GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ TƯ 21/9/2005 |
1) Cuộc Họp Thượng Đỉnh kỷ niệm 60 Năm Liên Hiệp Quốc kết thúc với một thành quả đáng tiếc
Cuộc Họp Thượng Đỉnh kỷ niệm 60 Năm Liên Hiệp Quốc kết thúc với một thành quả đáng
tiếc
Cuộc
họp thượng đỉnh mừng kỷ niệm 60 Năm thành lập Liên Hiệp Quốc này đã diễn ra ở
Nữu Ước 3 ngày, từ Thứ Tư 14 đến Thứ Sáu 16/9/2005. Đây là cuộc họp đông nhất
các nhà lãnh đạo quốc gia (tổng thống hay quốc vương) và chính phủ (thủ tướng),
với tất cả 191 vị, đến từ 151 quốc gia trên thế giới thuộc phần tử của tổ chức
quốc tế này.
Cuộc
thượng nghị, vào lúc 10 giờ đêm Thứ Sáu 16/9, khi mà chỉ còn khoảng không còn
một nửa tham dự viên, tân Chủ Tịch Tổng Hội Đồng là Jan Eliasson người Thụy Điển,
đã lên tiếng xin lỗi các nhóm chờ được phát biểu một cách trễ muộn không còn
đông đủ như trước.
Sau 3
ngày hội họp, ngoại trừ quốc gia duy nhất không phát biểu trước Tổng Hội Đồng là
Syria, cuộc thượng nghị lịch sử này đã kết thúc với một bản văn kiện dài 35
trang, thôi thúc các chính phủ cố gắng đạt đến những mục tiêu của mình trong
việc chống nghèo, và thiết lập một ủy ban trong việc giúp cho các quốc gia đi từ
chiến tranh tới hòa bình.
Các vị
lãnh đạo ca ngợi bản văn kiện ấy như là một bước đầu tiên tiến đến chỗ nhanh
chóng cải tổ Liên Hiệp Quốc và giúp thành phần nghèo khổ trên thế giới. Thế
nhưng, họ cũng thường lấy làm tiếc xót về những gì đã không được bàn đến, như
vấn đề giải giới, vấn đề cải tổ Hội Đồng Bảo An LHQ, và những chi tiết cho một
dự án thay thế Ủy Ban Nhân Quyền bị mất uy tín bằng một tân hội đồng nhân quyền.
Trong
thời gian của cuộc thượng nghị này, hiếm thấy những cuộc giao tiếp giữa các quốc
gia Ả Rập và Do Thái là quốc gia được ca ngợi về việc triệt thoái khỏi giải Gaza
vừa rồi. Nhiều quốc gia đã ký một bản tân hiệp ước để ngăn ngừa nạn khủng bố
nguyên tử.
Tổng
Thống Hoa Kỳ George Bush, hai năm trước đã đặt vấn đề giá trị và hiệu năng của
LHQ, lại tỏ ra hết sức ủng hộ tổ chức này. Tuy nhiên, vị lãnh đạo Mỹ quốc này
được ca ngợi vì đã thay đổi chủ trương trong vấn đề chống khủng bố, ở chỗ, trước
đây ông chủ trương chống khủng bố bằng quân sự, như trường hợp ở A Phú Hãn và
Iraq, nay cho rằng chính vì nghèo khổ, nên kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy
hủy bỏ tất cả những thứ quan thuế và bao cấp để phát triển thịnh vượng và cơ hội
cho các quốc gia đang gặp khó khăn.
Điều
đáng tiếc là thay vì chấp thuận bản dự án hoàn toàn của ông Tổng Thư Ký LHQ
Annan về việc giải quyết những thách đố của tân thiên kỷ, thì họ lại trình bày
một văn kiện dài 35 trang, một bản văn kiện tiêu biểu cho một mẫu số chung đồng
ý thấp nhất sau nhiều tháng thương luận. Thế nhưng, đại đa số các quốc gia đã
chấp nhận bản văn kiện cuối cùng này, vì cho tới ngày áp cuộc thượng nghị, những
vấn đề khác nhau vẫn còn khá sâu đậm đến nỗi không nắm chắc được là sẽ đi đến
chỗ thỏa thuận với nhau.
