GIÁO HỘI HIỆN THẾ
_______
THỨ BA 27/9/2005 |
1) Tòa Thánh tại LHQ về Hiệp Ước Cấm Thử Nguyên Tử NTBT (Nuclear Test Ban Treaty)
2) ĐTC Biển Đức XVI với Những Liên Hệ Giữa Công Giáo và Hồi Giáo
3) “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Âu Châu Hội Nhập”
Tòa Thánh tại LHQ về Hiệp Ước Cấm Thử
Nguyên Tử NTBT (Nuclear Test Ban Treaty)
ĐTC
Biển Đức XVI với Những Liên Hệ Giữa Công Giáo và Hồi Giáo
Cha Daniel
Madigan, chủ tịch Học Viện Về Văn Hóa Và Chư Giáo của Đại Học Gregorian ở Rôma,
vị mới được vị đương kim giáo hoàng bổ nhiệm làm tham vấn viên liên quan tới
những mối liên hệ với Hồi hữu của Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Đối Thoại Liên
Tôn, trong một cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, đã cho biết
nhận định của mình về thái độ của Đức Thánh Cha Biển Đức đối với cơ hội gặp gỡ
nanh chị em Hồi hữu, ở chỗ, ngài chú trọng tới việc đối thoại với con người hơn
là với cơ cấu.
Vấn:
Phải chăng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI theo đường lối của Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II đối với Hồi hữu, hay là ngài theo một đường lối khác?
Đáp:
Quá sớm để tóm tắt đường lối tổng quan của vị tân Giáo Hoàng này đối với Hồi hữu,
cũng như để so sánh nó với nhiều năm tháng hoạt động về lãnh vực này của Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đối với tôi, có một số điểm trong bài ngài ngỏ cùng
thành phần đại diện Hồi hữu ở Cologne cho thấy một cái gì đó về kiểu cách của
ngài.
Đức Thánh Cha này
đôi lúc gọi thành phần thính giả của mình là “quí bạn Hồi hữu trọng kính thân
mến”, và tôi hiểu rằng việc cứ sử dụng những chữ ấy không có trong nguyên bản
được trao cho phóng viên ký giả, thế nhưng chúng phản ảnh những ngôn tự tự phát
của ngài vào dịp ấy.
Đối với tôi, đó là
một dấu hiệu quan trọng về cung cách ngài muốn Giáo Hội thực hiện. Nó không phải
là cái gì mới mẻ, nhưng cần phải nhấn mạnh trong những năm này là thời điểm
nhiều sự đã bị xao động rất nhiều giữa chúng ta.
Ngoài ra, ngài tái
khẳng định bản văn kiện của Công Đồng Chung Vaticanô II “Nostra Aetate”, cho đó
là Đại Hiến Chương cho vấn đề đối thoại. Đó là điều quan trọng ở vào lúc mà một
số người đang cố gắng đặt vấn đề về thẩm quyền đối với các chủ trương của công
đồng này nơi bản văn kiện ấy.
Đức Thánh Cha này
chưa bao giờ nói trong bài diễn từ ấy về “Hồi giáo” cả, mặc dù ngài nói hai lần
đến đức tin Hồi giáo. Điều này quan trọng vì chúng ta có khuynh hướng nói về Hồi
giáo như thể tôn giáo này là điều duy nhất. Chúng ta cảm thấy choáng váng trước
tôn giáo này, vì tôn giáo ấy dường như quá lớn.
Thế nhưng, Đức
Thánh Cha Biển Đức hướng tới đường lối bằng cách nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại (như
công đồng đã làm) về việc nói về con người, không nói về giáo thể, nói về Hồi
hữu, không nói về Hồi giáo.
Người ta đôi khi
ngờ vực về khả năng của việc đối thoại; một lý do tối thiểu về mối ngờ vực này
đó là họ bị nhầm lẫn về thành phần tín hữu thực sự, về tha nhân và đồng nghiệp
của họ, về đồng bào của họ, và họ nghĩ rằng đối thoại là vấn đề liên hệ tới
những bản văn cổ cùng với những giáo điều lịch sử. Chỉ có con người mới đối
thoại với nhau mà thôi.
Cuộc gặp gỡ ở
Cologne đã cho thấy một bộ mặt quan trọng khác của cuộc đối thoại này – Đức
Thánh Cha này đã không ngần ngại nói một cách thành thực về những quan tâm sâu
xa của ngài. Ngài kh6ong tránh né sự thật hiển nhiên về tình trạng suy đồi của
thế giới chúng ta đây, hay ngài không chỉ trách móc “những người bạn trọng kính”
của ngài.
