GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ HAI 22/8/2005 |
1) Giới Trẻ Cảm Nghiệm về ĐTC Biển Đức XVI: “Ngài thực sự rất gần với chúng ta”
3) ĐTC Biển Đức XVI - Huấn Từ Đêm Canh Thức Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX 20/8/2005: “Cách mạng thực sự chỉ xuất phát từ các thánh nhân, từ Thiên Chúa mà thôi”
Giới Trẻ Cảm Nghiệm về ĐTC Biển Đức XVI: “Ngài thực sự rất gần với chúng ta”
|
Trưa ngày Thứ Sáu 19/8/2005, ĐTC Biển Đức đã dùng bữa trưa với 12 đại diện của giới trẻ. Sau đây là hai trong 12 người đã chia sẻ cảm nghiệm của mình về Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng vào ngày được diễm hạnh dùng bữa trưa này với mạng điện toán toàn cầu Zenit và được Zenit phổ biến ngày 20/8. Trước hết là Lubica Jovanovic, 19 tuổi, ở TGP Sydney Úc Châu, người đã dâng tặng ĐGH một con gấu và con kangaroo đồ chơi, và Johnny Bassous, 20 tuổi, đại diện nhóm giới trẻ ở Bêlem Thánh Địa.
Jovanovic: Bữa trưa với Đức Giáo Hoàng hôm nay mới đầu thật là xúc động, tôi bối rối trong lòng, tôi cảm thấy rất hồi hộp vì tôi không biết tôi muốn gì nữa. Thế nhưng, khi ngài bước vào, tôi mới bắt đầu khóc. Những giọt nước mắt chảy xuống má vì tôi không thể tin được rằng tôi được như thế. Đó là một vinh dự nên tôi không bao giờ quên được ngày này.
Trong khi dùng bữa trưa hơi khó theo dõi cuộc đối thoại vì cuộc đối thoại hầu hết bằng tiếng Đức, Pháp hay Tây Ban Nha, hơn là tiếng Anh. Thế nhưng, vừa khi tôi cảm thấy mình hơi bị ra rìa thì Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói với tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi cảm thấy rất được gắn bó.
Vấn: Tuy nhiên, vị Giáo Hoàng này là một vị giáo hoàng khác với những gì bạn đã mong đợi khi bạn thoạt tiên ghi danh tham dự cuộc hành hương này. Điều gì về Đức Biển Đức XVI đã đánh động giới trẻ rất nhiều?
Jovanovic: Tôi nghĩ có một điều thật sự là đặc biệt về vị Giáo Hoàng này. Tôi chưa từng thực sự thấy ngài một cách xác đáng cho đến ngày hôm nay, và tôi nhận thấy cách thức ngài liên hệ và làm sao ngài gây chú ý nơi mọi người trên khắp thế giới. Ngài thực sự là một tặng ân đồng thời cũng là một cái gì đó rất khác biệt. Tôi thực sự không biết giải thích ra sao nữa.
Khi chúng tôi nói chuyện thì báo chí vây quanh chúng tôi, thế nhưng ngài dường như không lưu tâm đến vấn đề ấy. Chúng tôi là ưu tiên của ngài. Được nhận biết và yêu thương như thế thực sự là điều quan trọng đối với một con người trẻ.
Nhiều người trẻ ngày nay tìm kiếm yêu thương qua những chước cám dỗ tình dục, nghiện hút và thứ nhạc đu đưa rock and roll, thế nhưng khi thấy cách thức Đức Thánh Cha của chúng ta giao tiếp với chúng ta thì tôi nghĩ rằng ngài cống hiến một cách thức khác để cảm nghiệm yêu thương – một tình yêu tình ròng của Chúa Kitô.
Tôi mong muốn
thấy mọi người đều có được cái cảm nghiệm này, vì tôi rất ư là sung sướng – tôi
chỉ có thể nhớ được dung nhan của ngài, và tôi muốn ôm ghì lấy ngài biết bao, vì
ngài đã nhắc nhở tôi về con gấu nhồi bông lớn đẹp. Bầu không khí rất ư là an
bình, và tôi cảm thấy tốt đẹp đến độ tôi cảm thấy tôi nếm được một chút xíu
thiên đường rồi vậy.
Vấn:
Hiện nay vị Giáo Hoàng này là người cha thiêng liêng của tín hữu trên khắp thế
giới cũng như đối với giới trẻ – phải chăng đó là cảm quan của bạn có được từ
cảm nghiệm về Ngày Giới Trẻ Thế Giới?
Jovanovic: Phải, đúng thế. Một trong những người được dùng bữa trưa hôm nay đã hỏi ngài vấn đề là Đức Thánh Cha nghĩ chúng con cần phải làm gì? Và ngài đã trả lời rằng chúng tôi cần phải làm cho Chúa Kitô trở thành tâm điểm của chúng tôi để rồi mọi sự sẽ đâu vào đó. Tôi đã nghe điều này cả chục ngàn lần trước đây, thế nhưng vì được phát xuất từ ngài nên nó tác động tôi đi sâu hơn vào đức tin của tôi để làm cho Thiên Chúa trở thành đệ nhất của mình.
Ngài có rất nhiều điều để cống hiến chỉ cần bằng việc hiện diện của ngài, thực sự có một cái gì đó đặc biệt về ngài.
Vấn:
Này, nghe tin đồn rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây có thể ở Down Under. Bạn
nghĩ gì về điều này?
