GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ NĂM 7/7/2005 NGÀY THÁNH THỂ |
2) Cảnh Sát ở Pakistan Ập Vào Lục Soát và Tịch Thu một Tiệm Sách Công Giáo của Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô
3) ĐTC GPII: Bức Thư không gửi cho Kẻ Sát Hại Mình và bức tượng của ngài ở Cuba
4) Cử Hành Thánh Thể: Phụng Vụ Thánh Thể - Phần Hiến Tế
Thứ Hai 15/8
8-10 PM: Các cử hành Tôn Kính Thánh Mẫu ở các giáo xứ
Thứ Ba 16/8
Từ 7:30 AM: Kinh sáng tại các giáo xứ
10:00AM-4:00PM Trung Tâm Thiêng Liêng, “Văn Hóa trong Thành”
5-7:00 PM Lễ khai mạc ở Cologne với ĐHY Meisner,
ở Bonn với GM Bode và ở Dusseldorf với ĐHY Lehmann
7-10PM Hội Lễ Chào Mừng (ở Cologne, Bonn và Dusselforf)
Thứ Tư 17/8
Từ 7:30 AM Kinh sáng tại các giáo xứ
9:00AM-1:00PM Học hỏi Giáo Lý, với bí tích hòa giải và Thánh Lễ kết thúc
2-5:00 PM Sinh Hoạt Ca Nhạc ngoài trời (ở Cologne, Bonn và Dusselforf)
2-10PM Hội Diễn Giới Trẻ (có cả phần các nghi lễ đại kết vào buổi tối)
Thứ Năm 18/8
Từ 7:30 AM Kinh sáng tại các giáo xứ
9:00AM-1:00PM Học hỏi Giáo Lý, với bí tích hòa giải và Thánh Lễ kết thúc
Chương trình nhạc và nguyện cầu dẫn nhập
4:30-7PM Cử hành việc đón mừng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
7-10 PM Hội Diễn Quốc Tế (ở trung tâm thành phố Cologne)
Thứ Sáu 19/8
Từ 7:30 AM Kinh sáng tại các giáo xứ
9:00AM-1:00PM Học hỏi Giáo Lý, với bí tích hòa giải và Thánh Lễ kết thúc
2-6 PM Hội Diễn Giới Trẻ
7:30 PM Đường Thánh Giá
Thứ Bảy 20/8
7:30 AM Kinh sáng cuối cùng tại các giáo xứ và tạ từ các giáo xứ
Từ 11:00 AM Được đến địa điểm canh thức ở Marienfeld
Trưa sẽ có Bí Tích hòa giải
Chiều sẽ có chương trình ca nhạc và nguyện cầu dẫn nhập; bí tích hòa giải (tiếp)
8:30-11:30PM Canh thức với ĐTC tại Marienfeld, sau đó là thinh lặng và tôn thờ, bí tích hòa giải
Chúa Nhật 21/8
7:00 AM Kinh Ban Mai
10AM-12:30PM Thánh Lễ Bế Mạc với ĐTC tại Marienfeld
Cho tới 6:00PM Ca Nhạc Kết Thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Con số tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX lên tới 800 ngàn người.
Vấn đề an ninh là vấn đề gay go nhất trong biến cố này.
Trong cuộc họp báo tại tổng hành dinh Đài Phát Thanh Vatican ngày Thứ
Ba 5/7/2005, ĐHY Joachim Meisner TGM Cologne, nơi tổ chức biến cố
này xác nhận rằng “những người đã ghi danh hay đã trả tiền ở vào
khoảng 400 ngàn, thế nhưng chúng tôi vẫn mở cửa cho đến ngày cuối
để tạo cơ hội tham dự. Phần chúng tôi, chúng tôi có thể điều hành đến 2
triệu người”.
Vị hồng y này cũng cho biết là sẽ có 7 ngàn linh mục và 7 trăm giám mục
tham dự vào biến cố này. Các gia đình người Đức cung cấp cho 85
ngàn chỗ cư trú cho tham dự viên.
Vị hồng y còn nói tiếp: “Cologne đã làm việc cả 8 năm trời cho biến cố
này”. Nơi ĐTC sẽ chủ tọa buổi canh thức đêm Thứ Bảy và Thánh Lễ Bế
Mạc Chúa Nhật là Marienfeld, ở đó có một quả đồi nhân tạo được hình
thành bởi đất thuộc tất cả mọi châu lục.
Theo truyền khẩu thì Vương Cung Thánh Đường Cologne là nơi đang
giữ hài tích của Các Vị Đạo Sĩ Đông Phương. Hòm đựng hài tích các vị
được đặt ở đằng sau bàn thờ, theo như thông lệ thời Trung Cổ, để
giới trẻ có thể đi dưới bàn thờ, mang về phúc lành cho mình, như những
người hành hương đã làm trong quá khứ.