Trái lại, ngài đã
nêu lên việc cùng làm việc với họ để tìm lối thoát. Ngài đã trang trọng coi họ
là những tín hữu – thật sự ngài đã nhấn mạnh là “tất cả chúng ta, Kitô hữu và
Hồi hữu, đều là những tín hữu” – và đã nói với họ một cách thành thật theo niềm
tin của ngài và kêu gọi niềm tin của họ.
Vấn:
Vị Giáo Hoàng này không bao giờ nói tới việc đụng độ mà là việc gặp gỡ và
liên đới văn minh. Thành phần Hồi hữu cha có dịp đối thoại trao đổi có luôn nghĩ
như thế hay chăng?
Đáp:
Thật đáng chú ý về việc không có nơi bài nói của ngài tất cả những ngôn từ có
tính cách đối đầu, chiến đấu, đối chọi, chiến tranh. Không phải vì ngài là một
người dễ lạc quan, mà ngài dường như nhận thấy rằng tất cả những thứ nói về cuộc
đụng độ văn hóa có thể trở thành một thứ tiên tri tự mãn.
“Văn minh” là một
tư tưởng khác trong những tư tưởng trừu tượng rộng lớn có khuynh hướng làm lu mờ
đi con người thực sự được chúng ta giao tiếp. Con người nói về một nền văn minh
Hồi giáo, thế nhưng theo cách thức họ diễn tả về nó, hầu như không có một Hồi
hữu nào tôi biết thuộc về thứ văn minh ấy cả. Tôi giao tiếp với nhiều Hồi hữu từ
các quốc gia khác nhau và đời sống khác nhau, họ là một nhóm người hết sức khác
nhau.
Tôi may mắn được
giao tiếp hằng ngày trong 5 năm qua với một nhóm sinh viên Hồi hữu tuyệt vời,
thành phần đến Rôma để học hỏi về Kitô giáo hầu phát động việc đối thoại và hiểu
biết. Họ thật sự là không mất niềm hy vọng vào việc đối thoại.
Một điểm quan
trọng nơi kinh nghiệm của họ nữa đó là họ vượt ra ngoài tất cả những thứ nói
năng về “Tây phương” và “Kitô giáo”, và sống động cùng hoạt động bên những Kitô
hữu thực sự – một lần nữa, chính con người mới là then chốt, chứ không phải cơ
cấu.
Đáp:
Tôi rất thích việc đối thoại về thần học chúng tôi có được ở nơi viện đại học
này. Tuy nhiên, tôi không tin rằng những điểm khác nhau giữa chúng ta thực sự về
thần học. Nhẫn nại và chuyên chăm, chúng ta có thể tiến đến chỗ hiểu biết rõ
ràng hơn những đường lối khác của nhau nơi việc tin tưởng vào một vị Thiên Chúa
duy nhất.
Tuy nhiên, càng
trở nên khó khăn hơn nữa khi đi sâu vào căn gốc của mối hận ức, của niềm bất mãn
và của cảm quan bị loại trừ là những gì rất nhiều Hồi hữu (và không chỉ Hồi hữu
thôi) cảm thấy, những gì càng ngày càng được khai thác để trở thành những phản
ứng bạo động từ một số ít.
Rất nhiều yếu tố
góp lại khiến cho thế giới của chúng ta trở nên như hiện này, đó là chính trị,
kinh tế, chủ nghĩa quốc gia, vấn đề toàn cầu hóa, nợ nần, chủ nghĩa bộ tộc, chỉ
cần liệt kê ít điều như thế. Tất cả những yếu tố ấy cần phải hiểu được biết nếu
chúng ta hy vọng thay đổi thế giới của mình.
Tôi thấy cơ hội
hay nhất cho việc đối thoại là ở chỗ kinh nghiệm về con người, chỗ chúng ta thấy
được nỗi ước mong cho một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là nơi chúng ta thực sự gặp
gỡ nhau: ở đó, ở lòng mong ước thấy được một thế giới chân chính hơn và một đời
sống viên trọn hơn cho tất cả mọi người này vang vọng thần linh của Thiên Chúa
là Đấng tìm cách “canh tân bộ mặt trái đất”.
Điều này có vẻ qú
ứ cao cả và có lẽ là ảo tưởng, thế nhưng chúng ta biết rằng, theo những dụ ngôn
của Chúa Giêsu thì vương quốc của Thiên Chúa giống như một hạt giống nhỏ bé hay
là một chồi mềm yếu, chứ không phải là một cơ cấu rải rác khắp thế giới.