Jovanovic: Tôi sẽ hết sức vui mừng khi đón tiếp thế giới đến với nhà của tôi là Sydney – tôi sẽ kéo mọi người ở đó cảm nghiệm thấy niềm vui này – nó sẽ là một thời điểm đẹp nhất chưa từng thấy! Giờ đây tôi cảm thấy rằng nó sẽ xẩy ra vì khi tôi giới thiệu mình với Đức Giáo Hoàng và nói về nơi tôi ở là Úc Châu thì mắt ngài sáng lên mà nói rằng: “Ồ, phải đấy, nước chủ sự cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, không đâu?” Tôi hứng khởi trả lời: “Vâng, nếu Chúa muốn”. Nghe thế ngài nói: “Đúng vậy, đúng vậy”.
Bởi thế tôi cảm thấy mãnh liệt là nó sẽ ở Sydney, mà nếu thế thì nó sẽ thực sự thay đổi lịch sử – tôi khó có thể đợi chờ cho tới khi ngài chính thức công bố vào ngày Chúa Nhật.
Vấn:
Trên chiếc thuyền hôm qua, Đức Giáo Hoàng đã nói về việc mở lòng của bạn ra cho
Chúa Kitô và hãy để Người nói cùng bạn. Những lời này có nghĩa gì với bạn?
Jovanovic: Khi tôi nghe thấy ngài nói những lời ấy tôi liên đồng ý với ngài ngay, vì khi tôi trở về với đức tin 4 năm trước đây, đời sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi nên tốt hơn. Và khi tôi nhìn vào đời sống của ngài, nó là một mẫu gương tin tưởng vào ý muốn của Thiên Chúa – khi là một linh mục, rồi khi là một giám mục, đoạn khi là một vị tổng giám mục, hồng y và giờ đây là Giáo Hoàng.
Nó làm cho tôi cảm thấy mãnh liệt hơn là Thiên Chúa sẽ dẫn tôi đến những nơi chốn khác nhau – tôi không biết, tôi có thể trở thành một nữ tu, tôi có thể lập gia đình – bất cứ điều gì đều có thể xẩy ra khi nó hoàn toàn ở trong bàn tay Thiên Chúa.
Mấy năm trước đây tôi không bao giờ nghĩ rằng mình là một thừa tác viên giới trẻ của TGP Sydney, thế nhưng, với ơn Chúa giúp thì tất cả đều có thể.
Bassous:
Đối với tôi thì đó thật là một đại ân phúc, và cuộc gặp gỡ sung sướng như thế
làm tôi cảm thấy trong lòng rất được vinh dự và phấn khởi khi gặp được một Đức
Thánh Cha phúc hậu như vậy, và tôi cảm thấy như thể ngài thực sự rất gần với
chúng ta.
Những lời lẽ của ngài rất tác động và phấn khích cho niềm tin Kitô giáo của chúng ta. Ngài đã đề cập tới những lời “đào sâu niềm tin của chúng ta” hơn một lần và chúng ta cần sống đời Kitô hữu của mình một cách thuận hòa giữa những con người khác cảnh huống, nhất là những người sống ở những quốc gia có các tôn giáo khác nhau.
Ngài cũng đề cập tới một phần của Sách Thánh từ Thư thứ nhất của Thánh Phêrô, đoạn nói rằng chúng ta cần phải cống hiến lý do về niềm hy vọng của mình cho những ai muốn hỏi chúng ta về niềm tin Kitô giáo – nói cách khác, đời sống của chúng ta nói cho kẻ khác và thúc động họ hỏi chúng ta về lý do tại sao chúng ta sống kiểu cách như thế, bởi thế thật là tuyệt khi nghe thấy những lời phấn khích này từ ngài.
Vấn:
Bạn đề cập tới những lời của Đức Giáo Hoàng về việc bắc nhịp cầu nối những
khoảng cách nơi các nền văn hóa khác nhau, và đây là một đề tài được cảm nhận
sâu xa ở Thánh Địa. Bạn cảm thấy ra sao về cuộc gặp gỡ vị Giáo Hoàng này hôm nay
sẽ giúp cá nhân bạn tiếp tục cố gắng thực hiện việc cổ võ hòa bình nơi quê hương
đất nước của bạn?
Bassous: Quí vị biết rằng một trong những giới răn cao cả nhất được Chúa ban cho chúng ta đó là yêu thương tha nhân của chúng ta, thậm chí yêu thương cả kẻ thù của mình – không phải là tôi thấy người nào đó là kẻ thù của tôi. Thánh kinh dạy chúng ta cách thức yêu thương và sống với nhau.
Bởi thế, đối với tôi, được phấn khích bởi những thôi thúc của vị Giáo Hoàng này, tôi nghĩ rằng việc yêu thương kẻ khác theo cách này – yêu thương những người Hồi giáo và những người Do Thái cùng với những Kitô hữu đồng đạo của tôi – là một trong những điều chắc chắc tôi có thể làm để bắt đầu việc chúng tôi đối thoại hòa bình. Đó là sứ điệp – về hòa giải – tôi muốn thi hành khi trở về bằng việc sống đời Kitô hữu thường nhật vậy.
Vấn:
Chính vị Giáo Hoàng này đã cống hiến cho chúng ta một mẫu gương về cách thức
chúng ta có thể làm điều ấy. Ngay trước khi ngài đến dùng bữa trưa với tất cả
các bạn, ngài đã gặp gỡ cộng đồng Do Thái ở
Cologne tại hội
đường đây. Cử chỉ ấy nói lên điều gì đối với bạn?
Bassous: Đối với tôi, khi tôi nghe thấy những biến cố như vậy thì tôi cảm thấy rất hạnh phúc, vì là những Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi để phá đổ tất cả mọi biên cương và cản trở nơi các dân tộc.
