GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 27/10/2006

 TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN

 

?  "Tôi tin rằng việc cụ thể áp dụng bức thông điệp Laborem Exercens của ĐTC Gioan Phaolô II sẽ mang lại ích lợi thực sự cho tình hình hiện nay ở Đức quốc"

?  Giầu Lòng Thương Xót - Giáo Hội: Tuyên Xưng và Loan Truyền Tình Thương

?  Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam

 

 

 

? "Tôi tin rằng việc cụ thể áp dụng bức thông điệp Laborem Exercens của ĐTC Gioan Phaolô II sẽ mang lại ích lợi thực sự cho tình hình hiện nay ở Đức quốc"

 

Bài T T của ĐTC Biển Đức XVI hôm Th Năm 14 ti Phi Trường Quc Tế Franz Joseph Strauss, Munich

 

Thưa Ông Thống Đốc,

Các Tôn Vị Lãnh Đạo Chính Quyền Và Thẩm Quyền Nhân Dân

Quí Đức Hồng Y và Chư Huynh trong Hàng Giáo Phẩm

Quí Bà và Quí Ông!

 

Khi tôi từ giã Bavaria trở về Rôma, tôi muốn ngỏ cùng anh chị em hiện diện nơi đây, và qua anh chị em cùng tất cả mọi người công dân của đất nước tôi, lời tạ từ thân ái và hết lòng cám ơn anh chị em. Tôi hết sức cảm động trước nhiệt tình và lòng mộ mến của thành phần tín hữu sốt sắng qui tụ lại để nghe Lời Chúa và hợp nhau cầu nguyện, và là thành phần chào mừng tôi trên các đường phố và tại những quảng trường. Tôi đã có thể thấy được nhiều người ở Bavaria cho đến ngày nay vẫn còn nỗ lực hành trình hiệp thông với các vị Giám Mục của họ theo các đường lối của Thiên Chúa và chứng thực đức tin của họ trong thế giới bị tục hóa ngày nay, làm cho đức tin hiện diện trên thế giới này như một mãnh lực chi phối nó. Nhờ những nỗ lực liên lỉ của những người tổ chức, mọi sự đã diễn tiến một cách thứ tự và an lành, trong liên kết và hân hoan. Bởi vậy lời đầu tiên của tôi trong giây phút tạ từ này phải là lời tri ân cảm tạ ngỏ cùng tất cả những ai hợp tác để đạt được những thành quả ấy. Tôi chỉ có thể nói bằng tất cả tấm lòng rằng: “Xin Chúa tưởng thưởng cho anh chị em!”.

 

Tất nhiên trước tiên tôi hướng về ngài, Thưa Ông Thống Đốc, với niềm cảm tạ về các lời lẽ ông đã bày tỏ một chứng từ cao cả nhân danh đức tin của chúng ta như là một quyền lực chi phối đời sống cộng đồng của chúng ta. Xin hết lòng cám ơn về điều ấy! Tôi xin cám ơn các vị thẩm quyền dân sự và giáo hội khác có mặt nơi đây, nhất là những ai góp phần vào việc thành đạt của chuyến viếng thăm này, chuyến viếng thăm giúp tôi có thể gặp gỡ ở hết mọi nơi dân chúng ở miền đất này, những người đã cho tôi thấy được lòng cảm mến hoan hỉ của họ và là thành phần lòng tôi luôn cảm thấy quyến luyến. Đây là những ngày bận bịu, khi tôi có thể sống lại nhiều biến cố đã qua trong ký ức, những biến cố ghi dấu vềt cuộc đời của tôi. Ở mọi nơi tôi đều được đón tiếp với lòng quí mến và quan tâm, và tôi phải nói hơn nữa là, một sự đón tiếp thân tình nhất. Điều này đã làm tôi hết sức cảm xúc. Tôi có thể nghĩ được một phần nào những thách đố, những quan tâm và hoạt động liên quan tới việc tổ chức cho cuộc tôi viếng thăm Bavaria: nhiều người đóng một vai trò nào đó, cả những ai thuộc về Giáo Hội, những cơ quan Miền và Quốc Gia, và nhiều người tình nguyện hy sinh giờ giấc của mình. Tôi xin gửi đến tất cả anh chị em lời chân thành nguyện cầu “Xin Thiên Chúa thưởng công cho anh chị em!” và tôi hứa đặc biệt nhớ nguyện cầu cho anh chị em. 