Chính nơi những
cuộc gặp gỡ nhỏ bé ấy mà đường lối của Thiên Chúa lộ diện, qua một nu cười, nơi
việc chào hỏi, bằng bàn tay giúp đáp, bằng nói năng tử tế, bằng việc phục vụ nhỏ
bé. Đó là những điều chung cho tất cả chúng ta mà tất cả chúng ta đều có trách
nhiệm trong vấn đề đối thoại vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 16/9/2005
“Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình Âu Châu Hội
Nhập”
Ngày 9 và
10/9/2005, Thứ Sáu và Thứ Bảy, tại Giáo Hoàng Học Viện Thần Học ở Krakow Balan,
trong phần khai mạc hội nghị về “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo trong Tiến Trình
Hội Nhập Âu Châu”, ĐTGM Giovanni Lajolo, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh
Vatican đã bày tỏ nhận định và chủ trương của Tòa Thánh như sau:
1. Tôi
muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Đức Giám Mục Tadeusz Pieronek về lời ưu ái
mời tôi nói ở Giáo Hoàng Học Viện Thần Học danh tiếng này để khai mạc cho hội
nghị quốc tế lần thứ năm theo chu kỳ hộp họp mang chủ đề: “Vai Trò của Giáo
Hội Công Giáo trong Tiến Trình Hội Nhập Âu Châu”. Tôi cũng xin thân ái chào
các ĐTGM Josef Kowalczyk và Stanislaw Dziwisz, vị đương kim khâm sứ Tòa Thánh ở
Balan và TGM Krakow, Đức Ông Jan Dyduch, viện trưởng Giáo Hoàng Học Viện Thần
Học, cùng thành phần tham dự viên hội nghị này.
Đức Thánh Cha,
Giáo Hoàng Biển Đức XVI, khi bảo tôi viếng thăm Krakow đã yêu cầu tôi chuyển đến
tất cả mọi người lời chào từ phụ và phép lành tòa thánh của ngài.
2. Khi tôi
bắt đầu nói về đề tài được nêu lên cho tôi là “Vai Trò của Giáo Hội Công Giáo
trong Tiến Trình Hội Nhập Âu Châu”, tôi không thể không nhận thấy rằng tôi
đang chia sẻ đề tài này trước sự hiện diện linh thiêng của vị đại Giáo Hoàng là
Đức Gioan Phaolô II. Sở dĩ như thế là vì một loạt lý do hiển nhiên sau đây:
Thứ nhất: Tôi đang
ở thành phố Krakow “của ngài” và chính ngài đã tôn vinh Viện Thần Học này với
tước hiệu “Giáo Hoàng Thần Học Viện”.
Thứ hai: Đức Giáo
Hoàng Gioan Phaolô II là vị được công nhận là đã đóng một vai trò lịch sử trong
việc giúp vào tiến trình được bắt nguồn từ Balan đây và đã dẫn đến cuộc súp đổ
của tình trạng chia rẽ bất thường bị áp đặt trên Âu Châu bởi ý hệ duy vật cũng
như bởi một quyền lực phản nhân bản.
Thứ ba: Những suy
tư về tương lai của Âu Châu là một phần trong giáo huấn của ngài và là những gì
được bày tỏ ở nhiều dịp, ngay cả bằng hiệu lực giáo huấn quan trọng, từ ban đầu
của giáo triều lâu dài của ngài cho tới khi giáo triều này kết thúc. Ở chương
thứ 6, tông huấn hậu thượng nghị giám mục “Giáo Hội tại Âu Châu”, ban hành ngày
28/6/2003, đã cho thấy một tổng hợp phong phú tư tưởng của ngài về Âu Châu.
Thứ bốn: Vào Tháng
12 năm 2004, khi ngài biết tôi được mời tới tham dự vào hội nghị này, chính ngài
đã phấn khích tôi – ở một trong những buổi triều kiến hằng tuần không bao giờ
tôi có thể quên được – hãy thắng vượt việc lưỡng lự của tôi để nói về một đề tài
khẩn trương như thế.
Bởi thế mà vào lúc
này đây tôi đang nghĩ đến ngài, với tất cả tấm lòng lúc nào cũng tràn ngập khâm
phục và tri ân. Dĩ nhiên những cảm tình này cũng giành cho cả quốc gia Balan nữa,
một đất nước đã cống hiến cho Giáo Hội cũng như cho nhân loại một tặng vật tuyệt
vời ấy, một tặng vật xuất phát từ những căn gốc nhân bản và Kitô giáo sâu xa
nhất và chân thực nhất.