Vị hồng y TGM Cologne còn cho biết thêm là cái vấn đề khó khăn nhất
của việc tổ chức này đó là việc cần phải tuân giữ “17 ngàn tiêu chuẩn an
ninh” theo luật lệ của Đức Quốc.
“Trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2000 ở Rôma đây, chính phủ Ý đã
phải tạm treo những điều kiện này trong vòng 10 ngày, một cử chỉ mà tôi
cho rằng rất nhân bản. Chúng tôi buộc phải tuân giữ những qui tắc an
ninh ấy và điều này đã gây tốn kém cho chúng tôi rất nhiều, vì chúng rất ư
là mắc mỏ. Việc viếng thăm tới đây của ĐTC sẽ tốn phí gấp 10 lần cuộc
viếng thăm đầu tiên Đức quốc của ĐTC GPII. Việc sửa soạn vốn là vấn
đề phức tạp theo quan điểm kỹ thuật, gây ra bởi những đòi hỏi về an
ninh, cũng như từ quan điểm tiền bạc. Thế nhưng, giờ đây mọi sự đã
được thắng vượt rồi”.
Cuối cùng, vị thẩm quyền Giáo Hội địa phương tổ chức Ngày Giới Trẻ
Thế Giới đã kêu gọi tham dự viên như sau: “Anh chị em cần phải đến
như những Vị Vua Khôn Ngoan. Đừng đến một mình, song hãy mang
theo cả người khác nữa. Nếu chúng ta qui tụ lại nhân danh Người thì
Chúa Giêsu sẽ ở giữa chúng ta. Chúng ta cần phải tỏ cho thế giới thấy
dung nhan của Chúa Kitô”.
ĐHY Meisner cũng xác nhận là ĐTC BĐXVI sẽ đến viếng thăm hội
đường Do Thái ở thành phố Cologne vào ngày 19/8, “một vị Giáo Hoàng
người Đức” đến thăm hội đường của một dân tộc bị Đảng Đức Quốc
Xã diệt chủng hồi Thế Chiến II, một cuộc Diệt Chủng “vẫn còn là một vết
thương nhức nhối đối với nhân dân Đức quốc. Người Do Thái là những
người anh chị em lớn của chúng ta. Chúng ta cần phải hợp tác với
nhau để không còn gì tái diễn nữa”.
ĐHY Meisner nói rằng tổng thống Đức hỏi ngài rằng phải chăng cuộc
tuyển chọn một vị Giáo Hoàng người Đức có thể hiểu như là một “việc
xá tội về trách nhiệm của hai cuộc Thế Chiến. Tôi đã trả lời cho
ông ấy rằng không phải là một quốc gia được tuyển bầu mà là một con
người. Ngài thực sự là một người Đức, nhưng không phải là một
chướng ngại cho việc tuyển bầu ấy”.
Bá Vũ Ly, theo Zenit ngày 5/7/2005
Cảnh Sát ở
Pakistan
Ập Vào Lục Soát và Tịch Thu một Tiệm Sách Công Giáo của Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô
TGP Karachi đã lên án những lời cáo buộc của truyền thông đối với một tiệm sách Công Giáo là dòng Nữ Tử Thánh Phaolô điều hành.
Những lời cáo buộc của giới truyền thông (nhất là sau bài báo của tờ nhật báo toàn quốc Urdu) được coi là cớ thúc đẩy một cuộc ập soát tiệm sách này ở Saddar, gần Karachi, hôm 13/6. Cảnh sát đã tịch thu những mại sản của tiệm sách này lấy lý vì những thứ ấy là những gì lộng ngôn phạm thượng.
Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu tường trình thì một người đàn ông đứng bán ở tiệm sách này đã bị chất vấn trên 24 tiếng đồng hồ, trong khi đó các nữ tu bị đe dọa.
Vào ngày 12/6, tờ nhật báo Nawa-l-Waqt đã bài bác việc Kitô hữu bán buôn một cách công khai những băng âm thanh hay băng hình ảnh. Bài báo này cho rằng có một số CD đã làm gia tăng tính cách ám sát các nhân vật của đạo Hồi giáo. Bài báo cũng tường trình cho biết những phản ứng của thành phần giáo sĩ Hồi giáo, những vị đã ban hành một sắc chỉ và kêu gọi mở hồ sơ điều tra vụ lộng ngôn. Phóng viên viết bài báo này đã tung ra những kết luận và dẫn giải sai lầm về nhân vật Thánh Phaolô và những cuộc phim được bày bán, tất cả những sản phẩm bày bán, theo tác giả bài viết, đều là của một hãng Do Thái. Tác giả bài báo thậm chí còn viết là Thánh Phaolô là một người Do Thái sùng đạo, một con người đã hăng say bắt bới Chúa Kitô và Kitô hữu.
