mình về Cha Trên
Trời bằng một cảm thức tuân phục và tin tưởng, chính vì biết rằng nếu chúng ta
vâng lời Chúa Cha chúng ta sẽ được tự do".
Vị Giám Mục Rôma này đã nêu lên vấn đề sau đây với khoảng 25 ngàn người tụ tập
tại Quảng Trường Phêrô: " Để đi sâu vào những cảm thức của Chúa Giêsu – điều này
cần phải thi hành hằng ngày trong cuộc sống là Kitô hữu của chúng ta".
Với lời nhắn nhủ, ĐTC Biển Đức XVI tiếp tục loạt bài suy niệm, loạt bài được bắt
đầu từ ĐTC GPII, về các bài Thánh vịnh và ca vịnh làm nên Phụng Vụ Giờ Kinh
Chiều của Giáo Hội. Lần này, ngài đã suy niệm về bài ca vịnh của thánh Phaolô
trong thư Philiphe 2:6-11.
Trong đoạn thánh kinh này, ĐTC đã giải thích rằng: " Chúa Kitô, Đấng đã nhập thể
và hạ mình chấp nhận cái chết ô nhục nhất, một cái chết tử giá, được đề cao như
một mô phạm quan trọng cho Kitô hữu. Kitô hữu, như được đoạn thư này kêu gọi,
phải có ‘cùng một thái độ như của Chúa Giêsu Kitô’ (câu 5), những cảm thức khiêm
tốn và vô vị kỷ, những cảm thức thoát ly và quảng đại”.
”Chắc chắn là Người có bản tính thần linh với tất cả quyền uy của mình. Thế
nhưng Người không nghĩ và sống thực tại siêu việt này như là một dấu hiệu của
quyền năng, của uy nghi và của thống trị. Chúa Kitô không lợi dụng việc ngang
hàng với Thiên Chúa của mình, phẩm vị vinh hiển của mình và quyền năng như là
một thứ công cụ chiến thắng, một dấu hiệu của cách biệt, một biểu lộ cái tối
thượng khinh mạt (x câu 6)”.
ĐTC tiếp: “Trái lại, Người ‘đã tự hủy’ mình đi, hoàn toàn dìm mình vào thân phận
loài người khốn nạn yếu hèn. ‘Dáng vẻ’ (‘morphe’) thần linh này được ẩn khuất
nơi Chúa Giêsu dưới ‘dáng vẻ’ (‘morphe’) loài người, tức là, dưới thực tại của
chúng ta với đầy những khổ đau, nghèo nàn, giới hạn và chết chóc (x câu 7)”.
“Bởi thế, đây không phải là vấn đề của một thứ thuần túy ăn mặc, của một dáng vẻ
khả hoán, như người ta vẫn tin là xẩy ra nơi các vị thần linh của nền văn hóa La
Hy: Đó là thực tại thần linh của Chúa Kitô nơi kinh nghiệm thực sự nhân loại.
“Thiên Chúa không xuất hiện chỉ như là một con người, nhưng hóa thân làm người
và thật sự là một người trong chúng ta, Người thực sự là ‘Thiên Chúa ở với chúng
ta’, không chỉ thỏa mãn với việc từ ái nhìn xuống chúng ta từ ngai tòa vinh hiển
của Người, mà là đích thân đi vào lịch sử loài người, hóa thành ‘nhục thể’, tức
là, trở thành một thực tại mỏng dòn, bị hạn chế bởi thời không (x Jn 1:14)”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã giải thích rằng việc Chúa Giêsu chết trên cây thập
giá đã làm cho Người trở thành “một người anh em của hết mọi con người nam nữ,
bao gồm cả những ai bị cưỡng ép phải chấp nhận một định mệnh tàn ác và tủi nhục”.
ĐGH đã đến Quảng Trường Thánh Phêrô bằng chiếc xe díp mui trần mầu trắng, chào
khách hành hương vào một buổi sáng nóng bức. Sau bài chia sẻ của mình, ngài đã
chào hỏi dân chúng bằng 13 ngôn ngữ khác nhau.