3. ĐHY
Joseph Ratzinger đã được tuyển chọn kế vị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và
ngài đã chọn danh xưng Biển Đức XVI. Ngay cả nơi việc chọn lựa danh xưng này,
như ngài đã không ngần ngại giải thích, cũng có một qui chiếu rõ ràng về các giá
trị Kitô giáo của Âu Châu, những thứ giá trị có Quan Thày của mình là Thánh Biển
Đức (1). Ngài chú trọng tới vấn đề Âu Châu không phải là những gì mới đây. Việc
ngài phân tích về tình hình Âu Châu cũng như những viễn tượng của nó thì nhiều,
luôn hiện đại và đầy những suy đoán minh thức, như của một đại tư tưởng gia và
đại thần học gia (2). Tôi chắc chắn là, trong vị thế làm Giáo Hoàng của mình,
ngài sẽ trở lại với đề tài này vào những năm tới đây.
Việc chú trọng
được các Vị Giáo Hoàng giành cho Âu Châu ấy – ở đây, tôi cố ý chỉ đề cập tới Âu
Châu trong hạ bán thế kỷ 20 mà thôi – bao giờ cũng sống động, xây dựng và phấn
khởi. Chỉ cần đề cập tới nơi đây bài diễn từ cảm kích của Đức Giáo Hoàng Phaolô
VI ngỏ cùng Cuộc Hội Luận Chư Giám Mục Âu Châu ngày 18/10/1975; và trước đó, Đức
Giáo Hoàng Piô XII, ngay từ năm 1948, đã công khai tán thành ý nghĩ hình thành
một “Khối Hiệp Nhất Âu Châu”, một khối có Kitô giáo là yếu tố quan trọng cho căn
tính và mối hiệp nhất của nó.
4. Tất cả
những gì đã được đề cập tới cho đến đây cho thấy rằng Giáo Hội, và Giáo Hội ở
mức độ cao nhất của mình, đã nói về tương lai của Âu Châu và vẫn còn một cái gì
đó để nói về nó. Giờ đây tôi muốn trở về với đề tài đặc biệt giành cho tôi. Tôi
xin nói trước, những chia sẻ này của tôi không có mục đích mang tính cách suy
luận theo tín lý hay là những gì thực sự rất độc đáo, mà là, như tôi hy vọng,
những chia sẻ tích cực và có thể rõ ràng minh bạch.
(còn tiếp)
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 13/9/2005
ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở LHQ, hôm
Thứ Năm 22/9/2005, đã tham dự một hội nghị 3 ngày (chấm dứt vào Thứ Sáu) của LHQ
về việc làm sao để dễ dàng hiệu lực hóa Hiệp Định Cấm Thử Nguyên Tử. Sau đây là
nguyên văn bài diễn từ của vị đại diện Giáo Hội Công Giáo nhận định và khuyến
nghị.
Thưa Ông Chủ Tịch,
Trong Hội Nghị về Việc Dễ Dàng Hóa Vấn Đề Làm Hiệu Lực Bản Hiệp Định Cấm Thử
Nguyên Tử năm 2003 có 168 quốc gia đã ký và 104 quốc gia đã chấp thuận bản Hiệp
Định này. Hôm nay, khi hội nghị này tái diễn, chúng tôi ghi nhận rằng có 176
quốc gia ký kết và 125 quốc gia công nhận. Rõ ràng là bản Hiệp Định này càng
ngày càng gây ảnh hưởng. Việc gia tăng của CTBT cho thấy đại đa số các quốc gia
muốn tiến đến một thế giới không có các thứ vũ khí nguyên tử.
Mục đích của CTBT – đó là việc vĩnh viễn chấm dứt việc thử các thứ vũ khí nguyên
tử – cần phải trở thành mục đích của mọi quốc gia. Vì các thứ vũ khí nguyên tử
không thích hợp với hòa bình chúng ta đang tìm kiếm cho thế kỷ 21 này.
