GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 14/7/2005

NGÀY THÁNH THỂ

 

1) Văn Kiện Đúc Kết Luận Bàn “Instrumentum laboris” Về Thánh Thể cho Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI

2) ĐTC BĐXVI với Bí Tích Thánh Thể

3) Việc Tôn Thờ Thánh Thể Ngoài Thánh Lễ: Hình Thức và Cách Thức

 

Văn Kiện Đúc Kết Luận Bàn “Instrumentum laboris” Về Thánh Thể cho Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI

Nội dung của văn kiện đúc kết luận bàn “Instrumentum laboris” (dài 90 trang) này là một văn kiện dựa trên văn kiện gợi ý ban đầu "Lineamenta" cùng với những đóng góp của các hội đồng giám mục, các Giáo Hội Đông Phương, các phân bộ Tòa Thánh và Hiệp Hội Chư Bề Trên Tổng Quyền hồi đáp (trên 90%) khi nhận được bản văn kiện gợi ý.  Cả hai văn kiện gợi ý ban đầu lẫn văn kiện đúc kết luận bàn đều được khai triển theo chủ đề của thượng nghị thường lệ XI này: «Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội». Bố cục của văn kiện đúc kết luận bàn này bao gồm lời mở đầu, lời dẫn nhập, 4 phân đoạn, mỗi phân đoạn có 2 chương, và lời kết.

Phân đoạn 1 : «Thánh Thể và thế giới ngày nay», phân tách môi trường thời điểm lịch sử của thượng nghị lần này, «một giai đoạn được đánh dấu bởi những quyền lực tương phản mãnh liệt trong gia đình nhân loại». Về tình trạng cụ thể của nạn đói trên thế giới, bản văn viết : «Tình trạng thê thảm này là một thực tại không thể nào không được đề cập đến nơi cuộc bàn luận của các vị nghị phụ, những vị, như mọi Kitô hữu ở những giờ giấc khác nhau trong ngày, nguyện cầu cùng Chúa rằng : ‘Xin cho chúng con lương thực hằng ngày’».

Tiếp theo là nhận định về tình hình của Giáo Hội khắp thế giới liên quan tới việc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật «nhiều ở các Giáo Hội riêng khác nhau nơi các xứ sở Phi Châu cũng như nơi một số quốc gia Á Châu. Ngược lại là trường hợp đa số ở các quốc gia Aâu Châu, Mỹ Châu và Đại Dương Châu».

Phân Đoạn 2: «Đức Tin của Giáo Hội vào Mầu Nhiệm Thánh Thể». Phân đoạn này chú trọng tới cách thức mầu nhiệm Thánh Thể được tín hữu cảm nhận, nhấn mạnh đến sắc thái của cảm nhận này bị biến đổi theo môi trường văn hóa : «Nơi những xứ sở đang hoan hường một bầu khí nói chung an bình và thịnh vượng – thường là các quốc gia tây phương – nhiều người cảm nhận mầu nhiệm Thánh Thể thuần túy là việc chu toàn luật buộc giữ ngày Chúa Nhật và là một bữa tiệc thân hữu vậy thôi. Trái lại, ở những xứ sở trải qua chiến tranh cũng như những khốn khó khác, nhiều người lại hiểu mầu nhiệm Thánh Thể trọn vẹn hơn, tức là bao gồm cả khía cạnh hy sinh».

Ngoài ra, bản văn còn nhận định về những khiếm khuyết nơi việc cử hành Thánh Thể, một cử hành «thách đố cảm quan linh thánh». Những khiếm khuyết này bao gồm cả việc coi thường việc sử dụng những áo lễ phụng vụ xác đáng, các tham dự viên mặc áo quần bất xứng, hay tính chất về điêu khắc và nghệ thuật hà tiện nơi các ngôi nhà thờ. Tuy nhiên, «tất cả những thực tại tiêu cực này, thường xẩy ra ở phụng vụ Latinh hơn là các phụng vụ thuộc các Giáo Hội Đông Phương, không được đưa tới chỗ đại báo động, vì chúng chỉ ở trong một giới hạn nào đó thôi».