 

Tôi Đức quốc, đến  Bavaria, để một lần nữa mang đến cho đồng bào của tôi những chân lý ngàn đời của Phúc Âm như là một chân lý và là một mãnh lực cho ngày nay, cũng như để củng cố thành phần tín hữu hãy trung thành với Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã làm người vì phần rỗi của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng nơi Chúa Kitô, nơi lời của Người, chúng ta tìm thấy con đường chẳng những dẫn đến hạnh phúc đời đời mà còn tới việc xây dựng một tương lai nhân loại ngay lúc này đây, trên quê hương của chúng ta đây. Được thúc đẩy bởi niềm xác tin này, Giáo Hội, được Thần Linh dẫn dắt, liên lỉ nhìn lên Lời Chúa để có thể đáp ứng với những thách đố mới của lịch sử. Giáo Hội tìm cách làm như thế một cách đặc biệt liên quan tới vấn đề xuất phát từ cái đưoơc gọi là “vấn đề lao nhân”, vấn đề đưoọc bắt đầu đ85c biệt từ hạ bán thế kỷ 19. Tôi đề cập điều này ở nơi đây là bởi vì hôm nay, ngày 14/9 là ngày đánh dấu 25 năm kỷ niệm ban hành Thông Điệp Laborem Exercens, trong đó vị đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi việc làm “là một chiều kích căn bản cho cuộc sống con người trên trái đất” (số 4), và nhấn mạnh rằng “cái căn bản chính yếu nơi giá trị của việc làm đó là chính con người” (số 6). Bởi thế theo ngài nhận định thì việc làm là “một cái gì đó tốt lành đối với con người”, vì cùng với nó, “con người chẳng những biến đổi thiên nhiên thụ tạo, thích ứng nó với các nhu cầu riêng của họ, mà còn đạt tới chỗ viên mãn như là một con người, và ở một nghĩa nào đó, trở nên người hơn” (số 9). Theo cái trực giác sâu xa này, vị Giáo Hoàng đã cống hiến nơi bức Thông Điệp của mình một số điều hướng dẫn vẫn còn hữu ích cho tới ngày nay. Bản văn này không thiếu mất tính cách giá trị ngôn sứ, và tôi muốn trao gửi nó cho nhân dân của quê hương tôi. Tôi tin rằng việc cụ thể áp dụng bức thông điệp này sẽ mang lại ích lợi thực sự cho tình hình hiện nay ở Đức quốc.

 

Vậy giờ đây, tôi lìa xa quê hương yêu dấu của tôi, tôi xin ký thác hiện tại và tương lai của Bavaria cũng như của Đức quốc cho việc chuyển cầu của tất cả mọi vị thánh đã sống ở lãnh thổ Đức quốc, trung thành phục vụ Chúa Kitô và cảm nghiệm thấy nơi đời sống của các vị sự thật được thể hiện nơi những lời nói đã trở thành như một điều chủ yếu trong các nơi khác nhau của chuyến tôi viếng thăm đây, đó là “những ai tin tưởng thì không bao giờ cảm thấy lẻ loi cô độc”. Cả điều này nữa cũng là cảm nghiệm của sáng tác viên bài quốc ca Bavaria. Nơi những lời lẻ của sáng tác viên này, nơi những lời của bản quốc ca chúng ta có, cũng là một lời nguyện cầu, tôi xin được lưu lại như lời nguyện cầu của tôi cho quê hương đất nước tôi, đó là “Thiên Chúa ở cùng ngươi, mảnh đất của nhân dân Bavaria, mảnh đất Đức quốc, mảnh đất quê hương tôi! Chớ gì bàn tay của Ngài ở trên các biên cương bờ cõi rộng lớn của ngươi! Chớ gì Ngài canh chứng miền quê cùng các phố thị của ngươi, và gìn giữ cho ngươi mầu sắc trắng xanh của bầu trời Ngài!”.

