GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ NĂM 22/9/2005

NGÀY THÁNH THỂ

 

1)   ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giáo Lý Thánh Vịnh 131 (132): 11-18 cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 21/9/2005 về Việc Chuyển Hòm Bia Giao Ước Về Giêrusalem

2) Thánh Thể là Hy Tế Thập Giá nơi việc Cử Hành Thánh Lễ

3) Tòa Thánh Vatican làm sáng tỏ vấn đề bị cáo buộc che chở cho tội phạm chiến tranh

   

 

 

ĐTC Biển Đức XVI – Bài Giáo Lý Thánh Vịnh 131 (132): 11-18 cho Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 21/9/2005 về Việc Chuyển Hòm Bia Giao Ước Về Giêrusalem

 

1.         Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh 131 (132) vừa được tái vang vọng. Bài Thánh Vịnh này là một bài ca gợi lên cho thấy biến cố quan trọng của lịch sử dân Yến Duyên, đó là biến cố chuyển Hòm Bia Giao Ước về thành Giêrusalem.

Đavít là chủ động viên của việc chuyển về này, như đã được chứng thực ở phần đầu của bài thánh vịnh, phần chúng ta đã dẫn giải. Vị vua này đã thề rằng sẽ không xây cất lâu đài vua chúa cho bản thân mình, trừ khi ông tìm thấy một nơi xứng đáng với hòm bia của Chúa, dấu hiệu hiện diện của Thiên Chúa nơi dân Ngài (x các câu 3-5).

 

Bởi thế chính Thiên Chúa đã đáp lại lời thề này của vua, “Chúa đã thề với Đavít, một lời đoan nguyền sẽ không bao giờ thất hứa” (câu 11). Lời hứa long trọng này chính yếu là những gì được tiên tri Nathan nhân danh Thiên Chúa mà nói về miêu duệ mai hậu của Đavít, về một triều đại vững bền (x 2Sam 7:8-16). 

 

2.         Lời thề thần linh bao gồm cả việc dấn thân của con người, ở chỗ nó được điều kiện hóa bằng chữ “nếu”; “Nếu con cái của ngươi tuân giữ giao ước của Ta, Ta sẽ dạy cho chúng luật pháp” (câu 12). Đối với lời hứa và tặng ân của Thiên Chúa, những gì không có tính chất ma thuật, cần phải được tín hữu đáp ứng và chủ động gắn bó về phía con người trong cuộc trao đổi đan kết hai tự do, thần linh và nhân loại. 

 

Từ đó, bài Thánh Vịnh được biến thành một bài thánh ca tuyên tụng các công hiệu lạ lùng của cả tặng ân Chúa ban lẫn lòng trung thành của dân Yến Duyên. Việc Thiên Chúa hiện diện là những gì con người cần phải cảm nghiệm (x các câu 13-14). Ngài sẽ trở thành như một cư dân ở giữa thành phần dân cư của Giêrusalem, như một người công dân sống những biến cố lịch sử với các người công dân khác, nhưng cống hiến sức mạnh phúc lành của Ngài.

 

3.         Thiên Chúa sẽ chúc lành cho việc thu hoạch, quan tâm cho thành phần nghèo khổ được no đầy (x câu 15); Ngài sẽ chở che các vị tư tế bằng áo choàng hộ thân, ban cho các vị ơn cứu độ của Ngài; Ngài sẽ làm cho tất cả mọi tín hữu sống trong an bình và hoan lạc (xem câu 16).

Phúc lành phong phú nhất của Ngài vẫn giành cho Đavít cùng miêu duệ của vua: “Ở đó Ta sẽ làm mọc lên một cái sừng cho giòng dõi của Đavít; Ta sẽ đặt một cây đèn cho kẻ được Ta xức dầu. Ta sẽ làm hổ ngươi bẽ mặt các quân thù của hắn, nhưng triều thiên của Ta sẽ chói lọi trên đầu của hắn”.