Phân Đoạn 3: «Thánh Thể trong Đời Sống của Giáo Hội» là phần đi sâu vào các chi tiết cử hành một cách đúng đắn Thánh Lễ, từ các nghi thức mở đầu cho tới kết lễ, cũng như tầm quan trọng của các qui chuẩn phụng vụ, những qui chuẩn được coi là «những điều hướng dẫn để tiến vào mầu nhiệm».

Phân Đoạn 4: «Thánh Thể nơi Sứ Vụ của Giáo Hội». Phân đoạn này nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Thánh Thể như là «nguồn luân lý Kitô giáo», khi nhắc lại rằng Thánh Thể «bao giờ cũng tăng sức cho các tín hữu thực hiện những quyết định cùng với những hành vi cử chỉ về đạo lý và luân lý».

Theo chiều hướng ấy, bản văn bàn đến vấn đề liên kết giữa Thánh Thể và hòa bình, hiệp nhất và đại kết, cũng như với các vấn đề như hội nhập văn hóa và mối liên hiệp thông.

Bá Vũ Ly, theo VIS ngày 7/7/2005

 

TOP


 

ĐTC BĐXVI với Bí Tích Thánh Thể

 

Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, linh mục John Corapi đã cho biết ưu tiên lớn của vị tân giáo hoàng Biên Đức XVI này là vấn đề phục hồi chức linh mục và phụng vụ thánh.

 

Vị linh mục này trước đây là một thương gia, bị nghiện ngập và trở thành vô gia cư trước khi trải qua một cuộc hoán cải tâm linh mãnh liệt. Sauk hi học ở Hoa Kỳ và ở Đại Học Navarre ở Tây Ban Nha, ngài đã chịu chức vào năm 1991, lúc ngài 44 tuổi.

 

Ngài là một phần tử của Hội Dòng Đức Bà Chúa Ba Ngôi và hiện nay là một nhà giảng thuyết cho các tuần phòng, các buổi tĩnh tâm và các cuộc nghị hội khắp Hoa Kỳ. Ngài thường có mặt trên truyền hình IWTN.

 

Vấn:     Thánh Thể đã đóng vai trò ra sao trong việc hoán cải con người của cha?

 

Đáp:    “Cuộc trở lại” nguyên khởi làm tôi trở về với việc sống đức tin Công giáo, một đức tin tôi đã được tái sinh, đã diễn tiến một cách cổ xưa.

 

Việc tiến triển xẩy ra từ tình trạng thành công và phúc lợi trần thế đến tình trạng mất mát, bị bỏ rơi và hoàn toàn cơ cực; từ tình trạng của một triệu phú đến kẻ vô gia cư. Sự kiện bị rơi xuống cảnh cùng tận đã xẩy ra trong vòng 5 năm.

 

Có một chiều kích giáo dục nơi việc chịu đựng khổ đau, như người con phung phí của Phúc Âm đã cho thấy. Thế rồi, tôi đi từ việc đọc 1 Kinh Kính Mừng mỗi ngày tới việc lần hạt mân côi hằng ngày. Việc này đã dẫn tôi đến bí tích thống hối hay đến việc xưng tội, rồi đến Thánh Thể.

 

Tôi liền đi lễ hằng ngày. Điều ấy đã đưa tôi đến chỗ khát khao hơn nữa trong việc nhận biết Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa và phụng sự Thiên Chúa. Việc tôn thờ Thánh Thể đã trở nên phần đời của tôi. Việc ấy đưa tôi đến đời tập sinh tu sĩ, đoạn tới chủng viện, và tới vấn đề học thần học ở Âu Châu với cấp bằng tiến sĩ.

 

Tôi được thụ phong bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm 1991. Đêm hôm trước, bề trên của tôi và tôi cầu nguyện trước Thánh Thể thâu đêm để sửa soạn cho việc chịu chức. Tôi vẫn cảm nghiệm được việc hoán cải hằng ngày khi tôi cử hành Thánh Lễ thường nhật và nguyện cầu trước Thánh Thể mỗi ngày.

