GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 4/7/2005 |
1) ĐTC BĐXVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XIV Quanh Năm 3/7/2005 về Cuốn Tổng Lược Giáo Lý Công Giáo
2) Tại sao các nhóm Phò Sự Sống bị loài trừ khỏi Cuộc Họp Liên Hiệp Quốc
3) Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
ĐTC BĐXVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XIV
Quanh Năm 3/7/2005 về Cuốn Tổng Lược Giáo Lý Công Giáo
Một ít ngày trước đây tôi đã hân hoan ban hành cuốn Tổng Lược Giáo Lý Giáo Hội
Công Giáo. Trong nhiều năm nay cần đến một cuốn giáo lý ngắn gọn tóm tắt một
cách đo8n sơ nhưng đầy đủ tất cả những yếu tố chính yếu của tín lý Công giáo.
Thiên Chúa Quan Phòng đã để xẩy ra là dự án này đã được hiện thực vào chính ngày
chính thức khai mạc việc tôn phong Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta, vị
đã quyết tâm phát động việc này. Anh chị em thân mến, trong khi tôi xin cám ơn
Chúa về việc này tôi cũng xin nhấn mạnh một lần nữa về tấm quan trọng của phương
tiện hữu dụng và thực tế này trong việc loan báo Chúa Kitô cùng Phúc Âm cứu độ
của Người.
Cuốn Tổng Lược này, như một cuộc đối thoại giữa thày cô và học sinh, là tổng
luận việc bày tỏ rộng rãi nhất đức tin Công giáo và tín lý Công giáo được chất
chứa trong Giáo Lý là cuốn được vị tiền nhiệm đáng kính của tôi ban hành năm
1992. Cuốn Tổng Lược này trình bày 4 phần của nó liên kết với nhau một cách khéo
léo, khiến người ta hiểu được cái tính chất duy nhất trổi vượt của mầu nhiệm
Thiên Chúa, dự án cứu độ của Người đối với toàn thể nhân loại, tính chất chính
yếu của Chúa Giêsu, Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã làm người trong lòng
Trinh Nữ Maria, Đấng đã chết và đã sống lại vì chúng ta. Hiện diện và hoạt động
trong Giáo Hội của mình, nhất là qua các bí tích, Chúa Kitô là nguồn mạch đức
tin của chúng ta, là mô phạm cho hết mọi tín hữu và là thày dạy nguyện cầu.
Anh chị em thân mến, vào lúc mở màn cho đệ tam thiên kỷ đây, toàn thể cộng đồng
Kitô hữu cần thiết biết bao trong việc loan ab1o, giảng dạy và làm chứng một
cách trọn vẹn, nhất trí và hợp với sự thật của đức tin, tín lý và luân lý Công
giáo! Chớ gì cuốn Tổng Lược Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo này cũng góp phần vào
việc canh tân việc dạy giáo lý và truyền bá phúc âm hóa, nhờ đó tất cả mọi Kitô
hữu – trẻ em, giời trẻ và người lớn, gia đình cũng như cộng đồng – dễ dạy trước
tác động của Thánh Linh, có thể trở thành những giáo lý viên và những nhà truyền
bá phúc âm hóa trong tất cả mọi hoàn cảnh, giúp người khác gặp gỡ Chúa Kitô.
Chúng tax in điều này với lòng tin cậy vào Trinh Mẫu Thiên Chúa, ngôi sao truyền
bá phúc âm hóa.
(Sau khi nguyện kinh Truyền Tin, ĐTC nhắc nhở thêm:)
Thứ Tư tới đây, ngày 6/7, hội nghị G-8 sẽ khai mạc ở Gleneagles, Tô Cách Lan,
tức là thượng nghị của các vị lãnh đạo quốc gia và chính quyền của những quốc
gia kỹ nghệ nhất thế giới, những quốc gia sẽ lấy Phi Châu, một châu lục thường
bị lãng quên, làm một trong những vấn đề ưu tiên của mình.