Điểm
chính yếu của cuộc thượng đỉnh này là thôi thúc việc áp dụng những mục tiêu của
LHQ được thỏa thuận với nhau từ cuộc họp thượng đỉnh năm 2000, một mục tiêu nhắm
đến chỗ giảm 50% tình trạng nghèo khổ trên thế giới vào năm 2015 là hạn chót,
thế nhưng, nếu các vị lãnh đạo không gia tăng nỗ lực của mình thì mục tiêu giảm
nghèo ấy sẽ phải kéo dài tới năm 2150, như vị trưởng ban Tổ Chức Lương Nông ở
Rôma là Jacques Diouf nhận định.
Thật
vậy, theo vị tổng thư ký của Caritas là Duncan MacLaren, người ký vào bản công
báo của tổ chức này về cuộc thượng nghị của LHQ, đã cho biết nhận định như sau:
“Việc
bất mãn này gần như không chất chứa nỗi sầu thương sâu xa. Chúng tôi tin rằng
chúng ta đã bị mất đi một cơ hội rất may. Một số quốc gia, do Hiệp Chủng Quốc
dẫn đầu, đã vận động thành công việc loại trừ việc bàn luận đến những mục tiêu
ấy. Cho dù các mục tiêu giảm nghèo ngàn năm MDG của LHQ trong bản tuyên ngôn 35
trang – một văn kiện được long trọng công nhận vào hôm Thứ Sáu – Hiệp Chủng Quốc
muốn loại trừ đi khỏi bản văn kiện này bất cứ một chi tiết nào về việc quyết tâm
đặc biệt về tài chính từ các quốc gia phát triển…
“Chúng
ta cống hiến một sứ điệp gì đây cho cả hằng triệu triệu người nghèo ở mọi nơi
trên thế giới là những người đặt niềm hy vọng của mình vào cuộc thượng nghị này?
Hậu quả sẽ xẩy ra như thế nào đây từ thái độ lờ mờ này đối với thành phần vô sản
giờ đây lại lên tiếng trách móc đối với tình trạng bạo lực bùng nổ trong một thế
giới bất cần?
“Các tổ
chức Caritas Quốc Tế kêu gọi tất cả mọi tổ chức phần tử của mình hãy tiếp tục
tranh đấu để ép buộc các chính quyền tôn trọng quyết tâm của họ trong việc thực
hiện các mục tiêu ngàn năm. Tình trạng nghèo khổ là những gì bất khả chấp về
nhân bản không còn có lý do tồn tại nữa – chúng ta cần phải tiến đến chỗ đi làm
lịch sử cho vấn đề nghèo khổ này”.
Những
tường trình được phổ biến trước cuộc thượng nghị 2005 của LHQ đã cho thấy những
tiến bộ được thực hiện và những khó khăn vẫn còn được các quốc gia đang phát
triển đối phó. Thật vậy, Hội Đồng Liên Hiệp Quốc Về Thương Mại Và Phát Triển
UNCTAD (U.N. Conference on Trade and Development) đã phổ biến bản tường trình
của mình mang tựa đề “Vấn Đề Thương Mại và Phát Triển 2005”.
Về
phương diện tích cực, nền kinh tế thế giới tăng gần 4% vào năm 2004, việc phát
triển này thậm chí tăng tới 6.5% ở các quốc gia phát triển, nhất là ở Trung Hoa
và Ấn Độ. Vào năm 2005, các quốc gia phát triển có thể phát triển từ 5 đến 5.5%.
Về
phương diện tiêu cực, cho dù ở Trung Hoa và Ấn Độ, hai quốc gia có thể đạt được
mục tiêu ngàn năm vào đúng hẹn năm 2015, vẫn còn xa vời với đích điểm của LHQ
vào hạn chót 2015. Bản tường trình cho biết khả năng mua bán theo sản lượng năm
2003 ở Trung Hoa khoảng 10% so với Hiệp Chủng Quốc, ở Ấn Độ còn thấp hơn thế nữa.
Một
quan tâm khác nữa, đó là vấn đề gia tăng giá dầu, vào giữa tháng 7 là 58 Mỹ kim
1 thùng, gấp đôi thời khoảng giữa năm 2002. Các quốc gia đang phảt triển bị ảnh
hưởng bởi giá dầu tăng này nhất vì họ cần nó để sản xuất cùng một số lượng sản
phẩm hơn là ở những quốc gia có nền kinh tế tân tiến.