 

Mạch nguồn của bất cứ mãnh lực nào có được nơi việc giảng giải của tôi, việc giảng giải giờ đây đã lên tới cả hằng triệu người, cả Công Giáo lẫn không, đều xuất phát từ Thánh Thể. Chúa Giêsu Thánh Thể là Cây Nho. Chúng ta là cành nho. Không có Người chúng ta chẳng làm gì nổi.


Vấn:     Đức Biển Đức XVI, tại Hội Nghị Thánh Thể mới đây ở Ý, đã đề cập tới “Thánh Thể như là bí tích hiệp nhất”. Làm sao chúng ta có thể tìm cách hiệp nhất với các giáo phái Kitô hữu khác bằng Thánh Thể?

 

Đáp:    Đức Biển Đức XVI, cũng như tất cả mọi vị giáo hoàng gần đây, sẽ tiếp tục nhấn mạnh đến Thánh Thể như là một bí tích hiệp nhất. Là “Bánh Sự Sống” bao gồm nhiều hạt lúa để làm thành một Tấm Bánh duy nhất, Thánh Thể cuối cùng cũng sẽ tác dụng mối hiệp nhất nơi nhiều cá nhân, nhiều tôn giáo v.v.

 

Thánh Thể là chìa khóa để hiện thực hóa vấn đề “một Chủ Chiên và một đàn chiên” là tình trạng chúng ta tất cả cần phải nguyện cầu. Tuy nhiên, giữa bây giờ và bấy giờ, có một vực thẳm chỉ có thể được lấp đầy bằng Thánh Linh mà thôi. Chúng tat hi hành phần của mình, nhưng thời giờ thuộc về Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu đã rõ ràng nhắc nhở chúng ta rằng “Thày đến không phải để đem bình an mà là chia rẽ… để nhà có 5 thì ba chống lại hai và hai chống lại ba, cha chống lại con và con chống lại cha…” Nói thế Vị Hoàng Tử Hòa Bình này cố ý nói gì? Thực sự là việc hiên ngang và minh nhiên loan truyền chân lý là những gì sẽ gây ra phân rẽ trước hết. Chúng ta biết được điều này bởi kinh nghiệm chung. Có một số người công nhận, một số không.

 

Để Thánh Thể tác dụng vào mối hiệp nhất, người Công giáo cần phải thực sự là dân Thánh Thể, chứ không phải chỉ bằng lời nói suông. Cái lỗ hổng giữa những gì chúng ta tuyên xưng và những gì chúng ta sống cần phải được hẹp lại cho đến khi Thánh Thể thực sự là nguồn mạch chân thực, là tâm điểm và là tổt đỉnh của đời sống Kitô hữu.

 

Chúng ta cần phải dạy tín lý về Thánh Thể một cách rõ ràng minh bạch và một cách trung thực, rồi chúng ta sống tín lý ấy một cách mạnh mẽ và trọn vẹn. Để rồi, khi thế giới nhìn thấy cách chúng ta tin tưởng, sống động và yêu thương họ sẽ bị thu hút như một cục nam châm.


Vấn:     Cho tới nay cha nhận thấy ra sao về Đức Biển Đức XVI và việc ngài chú tâm tôn sùng Thánh Thể, và cha nghĩ gì về chiều hướng này của giáo triều ngài?

 

Đáp:    Khi Hồng Y Ratzinger chọn danh hiệu Biển Đức XVI, tôi liền thực hiện một vài nghiên cứu để hiểu tại sao ngài lại chọn danh hiệu này, một danh hiệu thường cho thấy chiều hướng của vị tân giáo hoàng.

 

Tôi tin rằng tôi đã tìm thấy một cái mấu chốt thực sự những gì Đức Biển Đức XV chú trọng nhất. Chắc chắc là ngài chú trọng tới việc bảo trì và/hay phục hồi hòa bình ở những ngày tao loạn liên quan tới Thế Chiến I.

 

Tuy nhiên, đối với tôi, ngài cũng rất chú trọng tới việc phục hồi chức linh mục và phụng vụ thánh. Dĩ nhiên, về phụng vụ thánh, theo lịch sử, cũng đóng vai trò thật quan trọng đối với chính đặc sủng của dòng Biển Đức.