Tôi nhớ là vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến cầu nguyện ở Bức Tường Than Khóc, và viếng thăm các đền đài của người Hồi giáo. Việc này nói lên cho thấy rằng ngài là một con người chẳng những của lời nói mà còn của việc làm và hoạt động nữa. Đó là một mẫu gương mà tất cả chúng ta được kêu gọi để thực hiện.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 20/8/2005
(Bằng tiếng Đức)
Giới Trẻ thân mến,
|
Tôi hân hoan được gặp gỡ các bạn ở Cologne đây, trên bờ sông Rhine! Các bạn đã đến từ các phần đất khác của của Đức quốc, Âu Châu và khắp thế giới như là thành phần hành hương theo chân của các Nhà Đạo Sĩ Phương Đông. Theo lộ trình của họ, cả các bạn nữa cũng muốn tìm kiếm Chúa Giêsu. Như các vị, các bạn đã bắt đầu cuộc hành trình này để bản thân cũng như với nhau chiêm ngưỡng dung nhan của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi Con Trẻ nằm trong máng cỏ. Như các bạn, cả tôi nữa cũng bắt đầu cùng với các bạn quí trước Tấm Bánh Thánh trắng đã được thánh hiến là nơi con mắt đức tin nhìn nhận sự hiện diện thật sự của Đấng Cứu Thế. Cùng nhau, chúng ta sẽ tiếp tục suy niệm về đề tài của Ngày Giới Trẻ Thế Giới này, đó là “Chúng Tôi Đến Để Triều Bái Người” (Mt 2:2).
(Bằng
tiếng Anh)
Giới trẻ thân mến, tôi hết sức vui mừng chào đón các bạn. Các bạn đã đến nơi đây từ gần lẫn xa, bước đi trên các đường phố của thế giới cũng như những nẻo đường của cuộc đời. Tôi đặc biệt gửi lời chào đến những ai, như các Nhà Đạo Sĩ, đến từ Đông Phương. Các bạn là những người đại diện cho rất nhiều anh chị em đang đợi chờ trong vô thức ngôi sao mọc lên trên bầu trời của họ để dẫn họ đến với Chúa Kitô là Ánh Sáng Chư Dân, nơi Người họ sẽ thấy việc đáp ứng trọn vẹn nhất cho những ước vọng sâu xa nhất của cõi lòng họ. Tôi cũng thân ái chào những ai trong các bạn chưa được lãnh nhận phép rửa, và những ai trong các bạn chưa biết Chúa Kitô hay chưa tìm thấy mái ấm nơi Giáo Hội của Người. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặc biệt mời gọi các bạn hãy đến với cuộc gặp gỡ này; tôi cám ơn các bạn đã quyết định tới Cologne.
Một số các bạn có lẽ muốn diễn tả tuổi thanh thiếu niên của mình bằng những lời lẽ được Edith Stein, vị sau cùng đã sống trong đan viện Camêlô ở Cologne, đã nói về mình rằng: “Tôi đã ý thức và cố tình làm mất đi thói quen nguyện cầu”.
Trong những ngày này, các bạn một lần nữa lại có được cảm nghiệm nguyện cầu là cuộc đối thoại với Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa chúng ta biết rằng là Đấng yêu thương chúng ta và là Đấng về phần mình chúng ta muốn kính mến. Tôi kêu gọi tất cả các bạn là: Hãy mở rộng lòng mình cho Thiên Chúa! Hãy để mình ngỡ ngàng trước Chúa Kitô! Hãy để Người có “quyền tự do ngôn luận” trong những ngày này! Hãy mở của tự do của mình cho tình yêu nhân hậu của Người! Hãy chia sẻ niềm vui và nỗi đau của các bạn với Chúa Kitô, và hãy để Người soi sáng lý trí của các bạn bằng ánh quang của Người và tác động tâm can của các bạn bằng ân sủng của Người. Trong những ngày diễm phúc chia sẻ và vui mừng này, chớ gì các bạn có được cảm nghiệm giải phóng về Giáo Hội như là nơi tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa vươn tới tất cả mọi dân tộc. Nơi Giáo Hội và nhờ Giáo Hội, các bạn sẽ gặp gỡ Chúa Kitô là Đấng đang đợi chờ các bạn.
(Bằng
tiếng Pháp)
Hôm nay, khi đến Cologne để cùng với các bạn tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thú 20, tôi tự nhiên hết sức tri ân nhớ đến Người Tôi Tớ Thiên Chúa rất kính mến của tất cả chúng ta là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đã được soi động để kêu gọi giới trẻ khắp thế giới cùng nhau cử hành Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc duy nhất của nhân loại. Nhờ cuộc đối thoại sâu xa được khai triển trên 20 năm giữa vị Giáo Hoàng này và giới trẻ mà nhiều người trong họ đã có thể sống đức tin sâu xa của họ, đã hình thành những mối liên hệ hiệp thông, đã phát triển lòng yêu chuộng Tin Mừng cứu độ nơi Chúa Kitô và ước muốn loan báo tin mừng này khắp thế giới. Vị đại Giáo Hoàng này đã hiểu được những thách đố đối với giới trẻ ngày nay, và, như là một dấu hiệu chứng tỏ ngài tin tưởng nơi họ, ngài đã không ngần ngại thúc đẩy họ trở thành thành phần can đảm loan báo Phúc Âm và là những tay dũng cảm xây dựng nền văn minh chân thực, yêu thương và hòa bình.
Hôm nay đây, tới phiên tôi tiếp nối di sản thiêng liêng phi thường này là những gì đã được Giáo Hoàng Gioan Phaolô II truyền lại. Ngài đã yêu mến các bạn – các bạn đã nhận thấy thế và các bạn đã đáp lại tình yêu thương của ngài bằng tất cả lòng nhiệt thành trẻ trung của các bạn. Giờ đây tất cả chúng ta cùng nhau đem giáo huấn của ngài ra thực hành. Chính quyết tâm này đã mang chúng ta lại Cologne đây, như những người hành hương theo bước chân của các Nhà Đạo Sĩ.