 

Như đã xẩy ra ở phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh này (x câu 10), một lần nữa, hình ảnh của nhân vật “được xức dầu” nhập cuộc, theo tiếng Do Thái, đó là “Messiah”, gắn liền giòng dõi của Đavít với  Messiah, vị mà theo ý nghĩa Kitô giáo đạt được trọn vẹn ý nghĩa của mình nơi hình ảnh Chúa Kitô. Những hình ảnh được sử dụng ở đây là những hình ảnh sống động: Đavít được tiêu biểu như một cái sừng mọc lên vươn rộng một cách cứng chắc. Thiên Chúa soi sáng cho giòng dõi Đavít bằng một cây đèn sáng tỏa, biểu hiệu của tính cách sinh động và vinh quang; một triều thiên rạng ngời là dấu hiệu việc giòng dõi này chiến thắng kẻ thù của mình, nhờ đó chiến thắng sự dữ. 

4.         Việc hiện diễn lưỡng diện của Chúa ở một nơi và trong lịch sử được hiện thực qua Giêrusalem, nơi đền thờ chứa đựng hòm bia, và nơi triều đại Đavít. Bởi thế mà bài Thánh Vịnh 131 (132) trở thành một việc cử hành của Thiên Chúa – Thiên Chúa ở với tạo vật của Ngài, sống giữa họ và làm cho họ nên tốt lành vì họ sống liên kết với Ngài trong công lý và chân lý. Trung tâm điểm thiêng liêng của bài thánh ca này như thế thành một dạo khúc cho lời công bố của Thánh Gioan: “Và Lời đã hóa thành nhục thể và sống giữa chúng ta” (Jn 1:14).

Chúng ta kết luận bằng việc nhớ rằng đầu phần hai của bài Thánh Vịnh 131 (132) là những gì thường được các Vị Giáo Phụ Giáo Hội diễn tả về Việc Nhập Thể của Lời trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria.

 

Ngay từ thời Thánh Irênêô, khi đề cập tới lời ngôn sứ của tiên tri Isaia liên quan tới vị trinh nữ này hạ sinh, đã giải thích rằng: “Những lời, ‘Vậy hãy lắng nghe, Ôi nhà Đavít’ (Is 7:13) cho thấy rằng vị vua vĩnh hằng được Thiên Chúa hứa cho Đavít xuất phát từ ‘hoa trái của lòng vua’, một diễn tả ám chỉ một trinh nữ thụ thai. Thế nên Thánh Kinh… nêu lên và xác nhận rằng việc hạ sinh của ‘vị sẽ đến’ như được loan báo sẽ xuất hiện từ Vị Trinh Nữ. Đúng như Isave, con người đầy Thánh Linh đã khẳng định khi nói cùng Mẹ Maria rằng ‘Bà có phúc hơn mọi người nữ và con lòng bà gồm phúc lạ’ (Lk 1:42). Như thế Thánh Linh nói với thành phần muốn lắng nghe rằng nơi việc hạ sinh của Vị Trinh Nữ này, hay nói cách khác, của Đức Maria, lời hứa của Thiên Chúa với Đavít về một vị vua xuất phát từ lòng của vua là những gì được nên trọn” ("Contro le eresie," 3,21,5: Già e Non Ancora, CCCXX, Milan 1997, p. 285).

 

Như thế, chúng ta thấy sự chân thật và trung thành của Thiên Chúa có một chiều kích lớn rộng từ bài thánh vịnh cổ thời tới việc nhập thể của Chúa Kitô. Nơi bài Thánh Vịnh này, mầu nhiệm của Thiên Chúa sống giữa chúng ta hiện lên và chiếu tỏa khi Người trở nên một người trong chúng ta nơi việc Nhập Thể. Việc trung thành của Thiên Chúa và việc tin tưởng của chúng ta đối với Ngài trong giòng lịch sử trở thành nguồn mạch hân hoan cho chúng ta.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta chú ý tới bài Thánh Vịnh 113 là bài nhắc nhở chúng ta về mộït trong những biến cố quan trọng nhất của lịch sử Yến Duyên, tức là việc chuyển Hòm Bia Chúa về Thành Giêrusalem. Vua Đavít đã hứa tìm một nơi vĩnh viễn cho hòm bia là biểu hiệu cho việc hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Ngài này, trước khi vua xây đền đài cho bản thân vua.