 

Thế nhưng, vấn đề cần chú ý tới nhất có thể ở Thông Điệp đáng kể nhất của ngài “Humani Generis Redemptionem”, một thông điệp chúng ta tìm được cái mấu chốt cho giáo triều của Đức Biển Đức XVI.

 

Văn kiện ấy quan tâm tới việc phục hồi thiên chức linh mục và sửa soạn cho những nhà rao giảng Phúc Âm lành nghề. Người ta không thể nào xứng hợp đến với Năm Thánh Thể mà lại không để ý tới chức linh mục thừa tác. Vấn đề dễ hiểu thôi, vì không có linh mục cũng không có Thánh Thể. Chúa Giêsu thiết lập hai bí tích này chung với nhau và cả hai liên kết với nhau một cách bất khả phân ly.

 

Tôi tin rằng việc giáo dục và thánh đức xứng hợp cho các linh mục là vấn đề quan trọng nhất đối với Đức Thánh Cha mới này. Dĩ nhiên, vấn đề này đã được gồm tóm rất nhiều nơi khuynh hướng tỏ tường của ngài về việc “cải tổ việc canh tân” về phụng vụ thánh. Không phải là vấn đề trở lại với những ngày trước Công Đồng Chung Vaticanô II, mà là hiểu cùng thực hành đúng đắn và xứng hợp với những gì Công Đồng Chung Vaticanô II thực sự mong muốn.

 

Tôi tin rằng đó là một trong những quan tâm chính nơi nhãn quan của vị tân Giáo Hoàng về Giáo Hội: đó là những vị linh mục thánh thiện và được huấn luyện đàng hoàng, cũng như việc tôn kính và mến yêu đối với Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể.

 

Điều này sẽ tự nhiên đưa đến chỗ hết sức chú trọng và yêu thích việc tôn thờ Bí Tích Thánh. Đức Biển Đức XV muốn giáo dục một cách xứng hợp các vị giảng thuyết – vế tín lý chân thực – nhất là những vị giảng thuyết thánh đức. Quí vị không thể cho những gì quí vị không có, và Chúa Giêsu Kitô là tất cả những gì chúng ta cần phải trao ban.

 

Vấn:     Cha có những dự án nào cho năm được giành để tôn kính Thánh Thể để cổ động việc tôn sùng Thánh Thể hay chăng?

 

Đáp:    Tôi đã thực hiện một loạt bài mới mang tựa đề là “Quyền Lực của Thánh Thể”, một tựa đề là đề tài của tất cả mọi cuộc giảng phòng của tôi khắp xứ sở này trong năm Thánh Thể đây.

 

Tôi đang cố gắng tập trung vào đề tài này, cố gắng vừa giáo dục vừa phấn chấn tín hữu trong việc hiểu biết hơn nữa về tín lý Thánh Thể cũng như về việc yêu chuộng thực hành đưa đến chỗ tôn kính trong Thánh Lễ và thực hiện Giờ Thánh, hay một “phút thánh”, như tôi nói với dân chúng.

 

Nếu quí vị không thể làm được một giờ thánh, thì hãy làm một phút thánh. Quí vị không thể qua mặt Thiên Chúa về lòng quảng đại được. Nếu chúng ta hiến dâng cho Ngài một ít thời gian của mình, Ngài sẽ trả lại cho chúng ta rất nhiều hơn nữa.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 3/7/2005

 

  

TOP

 

Việc Tôn Thờ Thánh Thể Ngoài Thánh Lễ: Hình Thức và Cách Thức

Mục đích của Năm Thánh Thể, theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, không phải chỉ tập trung vào Thánh Lễ mà còn vào cả việc tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nữa. Ngài đã nhấn mạnh đến vấn đề quan thiết của việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ trong Tông Thư về Năm Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con ở khoản số 18 như sau:

• “Đặc biệt cần phải vun trồng một ý thức sống động về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô, cả trong việc cử hành Thánh Lễ cũng như trong việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ…. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong nhà tạm phải là một thứ hấp lực thu hút nhiều linh hồn hơn tỏ lòng mến yêu Người, sẵn sàng nhẫn nại đợi nghe tiếng nói của Người, và có thể cảm thấy được nhịp tim đập của Người. ‘Hãy nếm thử và hãy nhìn coi cho biết Chúa thiện hảo dường bao!’ (Ps 34:8). Trong năm nay, cần phải quyết tâm thực hiện việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nơi mỗi giáo xứ và các cộng đồng tu trì. Chúng ta hãy tìm giờ để quì trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, để lấy đức tin và đức mến của chúng ta mà đền tạ những hành động vô ý và coi thường, nhất là những xỉ nhục Chúa Cứu Thế của chúng ta phải chịu ở nhiều nơi trên thế giới”.

