GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BẢY 24/9/2005

NGÀY THÁNH MẪU

 

1) THÁNH LONG MỘNG PHỐ (Louis Montfort): BÍ MẬT MARIA

2) Bản Hiến Pháp mới của Iraq: Mối quan tâm của Kitô hữu ở đất nước này

3) Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Cuộc Khủng Hoảng ở Darfur cần phải được cấp thời giải quyết

4) Những lời cuối cùng bằng tiếng Balan của Đức Gioan Phaolô II

   

 

 

THÁNH LONG MỘNG PHỐ (Louis Montfort): BÍ MẬT MARIA

 

(tái tiếp tục)

 

(III)    Việc Thánh Hóa của Chúng Ta nhờ Trọn Hảo Tôn Sùng Đức Trinh Nữ, hay  bằng cách Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu

 

Một Đường Lối Tuyệt Hảo

 

Các Việc Tôn Sùng Mẹ Maria

 

24.-      Thật sự là có một vài việc thực sự tôn sùng Đức Mẹ. Tôi không có ý giải quyết những việc tôn sùng sai lạc.

 

Việc Tôn Sùng Không Có Thực Hành Đặc Biệt Nào

 

25.-      Việc tôn sùng thứ nhất là ở chỗ chu toàn các nhiệm vụ thuộc bậc sống Kitô hữu, tránh lánh tất cả mọi tội trọng, thi hành những tác động vì yêu mến Chúa hơn là vì sợ hãi, nguyện cầu cùng Đức Mẹ khi có dịp, và tôn vinh Người là Mẹ Thiên Chúa, chứ không có bất cứ một việc tôn sùng riêng nào giành cho Người.

 

Việc Tôn Sùng kèm Thực Hành Đặc Biệt

 

26.-      Việc tôn sùng thứ hai là ở chỗ ấp ủ những cảm tình kính phục và mến yêu sâu xa hơn đối với Đức Mẹ, những cảm tình cậy trông và tôn kính. Việc tôn sùng này thúc đẩy chúng ta gia nhập các hiệp hội Mân Côi và Áo Đức Bà, đọc 5 hay 15 chục Kinh Mân Côi, tôn kính các ảnh tượng và đền Thánh Đức Mẹ, làm cho Mẹ được nhận biết và ghi danh vào các hội đoàn của Người. Việc tôn sùng này, vì gìn giữ chúng ta khỏi tội lỗi, là việc tôn sùng tốt lành, thánh đức và đáng khen ngợi, thế nhưng nó không trọn lành bằng việc tôn sùng thứ ba, cũng không hiệu nghiệm trong việc làm cho chúng ta xa lánh tạo vật, hay làm cho chúng ta thự chành việc bỏ mình cần thiết để được hiệp nhất với Chúa Giêsu Kitô.

 

Việc Tôn Sùng Trọn Hảo: Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu

 

27.-      Việc tôn sùng thứ ba đối với Đức Mẹ đó là việc chỉ có một ít người biết đến và thực hành mà thôi, một việc tôi sắp trình bày cùng anh chị em là tâm hồn được tiền định.

 

 

A. Bản Chất và Mục Tiêu của Việc Làm Nô Lệ Thánh Đức cho Tình Yêu

 

Bản Chất

 

28.-      Nó là ở chỗ hoàn toàn hiến mình như một nô lệ cho Mẹ Maria, cũng như cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria; và sau đó làm tất cả những gì chúng ta thực hiện nhờ Mẹ Maria, với Mẹ Maria, trong Mẹ Maria và cho Mẹ Maria. Gioơ đây tôi sẽ cắt nghĩa những chữ này.

 

Mục Tiêu: Hoàn Toàn Phó Thân

 

29.-      Chúng ta phải chọn một ngày lễ đặc biệt để tự nguyện, ưu ái, không bị ép buộc, trao dâng, hiến dâng và hy hiến một cách trọn vẹn không tiếc nuối cho Mẹ Maria hồn xác của chúng ta, sản vật ngoại thân của chúng ta, như nhà cửa, gia đình và lợi tức; cũng như cả những sử vật nội tại của chúng ta, tức là các thứ công nghiệp, ơn lành, nhân đức và những việc thánh hóa của chúng ta.

 

Ở đây cần phải nhận định là, bằng việc tôn sùng này, linh hồn hy hiến cho Chúa Giêsu, nhờ Mẹ Maria, tất cả những gì linh hồn yêu quí nhất, những gì ngay cả các dòng tu cũng không đòi phải hy sinh như vậy; tức là quyền được làm chủ bản thân mình, làm chủ giá trị những lời nguyện cầu và bố thí của mình, làm chủ những việc hãm mình và thánh hóa của mình. Linh hồn từ bỏ tất cả mọi sự để Đức Mẹ được tự do sở hữu, nhờ đó Mẹ có thể hoàn toàn sử dụng linh hồn theo ý muốn của Mẹ cho vinh hiển của Thiên Chúa là Đấng chỉ có một mình Mẹ nhận biết trọn hảo nhất.