 

Lời thề của vua đã được Chúa chấp thuận nơi lời Thiên Chúa hứa không bao giờ “rút lời”, vang vọng lời tiên tri Ngài đã nói qua Nathan trong việc thiết lập vương quốc của Đavít đến muôn đời. Dân Chúa được khuyến giục hãy trung thành với giao ước của Ngài, tiến vào cuộc đối thoại liên kết tự do của con người với tự do của thần linh.

 

Một lần nữa, hình ảnh về một vị được Thánh Hiến là Đấng Thiên Sai, đã xuất hiện. Kitô hữu sau đó đã thấy việc nên trọn của hình ảnh này nơi bản thân của Chúa Kitô. Chúng ta kết thúc bằng việc nhắc lại rằng bài thánh vịnh này thường được các Vị Giáo Phụ của Giáo Hội để diễn tả việc nhập thể của Lời trong Cung Lòng Đức Trinh Nữ Maria.

 

Như Thánh Irênê đã nói “Mẹ đã hoàn tất lời Thiên Chúa hứa cho Đavít, mang lại cho vị vua hoa trái của lòng Mẹ”. Chớ gì chúng ta, như Mẹ Maria, luôn biết đáp ứng giao ước của Thiên Chúa nơi niềm hân hoan vui sướng và thái độ kiên trì.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 21/9/2005.

 

TOP

 

Thánh Thể là Hy Tế Thập Giá nơi việc Cử Hành Thánh Lễ

Trong Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác tín Thánh Thể là một Hy Tế Thập Giá ở khoản số 11, 12 và 14 thứ tự sau đây:

• “Khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể, cuộc tưởng niệm việc Chúa chịu chết và sống lại, thì biến cố cứu độ trọng yếu này trở nên hiện tại thực sự và ‘công cuộc cứu chuộc của chúng ta được thể hiện’ (
Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 3). Hy tế này quyết liệt cho phần rỗi loài người đến nỗi Chúa Giêsu Kitô đã hiến dâng hy tế này và về cùng Cha chỉ sau khi Người đã để lại cho chúng ta phương tiện để chia sẻ vào hy tế ấy như thể chúng ta đã hiện diện ở đó bấy giờ. Mỗi một phần tử tín hữu đều có thể tham dự vào hy tế này và hái được vô tận hoa trái của hy tế ấy” (khoản số 11).

• “Trong việc thiết lập Hiến Tế Thánh Thể này, Người không chỉ nói: ‘Này là mình Thày’, ‘Này là máu Thày’, mà còn thêm: ‘hiến cho các con’, ‘đổ ra cho các con’ (Lk 22:19-20). Chúa Giêsu không chỉ nói rằng những gì Người bấy giờ đang ban cho họ để ăn và uống là mình Người và máu Người; Người còn cho thấy ý nghĩa hy sinh của Hiến Tế Thánh Thể và làm cho hiến tế của Người hiện diện một cách bí tích, một hiến tế sắp được hiến dâng trên Thập Giá cho phần rỗi của tất cả mọi người. ‘Thánh Lễ đồng thời không thể tách biệt với việc tưởng niệm hiến tế, một hiến tế Thập Giá được kéo dài và là một bữa tiệc thánh hiệp thông với mình máu Chúa Kitô’ (Catechism of the Catholic Church, 1382)”…. Thánh Lễ làm cho hiến tế Thập Giá hiện thực; Thánh Lễ không thêm vào hiến tế ấy cũng như không tăng thêm cho hiến tế ấy (Cf. Ecumenical Council of Trent, Session XXII, Doctrina de ss. Missae Sacrificio, Chapter 2: DS 1743: “It is one and the same victim here offering himself by the ministry of his priests, who then offered himself on the Cross; it is only the manner of offering that is different”). Những gì được lập lại là việc cử hành tưởng niệm của hiến tế ấy, ‘việc tưởng nhớ tái hiện thực’ của hiến tế này (memorialis demonstratio) (Pius XII, Encyclical Letter Mediator Dei [20 November 1947]: AAS 39 [1947], 548), việc làm cho hiến tế cứu chuộc tối hậu duy nhất của Chúa Kitô lúc nào cũng hiện thực qua thời gian. Bản chất hiến tế của mầu nhiệm Thánh Thể, bởi thế, không được hiểu như là một điều gì tách biệt, không dính dáng gì với Thập Giá hay chỉ gián tiếp liên quan đến hiến tế Canvê”.