Một trong những lý do chính yếu cần phải giữ Thánh Thể lại ngoài Thánh Lễ là vì mục đích này, như Thánh Bộ Thờ Phượng Và Bí Tích đã xác nhận trong Bản Hướng Dẫn “Redemptionis Sacramentum” ở khoản số 129 như sau:

• “’Việc cử hành Thánh Thể nơi Hiến Tế Thánh Lễ thực sự là nguồn mạch và là cùng đích của việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ. Hơn nữa, các hình thánh được lưu giữ sau Thánh Lễ chính yếu là để cho thành phần tín hữu không thể dự Lễ, nhất là tất cả những người bệnh và lớn tuổi, nhờ mối Hiệp Thông bí tích, được liên kết với Chúa Kitô và với Hy Tế của Người được dâng lên trong Thánh Lễ’ (S. Congregation for Divine Worship, Decree, Eucharistiae sacramentum, 21 June 1973: AAS 65 [1973] 610). Ngoài ra, việc lưu giữ ấy cũng giúp thực hiện việc tôn thờ đại Bí Tích này và tôn thờ Thiên Chúa nơi bí tích này. Bởi thế cần phải hết sức cổ võ những hình thức tôn thờ chẳng những riêng tư mà còn có tính cách công khai và cộng đồng, như được chính Giáo Hội thiết lập hay chuẩn nhận (Cf. ibidem.)”.

Vậy những việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ đây là những việc nào? Cũng trong cùng Bản Hướng Dẫn trên đây, Thánh Bộ Thờ Phượng và Bí Tích, trong các khoản số 134-141, đã xác định là viếng Thánh Thể; chầu Thánh Thể, kể cả âm thầm trước nhà tạm hay trước Thánh Thể lộ thiên, kể cả chầu bất thường và liên tục 24 tiếng một ngày; kiệu Thánh Thể và Đại Hội Thánh Thể.

• “Tín hữu ‘không nên bỏ qua việc kính viếng Bí Tích Cực Linh này trong ngày sống, như là một dấu chứng tỏ lòng biết ơn, một bảo chứng của lòng yêu mến, và là một việc tôn thờ đáp lại Chúa Kitô hiện diện nơi bí tích này’ (Pope Paul. VI, Encyclical Letter Mysterium fidei: AAS 57 [1965] p. 771). Vì việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Cực Linh, như là một thứ hiệp thông bằng lòng muốn, liên kết chặt chẽ tín hữu với Chúa Kitô, như hiển nhiên thấy nơi gương của rất nhiều Thánh Nhân (Cf. Pope John Paul II, Encyclical Letter, Ecclesia de Eucharistia, n. 25: AAS 95 (2003) pp. 449-450). (khoản số 135).

• “Phải luôn luôn thực hiện việc chầu Bí Tích Thánh Thể Cực Linh theo những qui định của các sách phụng vụ (Cf. Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, nn. 82-100; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 317; Code of Canon Law, can. 941 ậ 2). Trước Bí Tích Cực Linh này, ở trong nhà tạm hay được đặt ra ngoài, không được loại trừ việc cầu kinh Mân Côi là một kinh nguyện đáng ca ngợi ‘nơi tính cách đơn sơ mà lại sâu xa của kinh này’ (Pope John Paul II, Apostolic Letter, Rosarium Virginis Mariae, diei 16 octobris 2002: AAS 95 [2003] pp. 5-36; here n. 2, p. 6). Thậm chí cả vào trường hợp Thánh Thể được đặt ra ngoài cũng phải nhấn mạnh đến tính cách của kinh nguyện này như là một việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm về đời sống của Chúa Kitô Cứu Thế cũng như về dự án cứu độ của Chúa Cha, nhất là khi thực hiện bằng các bài đọc lấy từ Thánh Kinh (Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, Letter of the Congregation, 15 January 1997: Notitiae 34 [1998] pp. 506-510; Apostolic Penitentiary, Letter to a Priest, 8 March 1996: Notitiae 34 [1998] p. 511)”. (khoản số 137)