 

Việc Dâng Phú Giá Trị Các Việc Lành Chúng Ta Làm

 

30.-      Chúng ta trao phó cho quyền sở hữu của Mẹ tất cả mọi thứ giá trị tốt đẹp và xứng đáng nơi những việc lành phúc đức của chúng ta, nhờ đó, sau khi chúng ta thực hiện việc hy sinh chúng đi, mặc dầu không phải bằng lời thế hứa, chúng ta không còn làm chủ bất cứ việc lành nào chúng ta làm nữa; mà Đức Mẹ là vị có thể sử dụng chúng, đôi khi cho việc cứu lấy một linh hồn nào đó trong Luyện Ngụ, đôi khi để hoán cải một tội nhân đáng thương nào đó, v.v.

 

31.-      Bằng việc tôn sùng này, chúng ta cũng đặt các công lênh sự nghiệp của chúng ta trong tay Đức Mẹ nữa, thế nhưng, có thế, Mẹ mới bảo trì, lăm gia tăng và diễm lệ chúng, vì chúng ta không thể thông đạt cho nhau các công nghiệp của ơn thánh hóa hay các công nghiệp của tình rạng hiển vinh. Tuy nhiên, chúng ta hiến dâng cho Mẹ tất cả những lời nguyện cầu của chúng ta và những việc lành của chúng ta vì chúng có một giá trị xứng đáng và tốt đẹp, để Mẹ đem phân phát và áp dụng chúng cho những ai Mẹ muốn. Nếu sau khi chúng ta đã hiến dâng bản thân mình cho Đức Mẹ như thế, chúng ta muốn cứu một linh hồn trong Luyện Ngục, muốn cứu một tội nhân, hay muốn trợ giúp một người bạn, bằng những lời nguyện cầu của chúng ta, bằng những việc làm phúc bố thí của chúng ta, bằng việc hãm mình và hy sinh của chúng ta, chúng ta cần phải khiêm nhượng xin điều ấy với Đức Mẹ, tùy Mẹ quyết định, một quyết định chúng ta không biết ra sao; và chúng ta cần phải hoàn toàn thâm tín rằng giá trị các hành động của chúng ta, được phân phối bởi cùng bàn tay được chính Thiên Chúa muốn sử dụng để phân phát cho chúng ta các ân sủng và tặng ân của Ngài, không thể nào lại không được sử dụng để làm vinh hiển Ngài hơn.

 

(còn tiếp hằng tuần vào các ngày Thứ Bảy)

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

TOP

 

Bản Hiến Pháp mới của Iraq: Mối quan tâm của Kitô hữu ở đất nước này

 

Trong cuộc gặp gỡ tổng thống và thủ tướng Iraq ngày 18/9/2005, Đức Thượng Phụ Emmanuel III Delly thuộc lễ nghi Chaldeans đã yêu cầu điều chỉnh bản hiến pháp, một văn kiện sẽ được trưng cầu dân ý vào ngày 15/10/2005 tới đây nhưng lại là bản văn kiện bị hội đồng giám mục Công giáo Iraq gồm 12 vị cho rằng mâu thuẫn về quyền lợi tôn giáo của các nhóm thiểu số trong đất nước này.

 

Những vị giáo chủ thuộc các Giáo Hội lễ nghi Chaldean, Armenia, Latinh và Assyria này ca tụng Khoản 2.1 (b) và 2.2 là những khoản bênh vực tự do cùng các quyền lợi tôn giáo, nhưng tấn công Khoản 2.1 viết rằng: “Không một luật nào có thể được thông qua nghịch với các qui luật nghiễm nhiên của Hồi giáo”.

 

Bản tuyên ngôn của các vị giám mục đã kết luận như thế này: “Hội đồng giám mục bày tỏ mối quan tâm và lo sợ nghiêm trọng… về Khoản 2.1 (a). Khoản này mở rộng đường nẻo cho việc thông qua các luật lệ bất công với thành phần không phải là người Hồi giáo. Hội đồng này yêu cầu khoản ấy cần phải được tu chính hay bỏ đi”.

 

Khi trao bản tuyên bố này cho Cơ Quan Quốc Tế Trợ Giúp Giáo Hội Túng Thiếu, ĐGM Phụ Tá Andreas Abouna ở Baghdad đã nói rằng:

 

“Chúng tôi chắc chắn là không phản đối sự kiện là ở Iraq Hồi giáo là tôn giáo của quốc gia. Chúng tôi biết rằng đa số dân chúng ở Iraq là người Hồi giáo, nhưng vấn đề ở đây là bản hiến pháp không rõ ràng. Có những chỗ trong bản hiến pháp này tốt đẹp nhưng còn những chỗ khác thì sao? Chẳng hạn, phụ nữ Kitô giáo có buộc phải che mặt hay chăng?”