• “Cuộc vượt qua của Chúa Kitô chẳng những bao gồm cuộc khổ nạn và tử nạn của Người mà còn cả cuộc phục sinh của Người nữa. Điều này được nhắc nhớ qua lời cộng đồng tung hô sau phần truyền phép: ‘Chúng tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại’. Hy Tế Thánh Thể hiện thực chẳng những mầu nhiệm khổ nạn và tử nạn của Chúa Cứu Thế mà còn cả mầu nhiệm phục sinh làm hiển vinh hiến tế của Người nữa. Chính vì là Đấng hằng sống và phục sinh mà Chúa Kitô mới có thể trở thành “bánh ban sự sống” (Jn 6:35,48), ‘bánh sống’ (Jn 6:51) trong Bí Tích Thánh Thể”.

Việc Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Bánh Thánh và Rượu Thánh sau lời truyền phép không phải là một hiện diện thần linh có thật song thụ động mà là chủ động: chủ động chẳng những nơi vai trò chủ tế của vị linh mục thay cho Chúa Giêsu hiến dâng Hy Tế Thập Giá một cách bí tích trên bàn thờ, mà còn nơi chủ đích của việc biến thể nữa, một việc biến thể từ một tấm bánh thành một Thân Thể (không phải một thân thể mới được sinh ra trong hang lừa máng cỏ ở Bêlem mà là) bị trao nộp ở Giêrusalem, và từ một chén rượu thành Máu Giao Ước (không phải máu của Lời mới nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria ở Nazarét mà là) đổ ra trên đồi tử giá Canvê.

Đó là lý do Chúa Giêsu không thiết lập Bí Tích Thánh Thể là để trở thành Hiện Diện Thực Sự của Người ở với Giáo Hội trên thế gian cho tới tận thế (x Mt 28:20), mà chính yếu là để hiện thực và tái diễn Hy Tế Thập Giá của Người. Bởi thế, ngay trong lời truyền phép, lời Chúa Giêsu đã tuyên bố thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Người còn truyền cho các tông đồ hiện diện bấy giờ nói riêng và thành phần thừa kế các vị nói chung rằng: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19). Lời truyền chức tư tế này của Chúa Giêsu cho các vị tông đồ không phải chỉ là những lời Người muốn bảo các tông đồ và thành phần thừa kế các vị là hãy (“làm việc này” là) đọc lại lời Người phán trên bánh và rượu để biến bánh và rượu nên Mình Thánh và Máu Thánh Người, mà là hãy cử hành, hãy tưởng nhớ đến Người, ở chỗ “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến” (Lời Tuyên Xưng “Mầu Nhiệm Đức Tin” sau truyền phép).

Vì Mầu Nhiệm Thánh Thể chính yếu là Hy Tế Tử Giá, một Hy Tế cần phải được liên lỉ tưởng niệm và cử hành như thế, mà phụng vụ của Giáo Hội rất lưu tâm đến địa điểm cử hành, hoàn cảnh cử hành và các đồ thánh để Hy Tế Tử Giá vô cùng cao trọng được cử hành một cách xứng đáng, như được tái xác nhận trong Bản Hướng Dẫn “‘Redemptionis Sacramentum’ Về Một Số Vấn Đề Cần Phải Tuân Giữ Hay Tránh Lánh Liên Quan Đến Thánh Thể Cực Linh” ở Chương 5 như sau:


• “’Việc cử hành Thánh Thể cần phải được thực hiện ở một nơi thánh, trừ trường hợp đặc biệt cần thiết. Trong trường hợp cần thiết ấy, việc cử hành phải được thực hiện ở một nơi đứng đắn xứng hợp’ (Code of Canon Law, can. 932.1; S. Congregation for Divine Worship, Instruction, Liturgicae instaurationes, n. 9: AAS 62 (1970) p. 701). Vị Giám Mục giáo phận sẽ là vị phán quyết về tính cách cần thiết này, tùy theo từng trường hợp một”. (khoản số 108)

• “’Các vị Linh Mục phải thường xuyên cử hành Thánh Thể, luôn nhớ rằng công cuộc cứu chuộc nơi mầu nhiệm Hiến Tế Thánh Thể được liên lỉ thể hiện. Thật vậy, việc cử hành Thánh Thể hằng ngày là những gì hết sức đáng làm, vì, cho dù không có sự hiện diện của thành phần tín hữu, thì việc cử hành này cũng là một tác động của Chúa Kitô và của Giáo Hội, và khi thực hiện việc cử hành này là vị Linh Mục làm trọn vai trò chính yếu của các vị’ (Code of Canon Law, can. 904; cf. Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church, Lumen gentium, n. 3; Decree on the Ministry and Life of Priests, Presbyterorum ordinis, n. 13; cf. also Ecumenical Council of Trent, Session XXII, 17 September 1562, On the Most Holy Sacrifice of the Mass, Chapter 6: DS 1747; Pope Paul Pp. VI, Encyclical Letter Mysterium fidei, 3 September 1965: AAS 57 [1965] pp. 753-774, here pp. 761-762; cf. Pope John Paul II, Encyclical Letter, Ecclesia de Eucharistia, n. 11: AAS 95 [2003] pp. 440-441; S. Congregation of Rites, Instruction, Eucharisticum mysterium, n. 44: AAS 59 [1967] p. 564; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 19)”. (khoản số 110)

• “Các chén thánh chứa đựng Mình và Máu Chúa phải được làm theo đúng các qui tắc truyền thống và của các sách phụng vụ (Cf. Missale Romanum, Institutio Generalis, nn. 327-333). … Bởi thế, không thể chấp nhận cho sử dụng trong việc cử hành Thánh Lễ các thứ chén thông dụng, các thứ chén thiếu phẩm chất, hay không có tính cách nghệ thuật tí nào hoặc chỉ là những thứ để đựng, như những thứ chén được làm bằng thủy tinh, bằng sành, bằng đất sét hay bằng các thứ chất liệu dễ vỡ khác. Cần phải áp dụng qui tắc này với cả những thứ kim loại hay các thứ chất liệu sẽ bị xét dỉ hay hư hỏng (Cf. ibidem, n. 332; Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments,, Instruction, Inaestimabile donum, n. 16: AAS 72 [1980] p. 338)”. (khoản số 117)

• “Linh Mục, một khi đã trở lại bàn thờ sau phần cho Rước Lễ, thì đứng tại bàn thờ hay tại một bàn cân xứng, để lau đĩa thánh và tráng chén thánh theo các qui định của Sách Lễ rồi lau chén bằng khăn sạch. Nếu có Phó Tế bấy giờ thì vị này trở lại bàn thờ với Linh Mục để tráng chén. Tuy nhiên, đặc biệt trong trường hợp có một số chén thánh cần phải được tráng lau, thì được phép cứ để đó, đậy lại đàng hoàng, ở trên bàn thờ hay bàn phụ lễ, để vị Linh Mục hay Phó Tế tráng lau ngay sau khi tan Lễ. Ngoài ra, người được chính thức ủy nhiệm vai trò phụ tế cũng có thể giúp vị Linh Mục hay Phó Tế tráng lau và sắp xếp các chén thánh ở bàn thờ hay bàn phụ lễ. Nếu không có vị Phó Tế thì người được chính thức ủy nhiệm vai trò phụ tế này mang các chén thánh sang bàn phụ lễ rồi tráng chén, lau khô và sắp xếp các chén thánh ấy theo kiểu cách bình thường (Cf. Missale Romanum, Institutio Generalis, nn. 163, 183, 192)”. (khoản số 119)