Trần Đại, dịch từ Zenit ngày 1/6/2005
ĐTC Biển Đức XVI Tri Ân Việc
Ủng Hộ của Người Ý
Chỉ hơn một tháng trong giáo triều của mình, ĐTC Biển Đức 16 đã cảm nhận được
cảm tình người Ý dành cho Ngài và Ngài đã cảm tạ lòng quí mến của họ.
Vào cuối buổi triều kiến chung hôm nay, (Thứ Tư 1/6/2005), khi bày tỏ đôi lời
với những người hành hương Ý tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC bỏ những lời được
viết sẵn sang một bên mà nói: "Tôi thấy được đức tin và lòng yêu mến của anh chị
em dành cho vị kế nhiệm thánh Phêrô, thật mãnh liệt, tôi xin cám ơn quí ".
Hơn 200 ngàn người tham dự ngày Chúa Nhât trong chuyến thăm quan mục vụ đầu tiên
của ĐTC ngoài Roma, khi ngài đến Bari để bế mạc Hội Nghị Thánh Thể Toàn Quốc Ý.
Ở bên ngoài tường thành Vatican, ngài thường nhận được những lời chào mừng nhiệt
tình "Be-ne-dic-to!".
Trần Đại, dịch theo Zenit ngày 1/6/2005
ĐTGM Bí Thư của ĐTC GPII được bổ nhiệm làm TGM Krakow
ĐTC Biển Đức XVI đã bổ nhiệm ĐTGM Stanislaw Dziwisz, 66 tuổi, nguyên bí thư của ĐTC GPII, làm tân TGM TGP Krakow, nơi ĐTC GPII đã làm TGM trước khi làm giáo hoàng. Vị tân chủ chiên TGP Krakow này sẽ thay thế cho ĐHY Franciszek Macharski, 78 tuổi, đã xin từ nhiệm vì lý do tuổi tác.
Sauk hi nghe mình được bổ nhiệm vào chức vụ mới hôm Thứ Sáu 3/6/2005, ĐTGM Dziwisz đã đến một Đức GPII cầu nguyện. Sau đó ngài nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng: “Tôi cảm thấy tôi được sai đi từ mộ Thánh Phêrô đến mộ Thánh Stanislaw”. Vì mộ vị thánh này ở trong vương cung thánh đường Krakow như mộ thánh Phêrô ở dưới hầm Đền Thờ Thánh Phêrô vậy.
Ngài nói: “Tôi hết lòng tin tưởng rằng trong chuyến đi này ĐTC GPII sẽ đồng hành với tôi. Bởi thế, tôi sẽ không lẻ loi cô độc một mình, nhưng đi với ngài. Tôi rất mong thấy cả thành phố Krakow cũng như toàn thể tổng giáo phận này tiếp nhận tôi như một chứng nhân trung thành của ĐTC GPII, vị chúng tôi rất mến yêu. Tôi đã cầu nguyện đúng như thế ngày hôm nay tại mộ của ngài”.
ĐTGM Stanislaw Dziwisz sinh ngày 27/4/1939 ở Raba Wyzna tại TGP Krakow. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1963 bởi ĐTGM Karol Wojtyla TGP Krakow bấy giờ.
Từ năm 1966 đến 1978, ngài làm bí thư riêng của ĐTGM Wojtyla, và sau đó tiếp tục làm bí thư cho vị TGM trở thành giáo hoàng thứ 264 của Giáo Hội Gioan Phaolô II. Ngài đã được tấn phong giám mục năm 1998 và nâng lên hàng TGM năm 2003.
Ngài là tác giả cuốn sách được viết bằng tiếng Balan về cuộc ám sát Đức GPII năm 1981: “Tôi Chạm Tới Mầu Nhiệm Này” (Lublin, 2001). Ngài là phó chủ tịch của Hội GPII và được một bằng tiến sĩ danh dự của Đại Học Lublin.