 

Tôi xin chân thành gửi đến tất cả mọi người lời “Vergelt’s Gott” và “Auf Wiedersehen”, nếu Chúa muốn.

Đaminh Maria Cao Tn Tĩnh, BVL, chuyn dch theo tín liu

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060914_farewell-munich_en.html

 

  

TOP

 

 

 ? Giầu Lòng Thương Xót - Giáo Hội: Tuyên Xưng và Loan Truyền Tình Thương

 

(Thông Điệp "Dives in Mesericordia" của ĐTC Gioan-Phaolô II ban hành Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, 30-11-1980, Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL trích dịch theo Saint Paul Editions, một số đoạn tiêu biểu) 

 

13.       Giáo Hội sống một sự sống đích thực khi Giáo Hội tuyên xưng và công bố tình thương, một phẩm tính diệu huyền nhất của Đấng Tạo Hoá và của Đấng Cứu Chuộc, và khi Giáo Hội mang người ta đến gần với những nguồn mạch tình thương của Đấng Cứu Thế, nguồn mạch mà Giáo Hội là người được ký thác và là chỗ chất chứa. Về phương diện này, quan trọng nhất là việc liên tục suy niệm Lời Thiên Chúa, và trên tất cả, là việc tham dự một cách ý thức và sâu xa vào Thánh Thể cũng như vào bí tích Thống Hối hay Hoà Giải. Thánh Thể mang chúng ta đến gần hơn bao giờ hết tình yêu mạnh hơn sự chết: "Vì hễ mỗi lần chúng ta ăn bánh này và uống chén này", chúng ta tuyên xưng chẳng những sự chết của Đấng Cứu Chuộc mà còn cả việc Người Sống Lại nữa, "cho tới khi Người đến" trong vinh quang (x. 1Cor. 11:26). Được cử hành để nhớ đến Người là Đấng, theo sứ vụ thiên sai của Người, đã tỏ Chúa Cha cho chúng ta, bằng những lời của Người và bằng thập giá của Người, nghi thức Thánh Thể đó cũng biểu chứng một tình yêu vô tận, tình yêu làm cho Người vì thế mới luôn luôn ước mong nên một với chúng ta và hiện diện giữa chúng ta, khi đến gặp gỡ mỗi một cõi lòng con người. Chính bí tích Thống Hối hay Hoà Giải sửa soạn đường nẻo cho mỗi một người, kể cả những ai trì trệ với những lầm lỗi nặng nề. Nơi bí tích này, mỗi người có thể cảm nghiệm thấy tình thương một cách chuyên biệt, tức là, một tình yêu còn mạnh hơn tội lỗi. Điều này đã được đề cập đến ở thông điệp Đấng Cứu Chuộc Con Người (Redemptor Hominis)' tuy nhiên, ở đây cũng thích hợp để trở lại đề tài trọng yếu này một lần nữa.

 

Thật vậy, vì tội lỗi hiện diện trong thế gian mà "Thiên Chúa đã yêu thương... đến ban Con Một của Ngài" (Gn. 3:16), để Thiên Chúa, Đấng "là tình yêu" (1Gn. 4:8), không  còn cách nào mạc khải chính mình ra hơn là bằng tình thương. Điều này tương hợp chẳng những với sự thật sâu thẳm nhất về tình yêu mà Thiên Chúa là, mà còn với cả sự thật nội tại về con người cũng như về thế giới là đất tạm dung của con người.

 

Như một sự trọn lành của Thiên Chúa vô cùng, tình thương cũng vô cùng nơi chính mình. Bởi thế, việc Người Cha sẵn lòng tiếp nhận những đứa con hoang đàng của mình trở về nhà với Ngài cũng vô cùng và vô tận. Việc sẵn lòng tha thứ và quyền năng tha thứ, liên tục chảy ra từ giá trị diệu vợi nơi  hy tế của Người Con thì vô cùng. Không có một tội lỗi nào của con người có thể vượt quá quyền năng này, kể cả việc có thể giới hạn nó lại cả. Về phần của con người, quyền năng này chỉ có thẻ bị giới hạn khi họ thiếu thiện chí, thiếu sẵn lòng ăn năn hối cải, tức là nhất định cứng lòng, chống lại ân sủng và chân lý, nhất là khi đối diện với chứng từ thập giá và phục sinh của Chúa Kitô.

