GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 30/7/2005

NGÀY THÁNH MẪU

 

1) Làm sao để có thể suy niệm với Mẹ Maria?

2) Tòa Thánh Lại Đính Chính về Những Lời Do Thái Tố Cáo Vu Khống Cả ĐTCGPII về Những Lần Ngài Không Lên Án Khủng Bố Tấn Công Do Thái

3) Balan thiết lập “Ngày Gioan Phaolô II”

4) ĐTC BĐXVI với hàng giáo sĩ ở giáo phận Aosta: Chúa Kitô là Giải Đáp, Ánh Sáng Người sẽ tái hiện

5) ĐTC về tông dinh nghỉ hè Catelgandolfo

6) Ý Chỉ của ĐTC Tháng 8/2005

   

   

  

   

Làm sao để có thể suy niệm với Mẹ Maria? 

 

 

From: Viet Quach

To: Tinh Cao

Sent: Friday, July 22, 2005 12:35 PM

Subject: Re: Chào chú

 

Cám ơn chú rất nhiều về lời khuyên. Thiệt là đúng lúc này con rất cần. Thưa chú còn về việc suy niệm ,co thấy có nhiều cách dạy suy niệm :nào là suy niệm qua một số đoạn kinh Thánh rồi suy niệm qua cái nhìn của Mẹ Maria ,nhưng con không hiểu suy niệm ,qua cái nhìn của Mẹ Maria là như thế nào ,nhiều khi con ngồi xuống lần chuỗi rồi không biết phải suy niệm thế nào luôn ,rồi nhiều khi cứ nghĩ tới nghĩ lui có một mầu nhiệm đến mười lần khiến con cảm thấy chán chứ không có trở nên ''cao siêu '' gì cả . Vậy ngoài những cách chiêm nghiệm thông thường ,mình có thể tự đặc ra cách chiêm nghiệm riêng hay không ?

 

Thứ hai là thưa chú ,người ta bảo :''Yêu Mẹ Maria dễ ẹt ,nhưng mà con chẳng thấy dễ tí nào con chỉ cảm thấy lòng mình lạnh ngắc ,đó là điều khiến con băn khoăn nhất ! Người ta cũng bảo đã chiếm được lòng của Mẹ là dễ dàng đẹp lòng Chúa ,mà con thì chả chiếm được lòng ai cả ! Con buồn lắm ,và vì vậy mỗi khi ngồi đọc kinh,cầu nguyện con chỉ cảm thấy chán ,vì vậy dễ dàng lo ra ,chẳng có cảm thấy Chúa ,Mẹ gì cả ,chỉ như đọc kinh với tượng của Ngài thôi .Một ngày con đọc kinh khá nhiều ,nhưng cho ra trò thì đếm trên đầu ngón tay ,có khi chả có gì cả ,chỉ như uống nước lã thôi ,dần dần sinh ra tật chán ,làm biếng ,chẳng muốn đọc kinh ,nhưng không đọc thì lại cảm thấy không an tâm ,lại sợ bị Chúa phạt nữa ,nên con cứ đọc.Ở nhà ai cũng tưởng con đạo đức ,nhưng có đâu .

Con viết cái e-mail này xin chú giúp cho ,ở nhà con chẳng biết nói với ai ,thừa dịp con nói hết cho khuây khỏa ,cũng để xin chú giúp cho con luôn. Chào chú và cám ơn chú rất nhiều vì đã hồi âm!                                                                          

 

From: Tinh Cao

To: Viet Quach

Sent: Friday, July 29, 2005 12:30 PM

Subject: Re: Chào chú

 

Hai vấn đề đã được đặt ra cần giải quyết ở đây đó là việc làm sao để có thể suy niệm với Mẹ Maria? (1) và làm sao để có thể dễ dàng yêu mến Mẹ Maria? (2)

 

1) Làm sao để có thể suy niệm với Mẹ Maria? 

 

Trước hết, chúng ta nên phân biệt giữa "suy niệm" và "cảm nghiệm". Nếu việc suy niệm liên quan đến trí khôn thì cảm nghiệm liên quan đến lòng muốn.

 

Trong việc suy niệm, chúng ta dùng trí khôn để suy nghĩ một đề tài hay một vấn đề nào đó chưa hiểu và cần hiểu. Cảm nghiệm là chúng ta thâm tín, xác tín và ý thức một thực tại nào đó, một vấn đề nào đó mà không cần suy nghĩ hay suy niệm nữa.