• “Các vị Mục Tử phải chú trọng đến những khăn được sử dụng cho bàn thánh, nhất là những khăn đụng chạm tới các hình Thánh Thể, cần phải luôn sạch sẽ cũng như cần phải được giặt sạch theo đường lối truyền thống. Để làm điều này, rất nên đổ nước sau lần giặt bằng tay đầu tiên vào cống máng đổ đồ thánh của nhà thờ hay đổ xuống đất ở một nơi xứng đáng. Sau đó, lần giặt thứ hai có thể được làm theo kiểu cách thông thường”. (khoản số 120)

• “Chiếc áo thụng dài trắng mặc ở bên trong áo lễ cần phải được cột lại bằng một giây thắt lưng, trừ khi chiếc áo này được làm theo kiểu thắt bụng không cần giây cột. Cần phải đeo chiếc khăn quàng vai trắng trước khi mặc chiếc áo dài trắng này, nếu chiếc áo thụng dài trắng không hoàn toàn che hết bộ y phục thường dân ở cổ (Cf. ibidem, n. 336)”. (khoản số 122)

• “Áo lễ xứng hợp với vị Linh Mục cho việc cử hành Thánh Lễ hay cho các tác động linh thánh khác trực tiếp liên quan đến Thánh Lễ, trừ khi có những qui định khác, là một chiếc áo lễ mặc ở bên ngoài chiếc áo thụng dài trắng và giây choàng ở bên trong” (Cf. ibidem, n. 337). Cũng thế, vị Linh Mục, khi mặc áo lễ theo qui định chữ đỏ thì không được bỏ đeo giây choàng ở bên trong”. (khoản số 123).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

Tòa Thánh Vatican làm sáng tỏ vấn đề bị cáo buộc che chở cho tội phạm chiến tranh

 

Hôm Thứ Ba 20/9/2005, tờ nhật báo Daily Telegraph ở Hiệp Vương Quốc đã tung ra bài viết mang tựa đề “Vatican bị tố cáo là che giấu ‘tội ác chiến tranh’”, tức che giấu tội ác của Tướng Ante Gotovina, nhân vật (49 tuổi) bị tình nghi là vi phạm tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột ở Yugoslavia trước kia. Ngay chiều cùng ngày, vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh Vatican là Joaquin Navarro-Valls đã phổ biến lời công bố sau đây với phóng viên báo chí.

 

“Trong cuộc gặp gỡ giữa ĐTGM Giovanni Lajolo, đặc trách văn phòng Liên Hệ với Chư Quốc của Tòa Thánh, và bà Carla Del Ponte, trưởng ban công tố viện của pháp đình tội ác quốc tế về Yugoslavia trước kia, để trả lời cho lời yêu cầu của bà liên quan tới vấn đề liên lạc và nâng đỡ của Tòa Thánh (đối với nhân vật tội ác chiến tranh này), ĐTGM Lajolo đã nói rõ là Văn Phòng Quốc Vụ Khanh không phải là cơ cấu của Tòa Thánh có thể hợp tác theo cơ chế với các tòa án.

 

“ĐTGM Lajolo cũng yêu cầu bà Del Ponte hãy nói một cách rõ ràng chính xác về chứng cớ khiến bà tin rằng Tướng Ante Gotovina đã ẩn nấp ở một số cơ sổ tu trì ở Croatia, để có thể liên lạc với các thẩm quyền của giáo hội; thật sự là những cuộc điều tra trước đây đều khong có kết quả gì. Điều yêu cầu của ĐTGM Lajolo đã chưa được bà Del Ponte đáp ứng gì hết”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của VIS ngày 21/9/2005

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