Tôi mong cho cuộc hội nghị quan trọng này được hoàn toàn thành đạt, hy vọng rằng
nó sẽ mở đường cho việc lấy tình đoàn kết chia sẻ những chi phí của việc giảm
bớt nợ nần, hầu áp dụng những biện pháp cụ thể trong việc nhổ tận gốc rễ tình
trạng nghèo khổ và cổ võ việc phát triển thực sự ở Phi Châu.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 3/7/2005
Tại sao các nhóm Phò Sự Sống bị loài trừ khỏi Cuộc Họp Liên Hiệp Quốc
Các tổ chức không thuộc chính phủ phò sự sống và gia đình gần đây đã bị loại trừ không được tham dự buổi điều trần ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước, nhân dịp kiểm điểm 5 năm Những Mục Đích Phát Triển Ngàn Năm là những gì đã được đề ra trong một hội nghị ngoại lệ vào năm 2000 liên quan tới việc nhổ tận gốc rễ tình trạng bần cùng trên thế giới.
Để biết được những lý do về việc loại trừ này, mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn ông Riccardo Cascioli, chủ tịch Trung Tâm Âu Châu Nghuên Cứu Về Dân Số, Môi Sinh và Phát Triển (CESPAS: the European Center of Studies on Population, the Environment and Development).
Vấn: Tại sao những tổ chức phò sự sống bị loại trừ như thế?
Đáp: Rõ ràng đây là một dự định đã được phát động từ nhiều năm nay trong việc loại trừ những tổ chức không phải của chính quyền ra khỏi tiến trình quyết định trong các cơ quan và ủy ban khác nhau của LHQ.
Lý do cũng dễ hiểu thôi đó là có những cuộc vận động mãnh liệt phản sinh sản, phò phá thai, môi sinh và đồng tính, đang cố gắng đưa ra những quyền sinh sản – quyền phá thai và ngừa thai chẳng hạn – như là những quyền căn bản của con người, cũng như để hủy diệt gia đình bằng việc bình đẳng hóa những cuộc hợp hôn đồng tính với những loại hôn nhân khác.
Phương sách này là ở chỗ tạo nên các bản văn kiện quốc tế theo chiều hướng này để chúng có thể trở thành những phương tiện áp lực ở các quốc gia khác nhau có vấn đề lập phác tương phản.
Theo quan điểm này thì các tổ chức không thuộc chính quyền phò sự sống và gia đình là “kẻ thù” cần phải bị loại trừ, nhờ đó tránh được những chướng vật cản mũi kỳ đà. Đó là những gì đã xẩy ra vào trường hợp lần này.
Không phải là ngẫu nhiên ở vào một số trường hợp trong cuộc điều trần của LHQ có những bài nói về nhu cầu cần phải nêu lên một cách minh nhiên những quyền lợi về sinh sản trong số những phương sách chống nạn nghèo khổ. Có những cuộc tấn công vào các tôn giáo, hiển nhiên nhất là Giáo Hội Công Giáo, vì tôn giáo chống lại thành phần đồng phái tính.
Vấn: Thế nhưng làm thế nào việc loại trừ này có thể xẩy ra mà lại không có bất cứ một chính phủ hay cá nhân nào than phiền về vấn đề ấy?
Đáp: Chúng tôi có thể nói rằng ở cấp độ chính quyền người ta tỏ ra thái độ dửng dưng đáng trách về những gì xẩy ra tại các cơ quan và các ủy ban khác nhau ở LHQ, nếu những cơ quan hay ủy ban ấy có những sách lược hết sức khôn khéo cho những cuộc vận động này, những cuộc vận động áp đặt nhiều thứ trong đó có ngữ thuật “xã hội dân sự”, một quan niệm giúp vào việc bao che cho những hoạt động chính trị không liên hệ gì tới xã hội dân sự.
Vấn:
Phải chăng như thế có nghĩa là các tổ chức không thuộc chính phủ chủ trương
phò sự sống và gia đình chẳng là gì hết ngoài một cái vỏ bên ngoài vậy thôi?
Đáp: Không phải những tổ chức phi chính quyền; nó tùy thuộc vào việc sử dụng những gì làm nên các tổ chức này. Để tôi giải thích thế này.