 

Có thể so sánh giữa việc suy niệm và cảm nghiệm như thế này: suy niệm giống như bộ tiêu hóa tiếp nhận đồ ăn, còn cảm nghiệm giống như bộ tuần hoàn châu lưu máu huyết trong cơ thể. Đồ ăn giống như những cảm xúc hay nhận định ban đầu được con người tiếp thu qua ngoại quan (mắt thấy, tai nghe v.v.) và nội quan (trí nhớ, trí tưởng v.v.), cần phải được nhai nuốt và tiêu hóa bằng những tác động của trí khôn là lập luận và phán đoán. Máu huyết giống như những thâm tín, xác tín, ý thức, những gì trước đó chỉ là cảm xúc hay nhận định sơ khởi, nay đã được biến đổi (từ dạng hữu cơ ra vô cơ) thành cảm nghiệm, thành sức sống cho toàn thân.

 

Đó là lý do con người nào máu huyết đầy đủ (không bị thiếu máu) và tốt (không bị máu xấu), là con người ít bệnh tận, da thịt hồng hào và sung sức làm việc v.v. Cũng thế, về phương diện tâm linh, một con người khôn ngoan, tức đầy những ý thức về mình cũng như về cuộc đời, họ sẽ sống một cuộc đời thật là hạnh phúc, bằng an, nhẫn nại, phục vụ, hy sinh v.v.

 

Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng, chưa chắn các triết gia đã là thành phần khôn ngoan, vì cho dù họ có lắm ý nghĩ cao siêu về sự vật chăng nữa, nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều thần học gia, triết gia, tư tưởng gia v.v. là những con người rối đạo, là những con người tung ra những chủ nghĩa hay lý thuyết phản luân thường đạo lý, phi nhân bản v.v.

 

Đó là lý do vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao để chúng ta có thể mỗi ngày một trở nên khôn ngoan sáng suốt hơn. Theo tôi, cách thức hay nhất đó là suy niệm với Mẹ Maria, đúng hơn, suy niệm như Mẹ Maria và nhờ Mẹ Maria. Bởi vì, không ai hiểu biết Thiên Chúa như Mẹ, dù là các thần trời đi nữa! Thế nhưng, Mẹ Maria đã suy niệm ra sao và như thế nào?

 

Theo Phúc Âm cho thấy thì Mẹ Maria đã suy niệm liên lỉ và bằng đức tin. Mẹ suy niệm liên lỉ ở chỗ Mẹ luôn tỉnh thức để nhận ra những gì Chúa muốn tỏ ra cho Mẹ để kịp thời đáp ứng, dù có lúc Mẹ không hiểu gì, vượt quá trí khôn loài người hạn hẹp của Mẹ. Chẳng hạn như lần thần sứ Gabriel truyền tin Lời Nhập Thể cho Mẹ, một người trinh nữ "không hế biết đến nam nhân", một người lại được Thiên Chúa chọn để làm Mẹ Lời Nhập Thể. Điển hình nữa là trường hợp Mẹ tìm thấy thiếu nhi Giêsu Con Mẹ trong đền thánh sau 3 ngày thất lạc, Mẹ đã chẳng hiểu lời Con Mẹ nói gì cả(xem Phúc Âm Thánh Luca 2:51).

 

Đến đây chúng ta thấy Mẹ Maria đã tiến từ việc suy niệm (bằng trí khôn, vì trí khôn không hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa Thần Linh), đến việc cảm nghiệm bằng lòng muốn, bằng đức tin, bằng ý thức siêu nhiên, nhờ đó, Mẹ liên lỉ được sống trong Chúa, kết hiệp với Chúa!

 

Đó là lý do Mẹ Maria luôn được đầy ơn phúc, tức là lúc nào Mẹ cũng sống đẹp lòng Chúa mọi đàng như Chúa Giêsu Con Mẹ đối với Cha của Người, không bao giờ Mẹ làm vơi đi một mảy may nào ơn phúc Ngài đã ban cho Mẹ, tức Mẹ không hề làm mất lòng Ngài tí nào.

 

Đó còn là lý do Chúa Giêsu đã cố ý nói về tinh thần "Xin Vâng" đầy ơn phúc này của Mẹ, khi nghe một người đàn bà khen Mẹ có phúc về thể lý vì đã cưu mang Người và cho Người bú, đó là một tinh thần Mẹ luôn tỉnh thức và cầu nguyện (đáp ứng đức tin), ở chỗ: "lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa" (Phúc Âm Luca 11:28).