Chương
Trình Phát Triển của LHQ hôm 7/9/2005 đã phổ biến Bản Tường Trình 2005 Về Vấn Đề
Phát Triển Con Người. Theo bản tường trình này thì mấy năm qua thực sự thế giới
đã có tiến bộ, ở chỗ giảm nghèo và chú ý nhiều hơn nữa tới việc cải tiến tình
trạng ở các quốc gia phát triển.
Từ năm
1990, sự sống ở các nước phát triển đã gia tăng 2 năm vừa rồi. Hiện nay có 3
triệu trẻ em ít chết hơn hằng năm và 30 triệu trẻ em được đến trường học nhiều
hơn trước. Ngoài ra còn có trên 130 triệu người thoát khỏi cảnh cực bần cùng.
Tuy
nhiên, bản tường trình còn cho biết: “Cứ mỗi một tiếng đồng hồ có trên 1.200 trẻ
em bị chết … đa số là vì lý do bị nghèo khổ”.
Bản
tường trình so sánh những tương phản giữa giầu nghèo như sau: “1/5 nhân loại
đang sống ở các quốc gia nhiều người chỉ dám tiêu 2 Mỹ kim mỗi ngày cho một ly
cà phê sữa. 1/5 khác sống còn với số tiền dưới 1 Mỹ kim mỗi ngày và sống ở các
quốc gia trẻ em chết đi vì thiếu một cái màn ngủ chống muỗi”.
Mức
viện trợ cũng được gia tăng 4% mỗi năm kể từ sau Hội Nghị Tiền Tệ Năm 2001 Về
Vấn Đề Tài Chính và Phát Triển – 12 tỉ Mỹ kim; các quốc gia phát triển chỉ cống
hiến .25% tổng sản lượng của mình vào việc viện trợ này.
Tuy
nhiên, bản tường trình này nhận định so sánh thêm rằng hằng năm cần 7 tỉ Mỹ kim
cho thập niên tới để cung cấp cho 2.6 tỉ người có được cơ hội hưởng dùng nước
sạch, một số tiền ít hơn là những người Âu Châu tiêu xài mua nước hoa, và ít hơn
số tiền những người Mỹ tiêu xài vào việc giải phẫu chỉnh trang theo ý thích. Số
tiền ấy sẽ cứu được 4 ngàn sinh mạng mỗi ngày.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu của CNN và Zenit ngày 17/9/2005
Sau đây là nguyên
văn (bằng tiếng Pháp đã được dịch sang Anh ngữ) bài diễn văn của Quốc Đô Vatican
qua vị hồng y Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh là Angelo Sodano, hôm Thứ Sáu,
16/9/2005., trước Tổng Hội Đồng LHQ.
Ông Chủ Tịch,
Tôi hân hạnh
chuyển lời chào thân ái nhất của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến ông cũng như các
vị lãnh đạo quốc gia và chính quyền hội họp nơi đây, đến cả các vị đại diện khác
thuộc tổ chức của các quốc gia phần tử LHQ.
Tiếng nói của tôi
cũng vang vọng những cảm tình của người Công giáo khắp thế giới, những người
hướng đến LHQ như là một cơ cấu cần thiết hơn bao giờ hết cho vấn đề hòa bình và
tiến bộ của toàn thể nhân loại.
Sáu mươi năm đã
qua đi kể từ ngày 26/6/1945, thời điểm tổ chức này được hình thành, nhắm mục
đích áp dụng 4 mục tiêu cả thể được liệt kê trong lời mở đầu bản qui chế của
mình. Nhiều điều đã đạt được trong việc phục vụ nhân loại trong những năm ấy.
Tuy nhiên, thời gian đã điểm đối với cơ quan này, cũng như với hết mọi công cuộc
của con người làm. Giờ đây nhiều người nghĩ rằng LHQ cần phải được canh tân cải
tổ để đáp ứng với những thách đố lớn lao trong thời điểm hiện nay.
1.
Tính cách thích hợp hiện đại của LHQ
Thật sự LHQ không
phải là một siêu chính phủ. Trái lại, nó là kết quả bởi ý muốn về chính trị của
các mỗi quốc gia phần tử. Tuy nhiên, thành phần con người nam nữ, nhiều triệu
con người làm nên “dân chúng tôi” của Bản Hiến Chương LHQ, đang nói cùng các vị
lãnh đạo chư quốc rằng: Xin hãy cống hiến cho chúng tôi một cơ cấu tân tiến, có
khả năng thực hiện những giải quyết rồi có khả năng áp dụng những giải quyết ấy.