• “Rất nên thực hiện việc, ít là ở những thành phố hay những tỉnh rộng lớn, vị Giám Mục giáo phận chỉ định một nhà thờ để thường trực tôn thờ Thánh Thể; tuy nhiên, nơi nhà thờ này phải thường xuyên cử hành Thánh Lễ, thậm chí nếu được thì cử hành hằng ngày, song đang khi cử hành Thánh Lễ thì phải ngưng việc để Thánh Thể lộ thiên (Cf. S. Congregation of Rites, Instruction, Eucharisticum mysterium, n. 61: AAS 59 [1967] p. 571; Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, n. 83; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 317; Code of Canon Law, can. 941 ậ 2)”. (khoản số 140)

• “’Tùy theo phán đoán của vị Giám Mục giáo phận xem nơi nào có thể thì nên thực hiện việc rước kiệu qua các đường phố công cộng, nhất là vào dịp Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô như là một chứng từ công khai đối với việc tôn kính Bí Tích Cực Linh này’ (Code of Canon Law, can. 944 ậ 1; cf. Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, Introduction, nn. 101-102; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 317), vì ‘việc tín hữu sốt sắng tham dự vào cuộc rước kiệu Thánh Thể vào dịp Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô là một ân huệ Chúa ban hằng năm làm cho những ai tham dự được tràn đầy niềm vui mừng hoan hỉ’ (Pope John Paul II, Encyclical Letter, Ecclesia de Eucharistia, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439). (khoản số 143)

• “Cần phải hết sức chú trọng tới giá trị mục vụ của các Hội Nghị Thánh Thể, và những cuộc hội nghị này ‘phải là một dấu chỉ đích thực của đức tin và đức mến’ (Cf. Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, Introduction, n. 109). Cần phải cẩn thận sửa soạn và thực hiện những cuộc hội nghị này theo những gì đã được qui định (Cf. ibidem, nn. 109-112), nhờ đó tín hữu Chúa Kitô được dịp tôn thờ các mầu nhiệm Mình Máu Thánh Con Thiên Chúa một cách xứng hợp, cũng nhờ đó họ tiếp tục cảm nghiệm được nơi bản thân họ các hoa trái của Ơn Cứu Chuộc (Cf. Missale Romanum, In sollemnitate sanctissimi Corporis et Sanguinis Christi, Collecta, p. 489). (khoản số 145)

Nhưng cần phải tôn thờ Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể ra sao hay bằng cách nào, nếu không phải bằng việc chiêm ngắm, nhưng là việc chiêm ngắm được thực hiện, hay nhất, như chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích đã cùng nhau nêu lên, đó là bằng Kinh Mân Côi, tức cùng Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Giêsu Thánh Thể.

• “Chúng ta hãy, qua tác động tôn thờ này, đi sâu vào việc chiêm ngưỡng Người một cách tư riêng cũng như cộng đồng, bằng cách sử dụng lời nguyện cầu thấm nhuần Lời Chúa và cảm nghiệm của rất nhiều vị thần bí, cũ cũng như mới. Chính kinh Mân Côi, khi được hiểu sâu xa như là một hình thức thánh kinh và qui về Chúa Kitô là những gì Tôi đã huấn dụ trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria Rosarium Virginis Mariae, cũng cho thấy mình là cách đặc biệt xứng hợp dẫn đến việc chiêm ngưỡng Thánh Thể, một thứ chiêm ngưỡng được thực hiện với Mẹ Maria như vị đồng hành và hướng đạo của chúng ta (Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, Instruction Redemptionis Sacramentum on certain matters to be observed or to be avoided regarding the Most Holy Eucharist [25 March 2004]: L'Osservatore Romano, Weekly Edition in English, 28 April 2004, 137, loc. cit., p.11)”. (ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thế, khoản số 18).