 

Bởi thế, Giáo Hội tuyên xưng và công bố việc hối cải. Việc hối cải trở về với Thiên Chúa luôn luôn bao gồm việc nhận thức được tình thương của Ngài, đó là, khám phá ra rằng tình yêu thì nhẫn nại và nhân hậu (x.1Cor. 13:4) mà chỉ có Đấng là Hoá Công cũng là Thân Phụ mới có' tình yêu mà Đấng là "Thiên Chúa và Thân Phụ của Đức Giêsu Kitô" (2Cor. 1:3) trung thành cho đến những thành quả tối hậu nơi lịch sử giao ước của Ngài với loài người: kể cả thập giá, tử nạn và phục sinh của Người Con. Hối cải trở về với Thiên Chúa luôn luôn là hoa trái của việc tái nhận thức lại Người Cha này, Đấng giầu tình thương.

 

Kiến thức đích thực về một vị Thiên Chúa của tình thương, một vị Thiên Chúa của tình yêu êm ái dịu dàng, là một mạch nguồn liên lỉ vô tận cho việc hối cải, một việc hối cải chẳng những là tác động nội tâm nhất thời mà còn là một thái độ thường xuyên, một trạng thái của tâm trí nữa. Những ai nhận biết Thiên Chúa như vậy, những ai 'thấy' Ngài như thế, chỉ có thể sống trong một trạng thái liên tục hối cải trở về với Ngài. Bởi vậy, họ sống trong trạng thái hối cải (in status conversionis)' và chính trạng thái hối cải này nói lên yếu tố sâu xa nhất về cuộc lữ hành của mọi người nam nữ sống trên trên trần gian (in statu viatoris). Hiển nhiên là Giáo Hội tuyên xưng tình thương của Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Kitô tử giá và phục sinh, chẳng những bằng lời nói qua việc rao giảng của Giáo Hội, mà còn, trên hết, bởi nhịp sống sâu xa nhất của toàn thể Dân Thiên Chúa. Nhờ chừng từ của cuộc sống này, Giáo Hội hoàn tất sứ vụ xứng hợp với Dân Thiên Chúa, một sứ vụ tham dự vào theo ý nghiã là tiếp nối sứ vụ thiên sai của chính Chúa Kitô.

 

Giáo Hội hiện đại ý thức tường tận rằng, chỉ lấy tình thương của Thiên Chúa làm nền tảng Giáo Hội mới có thể thực hiện những công việc được khởi xướng từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhất là công việc đại kết nhằm hiệp nhất tất cả mọi người cùng tuyên nhận một Chúa Kitô. Khi thực hiện nhiều cố gắng theo chiều hướng này, Giáo Hội khiêm tốn tuyên xưng là, chỉ có tình yêu mạnh hơn yếu đuối của những chia rẽ loài người mới có thể dứt khoát mang lại sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã xin với Chúa Cha, cũng là sự hiệp nhất mà Thần Linh không ngừng van xin cho chúng ta "bằng những lời than khôn tả" (Rm. 8:26).           

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8) 

 

 

TOP

 

 

?  Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam

 

Viết nhân Cuộc Ra Mắt Ngày Thứ Sáu 27/10/2006 tại Giáo Phận Orange California

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

V

ào đầu tháng 10/2006, tôi nhận được một thiệp mời của Truyền Thông Công Giáo Việt Nam. Sau khi cả hai vợ chồng đọc đi đọc lại, cuối cùng cả hai chúng tôi đều quyết định là không đi. Vì cảm thấy có cái gì đó làm sao ấy trong vấn đề tổ chức liên quan tới nội dung và mục đích của nó.