Theo truyền thống, các tên gọi của những Nhà Đạo Sĩ bằng tiếng Hy Lạp là Melchior, Gaspar và Balthasar. Thánh Mathêu, trong Phúc Âm của mình, đã nói đến vấn đề bừng cháy trong tâm can của các Nhà Đạo Sĩ ấy: “Hài vương của người Do Thái hiện đang ở đâu?” (Mt 2:2). Chính vì để tìm kiếm Người mà họ đã thực hiện cuộc hành trình dài đến Giêrusalem. Đó là lý do tại sao họ bất chấp những khó khăn và hy sinh, không bao giờ chịu lùi bước trước thất vọng hay cám dỗ bỏ cuộc lui bước trở về cả. Bấy giờ họ đã gần tời đích điểm của họ, họ không còn đặt vấn đề gì khác ngoài câu hỏi ấy.
Cả chúng ta nữa đã đến Cologne vì trong lòng chúng ta cũng có cùng một vấn nạn khẩn trương đã thúc đẩy các Nhà Đạo Sĩ Đông Phương khởi hành cuộc lên đường của họ, cho dù vấn nạn này được thể hiện khác nhau. Thật sự là hôm nay đây chúng ta không còn tìm kiếm một vị vua, thế nhưng chúng ta quan tâm tới tình trạng thế giới và chúng ta đang hỏi rằng: “Tôi tìm thấy ở đâu những tiêu chuẩn để căn cứ vào đó mà sống, đâu là những qui tắc chi phối việc hợp tác hữu trách trong việc xây dựng hiện tại và tương lai của thế giới chúng ta đây? Tôi có thể cậy dựa vào ai đây? Tôi sẽ ký thác bản thân mình cho ai đây? Đâu là Đấng có thế cống hiến cho tôi đáp ứng có thể làm thỏa nguyện những khát vọng sâu xa nhất của tôi đây?”
Sự kiện chúng ta đặt những vấn nạn như thế có nghĩa là chúng ta nhận thấy cuộc hành trình của chúng ta chưa chấm dứt cho tới khi chúng ta gặp được Đấng có quyền năng thiết lập Vương Quốc công lý và an bình hoàn vũ là những gì tất cả mọi dân tộc đều mong ước nhưng họ không thể tự mình dựng xây. Việc đặt ra các vấn nạn ấy cũng có nghĩa là việc tìm kiếm Một Vị chẳng những không lừa bịp hay bị lừa bịp, nên là Đấng có thể cống hiến một niềm tin vững chắc đến nỗi chúng ta có thể sống cho niềm tin này, và nếu cần thậm chí chết cho niềm tin ấy nữa.
(Bằng
tiếng Tây Ban Nha)
Các bạn thân mến, khi những vấn đề như thế xuất hiện ở chân trời của cuộc sống thì chúng ta phải làm sao để có thể thực hiện được những chọn lựa cần thiết. Chúng ta thấy mình giống như ở ngã ba đường: chúng tôi đi hướng nào đây? Hướng đi theo các đam mê hay hướng đi được ngôi sao dẫn lối chiếu soi trong lương tâm của các bạn? Các Nhà Đạo Sĩ đã nghe thấy câu trả lời là “Ở Bêlem xứ Giuđê; vì đó là nơi theo lời tiên tri” (Mt 2:5), và, được chỉ dẫn bởi các lời ấy, họ đã quyết định tiến lên cho tới cùng. Tuư Giêrusalem, họ đã đến Bêlem. Nói cách khác, họ đã đi từ lời tỏ cho họ thấy nơi để tìm được Vị Vua của dân Do Thái là Đấng họ đang kiếm tìm cho đến cùng, cho đến khi được hội ngộ với Vị Vua đồng thời là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian.
Những lời ấy cũng được nói với cả chúng ta nữa. Cả chúng ta cũng cần phải thực hiện một quyết định. Nếu chúng ta nghĩ về nó thì đó chính là cảm nghiệm của chúng ta khi chúng tat ham dự vào Thánh Thể. Vì nơi hết mọi Thánh Lễ, phụng vụ Lời Chúa dẫn chúng ta đến việc tham dự vào mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Chúa Kitô, nhờ đó cũng dẫn chúng ta đến Bữa Tiệc Thánh Thể, đến việc hiệp nhất với Chúa Kitô. Hiện diện trên bàn thờ là Đấng các Nhà Đạo Sĩ đã thấy nằm trong máng cỏ. Chúa Kitô, Bánh hằng sống từ trời xuống là để ban sự sống cho thế gian, Con Chiên thực sự hiến sự sống mình vì phần rỗi của nhân loại. Được soi động bởi Lời Chúa, chính ở nơi Bêlem – “Nhà Bánh Ăn” - mà chúng ta luôn gặp gỡ sự cao cả khôn lường của một Vị Thiên Chúa hạ mình thậm chí ở trong máng cỏ, hiến mình làm lương thực trên bàn thờ.