 

Vậy chúng ta hãy suy niệm với Mẹ Maria và nhờ Mẹ Maria, bằng cách hãy "lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa" như Mẹ. Chính Mẹ Maria cũng đã dạy chúng ta tất cả bí quyết sống nội tâm với Chúa của Mẹ, đó là "lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa", như chính lời Mẹ đã căn dặn thành phần giúp tiệc cưới Cana rằng: "Người bảo làm gì hãy làm như thế" (Phúc Âm Gioan 2:5).

 

Chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa chẳng những bằng việc siêng năng đọc Thánh Kinh, cũng như bằng việc nhận ra các dấu chỉ thời đại Thiên Chúa tác động nơi cuộc đời của chúng ta, mà còn bằng việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là dung nhan Thiên Chúa của loài người và là dung nhan loài người của Thiên Chúa, nhờ đó, chúng ta mới ý thức được, cảm nghiệm được đâu là Ý Chúa để mau mắn đáp ứng Ý của Ngài hay tuân giữ Lời Ngài, Lời hằng sống, Lời biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài.

 

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.

 

TOP


Tòa Thánh Lại Đính Chính về Những Lời Do Thái Tố Cáo Vu Khống Cả ĐTCGPII về Những Lần Ngài Không Lên Án Khủng Bố Tấn Công Do Thái

 

Sau khi vị bộ trưởng ngoại giao Do Thái là Nimrod Barkan bày tỏ những nhận định được đăng trên tờ nhật báo Giêrusalem Post hôm Thứ Ba 26/7, Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh đã phổ biến ghi nhận sau đây vào buổi chiều hôm qua:

 

“Tính cách không vững chắc của những tố cáo vô bằng cố ý chống lại Giáo Hoàng Biển Đức XVI vì không đề cập tới – trong lời nhận định sau kinh Truyền Tin hôm 24/7 – về cuộc khủng bố tấn công ngày 12/7 ở Natanya, Do Thái, không thể nào lại không rõ ràng đối với những ai thực hiện những lời tố cáo này. Có lẽ cũng vì lý do ấy mà người ta đã cố gắng tán thành những lời tố cáo này bằng cách hướng tới những lần được cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã tỏ ra im lặng về những cuộc tấn công Do Thái trong những năm qua, thậm chí còn tạo ra những lời chính quyền Do Thái lập đi lập lại xin Tòa Thánh để ý tới vấn đề này, và yêu cầu Tòa Thánh hãy thay đổi thái độ trong tân giáo triều đây.

 

“Về vấn đề ấy, cần phải lưu ý là:

 

“Những lời tuyên bố của Đức Gioan Phaolô II lên án tất cả mọi hình thức khủng bố, và lên án từng hành động khủng bố phạm đến Do Thái, thì rất nhiều và công khai tỏ tường.

 

“Không phải là hết mọi cuộc tấn công Do Thái đều có thể được đáp ứng ngay bởi việc lên án công khai. Có nhiều lý do khác nhau về vấn đề này, trong đó có sự kiện là những cuộc tấn công phạm đến Do Thái ấy đôi khi được xẩy ra bởi những phản ứng lập tức của Do Thái là những hành động không xứng hợp với luật quốc tế. Bởi thế, không thể nào lên án một cuộc khủng bố trước mà lại im lặng trước cuộc trả đũa sau.

 

“Như chính phủ Do Thái có lý không để cho các lời công bố của mình bị sai khiến bởi kẻ khác thế nào thì Tòa Thánh cũng không chấp nhận những bài học và bị điều khiển bởi bất cứ một thẩm quyền nào khác liên quan tới việc chỉ dẫn và nội dung của những lời tuyên bố của mình như thế”.