 

Thế rồi, sau đó mấy hôm, tôi nhận được điện thoại của linh mục Việt Châu, chủ nhiệm nguyệt san Dân Chúa (Mỹ Châu), kêu gọi tôi đi tham dự biến cố này, với tư cách là thành phần thuộc nhóm Dân Chúa. Tôi đã nhận lời đi với linh mục Việt Châu, để có thể lợi dụng chia sẻ những cảm nhận và đề nghị của mình vào việc chung. Bởi thế, tôi đã gửi email cho 2 vị linh mục có tên trong thiệp mời, một ở bên Taiwan là linh mục Trương Văn Phúc đặc trách Mạng Lưới Truyền Giáo Đài Loan, và một ở bên Đức là linh mục Bùi Thượng Lưu là chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa (Âu Châu), để xin chia sẻ lời Chúa cho chương trình phát thanh Tin Mừng Sự Sống của tôi nhân dịp các ngài sang tham dự biến cố ấy. Sau đó, tôi đã nhận được email hồi âm của vị ở bên Đức cho biết rằng ngài không sang được. Còn vị ở Taiwan chẳng thấy hồi âm gì.

 

Và tôi cũng biết rằng trong cộng đoàn tôi đang ở, nơi linh mục Trần Công Nghị làm quản nhiệm từ năm 2000 và là vị sáng lập Mạng Lưới Vietcatholic từ năm 1996, nhiều giáo dân không thuộc nhóm truyền thông nào cũng được mời tham dự, trong đó có bà xã của tôi là người đặc trách ban giáo lý của cộng đoàn. Đó là lý do đến giữa tháng 10, gia đình tôi lại nhận được một thiệp mời khác, giống y như thiệp trước. Tôi nghe được cả thông báo trên truyền thanh mời mọi người đến tham dự Thánh Lễ và tiệc mừng vào chiều tối chính ngày Thứ Sáu 27/10. Theo linh mục Việt Châu cho tôi biết thì riêng nhóm có tên được liệt kê trong Thiệp Mời, chẳng hạn có Đức Ông Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc Đài Chân Lý Á Châu, LM Nguyễn Ngọc Sơn, Thư Ký Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Ông Phạm Xuân Thắng, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ, chưa kể đến Đức Cha Mai Thanh Lương và hai Đức Cha khác ở Việt Nam là Đức Cha Thống và Đức Cha Đệ, sẽ gặp nhau từ chiều Thứ Năm và cả ngày Thứ Sáu.

 

Biết được chắc chắn một số vị đặc biệt sẽ hiện diện trong cuộc gặp gỡ trên, tôi đã dọn sẵn mấy câu phỏng vấn cho chương trình phát thanh Tin Mừng Sự Sống, như với Đức Ông Tài về hoạt động của Đài Chân Lý Á Châu, với LM Nguyễn Ngọc Sơn về Đại Hội 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và với Đức Ông Phạm Xuân Thắng về biến cố Khánh Thành Đền Thờ Đức Mẹ Lavang ở Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Washington tuần vừa rồi. Rất tiếc, cho tới giây phút này, 6 giờ sáng Thứ Sáu, 27/10/2006, tôi vẫn chưa liên lạc được với Cha Việt Châu, vị linh mục nói tôi đi tham dự với phái đoàn Dân Chúa 3 người. Chiều hôm qua, từ 5 giờ chiều tới 6 giờ, tôi đã gọi điện thoại lưu động của ngài 5 lần và liên lạc với một số người liên hệ với ngài thì được biết ngài bị trục trặc máy bay gì đó. Vào lúc 6 giờ chiều, tôi đã gọi vị gửi thiệp mời đến tôi, vị bấy giờ đang nhóm họp, đã cho biết Cha Việt Châu cũng chưa tới. Bởi đó, tôi không thể tự động đến họp mà không có ngài một cách danh chính ngôn thuận. Không biết trong ngày hôm nay chúng tôi có thể liên lạc được với nhau hay chăng. Tuy nhiên, giờ đây, như dự tính từ ban đầu, tôi xin chia sẻ những cảm nghĩ của tôi như thế này. Nếu có tin tức gì thêm về biến cố này sau khi tham dự với phái đoàn Dân Chúa, tôi sẽ tiếp tục tường trình sau.