ĐTGM Evaristo Pinto ở Karachi đã nói với cơ quan Tín Vụ Á Châu rằng đây là một vấn đề trầm trọng và nó sẽ được trình lên bộ trưởng nội vụ.
Theo Cha Arthur Charles ở TGP Karachi thì vào ngày 12/6/2005, lúc 2 giờ sáng, cảnh sát đã cố vào nữ tu viện Nữ Tử Thánh Phaolô, nhưng bị người canh gác chặn lại.
Ngày hôm sau, cảnh sát đã đến tiệm sách, khóa cửa nhốt một số khách hàng và các nữ tu lại, để bắt đầu lục soát các CD và băng hình.
Theo bản văn của TGP Karachi thì: “Việc phổ biến vào Tháng 6 của những tin tức vô bằng ở một tờ nhật báo nhỏ bằng tiếng Urdu đã làm cho Kitô hữu Pakistan cảm thấy rất đau lòng và gây tai hại cho việc đối thoại và đoàn kết giữa Kitô hữu và Hồi hữu ở xứ sở này”.
Theo bản văn này thì bài viết của tờ báo ấy viết những điều méo mó về thực tại “làm cho Kitô hữu mang một hình ảnh xấu xa”, và hoàn toàn sai lầm cho rằng các cuốn phim được bán ở tiệm này được sản xuất bởi một hãng Do Thái. Cũng không đúng với sự thật nữa đó là ý hướng muốn trình chiếu những cuốn phim ấy khắp quốc gia.
Hầu hết các băng hình được dòng Nữ Tử Thánh Phaolô bày bán là những băng hình được căn cứ vào Thánh Kinh và đã bày bán cả mấy thập niên khắp Pakistan. Mục tiêu của những cuốn băng hình ấy là để kiên cường đức tin của cộng đồng Kitô hữu địa phương. Bản văn này cũng kêu mời thành phần đạo giáo Hồi hãy gặp gỡ Kitô hữu để bàn về vấn đề này.
Trong 155 triệu dân, Kitô hữu chiếm chiếm được 2.5% mà thôi.
Tâm Phương, BVL, theo Zenit ngày 4/7/2005
ĐTC GPII: Bức Thư không gửi cho Kẻ Sát Hại Mình và bức tượng của ngài ở Cuba
Vị thư ký riêng của ĐTC GPII là ĐTGM Stanislaw Dziwisz cho cơ quan tin tức Balan PAP biết là ĐTC GPII đã viết một bức thư cho Ali Agca nhưng không bao giờ gửi.
Theo tờ nhật báo Rzeczpospolita thì trong bức thư ấy, được viết vào khoảng Tháng 5/1981 và 12/1983, ĐTC đã đặt vấn đề với Agca là tại sao người Thổ Nhĩ Kỳ này muốn sát hại ngài: “Tại sao anh lại giết tôi, nếu cả hai chúng ta tin vào sự hiện hữu của một Thiên Chúa duy nhất?”
Bức thư này sẽ được trao cho Đức Ông Slawomir Oder, cáo thỉnh viên của tiến trình tôn phong chân phước của ngài.
Tờ L’Osservatore Romano đã tường trình là ở Cuba đã diễn ta một cuộc khánh thành một bức tượng để tôn kính đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại thành phố Holguin. Các vị giám mục ở quốc gia này đã đến tham dự vào ngày Chúa Nhật 26/6/2005, cũng là ngày kỷ niệm 50 thụ phong linh mục của Giám Mục Héctor Luis Pena giáo phận Holguin.
Hội đồng giám mục nước này cho biết đây là bức tượng đầu tiên ở Cuba dựng nên để tôn kính Đức Gioan Phaolô II, vị đã đến viếng thăm quốc gia hải đảo này vào tháng 1/1998. Bức tượng bằng đồng được khắc bởi các điêu khắc gia Cuba là Henry Wilson và Héctor Carrillo. Bức tượng này là hình ảnh một Đức Gioan Phaolô II ở thế đứng, đội tông mão và cầm tông trượng, đang ban phép lành.
Khi tường trình tin này hôm Thứ Bảy 2/7/2005, tờ L’Osservatore Romano đã trích lại những lời quan trọng của Đức Gioan Phaolô II đã nói ở Cuba trong chuyến viếng thăm lịch sử của ngài: “Chớ gì Cuba hướng tất cả năng lực của mình về thế giới và chớ gì thế giới hướng về Cuba”.