 

Bản văn của Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh còn được kèm theo bằng một liệt kê một số lời của Đức Gioan Phaolô II từ thời khoảng 1979 đến Tháng 2/2005, một tháng rưỡi trước ngày ngài qua đời, những lời ngài đã lên án việc bạo lực phạm đến thành phần dân chúng và khẳng định quyền lợi của Nước Do Thái được sống trong an ninh và an bình. Cuối cùng bản văn của Tòa Thánh đã kết luật thế này:

 

“Thật là đáng buồn và bỡ ngỡ khi thấy vấn đề xẩy ra một cách thiếu nhận định đối với những gì trong 26 năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thường lên tiếng mạnh mẽ và thương cảm về tình trạng thê thảm ở Thánh Địa, lên án tất cả mọi cuộc khủng bố và kêu gọi có những cảm thức nhân bản và hòa bình. Những lời tố cáo phản với sự thật của lịch sử ấy chỉ có lợi cho những ai tìm cách làm dậy lên men hận thù và xung khắc mà thôi, chắc chắn sẽ không giúp gì vào việc cải tiến tình trạng này cả”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo VIS ngày 29/7/2005

 TOP

Balan thiết lập “Ngày Gioan Phaolô II”

Cơ quan tín vụ KAI của Balan đã tường trình là quốc hội nước này, với số phiếu là 338 thuận, 3 chống và 2 trống, đã đồng ý thành lập Ngày Gioan Phaolô II trong niên lịch ngày lễ hằng năm của quốc gia, và ngày lễ ấy sẽ là ngày 16/10, ngày kỷ niệm Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng.

Bản văn của khoản luật được chuẩn nhận này viết rằng: “Giáo triều của Đức Gioan Phaolô II đã làm biến đổi lịch sử thế giới về tất cả mọi khía cạnh của nó. (Ngày này) thể hiện cái hãnh diện của một con người đại nhân bản, một con người có một nền văn hóa và khoa học sâu xa, đã được hình thành nên bởi truyền thống Balan”.

Ngày này cũng giúp để tưởng nhớ đến vô vàn khởi động của vị nguyên tổng giám mục Krakow, vị sau làm Giáo Hoàng, nhắm đến việc giải quyết những xung khắc về xã hội, chính trị và quốc tế.

“Ngài là một con người của hòa bình và niềm hy vọng. Ngài vạch ra cho toàn thế giới, cho hết mọi cộng đồng, cho tất cả mọi người và từng người rằng sự sống có thể trở nên nhân bản hơn, và dạy cách thức, khi vẫn giữ niềm tin của mình, vẫn biết tỏ ra tôn trọng và yêu thương kẻ khác”.

Tâm Phương, theo Zenit ngày 28/7/2005

  TOP

ĐTC BĐXVI với hàng giáo sĩ ở giáo phận Aosta: Chúa Kitô là Giải Đáp, Ánh Sáng Người sẽ tái hiện

 

Hôm Thứ Hai 25/7/2005, ĐTC BĐXVI đã gặp gỡ hàng giáo sĩ thuộc giáo phận Aosta tại nhà thờ Introd. Tờ nhật báo L’Osservatore Romano ấn bản Ý ngữ hôm Thứ Năm 28/7 đã đăng nguyên văn bài huấn từ của ngài. Sau đây một số đoạn tiêu biểu chính yếu mạng điện toán toàn cầu VIS phổ biến phổ biến liên quan đến 3 vấn đề: Thánh Phêrô gắn bó với đàn chiên, ơn gọi linh mục và vấn đề người Công giáo ly dị tái hôn rước lễ.

 

“Lịch sử Giáo Hội luôn được ghi dấu, bằng những hình thức khác nhau, bởi những vấn đề thực sự làm chúng ta nhức nhối. Cần phải làm gì đây?... Tôi xin vắn tắt giải đáp, thế nhưng tôi cũng xin nói là Giáo Hoàng không phải là một tiên tri, ngài chỉ vô ngộ, như chúng ta biết, chỉ ở trong những trường hợp rất họa hiếm. Bởi thế, tôi chia sẻ những vấn đề này với an hem. Tôi cũng nhức nhối nữa. Thế nhưng, tất cả chúng ta đều muốn … biến đổi các vấn đề bằng việc chịu khổ, vì việc chịu khổ là đường lối biến đổi, mà nếu thiếu nó sẽ chẳng có gì được đổi thay. Đó cũng là ý nghĩa của dụ ngôn hạt lúa miến rơi xuống đất”.