 

Phương tiện truyền thông nói chung bao gồm 4 lãnh vực, truyền thanh, truyền hình, truyền liệu (internet, website) và báo chí. Mà nói tới chữ “mạng lưới” là nói đến hay làm cho người ta liên tưởng tới ngay cách riêng phương tiện mạng lưới điện toán toàn cầu internet. Trong khi đó, theo thư mời, ngoài chính lãnh vực điện toán toàn cầu (tiêu biểu nhất là Vietcatholic Network, Mạng Lưới Truyền Giáo tại Đài Loan và Mạng Lưới Dũng Lạc, trong số cả ít lá 150 mạng lưới điện toán khác, trong đó có hai mạng được bắt đầu từ năm 2000, có thể nói được thịnh hành nhất, vừa thu hút về phương diện cả kỹ thuật và nghệ thuật vừa tương đối được nhiều lần viếng thăm nhất, một cho giới trí thức là mạng lưới điện toán toàn cầu là simonhoadalat.com của nhóm Thân Hữu tiểu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt cho Giáo Phận Đà Lạt, và một cho giới bình dân của Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ là dongcong.net), lại bao gồm cả các lãnh vực truyền thông khác, như báo chí (tiêu biểu là 3 tờ nguyệt san Dân Chúa, trong số cả gần chục tờ khác, như Trái Tim Đức Mẹ và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp v.v.), truyền thanh (tiêu biểu là Đài Chân Lý Á Châu, trong cả gần chục chương trình phát thanh khác về Công Giáo, như Sống Đức Tin của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Việt Catholic Radio, Giờ Hồng Ân, Giờ Của Mẹ, Chân Thiện Mỹ, Tin Mừng Sự Sống v.v.), và truyền hình (tiêu biểu là Vietnamese Abroad Television, không phải chuyên về Công Giáo). Vậy, ý nghĩa của chữ “Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam” đây bao gồm những lãnh vực nào?

 

Nếu chỉ bao gồm phương tiện truyền liệu internet mà thôi, thì các mạng lưới internet được liệt kê trong thư mời và các mạng lưới internet nào muốn tham gia đều phải hy sinh hiến mạng sống mình cho Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam, tức cần phải dẹp bỏ đi, không còn tên tuổi gì nữa, bằng không, Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam chỉ có tiếng mà không có miếng, vì cần phải lệ thuộc vào các mạng lưới truyền thông phần tử, như hiện tượng của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc hiện nay. Vậy, cơ cấu của Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo đây được tổ chức như thế nào? Nếu bao gồm cả 4 lãnh vực truyền thông, thì xin đề nghị đổi tên thành “Cơ Sở Truyền Thông Công Giáo Viết Nam”.

 

Nếu chỉ bao gồm phương tiện truyền liệu là internet mà thôi, còn 3 lãnh vực truyền thông khác chỉ là phụ thuộc hay phụ họa vậy thôi, hoàn toàn lệ thuộc vào mạng lưới internet này, thì ai là người sẽ chịu trách nhiệm về việc phổ biến các bài vở trên website chính thức được gọi là Truyền Thông Công Giáo Việt Nam này, để khỏi xẩy ra tình trạng, như đã từng xẩy ra trên mạng lưới Vietcatholic ngày 14/5/2004, liên quan đến một bản tin được mạng lưới Công Giáo lớn nhất Việt Nam này phổ biến có thể nguy hại đến Giáo Hội Công Giáo, làm cho thoidiemmaria đã phải lên tiếng và gửi điện thư đến một số cơ sở vẫn lấy tin tức từ mạng điện toán Vietcatholic như sau:

 

From: Tinh Cao

To: CMC Chau Hy

Cc: Bao Hiep Nhat ; Bao DMHCG ; Bao Dan Than ; Bao Dan Chua My Chau ; Bao Dan Chua Au Chau