Khoảng 13 ngàn tổ chức không thuộc chính quyền được chính thức công nhận tùy theo tính cách khác nhau ở LHQ. Khoảng 200 tổ chức đại diện ở cuộc điều trần tuần vừa rồi. Tiêu chuẩn của cuộc chọn lựa này là gì? Không có một phương thức nào minh nhiên cả.
Một ủy ban đã được thiết lập theo quyết định của vị chủ tịch Tổng Hội Đồng, một hội đồng được làm nên bởi những đại diện thuộc khoảng 10 nhóm vận động, rõ ràng là thuộc những phong trào nữ giới cực đoan mãnh liệt nhất và theo tân thuyết Malthusian.
Họ chọn 200 tổ chức – trùng hợp biết bao, họ đã loại trừ các tổ chức phi chính phủ phò sự sống và gia đình – để nói nhân danh “xã hội dân sự”.
Bởi thế thành phần đại biểu của các chính phủ trên thế giới đã có thể nghe thấy rằng, trong chiều hướng chiến đấu chống nghèo khổ, “xã hội dân sự” kêu gọi các thứ quyền sinh sản và vấn đề hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính. Và nó kêu gọi việc giới hạn quyền tự do tôn giáo – tất cả những điều kêu gọi này ở giữa các bài diễn văn tổng quan khác được mang ra nói tới, về vấn đề chiến đấu chồng nghèo khổ.
Thế nhưng, có một thành phần quan trọng của “xã hội dân sự” cũng hoạt động để nhổ tận gốc tình trạng nghèo khổ mà lại không nhìn nhận mình ở vai trò ấy. Thành phần này ở đâu? Ai đã nghe thành phần ấy? Người ta cần phải can đảm để nói lên rằng những thứ thủ đoạn này là các thứ mạo dụng thô bỉ.
Sự thật là ở chỗ ai đài thọ
là người ấy có quyền kiểm soát. Có một số sáng kiến cần phải trả giá, và các
chính phủ cùng các cơ quan đài thọ cũng là người quyết định thành phần tham dự.
Chẳng hạn, cuộc điều trần tuần vừa rồi được tài trợ bởi Gia Nã Đại, Na Uy và
Phần Lan. Phải chăng là tình cờ khi không có một tổ chức phi chính phủ nào hiện
diện đã chống lại các chính sách phát triển của những chính phủ ấy?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, theo Zenit ngày 29/6/2005
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Trên tờ 1 Dollar Mỹ, chúng ta thấy có hai con số lịch sử liên quan đến nhân
quyền. Con số thứ nhất là 1776, Năm Khai Sinh Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, con số
được viết bằng hàng mẫu tự La Mã MDCCLXXVI nằm ở mặt mầu xanh lá cây của đồng
tiền, dưới chân hình Kim Tự Tháp; và con số thứ hai là 1789, Năm Cách Mạng Pháp,
con số được viết bằng số Hy Lạp, nằm ở mặt mầu trắng của đồng tiền, dưới đáy
vòng chữ Bộ Ngân Khố “The Department of the Treasury”.