Đó là một lời kêu gọi liên lỉ được ngỏ cùng chúng ta từ những con người nam nữ
đang cảm thấy nản lòng trước những hứa hẹn được bày tỏ nhưng không giữ lời,
những giải quyết được chấp nhận nhưng không áp dụng. Tiếng kêu của họ cần phải
thấm nhập vào chúng ta việc quyết tâm cần thiết để thực hiện vấn đề canh tân cải
tổ LHQ, một thứ canh tân cải tổ chú trọng tới những đòi hỏi thật sự của các
thành phần dân chúng của chúng ta, hơn là vấn đề cân bằng về quyền lực.
Về vấn đề này cần
phải nói rằng những cơ chế được ấn định ở các Chương VI và VII của Bản Qui Chế
LHQ là những gì vẫn còn nguyên giá trị của chúng và chất chứa một qui chuẩn cần
thiết cho việc ngăn chặn những thứ đe dọa đối với nền hòa bình cũng như cho việc
bảo đảm nền an ninh chung. Tuy nhiên, ngày nay, cơ cấu về pháp lý này cũng cần
phải được bổ khuyết bởi những phương tiện pháp lý quốc tế cần thiết đối với vấn
đề giải giới và kiểm soát vũ khí, với việc chống nạn khủng bố và tội ác quốc tế,
cũng như với việc hợp tác hiệu năng giữa LHQ và các cơ quan vùng để giải quyết
những trường hợp xung khắc.
Những sách lược đã
được áp dụng ở vùng Balkans, ở Trung Đông và ở Phi Châu khiến chúng ta phải suy
nghĩ. Giờ đây vấn đề quan trọng đó là việc chúng ta quyết tâm duy trì một thứ
văn hóa ngăn ngừa xung khắc, thế nhưng chúng ta cũng phải khám phá thấy tất cả
vấn đề của việc sử dụng võ lực để giải giới thành phần tấn công. “Trách nhiệm
bảo vệ” xuất phát từ một quan niệm rất hệ trọng về chính trị và pháp lý, một
quan niệm được phát triển mỗi ngày một hơn trong 60 năm hiện hữu của LHQ. Tự bản
chất của mình, thứ trách nhiệm này liên quan tới phẩm vị trổi vượt của hết mọi
cá nhân con người nam nữ trên quốc gia cũng như trên hết mọi thể chế ý hệ.
Liên quan tới vấn
đề canh tân cải cách của LHQ, Tòa Thánh xin các quốc gia phần tử của LHQ hãy can
đảm tiếp tục bàn luận về vấn đề áp dụng cùng những hậu quả thực tiễn của “Trách
Nhiệm bảo vệ”, để tìm ra giải quyết tốt đẹp nhất, qua Hội Đồng Bảo An và hợp với
những ấn định trong Chương VII của Qui Chế LHQ, cho những trường hợp thẩm quyền
quốc gia không thể nào hay không muốn bảo vệ nhân dân của mình trước các mối đe
dọa từ bên trong hay từ bên ngoài. Bản Qui Chế của LHQ, nơi Lời Mở Đầu của nó,
đặc biệt nói rằng tổ chức LHQ được thiết lập “là để cứu các thế hệ tương lai
khỏi nạn chiến tranh”.
Vì mục đích ấy,
vẫn cần phải phục vụ trong công lý phẩm vị con người để đạt tới, thậm chí để
vượt trổi Các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm, nhờ đó, thiết lập một điều kiện tiên
quyết cho hòa bình và nền an ninh chung, cũng như cho việc loại trừ hay giảm bớt
thật nhiều mối đe dọa bị khủng bố và tội ác quốc tế.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 18/9/2005
1. Chúng ta đã nghe
phần đầu của bài Thánh Vịnh 131 (132), một bài thánh ca được Phụng Vụ Giờ Kinh
Tối nêu lên cho chúng ta hai lần. Không phải là ít học giả nghĩ rằng bài ca này
được vang lên trong việc long trọng cử hành việc chuyển hòm bia Chúa, dấu hiệu
hiện diện thần linh giữa Dân Yến Duyên, đến Giêrusalem, một tân đô do vua Đavít
chọn.