Sent: Friday, May 14, 2004 8:29 AM

Suoàect: URGENT WARNING

 

Kính Thày Châu Hy, dongcong.net's webmaster:

 

Hôm nay Thứ Sáu, 14/5/2004, thày cho phổ biến hai bản tin giống nhau, một do bên www.thoidiemmaria.net và một do tác giả Nguyễn Long Thao bên Vietcatholic. Bên thoidiemmaria dịch nguyên văn cả những lời Đức Hồng Y Laghi nói, còn bên vietcatholic chỉ lấy ý mà thôi. Tuy nhiên, bản tin của người tên Nguyễn Long Thao lại làm méo mó ý của ngài, một điều liên quan đến cả tinh thần bác ái của Giáo Hội Công Giáo, với những lời nói rất nguy hại làm cho Giáo Hội Công Giáo trở thành đế quốc, hết sức tác hại đến vấn đề đối thoại liên tôn và mục vụ ngoại giao quốc tế. Nếu đọc kỹ những lời ĐHY Laghi nói theo bản dịch của thoidiemmaria thày sẽ thấy nhan đề của bản tin này có đúng như vậy chăng (xin so sánh cả những lời nguyên văn từ Zenit được tác giả Nguyễn Long Thao sử dụng để dịch). Đức Hồng Y Pio Laghi tuyên bố: ĐGH sẽ trách móc TT. Bush về Iraq "John Paul II will ask U.S. President George Bush to stop basing his policies in Iraq and the Holy Land on recourse to force, when they meet June 4, a cardinal says".

 

Xin có một chút nhận định như thế và đề nghị nên sửa lại ngay vấn đề này.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh.

 

Kết quả là dongcong.net đã hạ ngay bản tin này xuống, còn bên vietcatholic cứ để nguyên như vậy. Sở dĩ tôi cần phải trích lại nguyên văn những gì tôi đã làm trước đây, là vì, trong Thiệp Mời của Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo, (ở cuối đoạn đầu trang 4), tôi đọc thấy một trong những mục đích của công cuộc phối hợp này là vì “hơn thế một số đông giáo dân và người sử dụng internet ngày nay không phân biệt được giữa ‘thực’ và ‘giả’, giữa ‘hiện thực’ và ‘ảo’ vì có quá nhiều trang Web ‘mang danh Công Giáo’ nhưng đôi khi có một số bài viết được trình bày theo ‘cảm quan’, theo ‘suy nghĩ riêng tư’, không phù hợp với Giáo Lý và Tín Lý của Giáo Hội, dễ làm cho giáo dân hoang mang”.

 

Nếu Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam bao gồm cả 4 lãnh vực truyền thông, thì làm sao để có thể thống nhất đây, một đàng không triệt tiêu những cơ sở truyền thông của Công Giáo hay về Công Giáo hiện nay, theo chủ trương và đường hướng riêng của mình, trái lại, còn tiến đến chỗ thống nhất mục tiêu và đoàn kết, hầu tránh khỏi xẩy ra tình trạng 17 năm trước đây, tất cả các tờ nguyệt san lớn của Người Việt Công Giáo Hải Ngoại là Dân Chúa Mỹ Châu, Trái Tim Đức Mẹ, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Đồng Tâm, đã lợi dụng Đại Hội Công Giáo kỳ 3 ở Orange County năm 1989 họp nhau tại cơ sở truyền thông Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Long Beach, bàn soạn vấn đề thống nhất và hợp tác chung, cuối cùng vẫn chẳng có gì được áp dụng và thi hành cho tới nay, trong khi đó, lần này Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam còn bao gồm cả 4 lãnh vực truyền thông, với biết bao nhiêu là tác nhân khác nhau nữa, không biết sẽ ra sao?