Chúng ta có thể mường tượng thấy cái kinh sợ các Nhà Đạo Sĩ cảm thấy trước Con Trẻ được bọc trong khăn. Chỉ có đức tin mới khiến họ có thể nhận ra dung nhan của Con Trẻ Hài Vương là Đấng họ đang kiếm tìm, vị Thiên Chúa được ngôi sao dẫn họ tới gặp. Nơi Người, vượt qua vực thẳm giữa hữu hạn và vô hạn, giữa hữu hình và vô hình, Đấng Vĩnh Hằng đã đi vào thời gian, Mầu Nhiệm đã tỏ mình ra bằng việc trao phó mình cho chúng ta nơi thân thể mỏng dòn của một con trẻ nhỏ bé. “Các Nhà Đạo Sĩ đầy những kinh sợ trước những gì họ thấy; trời cao trên trái đất và trái đất trong trời cao; con người nơi Thiên Chúa và Thiên Chúa trong con người; họ thấy trong một xác thân bé bỏng Đấng toàn thế giới cũng không thể nào chứa chất” (St. Peter Chrysologus, Serm. 160, No. 2). Vào những ngày này, trong “Năm Thánh Thể” đây, chúng ta sẽ trở về, bằng cùng một niềm kính sợ này, với Chúa Kitô hiện diện trong Nhà Tạm xót thương, nơi Bí Tích Bàn Thờ.
(Bằng
tiếng Ý)
Giới trẻ thân mến, hạnh phúc các bạn đang kiếm tìm, hạnh phúc các bạn có quyền được hoan hưởng có một danh dưng và một bộ mặt: đó là Giêsu Nazarét ẩn thân trong Thánh Thể. Chỉ có Người mới ban cho nhân loại trọn vẹn sự sống mà thôi! Cùng với Mẹ Maria, các bạn hãy thưa tiếng “xin vâng” của các bạn đối với Thiên Chúa, vì Ngài muốn hiến mình cho các bạn. Hôm nay đây tôi xin lập lại những gì tôi đã nói vào lúc mở màn cho giáo triều của tôi, đó là “Nếu chúng ta để cho Chúa Kitô tiến vào cuộc đời của chúng ta thì chúng ta không mất một sự gì, không mất một cái gì hết, tuyệt đối là không một sự gì từ cái làm cho đời sống tự do, kiều diễm và cao cả. Không! Chỉ có ở nơi mối thân hữu này các cánh cửa của sự sống mới rộng mở mà thôi. Chỉ ở nơi mối thân hữu này khả năng cao cả của việc con người hiện hữu mới thực sự tỏ hiện mà thôi. Chỉ ở nơi mối thân tình này chúng ta mới cảm thấy được vẻ đẹp và giải thoát mà thôi” (Homily at the Mass of Inauguration, April 24). Các bạn hãy hoàn toàn tin tưởng về điều ấy: Chúa Kitô không lấy đi một sự gì đẹp đẽ và cao cả từ các bạn hết, thế nhưng sẽ làm cho hết mọi sự nên hoàn hảo vì hiển vinh Thiên Chúa, cho hạnh phúc của con người nam nữ, và cho phần rỗi của thế giới.
Trong những ngày này, tôi xin các bạn hãy dấn thân dứt khoát để phụng sự Chúa Kitô, bất chấp giá phải trả. Việc gặp gỡ Chúa Kitô sẽ khiến cho các bạn có thể cảm nghiệm thấy nơi tâm can của các bạn niềm vui về sự hiện diện sống động và ban sự sống của Người, cũng như khiến cho các bạn có thể làm chứng về sự hiện diện này trước mặt những người khác. Các bạn hãy làm cho sự hiện diện của các bạn nơi thành phố này trở thành dấu hiệu đầu tiên và là việc loan báo Phúc Âm, qua chứng từ của hành động và niềm vui của các bạn. Chúng ta hãy nâng tâm hồn của mình lên thành một bài thánh ca chúc tụng và tạ ơn Chúa Cha về nhiều phúc lành Ngài đã ban cho chúng ta cũng như về tặng ân đức tin chúng ta sẽ cùng nhau cử hành, làm cho nó tỏ hiện trước thế giới từ mảnh đất tâm điểm của Âu Châu đây, một Âu Châu nặng nợ rất nhiều với Phúc Âm cũng như với các nhân chứng của Phúc Âm qua các thế kỷ.
(Bằng tiếng Đức)
Và giờ đây tôi sẽ đi đến Vương Cung Thánh Đường Cologne như một người hành hương, để tôn kính các hài tích của những Nhà Đạo Sĩ là những người đã bỏ lại mọi sự để theo ngôi sao dẫn lối cho họ tới với Đấng Cứu Thế của nhân loại. Giới trẻ thân mến, cả các bạn nữa, cũng đã có hay sẽ có cơ hội để thực hiện cuộc hành hương này. Những hài tích này chỉ là những dấu hiệu nghèo nàn và mỏng dòn của những gì những con người ấy là và những gì họ cảm nghiệm thấy rất nhiều thế kỷ trước đây.
Những hài tích này hướng chúng ta tới chính Thiên Chúa: chính Ngài là Đấng, bằng quyền năng ân sủng của Ngài, ban cho nhân loại yếu đuối lòng can đảm để làm chứng cho Ngài trước thế giới. Bằng việc mời gọi chúng ta hãy tôn kính những tử hài tích của các vị tử đạo và các thánh, Giáo Hội không quên là, cuối cùng, những tử hài tích này thực sự chỉ là những xương người, song chúng là các xương thuộc về những con người được quyền năng siêu việt của Thiên Chúa chạm đến. Những hài tích này của các thánh là những di dấu của một sự hiện diện vô hình nhưng thực sự làm sáng tỏ những bóng mờ của thế giới và tỏ hiện Nước Trời giữa chúng ta. Những hài tích ấy kêu lên với chúng ta và cho chúng ta rằng: “Maranatha!” – “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” Các bạn thân mến, tôi nói những lời này để tạm biệt các bạn và tôi mời các bạn hãy đến với đêm canh thức Thứ Bảy. Lúc ấy tôi sẽ gặp các bạn!