Phải, năm 1776 và 1789, theo lịch sử thế giới, là hai năm thuộc hậu bán thế kỷ
18, một thế kỷ đã đánh dấu những bước đầu tiên của một kỷ nguyên văn minh chẳng
những về khoa học kỹ thuật mà còn cả về nhân bản nữa, ở chỗ con người đã bắt đầu
ý thức được nhân quyền của mình. Tuy nhiên, dầu sao hai năm lịch sử này cũng mới
chỉ là thời điểm mở màn cho một màn bi hùng kịch được kết thúc vào năm 1948, với
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ban bố ngày 10/12, một bản
tuyên ngôn có tầm vóc quốc tế chứ không phải chỉ có tầm vóc của một quốc gia,
như Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ được ban hành ngày 4/7/1776. Thế nhưng, để
biết được tiến trình lịch sử về văn minh nhân bản của con người từ hậu bán thế
kỷ 18 đến trung bán thế kỷ 20, chúng ta cũng nên đọc lại và suy tư một số những
khoản trọng yếu trực tiếp liên quan đến Nhân Quyền trong hai bản Tuyên Ngôn quan
trọng này. Những Ý Thức về Nhân Quyền thuộc lãnh vực trần thế này rất gần gũi
với Học Thuyết Xã Hội Kitô Giáo, một học thuyết phát xuất từ Phúc Âm Chúa Kitô,
một Tin Mừng Sự Sống đã thấm nhuần và làm nên chân dung văn hóa đích thực của Âu
Châu, một Âu Châu đã đi khắp thế giới để truyền bá văn minh phúc âm hóa từ thế
kỷ 16.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được chia làm 4 phần rõ rệt:
phần thứ nhất là Lời Ngỏ Mở Đầu, phần thứ hai là Tuyên Ngôn Quyền Lợi, phần thứ
ba là Cáo Thị Luận Bác và phần thứ bốn là Công Bố Độc Lập. Trong bốn phần này,
căn bản nhất và trọng yếu nhất là phần thứ hai, phần Tuyên Ngôn Quyền Lợi. Vì
những Ý Thức về Nhân Quyền trong phần thứ hai về Tuyên Ngôn Quyền Lợi này mới
dẫn đến phần ba là phần bao gồm những Cáo Buộc Luận Bác đối với Vua Đại Anh Quốc,
một quyền bính đã áp đặt chế độ thực dân trên Hoa Kỳ, hoàn toàn phản lại với
những Ý Thức về Nhân Quyền trong phần hai, một tình trạng cần phải được tái
thiết lập theo đúng như những Ý Thức về Nhân Quyền, được thể hiện bằng việc
tranh đấu để giành Tự Do và Độc Lập, một cuộc tranh đấu đã được kết thúc bằng
việc Công Bố Độc Lập, phần thứ tư của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc
Hoa Kỳ. Vậy phần Tuyên Ngôn Quyền Lợi hết sức quan trọng trong Bản Tuyên Ngôn
Độc Lập Hoa Kỳ đã được Quốc Hội công nhận ngày 4/7/1776 và sau đó đã được đa số
56 vị đại diện thuộc 13 tiểu bang tiên khởi của Hoa Kỳ ký ngày 2/8/1776, bao gồm
những Ý Thức về Nhân Quyền ra sao?
“Chúng tôi chủ trương đây là những chân lý minh nhiên, đó là, tất cả mọi
con người đều được dựng nên bình đẳng, đó là, họ được Hóa Công ban cho một số
Quyền Lợi bất khả xúc phạm, đó là, trong số những quyền lợi này có Quyền Sống,
Quyền Tự Do và Quyền theo đuổi Hạnh Phúc.
“Đó là, để bảo toàn những quyền lợi này, cần phải thiết lập Chính Quyền nơi Con
Người, với quyền hạn chính đáng được phát xuất từ sự ưng thuận của dân chúng.
“Đó là, bất cứ Thể Chế Chính Quyền nào trở thành nguy hại cho những mục tiêu
quyền lợi ấy thì Dân Chúng Có Quyền thay đổi hay loại trừ nó, để thiết lập một
Chính Quyền mới, được đặt căn bản trên những nguyên tắc quyền lợi này, và tổ
chức quyền hạn của nó theo một thể chế có thể đối với họ mang lại hiệu quả tốt
đẹp cho tình trạng An Sinh và Hạnh Phúc của họ”.
Căn cứ vào Tuyên Ngôn Quyền Lợi thuộc phần thứ hai trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
Hoa Kỳ, chúng ta thấy những điểm chính yếu sau đây:
• Về phương diện bẩm sinh cá nhân, có ba Quyền Lợi chính: đó là Quyền Sống,
Quyền Tự Do và Quyền theo đuổi Hạnh Phúc;
• Về phương diện tổ chức xã hội, cũng có ba Quyền Lợi chính: đó là Quyền Tuyển
Chọn Thể Chế Công Quyền, Quyền Truất Phế Thể Chế Bạo Quyền, và Quyền Tái Lập Thể
Chế Chính Quyền.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao
tấn Tĩnh, BVL