Tuy nhiên, trào lưu làm cho CTBT có hiệu lực bị cản trở bởi sự thiếu tính cách
đại đồng. Tòa Thánh xin góp tiếng nói vào việc kêu gọi những quốc gia cần phải
chấp thuận để cho Bản Hiệp Định được hiệu lực. Việc đạt được tính cách đại đồng
trong vấn đề chấm dứt sự phát triển các thứ vũ khí nguyên tử là những gì cho
thấy vai trò lãnh đạo can trường và cảm thức cao về trách nhiệm chính trị để
phát trriển nền văn hóa an bình, một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng
luật pháp và tôn trọng sự sống con người.
Năm tới là năm đánh dấu 10 năm bắt đầu khai mào cho vấn đề ký kết vào bản CTBT
này. Chính thời gian quá khứ là thời gian thể hiện việc hiệu lực hóa. Trong năm
2003, Hội Nghị này đã tái xác nhận tầm quan trọng của việc hiệu lực hóa ấy để
giúp cho việc tiến triển những nỗ lực về cơ cấu đối với vấn đề giải giới nguyên
tử cũng như vấn đề thôi leo thang nguyên tử. Tuy nhiên, việc liên lỉ bị bí tắc
đã làm ngăn trở sự tiến triển của cộng đồng thế giới.
Việc thất bại của Hội Nghị Kiểm Điểm Hiệp Định Thôi Leo Thang Nguyên Tử gần đây
cho thấy những yếu kém nơi chính sách thôi leo thang nguyên tử. Tất cả loài
người cảm thấy quan ngại là các thứ vũ khí nguyên tử đang trở thành một đặc tính
vĩnh viễn của một số chủ trương về quân sự.
Việc ngăn chặn nguyên tử, như là một thực tại liên tục sau cuộc Chiến Tranh Lạnh,
đang càng ngày càng lung lay bấp bênh, cho dù nó có thực sự nhân danh nền an
ninh chung. Thật vậy, nó đang đe dọa việc hiện hữu của các dân tộc ở một số phần
đất trên thế giới và nó có thể đi đến chỗ đang được dùng như một cái bình phong
thuận lợi cho việc gia tăng khả năng nguyên tử lực.
Chúng ta cần phải đáp ứng trước những mối nguy hiểm đang gia tăng này, bằng việc
thêm quyết tâm thiết lập một bộ luật quốc tế để duy trì một thế giới không có
các thứ vũ khí nguyên tử. Bản CTBT, một khi có hiệu lực, sẽ là một trụ cột cho
luật lệ quốc tế. Nó sẽ là một niềm phấn khởi cho những biện pháp sau đó, như
việc hủy hoại một cách có phương pháp tất cả những đầu đạn nguyên tử cùng với
những bộ phận bắn đi, những biện pháp củng cố rất nhiều cái cấu trúc cho một tân
chính sách an ninh của con người.
Công việc của CTBT đã cho thấy những kỹ thuật kiểm xét của nó, những kỹ thuật
được sáng chế ra để khám phá ra các chất nổ nguyên tử, có thể trở thành hứa hẹn
cho việc hỗ trợ những hệ thống báo động các cuộc biển động sóng thần. Nhân loại
sẽ có lợi rất nhiều nơi việc hoàn toàn hoạt động của những thứ kỹ thuật kiểm xét
đã được ấn định. Rất nhiều việc cần phải làm để thiết lập những điều kiện cho
một nền hòa bình bền vững trên thế giới này.
Cần phải có lòng can đảm và tầm nhìn để tiến bước. Mặc dù thế kỷ này mở màn bằng
một cuộc bùng nổ của nạn khủng bố toàn cầu, thì mối đe dọa này cũng không được
phép làm phai mờ những qui định của luật lệ quốc tế, một luật lệ được thiết lập
trên những nguyên tắc chính về tính cách giới hạn và cân đối. Việc sử dụng các
thứ vũ khí không được làm phát sinh ra những sự dữ và những lệch lạc đổ vỡ hơn
là sự dữ cần bị loại trừ.
Nhờ can đảm và nhãn quan, chúng ta có thể tập trung sức mạnh để đưa cộng đồng
quốc tế ra khỏi vũng lầy cậy dựa vào các thứ vũ khí nguyên tử để bảo vệ an ninh.
Bản CTBT là một phương tiện để thăng tiến nhân loại.
Cám ơn Ông Chủ Tịch.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 25/9/2005
Vấn:
Cha là một chuyên viên về Hồi giáo chẳng những biết được rất rõ về các văn
liệu mà còn biết được rất nhiều người nữa. Cha thấy những cơ hội quan trọng nhất
cho vấn đề đối thoại là ở chỗ nào và những điểm bất đồng trầm trọng nhất là ở
chỗ nào?
TOP