Tâm Phương, theo Zenit ngày 4+6/7/2005
Cử Hành Thánh Thể: Phụng Vụ Thánh Thể - Phần Hiến Tế
(tiếp Thứ Năm 30)
Vị chủ tế, vị đã đóng vai ngôn sứ công bố và rao giảng mạc khải thần linh trong
phần Phụng Vụ Lời Chúa, và là vị trong phần dâng lễ đóng vai vương đế đã lãnh
nhận của lễ được thần dân dâng lên, giờ đây, trong phần hiến tế, phần cực trọng
của việc “cử hành Mầu Nhiệm Thánh”, đóng vai tư tế để thánh hóa lễ vật và hiến
tế lễ vật.
Trong phần này, trên bàn thờ, vị chủ tế và các vị đồng tế hay phó tế đều đứng. (Hôm
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Los Angeles mừng Lễ Quan Thày Các
Thánh Tử Đạo Việt Nam vào Chúa Nhật 7/11/2004, sớm hơn hai tuần vì vấn đề thuận
lợi về thời điểm và địa điểm, tại tân Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên
Thần, với sự chủ tế của chính Đức ông Y Roger Mahony, cộng đồng dân Chúa tham dự
đã đứng cả trong phần hiến tế, chứ không phải chỉ từ khi bắt đầu phần hiệp lễ là
Kinh Lạy Cha tới khi rước lễ xong).
Cử chỉ đứng của cả chủ tế
lẫn cộng đồng dân Chúa tham dự trong phần Hiến Tế này rất có ý nghĩa. Bởi vì,
cộng đồng bấy giờ đóng vai như Mẹ Maria cũng như Thánh Gioan tông đồ và các phụ
nữ giáo dân “đứng kề bên thập giá Chúa Giêsu” (Jn 19:25). Vẫn biết cử chỉ quì
trong phần Hiến tế này cũng không sai trái gì, vì cử chỉ quì là cử chỉ con người
tỏ dấu cung kính và tôn thờ Mầu Nhiệm Thần Hiển của Thiên Chúa, Mầu Nhiệm Thiên
Chúa Hiện Diện thực sự trong Bánh Thánh và Rượu Thánh. Thế nhưng, cử chỉ quì,
xét về ý nghĩa phụng vụ ở đây, thích hợp cho việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh
Lễ hơn là ở phần Hiến Tế này.
Vấn đề thứ hai cũng là vấn đề chính yếu nhất của Thánh Lễ nói riêng và mầu nhiệm
mạc khải nói chung, vấn đề rất cần phải lưu ý trong phần Hiến tế này nữa là, sau
lời truyền phép, không phải là Chúa Giêsu vội vàng từ trời ngự xuống ngự trong
bánh và rượu, mà là bánh và rượu được quả nhiên (truly) và thực sự (really) trở
thành Mình Thánh và Máu Thánh của Người theo bản thể (substantially). Mình Thánh
và Máu Thánh Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể sau lời truyền phép chính là
Mình Máu của Thánh Thể Chúa Kitô Tử Giá nhưng lại là một Thánh Thể Phục Sinh,
mộỉt Thánh Thể đã “trở thành thần linh ban sự sống” (1Cor 15:45).
Sự kiện biến đổi bản thể bánh và rượu thành Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa
Giêsu Thánh Thể đây là những gì nói lên tất cả dự án tạo dựng và công cuộc cứu
độ của Thiên Chúa. Thật vậy, Thiên Chúa dựng nên tất cả mọi sự không phải chỉ để
tỏ ra uy quyền toàn năng của Ngài ra, mà là để thần linh hóa chúng ở nơi con
người (x Rm 8:21). Đó là lý do sau sáu ngày tạo dựng, Ngài đã nghỉ ngày thứ bảy,
vì ngày thứ bảy là ngày thánh (x Gen 2:3), vì là ngày Ngài cố ý muốn giành riêng
cho việc thánh hóa tất cả những gì Ngài đã tạo dựng nên, nhất là thánh hóa con
người bằng cách “vẫn làm việc tới nay” (Jn 5:17), ở chỗ, làm cho họ tin vào Đấng
Ngài sai (x Jn 6:29).