• “Trước Bí Tích Cực Linh này, ở trong nhà tạm hay được đặt ra ngoài, không được loại trừ việc cầu kinh Mân Côi là một kinh nguyện đáng ca ngợi ‘nơi tính cách đơn sơ mà lại sâu xa của kinh này’ (Pope John Paul II, Apostolic Letter, Rosarium Virginis Mariae, diei 16 octobris 2002: AAS 95 [2003] pp. 5-36; here n. 2, p. 6). Thậm chí cả vào trường hợp Thánh Thể được đặt ra ngoài cũng phải nhấn mạnh đến tính cách của kinh nguyện này như là một việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm về đời sống của Chúa Kitô Cứu Thế cũng như về dự án cứu độ của Chúa Cha, nhất là khi thực hiện bằng các bài đọc lấy từ Thánh Kinh (Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, Letter of the Congregation, 15 January 1997: Notitiae 34 [1998] pp. 506-510; Apostolic Penitentiary, Letter to a Priest, 8 March 1996: Notitiae 34 [1998] p. 511)”. (Bản Hướng Dẫn “Redemptionis Sacramentum”, khoản số 137)

Nếu trong Thánh Lễ, hai khía cạnh Thánh Thể là Hy Tế Vượt Qua và là Sự Sống Hiệp Thông được hiện thực một cách bí tích và long trọng cử hành, thì khía cạnh Hiện Diện Thần Linh, dù cũng hiện thực cả trong Thánh Lễ, cần phải được tín hữu chúng ta ý thức hơn và bày tỏ sự nhận biết với tất cả lòng biết ơn cảm mến của mình trong việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, đúng như những gì được vị mở Năm Thánh Thể (10/2004-2005) mong ước và kêu gọi:

• “Đặc biệt cần phải vun trồng một ý thức sống động về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô, cả trong việc cử hành Thánh Lễ cũng như trong việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ…. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong nhà tạm phải là một thứ hấp lực thu hút nhiều linh hồn hơn tỏ lòng mến yêu Người, sẵn sàng nhẫn nại đợi nghe tiếng nói của Người, và có thể cảm thấy được nhịp tim đập của Người”. (Tông Thư về Năm Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con, khoản số 18)

Riêng về việc Hiện Diện Thực Sự (Real Presence) của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, ĐTC GPII, trong Tông Thư về Năm Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con, ở khoản số 16, đã cùng với Đức Phaolô VI tái xác tín như sau:

• “Tất cả những chiều kích này của Thánh Thể cùng hướng về một khía cạnh duy nhất, một khía cạnh, hơn hết mọi khía cạnh khác, cần đến đức tin của chúng ta, đó là khía cạnh về mầu nhiệm của sự hiện diện ‘thực sự’. Theo tất cả truyền thống của Giáo Hội, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu thực sự hiện diện dưới các hình chất Thánh Thể. Sự hiện diện này, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã xác đáng giải thích, được gọi là ‘thực sự’, không phải một cách độc nhất như thể những hình thức hiện diện khác của Chúa Kitô không thực sự, mà là một thứ thực sự trên hết, vì Chúa Kitô nhờ đó hiện diện về bản thể, một cách trọn vẹn và toàn thể, nơi thực tại mình máu của Người (Cf. Encyclical Letter Mysterium Fidei [3 September 1965], 39: AAS 57 (1965), 764; Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum Mysterium on the Worship of the Eucharistic Mystery (25 May 1967], 9: AAS 59 [1967], 547). Đức tin đòi hỏi chúng ta đến với Thánh Thể với tất cả ý thức là chúng ta đang tiến đến với chính Chúa Kitô. Chính sự hiện diện của Người mới làm cho các khía cạnh khác của Thánh Thể, khía cạnh như một bữa ăn, khía cạnh tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua, khía cạnh ngưỡng vọng cánh chung, một ý nghĩa vượt ra ngoài cái biểu hiệu thuần túy. Thánh Thể là một mầu nhiệm của sự hiện diện, là việc hoàn thành lời Chúa Giêsu hứa ở với chúng ta cho đến tận thế”.
 

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