Theo trình thuật về biến cố này
được Thánh Kinh cho biết thì chúng ta đọc thấy rằng Vua Đavít “đã thắt áo bào
trúc bâu, đến nhẩy múa ngất ngây trước nhan Chúa, khi vua và toàn dân Yến Duyên
nghênh đón hòm bia Chúa một cách hớn hở reo hò và vang lên tiếng kèn thổi” (2Sam
6:14-15).
Trái lại, có những nhà học giả khác
lại liên hệ bài Thánh Vịnh 131 (132) với việc cử hành tưởng niệm biến cố xa xưa,
sau khi thiết lập việc tôn thờ ở cung thánh Sion, một việc làm thực sự của vua
Đavít.
2. Bài thánh ca của
chúng ta dường như bao hàm một chiều kích phụng vụ: Nó có lẽ được sử dụng trong
việc kiệu rước, với sự hiện diện của các tư tế và tín hữu cùng với việc góp mặt
của một ca đoàn.
Theo Phụng Vụ Giờ Kinh Tối thì
chúng ta sẽ dừng lại ở 10 câu đầu tiên của bài Thánh Vịnh này, những câu giờ đây
được công bố. Tâm điểm của phần bài Thánh Vịnh này là lời thề trọng đại của vua
Đavít. Thật vậy, sự kiện đó là, vua – không kể đến sự bất đồng gay go với vị
tiền nhiệm của mình là Vua Saolê – “đã thề cùng Chúa, đã hứa cùng Đấng Toàn Năng
của Giacóp” (Ps 131[132]:2). Nội dung của việc long trọng quyết tâm này, được
diễn tả ở câu 3-5, là những gì rõ ràng minh bạch, đó là Vị vương chủ này sẽ
không bước vào vương điện Giêrusalem, sẽ không an tâm ngơi nghỉ, trừ phi trước
hết ông tìm thấy một nơi cư ngụ cho hòm bia Chúa.
Ở chính tâm điểm của đời sống xã
hội bởi đó cần phải có một sự hiện diện gợi lên mầu nhiệm về Vị Thiên Chúa siêu
việt. Thiên Chúa và con người có thể cùng bước đi trong lịch sử, và đền thờ ấy
có nhiệm vụ cho thấy mối hiệp thông này một cách hữu hình.
3. Đến đây, sau những
lời của vua Đavít, là việc tưởng nhớ về quá khứ, có lẽ qua những lời của một ca
đoàn phụng vụ. Thật vậy, việc tái nhận thức đã bừng lên về hòm bia đang ở miền
quê Jaar, thuộc vùng Ephrata (xem câu 6): Hòm bia đã ở đó lâu ngày, sau khi được
quân Philitinh đem trả lại cho dân Yến Duyên là dân đã bị mất đi trong một trận
chiến (xem 1Sam 7:1; 2Sam 6:2-11). Vì lý do này, hòm bia đã được mang từ thành
ấy về thành thánh tương lai, và đoạn Thánh Vịnh của chúng ta kết thúc với việc
hân hoan cử hành cho thấy, một đàng, dân chúng tôn thờ (xem câu 7,9), tức là hội
đồng phụng vụ, đàng khác, Chúa là Đấng tỏ mình hiện diện và tác hành bằng dấu
hiệu của hòm bia được đặt ở Sion (câu 8).
Linh hồn của phụng vụ là ở việc
vượt qua này giữa các vị tư tế và tín hữu, và giữa Chúa với quyền năng của Ngài.
4. Để kết thúc phần đầu
củ abài Thánh Vịnh 131 (132), có một lời than nguyện cầu cho thành phần thừa kế
vua Đavít: “Vì Đavít tôi tớ của Ngài, xin đừng loại trừ vị được xức dầu” (câu
10).
Thật là dễ trực giác thấy được
chiều kích thiên sai nơi lời nguyện cầu ấy, một lời nguyện cầu thoạt tiên là để
nài xin ơn trợ giúp chủ quyền của Yến Duyên trong các cơn thử thách của cuộc đời.