 

TOP

 

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Cuộc Khủng Hoảng ở Darfur cần phải được cấp thời giải quyết

 

ĐGM John Ricard, giáo phận Pensacola-Tallahassee, chủ tịch Tiểu Ban Qui Chế Quốc Tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phổ biến một văn thư kêu gọi ủng hộ “Ngày Toàn Quốc Hành Động Cho Dân Chúng Ở Darfur” là ngày được cử hành vào Thứ Tư 21/9/2005. “Ngày Toàn Quốc Hành Động Cho Dân Chúng Ở Darfur” do Liên Minh Giải Cứu Darfur, trong đó có cả các phần tử thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, thực hiện.

 

Vị giám mục này đã viết: “Cần phải chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Darfur. Cả hằng trăm ngàn mạng sống đã bị tiêu vong, và hơn 2 triệu người đương đầu với thực phẩm cùng tình trạng bất an ninh khác, vì họ trở thành tiều tụy ở những trại cho thành phần tản cư trong nước hay ở các trại tị nạn trong nước láng giềng Chad.

 

“Nhân Ngày Toàn Quốc Hành Động Cho Dân Chúng Ở Darfur chúng tôi kêu gọi cộng đồng thế giới bao gồm cả Khối Liên Hiệp Phi Châu hãy tiếp tục làm áp lực chính quyền ở Khartoum, thành phần dân quan Janjaweed cũng như các lực lượng nổi loạn hãy ngừng thực hiện các hoạt động quân sự và cung cấp các xuyên lộ an toàn để thực hiện việc trợ giúp nhân đạo khẩn trương.

 

“Chúng tôi kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ hãy ban hành Đạo Luật Giải Trình Trách Nhiệm Darfur nhờ đó lực lượng gìn giữ hòa bình của Khối Liên Hiệp Phi Châu mới được nới rộng và có được một trách nhiệm mạnh mẽ hơn trong vấn đề bảo vệ thành phần công dân vô tội. Tòa Án Quốc Tế về Tội Ác cũng cần phải được hỗ trợ trong việc mang ra trước công lý những ai bị tố cáo về các tội ác chiến tranh và diệt chủng ở Darfur”. 

 

TOP

 

Những lời cuối cùng bằng tiếng Balan của Đức Gioan Phaolô II

 

Trình thuật về những giờ phút cuối cùng (từ ngày 31/1 đến 2/4) của Đức Gioan Phaolô II được rõ ràng và chi tiết hơn trong cuốn sách dày 200 trang được nhà xuất bản của Tòa Thánh là Libreria Editrice Vaticana phổ biến vào dịp Lễ Mẹ Đau Thương 15/9.

 

Theo cuốn sách mới này thì sáu tiếng (tức vào lúc 3 giờ 30 chiều) trước khi chết (lúc 9 giờ 37 phút tối), ngài đã nói bằng tiếng Balan “một cách rất yếu ớt bằng mấy lời” rằng: “Nào tôi hãy về nhà Cha”. Câu này của ngài rất giống với câu được vị thư ký lâu năm của ngài là ĐTGM Stanislaw Dziwisz cho phỏng vấn viên truyền hình người Ý biết vào tháng trước, đó là câu một nữ tu ở gần đức cố giáo hoàng bấy giờ nghe thấy là “Nào tôi hãy về cùng Chúa”.

 

Truyền thông đã cho biết vào giờ chết của ngài, ngài đã nhìn ra phía cửa sổ phòng mà thì thào tiếng “Amen”. Tờ nhật báo Vatican là La Repubblica đã trích lại lời của vị linh mục Balan là cha Jarek Cielecki là vị giáo hoàng này đã chết “liền” sau khi ngài lấy hết sức nói: “Amen”. Trước 7 giờ tối 1 chút, ngài đã bị hôn mê không còn biết gì nữa.

 

Mắt của ngài bề ngoài nhắm lại trong Thánh lễ được cử hành tại phòng của ngài vào chiều tối ngày 31/3. “Thế nhưng, vào lúc truyền phép, ngài going gạo giơ bàn tay phải của ngài lên hai lần, tức là, giơ trên bánh và rượu. Ngài đã thực hiện cử chỉ cho thấy ngài cố gắng muốn đấm ngực của ngài trong lúc đọc “Kinh Chiên Thiên Chúa”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tín liệu của Zenit ngày 20/9/2005

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