 

Tiếp tục nói đến cuộc khủng hoảng ơn gọi ở Tây phương, ĐGH đã nhận định làm thế nào thế giới tây phương đã tiến đến chỗ “không còn chứng cớ gì cho thấy cần đến Thiên Chúa nữa, lại càng không cần đến Đức Kitô… Bởi thế mới khó lòng tin tưởng, và nếu khó lòng tin tưởng thì lại càng khó hiến dâng đời mình cho Chúa để phụng sự Ngài. Đó rõ ràng thực sự là một niềm quặn thắt, một nỗi thắt quặn đặc biệt đối với thời điểm lịch sử của chúng ta, một thời điểm các Giáo Hội được gọi là lớn lao thường lại trở thành tàn tạ suy vong… Ngoài ra, những hệ giáo phái, những hệ giáo phái cho thấy họ tin tưởng vào một đức tin tối thiểu lại đang gia tăng… Chúng ta cần phải nhẫn nại chui qua con đường hầm này, với lòng tin tưởng rằng Chúa Kitô là giải đáp và ánh sáng của Người sẽ xuất hiện ở cuối đường hầm”.

 

Về vấn đề người Công giáo ly dị tái hôn, ĐTC đã bày tỏ là ngài cảm thấy “đặc biệt đau đớn” về “tình trạng của những ai lập gia đình trong Giáo Hội ngoài truyền thống, không thực sự là những tín hữu; thế rồi, khi thấy mình sống theo một thứ hôn nhân mới mẻ vô giá trị, họ trở lại, tìm kiếm đức tin, và cảm thấy bị loại trừ không được lãnh nhận Bí Tích (Thánh Thể)”.

 

ĐTC nhắc lại là khi còn là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ngài đã mời một số hội đồng giám mục hãy nghiên cứu vấn đề về một “Bí Tích được cử hành thiếu đức tin”, và “có thực sự tìm thấy ở đó hay chăng lý do bất hiệu thành, vì Bí Tích thiếu hẳn chiều kích thiết yếu…. Vấn đề này rất khó khăn, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng”.  

 

Bá Vũ Ly, theo VIS ngày 29/7/2005

 

 TOP

 

ĐTC về tông dinh nghỉ hè Catelgandolfo

 

Tối hôm Thứ Năm 28/7/2005, ĐTC đã từ vùng núi nghỉ hè Valle d’Aosta về nhà nghỉ mát của ngài ở Castelgandolfo thuộc phíc nam thành phố Rôma.

 

Sauk hi về đến nơi được một chút, ngài đã ra bao công của Tông Dinh này để chào dân chúng đang đời ngài ở quảng trường bên dưới, với những lời lẽ ngỏ cùng họ như sau:

 

Anh Chị Em Thân mến,

 

Tôi vừa từ Valle d’Aosta là nơi tôi đã sống hai tuần lễ hoan hỉ ở vùng đồi núi; thế nhưng tôi sung sướng được tới với anh chị em ở đây hôm nay trong lâu đài của các vị Giáo Hoàng này”.

 

“Hơn một tháng nữa tôi sẽ là đồng bào của anh chị em; tôi lấy làm vui mừng được ở tỉnh nhỏ duyên dáng này, để sống với anh chị em và để chiêm ngắm cái rạng ngời của miền quê Rôma xưa. Cám ơn anh chị em về cảm tình và mối thân hữu của anh chị em”.

 

Sau khi ban phép lành và giữa những tiếng reo hò của tín hữu, ĐTC đã kết thúc bằng câu: “Cám ơn anh chị em đã đón tiếp, chúng ta sẽ gặp nhau thường xuyên”.

 

ĐTC sẽ ở đây cho những ngày còn lại của mùa hè để nghỉ ngơi và tiếp tục đọc sách, viết lách. Ngài cũng về lại Vatican nếu có nhiều người đến tham dự các buổi triều kiến chung hằng tuần vào mỗi Ngày Thứ Tư.

 

Thế nhưng, mùa hè của ngài năm nay sẽ bị gián đoạn bởi chuyến tông du đến Cologne Đức quốc trong thời khoảng 18-21/8/2005 cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX.

 

Tâm Phương, BVL, theo VIS ngày 29/7/2005

 

 

TOP

 

Ý Chỉ của ĐTC Tháng 8/2005

 

Ý Chung : « Xin cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới có thể làm phấn khởi hay tái bừng lên nơi giới trẻ ước muốn gặp gỡ Chúa Kitô và tìm thấy nơi Người một hướng đạo viên cho cuộc sống của họ ».  

 

Ý Truyền Giáo : « Xin cho các vị linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo dân ở các quốc gia truyền giáo, thành phần đang hoàn tất việc huấn luyện ở Rôma, được tìm thấy nơi việc họ ở tại ‘Thành Đô Vĩnh Hằng’ thời gian thăng hóa tâm linh ».

 

BVL, theo VIS ngày 29/7/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