Chữ “được xức dầu” thật sự được chuyển dịch từ chữ Do Thái “Thiên Sai”: ánh mắt
của Thánh Vịnh gia bởi thế vươn tới cả những biến cố khác của vương quốc Giuđa
và hướng tới niềm đại trông mong “Đấng Được Xức Dầu” trọn lành, Vị Thiên Sai sẽ
luôn làm hài lòng Thiên Chúa, Đấng được Vị Thiên Sai yêu thương và chúc tụng.
5. Việc dẫn giải về
tính cách thiên sai này sẽ trở thành chủ yếu nơi việc Kitô hữu đọc lại bài Thánh
Vịnh ấy và sẽ bao gồm toàn bài Thánh Vịnh.
Chẳng hạn, đáng kể là việc áp dụng
được Ezechias thành Giêrusalem, vị linh mục thuộc tiền bán thế kỷ thứ 5, lấy câu
thứ 8 áp dụng vào việc Nhập Thể của Chúa Kitô. Trong Bài Giảng Thứ Hai của mình
về Mẹ Thiên Chúa, ngài đã ngỏ cùng Vị Trinh Nữ rằng: “Về Mẹ và về Đấng được Mẹ
sinh ra, vua Đavít đã không ngừng hát với chiếc đàn tam thập lục rằng: ‘Ôi Chúa,
xin hãy tiến lên đến chốn nghỉ ngơi của Chúa, Chúa và hòm bia của quyền toàn
năng Chúa’ (Ps 131[132]:8)”. ‘Hòm bia của quyền toàn năng Chúa’ là ai? Ezechias
đáp: “Hiển nhiên là Vị Trinh Nữ này, Mẹ Thiên Chúa. Vì, nếu Chúa là viên ngọc
trai thì Mẹ có lý là hòm bia; nếu Chúa là mặt trời thì Vị Trinh Nữ này cần phải
được gọi là tầng trời; và nếu Chúa là Hoa vô nhiễm thì Vị Trinh Nữ sẽ là cây bất
hoại, là địa đường bất tử” ("Testi Mariani del Primo Millennio" [Marian Texts of
the First Millennium] I, Rome, 1988, pp. 532-533).
Anh Chị Em thân mến,
Trong bài giáo lý tuần này, chúng
ta xét tới phần đầu của bài Thánh Vịnh 131. Bài thánh vịnh này cho thấy việc Vua
Đavít long trọng cử hành việc chuyển Hòm Bia Giao Ước, dấu hiệu Thiên Chúa hiện
diện giữa Dân Ngài, đến chốn nghỉ ngơi của mình ở Giêrusalem. Việc Vua Đavít hứa
xây cất một đền thờ cho hòm bia nhắc nhở chúng ta rằng mầu nhiệm của Thiên Chúa
cần phải có một vị thế trọng tâm nơi cuộc sống của mọi xã hội.
Hòm bia và đền thờ là những dấu
hiệu hữu hình cho việc hiện diện của Thiên Chúa ở mọi giai đoạn cuộc hành trình
của chúng ta, trong khi hết mọi cộng đoàn phụng vụ cử hành việc hân hoan hội ngộ
giữa Thiên Chúa và nhân loại. Bài thánh vịnh này tiếp tục nguyện cầu cho thành
phần được xức dầu thừa kế Vua Đavít, thành phần được truyền thống Kitô giáo hiểu
như là một qui chiếu ngôn sứ về Chúa Giêsu Kitô, Vị Thiên Sai và Đức Vua được
hứa hẹn, Người Con Nhập Thể của Thiên Chúa, vị được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria
khi thời gian viên trọn cho phần rỗi của chúng ta.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL,
dịch theo Zenit ngày 14/9/2005
2.
Những
Trọng Trách của LHQ
Lịch sử lâu
dài về các hoạt động gìn giữ hòa bình, kèm theo những thành công và thất bại, đã
cống hiến một nguồn dồi dào kinh nghiệm được sử dụng để khai triển những lượng
định cho hoạt động sau này về việc giải quyết vấn đề xung khắc. Tức là Tòa Thánh
thích có được một Ủy Ban xây dựng Hòa Bình, một ủy ban được thiết lập để phác
họa và áp dụng một sách lược phong phú cho việc chế ngự những yếu tố đối chọi về
chủng tộc, những yếu tố gây nên các cuộc xung đột và là những gì có thể tái bùng
nổ trong tương lai.
TOP