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 18/8/2005
TOP
(Bằng tiếng Đức)
Các bạn trẻ thân mến,
|
Trong cuộc hành hương của chúng ta với các Nhà Đạo Sĩ lạ đến từ Đông phương ở vào lúc được Thánh Mathêu diễn tả trong Phúc Âm của ngài bằng những lời là: “Đi vào nhà (là nơi có ngôi sao đậu lại), họ thấy con trẻ và Maria mẹ của Người, rồi họ quì xuống thờ lạy Người” (Mt 2:11). Xét theo bề ngoài thì cuộc hành trình của họ bấy giờ kết thúc. Họ đã tiến tới đích điểm của mình. Thế nhưng, vào lúc ấy họ lại bắt đầu một cuộc hành trình mới, một cuộc hành trình nội tâm làm biến đổi cuộc sống của họ. Hình ảnh họ có trong óc về Hài Vương mà họ mong đợi được gặp chắc hẳn là rất khác.
Họ đã dừng bước ở Giêrusalem để đặc biệt hỏi xem Vị Vua sống ở đó về tin tức liên quan tới Đức Vua được hứa hẹn sinh ra. Họ biết rằng thế giới này đã bị hư hoại, và đó là lý do lòng của họ cảm thấy bất ổn. Họ tin rằng Thiên Chúa hiện hữu và Ngài là một vị Thiên Chúa công minh lẫn nhân ái. Và có thể họ biết tới những lời tiên tri quan trọng của dân Do Thái về một Đức Vua hết sức liên hệ với Thiên Chúa, về một Đức Vua hoạt động cho Thiên Chúa và nhân danh Ngài để phục hồi lại trật tự cho thế giới. Chính vì để tìm kiếm vị Vua này mà họ đã lên đường: Tận đáy lòng họ cảm thấy được thúc đẩy ra đi tìm kiếm sự công chính đích thực là những gì chỉ xuất phát từ Thiên Chúa mà thôi, và họ muốn phụng sự vị Vua này, muốn quì phục xuống để thực hiện phần của mình trong việc canh tân thế giới. Họ thuộc về thành phần “đói khát công lý” (Mt 5:6). Cơn đói khát này đã thúc đẩy họ thực hiện cuộc hành hương – họ đã trở thành những người hành hương để tìm kiếm công lý mà họ trông mong được xuất phát từ Thiên Chúa, với ý định hiến mình để phục vụ cho công lý.
Bất chấp những kẻ ở lại nhà có thể cho rằng họ là những kẻ mơ màng mộng tưởng, họ vẫn lên đường, và họ biết rằng để biến đổi thế giới này cần phải có quyền lực. Bởi thế họ có thể khó lòng mà tìm kiếm con trẻ được hứa hẹn ở bất cứ nơi nào khác ngoài cung đình của một vị Vua. Thế nhưng, bấy giờ họ đang cúi mình trước một con trẻ thuộc thành phần nghèo khổ, và họ sớm nhận ra rằng Hêrôđê, ông Vua mà họ đến hỏi thăm, đã có ý định sử dụng quyền lực để gài bẫy Người, buộc gia đình của Người phải tẩu thoát lưu vong. Vị tân Vương, Đấng họ bấy giờ tỏ ra cung kính là vị hoàn toàn khác với những gì họ trông đợi. Nhờ đó, họ biết rằng Thiên Chúa không phải như những gì chúng ta thường mường tượng về Ngài. Đó là khởi điểm cho cuộc hành trình nội tâm của họ. Nó đã được bắt đầu vào chính lúc họ quì xuống trước con trẻ ấy và nhìn nhận Người là Vị Vua được hứa hẹn. Thế nhưng, họ vẫn cần phải đồng hóa những cử chỉ vui mừng này cả bề trong nữa.
(Bằng tiếng Anh)
Họ đã thay đổi ý nghĩ của họ về quyền lực, về Thiên Chúa và về con người, nhờ đó, họ cũng thay đổi chính bản thân họ. Bấy giờ họ đã có thể thấy rằng quyền lực của Thiên Chúa không phải là quyền lực của thành phần quyền thế trên thế gian này. Đường lối của Thiên Chúa không phải như chúng ta tưởng tượng hay như chúng ta muốn. Thiên Chúa không muốn tranh giành quyền lực với thế giới này. Ngài không dàn quân quốc của mình với các quân quốc khác. Thiên Chúa đã không gửi 12 đạo binh thiên thần đến để hỗ trợ Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu (x Mt 26:53). Ngài đã chống lại quyền lực ầm ĩ và phô trương của thế gian này bằng thứ quyền lực yêu thương không tự vệ, một tình yêu chịu chết trên Thập Tự Giá, và bằng những cái chết hằng làm mới mẻ suốt giòng lịch sử; tuy nhiên, chính tình yêu này tạo nên việc can thiệp thần linh mới mẻ trong việc chống lại cái bất chính và dẫn vào Vương Quốc của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng khác biệt – đó là những gì họ bấy giờ nhận thấy được. Nó cũng có nghĩa là chính họ bấy giờ cũng phải trở thành khác nữa, họ phải học biết đường lối của Thiên Chúa.
Họ đã đến để sẵn sàng phụng sự Vị Vua này, để làm cho vương quốc của họ phỏng theo mô phạm của Người. Đó là ý nghĩa của tác động tôn kính, của việc họ tôn thờ. Trong tác động này gói ghém cả những tặng vật của họ là vàng, nhũ hương và mộc dược, những tặng ân được hiến dâng cho một Vị Vua được cho là thần linh. Việc tôn thờ chất chứa một nội dung và bao hàm cả việc ban tặng. Bằng tác động tôn thờ này, những con người từ Phương Đông ấy muốn tỏ ra nhìn nhận con trẻ này là Vua của mình và trao phó quyền lực của mình cùng với khả năng của mình để tùy Người sử dụng, như thế là họ chắc chắn đã đi đúng đường lối. Bằng việc phụng sự và theo gương Người, họ muốn, cùng với Người, phục vụ cho thiện ích và cho công lý trên thế giới này.