Để thần linh hóa con người là loài được Ngài dựng nên theo hình ảnh và tương tự
như Ngài (x Gen 1:26-27), trước hết Thiên Chúa đã thực hiện Biến Cố Nhập Thể khi
“Lời hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) để nhờ Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp của Chúa Giêsu,
một Ngôi Vị có hai bản tính thần nhân, tất cả những gì là thấp hèn, thậm chí hư
hoại, của bản tính loài người nói riêng và của toàn thể tạo vật nói chung, được
cứu chuộc và thánh hóa, như chút nước được vị chủ tế trong phần dâng lễ nhỏ vào
trong chất thể rượu, được hòa tan trong rượu và nên một với rượu, một biểu hiệu
nhân tính được dự phần và hiệp thông với thần tính.
Chưa hết, Thiên Chúa, cũng bởi Thánh Thần của Ngài, còn làm cho thân xác tử nạn
của Chúa Kitô phục sinh nữa. Đến đây chúng ta thấy rằng, nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể,
nhân tính đã được thăng hóa hay thánh hóa. Nhưng nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua nói
chung và Mầu Nhiệm Phục Sinh nói riêng, thân xác của con người, nơi Chúa Kitô và
nhờ Chúa Kitô Phục Sinh, đã được biến đổi, được biến đổi từ một bản chất hữu
hình thành vô hình, một bản chất giới hạn thành vô hạn, một bản chất hữu tử
thành bất tử, một bản chất yếu đuối thành quyền năng, một bản chất bất toàn
thành vẹn toàn v.v.
Việc Thánh Hiến bánh rượu
bằng lời truyền phép ở phần Hiến Tế trong Thánh Lễ cũng thế, chẳng những là việc
Thánh Thần hiện thực Hy Tế Thập Giá mà còn hiện thực cả Mầu Nhiệm Vượt Qua nữa,
ở chỗ, Thánh Thần biến đổi chất thể bánh và chất thể rượu là những gì tự nhiên
thành thần linh là chính Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô Phục Sinh. Như thế,
khi cử hành Thánh Lễ là chúng ta chẳng những hiện thực hóa một biến cố đã qua là
Hy tế Thập Giá, mà còn hiện tại hóa một biến cố mai hậu là Thực Tại Cánh Chung
nữa, một thực tại được Sách Khải Huyền của Thánh Gioan cho biết mọi sự sẽ được
canh tân để trở thành trời mới và đất mới (x Rev 21:1,5). Vì Mầu Nhiệm Thánh Thể
ở phần Hiến Tế này có tính cách Cánh Chung như thế mà ngay sau khi truyền phép,
lời tuyên xưng Mầu Nhiệm Đức Tin của cộng đồng dân Chúa đã bao gồm cả cụm từ
“cho tới khi Chúa lại đến”.
Mà “trời mới và đất mới” đây là gì, cũng theo Sách Khải Huyền cho biết, được
hiện thân nơi tân thánh đô Gia-Liêm (21:2), nơi Thiên Chúa ở giữa loài người
(21:3). Như thế, mục đích chính yếu của việc Thiên Chúa dựng nên tạo vật nói
chung và loài người nói riêng là để ngự giữa họ, hay nói rõ hơn, là để làm sao
biến họ thành nơi cho Ngài ngự trị. Biến cố Thánh Hiến trong Thánh Lễ chất thể
bánh và chất thể rượu thành Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô là Emmanuel, Vị
Thiên Chúa ở cùng chúng sinh, quả thực chẳng những là tất cả những gì diễn đạt ý
định thiết tha này của Thiên Chúa, ý định “Ta canh tân lại tất cả mọi sự” (Rev
21:5) của Ngài, mà còn là chính biến cố của một “trời mới và đất mới” theo bí
tích rồi vậy.
Như thế, thực tại biến đổi
chất thể bánh và chất thể rượu do lao công của con người làm ra ấy thành Mình
Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô đã cho thấy Mầu Nhiệm Cánh Chung ở chỗ chẳng những
“Thiên Chúa nhờ Người giải hòa tất cả mọi sự dưới đất cũng như trên trời nơi bản
thân Người” (Col 1:20), mà còn, về phần Chúa Kitô, “khi mà tất cả qui phục Con
thì Người lại qui chính mình về Đấng đã làm cho tất cả mọi sự qui phục Người, để
Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28).
Đó là lý do, vì vai trò “trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là
con người Giêsu Kitô” (1Tim 2:5) này mà, để kết thúc phần Hiến Tế, chủ tế nâng
Mình Thánh và Máu Thánh lên cao long trọng tuyên xướng những lời sau đây: “Chính
nhờ Người, với Người và trong Người mà mọi chúc tụng và tôn vinh đều qui về Chúa
là Cha toàn năng cùng với Chúa Thánh Thần muôn đời”. Và cộng đoàn tham dự đáp:
“Amen” – đúng là như thế!
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao
tấn Tĩnh, BVL