 

Trong các phương tiện truyền thông, chậm nhất là báo chí, dù là nhật báo, nếu có một tin tức gì nóng bỏng. Thế nhưng, về phương diện văn học, thì báo chí mới là tiếng nói chính thức, và là nguồn liệu có tính cách lịch sử vững chắc hơn là những tài liệu trên internet có thể bị mất đi hay điều chỉnh bất cứ lúc nào. Thông tin nhanh nhất phải nói là internet, nếu truyền thanh và truyền hình không thực hiện 24 trên 24. Thế nhưng, trong 3 phương tiện truyền thông nhanh nhất này, xét về phương diện phổ thông trong quần chúng, thì internet thua truyền hình và truyền thanh. Thế nhưng, thực tế cho thấy, Giáo Hội Công Giáo nói chung và cơ sở truyền thông Công Giáo Việt Nam nói riêng không thể nào kiêm nổi việc truyền thanh hay truyền hình 24 trên 24. Bởi vậy, để có thể cấp tốc ngăn chặn tình trạng giáo dân nói chung dễ bị đánh lạc hướng bởi truyền thông vốn chống Giáo Hội Công Giáo, xin đề nghị Cơ Sở Truyền Thông Công Giáo Việt Nam lợi dụng mục thông báo cộng đồng của các chương trình truyền thanh hiện nay để thông báo một số tin cần phổ biến vừa xẩy ra, như biến cố Đức Giáo Hoàng bị thế giới Hồi Giáo bấn loạn chống đối.

 

Để có thể chẳng những không triệt tiêu các mạng điện toàn toàn cầu hiện tại của Công Giáo, mà còn giúp cho họ có một hướng đi mới, hướng đi của Giáo Hội Hiện Thế trong việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa, như được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề cập tới trong chuyến tông du Bavaria Đức quốc 6 ngày của ngài giữa tháng 9/2006 vừa rồi, chưa kể nhờ đó có thể phổ biến các tài liệu giá trị đến cả các websites ngoại quốc nữa. Đó là thực hiện một website có tính cách đối thoại liên tôn và liên văn hóa, mang danh xưng www.vanhoasusong.org chủ trương loan truyền văn minh yêu thương cho một xã hội đang sống trong nền văn hóa sự chết ngày nay.

 

Nội dung của mạng điện toán toàn cầu Văn Hóa Sự Sống này bao gồm những phần của các tôn giáo, cũng như của các thứ văn hóa liên quan đến phương diện y khoa, luật pháp và chính trị là những lãnh vực thường đụng chạm tới vấn đề sự sống ngày nay. Trong phần Giáo Hội Công Giáo, mạng lưới này có thể lấy lại các bài có giá trị để phổ biến từ các websites Công Giáo hiện tại. Ban biên tập chủ yếu là một số chuyên gia về luật pháp và y khoa cùng chính trị có tinh thần truyền thống Công Giáo, thành phần liên tục viết hay phụ trách mục riêng của họ. Các tôn giáo khác cũng có các website của họ, có thể liên hợp để phổ biến bài của họ, và kêu gọi viết bài chủ đề hay về các biến cố sôi bỏng trên thế giới đột ngột xẩy ra. Website mới này cũng có cả phần version ngoại ngữ riêng nữa, ít là 4 thứ tiếng thông dụng nhất hiện nay ở Âu Châu, là Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, được chuyển dịch từ các bài viết có giá trị được chọn lọc có lợi cho Giáo Hội Việt Nam, rồi gửi đi hay link với các mạng điện toán như Zenit hay của Hội Đồng Giám Mục các nước được dịch sang ngôn ngữ của các vị.

 

Trên đây là ước vọng của người viết bài này, nhất là từ ngày Đức Gioan Phaolô II nằm xuống, 2/4/2005, nhưng vì bận bịu nhiều hoạt động tông đồ khác nhau, chưa thể làm được, tiện đây xin đệ đạt và hết sức ước hợp tác với Mạng Lưới Truyền Thông Công Giáo Việt Nam để làm một cái gì đó chẳng những cho Giáo Hội và còn cho cả thế giới nữa, theo tinh thần của Sắc Lệnh “Cho Muôn Dân - Ad Gentes” và đường hướng của Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng – Gaudium et Spes” của Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng như theo gương của vị Giáo Hoàng triết gia nhân bản Gioan Phaolô II và vị đương kim Giáo Hoàng thần học gia hiệp thông Biển Đức XVI.

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