Như thế là họ đã làm đúng. Mặc dù bấy giờ họ cần phải biết rằng điều ấy không thể đạt được chỉ bằng cách ngồi trên tòa cao để ban bố các thứ mệnh lệnh. Bấy giờ họ phải biết hiến ban chính mình – Vị Vua này không mong một tặng vật nào hơn thế. Bấy giờ họ cần phải biết rằng đời sống của họ cần phải hợp với đường lối thần linh trong việc hành sử quyền bính, với cách sống động của Thiên Chúa. Họ phải trở thành những con người của chân lý, công lý, thiện hảo, thứ tha, thương xót. Họ sẽ không còn hỏi là làm cách nào để điều này giúp cho tôi? Trái lại, họ sẽ phải hỏi rằng làm sao tôi có thể phụng sự cho việc Thiên Chúa hiện diện trên thế gian này? Họ phải biết mất mạng sống mình để nhờ đó tìm thấy nó. Khi bỏ lại Giêrusalem ở đằng sau, họ không được đi lệch con đường được đánh dấu bởi Vị Vua chân thực ấy, khi họ theo bước Chúa Giêsu.
(Bằng tiếng Pháp)
Các bạn thân mến, tất cả những điều ấy có nghĩa gì đối với chúng ta đây? Những gì chúng ta vừa nói về bản tính khác biệt của Thiên Chúa, cũng như về đường lối mà đời sống của chúng ta cần phải hình thành theo đó, dường như rất hay, thế nhưng vẫn là những gì mơ hồ và chưa tập trung hẳn. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những gương mẫu. Các Nhà Đạo Sĩ từ Phương Đông chính là thành phần dẫn đầu trong một đám rước dài của những con người nam nữ liên lỉ cố gắng hướng mắt nhìn lên ngôi sao của Thiên Chúa nơi đời sống của họ, khi tìm kiếm Thiên Chúa là Đấng đến gần chúng ta và tỏ cho chúng ta thấy đường lối. Có cả một đoàn lũ đông đảo các thánh nhân, được biết đến hay vô danh, có một đời sống được Thiên Chúa mở ra trước mắt chúng ta như cuốn Sách Phúc Âm và lật qua các trang giấy; Ngài đã thực hiện điều này qua giòng lịch sử và ngày nay Ngài vẫn còn tiếp tục làm như thế. Nơi đời sống của các vị, như trong một cuốn sách hình ảnh lớn, kho tàng Phúc Âm được tỏ hiện. Các vị là con đường ngời sáng được chính Thiên Chúa vạch vẽ qua giòng lịch sử và vẫn còn vẽ vạch cho tới ngày hôm nay.
Vị tiền nhiệm của tôi là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên phong chân phước và hiển thánh rất ư là nhiều người thuộc cả quá khứ xa lẫn gần. Nơi những con người ấy, ngài muốn cho chúng ta thấy cách làm người Kitô hữu; cách sống một đời sống như nó cần phải sống – theo đường lối của Thiên Chúa. Các vị thánh và chân phước đã không gan lì tìm kiếm hạnh phúc riêng của các vị, nhưng chỉ muốn hiến thân, vì ánh sáng của Chúa Kitô đã chiếu tỏa trên các vị. Các vị tỏ cho chúng ta thấy con đường để đạt tới hạnh phúc, các vị tỏ cho chúng ta thấy cách làm người thực sự. Qua tất cả những thăng trầm của lịch sử, các vị là thành phần cải cách thực sự, những vị liên lỉ phục hồi lịch sử khỏi rơi vào thung lũng tối tăm; chính các vị là thành phần liên lỉ chiếu giải trên lịch sử ánh sáng cần thiết để làm sáng tỏ – cho dù giữa những khổ đau – những lời Thiên Chúa phán khi kết thúc công trình sáng tạo của Ngài là: “Thật là tốt đẹp”.
Người ta chỉ cần nghĩ đến những nhân vật như Thánh Biển Đức, Thánh Phanxicô Assisi, Thánh Têrêsa Avila, Thánh Ignatiô Loyola, Thánh Charles Borromeo, những vị sáng lập dòng thế kỷ 19 đã khởi động và hướng dẫn phong trào xã hội, hay những vị thánh của thời chúng ta đây – Maximilian Kolbe, Edith Stein, Mẹ Têrêsa, Cha Piô Năm Dấu. Trong việc chiêm ngưỡng những nhân vật này, chúng ta biết được những gì là “tôn thờ” và những gì là sống theo tấm vóc của con trẻ Bêlem, bằng tấm vóc của Chúa Giêsu Kitô và của chính Thiên Chúa.
(Bằng tiếng Tây Ban Nha)
Các thánh nhân, như chúng ta đã nói, thực sự là thành phần cải cách. Giờ đây tôi muốn bày tỏ điều này một cách thậm chí quyết liệt hơn nữa, đó là cách mạng thực sự chỉ xuất phát từ các thánh nhân, từ Thiên Chúa mà thôi, con đường tối hậu để biến đổi thế giới. Trong thế kỷ vừa qua chúng ta đã trải qua những cuộc cách mạng có cùng một dự tính – ở chỗ không trông mong gì ở Thiên Chúa cả, chúng lãnh nhận tất cả trách nhiệm phục vụ thế giới để biến đổi thế giới. Để rồi, như chúng ta thấy, điều ấy có nghĩa là quan điểm về con người và thiên lệch bao giờ cũng được coi như là nguyên tắc hướng dẫn tuyệt đối. Việc tuyệt đối hóa những gì không tuyệt đối mà là tương đối được gọi là chủ nghĩa độc đoán. Nó không giải phóng con người song lấy đi phẩm vị của họ và bắt họ làm nô lệ. Đó không phải là những ý hệ cứu vớt thế giới mà chỉ khi nào trở về với Thiên Chúa, với Đấng Hóa Công của chúng ta, với vị bảo đảm tự do của chúng ta, vị bảo đảm những gì thực sự là thiện hảo và chân thật. Cuộc cách mạng đích thực chỉ là ở chỗ trở về với Thiên Chúa, Đấng là tầm vóc của những gì là đúng và Đấng đồng thời là tình yêu vĩnh hằng. Còn gì có thể cứu vớt chúng ta ngoài yêu thương đây?
Các bạn thân mến! Xin cho tôi được thêm hai tư tưởng ngắn nữa. Có nhiều người nói về Thiên Chúa; một số thậm chí còn rao giảng việc bạo động hận thù và vi phạm nhân danh Thiên Chúa nữa. Bởi thế mới cần phải tái khám phá ra dung nhan chân thực của Thiên Chúa. Các Nhà Đạo Sĩ Phương Đông đã tìm thấy dung nhan này, khi họ quì xuống trước con trẻ Bêlem. “Ai thấy Thày là thấy Cha”, Chúa Giêsu đã nói cùng Philiphê như thế (Jn 14:9). Nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã để cho trái tim của mình bị đâm thâu vì chúng ta, chúng ta thấy được dung nhan đích thực của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ cùng nhau theo Người với đám đông đảo những vị đã ra đi trước chúng ta. Bấy giờ chúng ta mới thực hiện một cuộc hành trình đúng đường lối.
(Bằng tiếng Ý)
Điều này có nghĩa là chúng ta không cấu tạo nên một vị Thiên Chúa tư riêng, một Giêsu riêng biệt, nhưng chúng ta tin tưởng và tôn thờ Chúa Giêsu là Đấng đã tỏ mình ra cho chúng ta nơi Sách Thánh và là Đấng tỏ mình đang sống động nơi đại đoàn lũ tín hữu được gọi là Giáo Hội bao giờ cũng đi bên và lúc nào cũng đi trước chúng ta. Trong Giáo Hội có nhiều cần có thể bị phê bình chỉ trích. Chúng ta biết điều ấy và chính Chúa đã nói với chúng ta như thế: Nó là một lưới bắt được cả cá tốt lẫn cá xấu, là một thửa ruộng có cả lúa lẫn cỏ lùng. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng như khi tỏ ra dung nhan đích thực của Giáo Hội nơi nhiều vị thánh được ngài tôn phong, đã xin lỗi về những sai lầm xẩy ra trong giòng lịch sử bởi lời nói và việc làm của các phần tử trong Giáo Hội. Như thế ngài đã tỏ cho chúng ta thấy hình ảnh đích thực của chúng ta và thôi thúc chúng ta hãy đứng vào vị trí của mình, bằng tất cả những lỗi lầm và yếu kém của chúng ta, trong cuộc diễn hành của các vị thánh nhân được bắt đầu với các Nhà Đạo Sĩ Đông Phương.
Thật là an ủi
khi nhận ra rằng có những thứ cỏ lùng ở trong Giáo Hội. Nhờ đó, bất chấp tất cả
những khiếm khuyết của mình, chúng ta vẫn có thể hy vọng được liệt vào thành
phần môn đệ Chúa Kitô là Đấng đã đến để kêu gọi các tội nhân. Giáo Hội giống như
một gia đình nhân loại, thế nhưng đồng thời nó cũng là đại gia đình của Thiên
Chúa, nhờ đó Ngài thiết lập một mối hiệp thông và hiệp nhất phổ quát bao gồm hết
mọi châu lục, văn hóa và quốc gia. Vậy chúng ta lấy làm hãnh diện được thuộc về
đại gia đình này; chúng ta hân hạnh có anh chị em và bạn hữu trên khắp thế giới.
Ở Cologne đây chúng ta đã tìm thấy được niềm vui thuộc về một gia đình rộng lớn
như thế giới, bao gồm cả trời đất, quá khứ, hiện tại, tương lai và hết mọi phần
đất trên thế giới. Trong đoàn lũ đông đảo thành phần hành hương này, chúng ta
bước đi bên Chúa Kitô, chúng ta bước đi với ngôi sao chiếu soi lịch sử của chúng
ta.
(Bằng tiếng Đức)
“Tiến vào nhà, họ thấy con trẻ với Maria mẹ Người, rồi họ phục xuống tôn thờ Người” (Mt 2:11). Các bạn thân mến, đây không phải là một câu truyện xa vời xẩy ra lâu đời trước đây. Nó là câu truyện liên hêävới chúng ta hiện nay. Này nhé, ở nơi Bánh thánh Người đang hiện diện trước mắt chúng ta và giữa chúng ta. Như vào bấy giờ, cũng thế, giờ đây Người tỏ mình cách mầu nhiệm trong sự thinh lặng linh thánh; như vào lúc bấy giờ, nơi đây dung nhan đích thực của Thiên Chúa đã tỏ hiện. Đối với chúng ta, Người đã trở thành một hạt lúa miến rơi xuống đất mục nát đi sinh hoa kết trái cho tới tận thế (x Jn 12:24). Giờ đây Người hiện diện như bấy giờ Người đã hiện diện ở Bêlem. Người mời gọi chúng ta thực hiện cuộc hành trình nội tâm được gọi là tôn thờ này. Chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình này của tâm linh và chúng ta hãy xin Người là hướng đạo viên của chúng ta. Amen.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 20/8/2005